Giáo án Tập đọc tuần 7 - Trần Thị Thu Hà

Giáo án Tập đọc tuần 7 - Trần Thị Thu Hà

Lớp: 2 Tên bài dạy:

Tiết: 25 Tuần: 7 NGƯỜI THẦY CŨ

(tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu :

 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: xuất hiện, lễ phép.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( chú Khánh, thầy giáo).

 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : lễ phép

- Hiểu nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện: Bố của Dũng về lại ngôi trường ngày xưa ( nay là trường mà con trai mình đang học) để gặp lại thầy giáo cũ.

II. Đồ dùng dạy - học :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 7 - Trần Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc 
Thứ hai ngày tháng. năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 25 Tuần: 7
Người thầy cũ
(tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: xuất hiện, lễ phép. 
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( chú Khánh, thầy giáo).
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : lễ phép
Hiểu nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện: Bố của Dũng về lại ngôi trường ngày xưa ( nay là trường mà con trai mình đang học) để gặp lại thầy giáo cũ.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
18'
6’
3'
1’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Mua kính
Cậu bé không biết chữ, muốn mua kính để đọc được sách.
Bác bán hàng phì cười vì cậu bé ngốc nghếch quá.
Câu chuyện khuyên ta muốn biết đọc, biết viết.. thì phải học
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nhân dân ta có câu: Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Những bài tập đọc trong chủ đề Thầy cô sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tấm lòng của các thầy cô giáo đối với hs.Truyện đọc mở đầu cho chủ điểm là: Người thầy cũ sẽ kể về một chú bộ đội , chú đến trường thăm lại thầy giáo cũ, thầy giáo ấy bây giờ đang là thầy giáo dạy con mình. Chúng ta cùng đọc chuyện để biết bạn nhỏ nghĩ gì khi nhìn thấy bố của mình đến thăm thầy giáo cũ.
2. Luyện đọc: 
2.1: GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài, đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
Lời dẫn chuyện: Giọng thong thả, nhẹ nhàng.
Lời thầy giáo: vui vẻ, trìu mến
Lời chú Khánh: lễ phép, cảm động
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1, 2, kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: xuất hiện, hình phạt, lễ phép. 
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Lễ phép: có thái độ, lời nói, cử chỉ kính trọng người trên.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: 
 Nhưng// hình như hôm ấy / thầy có phạt em đâu! //
 Lúc ấy, thầy bảo:// “ Trước khi làm việc gì, / cần phải nghĩ chứ ! / Thôi, / em về đi, / thầy không phạt em đâu.”// 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
e. Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 1, 2
Câu 1: Bố Dũng đến trường để gặp lại thầy giáo cũ. Bố Dũng đến trường vì có thể bố Dũng mới được nghỉ phép, có thể vì bố Dũng vừa đi công tác xa về muốn ghé qua hỏi thăm thầy giáo cũ.
Câu 2: Bố Dũng vội vàng bỏ mũ đội trên đầu, lễ phép chào thầy.
Câu 3: Bố Dũng nhớ rõ nhất có lần trèo cửa sổ lớp học, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt. 
4. Luyện đọc lại
5. Củng cố - Dặn dò:
 Rèn đọc đúng ngữ điệu. Về nhà đọc toàn bài 3 lần. Tập trả lời các câu hỏi cuối bài tìm hiểu nội dung đoạn còn lại.
*PP kiểm tra đánh giá.
4 HS đọc cả bài. Và lần lượt trả lời câu hỏi : Cậu bé mua kính để làm gì? Tại sao bác bán hàng lại phì cười? Câu chuyện khuyên ta điều gì?
HS trả lời.
Gv nhận xét, cho điểm
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
GV treo tranh minh hoạ, hỏi:Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
HS trả lời: Tranh vẽ một thầy giáo, một chú bộ đội và một bạn nhỏ đang nói chuyện
HS mở sách giáo khoa. 
GV cất tranh minh hoạ, ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu toàn bài
HS đọc nối tiếp từng câu trong đoạn 1, 2 một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
 GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài. 
GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích theo phần chú giải ở cuối bài.
GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
HS đọc cá nhân. HS khác nhận xét.
GV chốt lại cách đọc cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm sau đó quay lại.
GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét. 2 Hs thi đọc cả 2 đoạn.
GV hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu 1: Bố Dũng đến trường để làm gì?
Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời.
 GV hỏi thêm: Em thử đoán xem vì sao bố Dũng đến tìm gặp thầy ngay ở trường?
1 HS đọc câu hỏi 2: Khi gặp thày giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng thày như thế nào?
Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời. 
1 HS đọc câu 3: Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì về thầy?
Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời. Hs khác nghe và bổ sung.
- Cãc nhóm thi đua đọc lại diễn cảm đoạn 1, 2 trong nhóm.
Gv dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ba ngày tháng. năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 26 Tuần: 7
Người thầy cũ
(tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: xúc động, hình phạt, mắc lỗi. 
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( chú Khánh, thầy giáo).
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : xúc động, hình phạt, mắc lỗi. 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình thầy trò thật đẹp đẽ.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
8’
4’
2'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc đoạn 1, 2 bài: Người thầy cũ
Bố Dũng đến trường để gặp lại thầy giáo cũ. Bố Dũng nhớ rõ nhất có lần trèo cửa sổ lớp học, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta lại tiếp tục luyện đọc và tìm hiểu phần còn lại của câu chuyện: Người thầy cũ
2. Luyện đọc
2.1: Gv đọc mẫu 
Cách đọc như tiết 1
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3 kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: xúc động, hình phạt
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Xúc động: có cảm xúc mạnh.
Hình phạt: hình thức phạt người có lỗi
* Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: 
 Em nghĩ: // Bố cũng có lần mắc lỗi, / thầy không phạt, / nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d.Thi đọc giữa các nhóm: 
e. Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3
Câu 4: Bố cũng có lần mắc lỗi, thày không phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao gìơ mắc lại.
* Nội dung câu chuyện: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình thầy trò thật đẹp đẽ.
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc diễn cảm toàn bài, chú ý ngữ điệu đọc, thay đổi giọng của nhân vật và giọng dẫn chuyện cho bài đọc thêm sinh động.
5. Củng cố - Dặn dò: 
Luyện đọc và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
Bài sau: Thời khoá biểu 
*PP kiểm tra đánh giá.
2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong bài:Người thày cũ. 3 HS đọc cả đoạn 1 và 2.
Hỏi: Bố Dũng đến trường để làm gì? Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì về thầy?
Gv nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
GV nêu yêu cầu tiết học.
HS mở sách giáo khoa. 
GV ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu
HS đọc nối tiếp từng câu đoạn 3 một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
 GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài. 
GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích theo phần chú giải ở cuối bài.
GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
HS đọc cá nhân
HS khác nhận xét.
2 hs thi đọc đoạn 3.
2 nhóm đọc đồng thanh đoạn 3.
Cả lớp đọc đồng thanh.
GV hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu 4: Dũng nghĩ gì khi bố Dũng đã về?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời. 
GV hỏi thêm: Câu chuyện này ca ngợi điều gì?
Gv gợi ý cho Hs tự do nêu ý kiến của mình.
Các nhóm luyện đọc phân vai.
Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
Gv dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ngày tháng năm 2004 
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 27 Tuần: 7
Thời khoá biểu
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi sau từng cột, nghỉ hơi sau từng dòng. 
Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Nắm được số tiết chính ( ô màu hồng), số tiết học bổ sung (ô màu xanh), số tiết học tự chọn (ô màu vàng)
Hiểu được tác dụng của TKB đối với hs: giúp theo dõi các tiết học từng buổi, từng ngày, chuẩn bị bài, chuẩn bị sách vở cho buổi học tới
II. Đồ dùng dạy - học : 
Bảng phụ viết sẵn một đoạn trong bài để luyện đọc.
TKB của lớp để minh hoạ và đọc thêm.
III. Hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
20'
8’
1'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Mục lục sách
Mục lục sách cho ta biết trong sách có những bài, truyện gì, ở trang nào, của tác giả nào.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Đây là thời khoá biểu. Thời khoá biểu giúp ta theo dõi các tiết học từng buổi, từng ngày, chuẩn bị bài, chuẩn bị sách vở cho buổi học tớiHôm nay chúng ta sẽ luyện đọc bài: Thời khoá biểu.
2. Luyện đọc
2.1: Gv đọc mẫu 
- Ngắt hơi sau từng cột, nghỉ hơi sau từng dòng, đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
Cách 1: Đọc theo từng ngày
(thứ- buổi- tiết)
Thứ hai //
Buổi sáng // tiết 1 / Tiếng Việt; / tiết 2 / Toán; // Hoạt động vui chơi 25 phút; // tiết 3 / Thể dục; // tiết 4 / Tiếng Việt//
Buổi chiều // tiết 1 / Nghệ thuật;// tiết 2 / Tiếng Việt; // tiết 3 / Tin học//
Cách 2: Đọc theo từng buổi
(buổi- thứ -tiết)
Buổi sáng //
Thứ hai, // tiết1 / Tiếng Việt;// tiết 2 / Toán;// Hoạt động vui chơi 25 phút; // tiết 3 / Thể dục; // tiết 4 / Tiếng Việt//
Thứ ba, // tiết1 / Tiếng Việt;// tiết 2 / Toán;// Hoạt động vui chơi 25 phút; // tiết 3 / Tiếng Việt; // tiết 4 / Đạo đức//
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc 
a. Luyện đọc theo trình tự: Thứ-buổi-
 tiết
b. Luyện đọc theo trình tự: buổi-thứ-tiết
c. Thi tìm môn học
Thứ hai: Buổi sáng -tiết 3 Thể dục 
Thứ tư: Buổi chiều- tiết1 Nghệ thuật
Buổi sáng: thứ sáu- tiết 2 Toán
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 3: 23 tiết học chính (10 Tiếng Việt, 5 Toán, 1 Đạo đức, 1 TNXH, 3 Nghệ thuật, 1 Thể dục, 1 Hoạt động tập thể)
9 tiết học bổ sung ( 2 Tiếng Việt, 2 Toán, 3 Nghệ thuật, 1 Thể dục, 1 Hoạt động tập thể)
 3 tiết học tự chọn (1 Tin học, 2 Ngoại ngữ).
Câu 4: Em cần TKB để biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng cho đúng
4. Củng cố - Dặn dò: 
Luyện đọc và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
Bài sau: Cô giáo lớp em
*PP kiểm tra đánh giá.
4 HS đọc bài: Mục lục sách
Hỏi: Mục lục sách có tác dụng gì?
Gv nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
Gv giới thiệu Thời khoá biểu của lớp..
GV nêu yêu cầu tiết học.
HS mở sách giáo khoa. 
GV ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu kết hợp chỉ lên thời khoá biểu. 
Hs chú ý theo dõi.
 Hs đọc yêu cầu câu 1
1 Hs đọc to TKB ngày thứ hai theo mẫu trong SGK: Thứ hai:
Buổi sáng: tiết 1- Tiếng Việt, tiết 2 – Toán.
Buổi chiều: Tiết 1- Nghệ thuật,
 Nhiều Hs đọc lần lượt các ngày còn lại.
Hs khác nhận xét.
Hs luyện đọc theo nhóm.
Các nhóm thi đọc.
1 Hs đọc yêu cầu câu 2. Từng bước tiến hành như ở câu 1.
1Hs nêu thứ..buổi..tiết..chỉ 1 hs bất kỳ nào đó phải nêu nhanh nội dung của TKB.
 Gv hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu hỏi 3: Đọc và ghi lại số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn?
Cả lớp đọc thầm, đếm số tiết chính ( ô màu hồng), số tiết học bổ sung (ô màu xanh), số tiết học tự chọn (ô màu vàng) rồi trả lời. 
1 HS đọc câu hỏi 4: Em cần TKB để làm gì?
HS trả lời, các bạn khác bổ sung.
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ngày tháng năm 2004 
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 28 Tuần: 7
Cô giáo lớp em
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ có vần khó: ghé, ngắm, mỉm, thoảng. Nhấn giọng các từ thể hiện tình cảm yêu quý cô giáo: thật tươi, thoảng, thơm tho, ngắm mãi.
Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, giữa các dòng thơ, giữa các cụm từ.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : ghé, ngắm
Hiểu ý nghĩa toàn bài: Tình cảm yêu quý cô giáo của bạn học sinh
 3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Bảng phụ viết sẵn một số nội dung tự thuật theo câu hỏi 3 và 4.
Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
8’
4’
2'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Thời khoá biểu
- Em cần TKB để biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng cho đúng
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Truyện đọc đầu tiên của chủ điểm đã cho các em thấy tình cảm của người học trò cũ đối với thầy giáo của mình, còn bài thơ: Cô giáo lớp em hôm nay lại cho chúng ta thấy rõ hơn tình cảm của một bạn học sinh nhỏ đối với cô giáo.
2. Luyện đọc
2.1: Gv đọc mẫu 
- Giọng đọc chậm rãi, tình cảm, trìu mến. 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: thoảng, ngé, mỉm
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Ghé( ghé mắt): nhìn, ngó
Ngắm: nhìn kĩ, nhìn mãi vì yêu thích.
Mỉm cười: cười vui, miệng hơi mở hoặc giãn ra nhưng cười không thành tiếng.
Thoảng: lướt qua nhẹ nhàng, lúc cảm thấy lúc không.
* Hướng dẫn cách đọc:
 Sáng nào em đến lớp //
 Cũng thấy cô đến rồi.//
 Đáp lời /” Chào cô ạ!” //
 Cô mỉm cười thật tươi.//
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
e, Đọc đồng thanh cả bài 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Cô giáo đến lớp sớm, đón học sinh bằng tình cảm yêu thương./ Cô rất chịu khó, yêu thương học sinh./ Cô rất chăm chỉ và luôn tươi cười vời học sinh.
Câu 2: Gió đưa thoảng hương nhài, nắng vàng ghé mắt vào cửa lớp để ngắm nhìn các bạn học sinh đang học bài.
Câu 3: Lời cô giáo giảng làm ấm trang vở thơm tho, yêu thương cô giáo, bạn học sinh ngắm mãi những điểm mười cô cho. 
 Từ ấm trong câu: ấm trang vở thơm tho. Cho các em biết lời giảng của cô giáo rất dịu dàng, ấm áp, nhẹ nhàng và lôi cuốn.
 Khổ thơ 3 nói về tình cảm của bạn học sinh là: Bạn học sinh rất yêu quý cô giáo, bạn nhận thấy cái gì ở cô giáo cũng đẹp, như: lời giảng của cô thật ấm áp, điểm mười của cô cho cũng chứa đựng bao nhiêu tình cảm khiến bạn ngắm nhìn mãi.
Câu 4: Tiếng có vần giống nhau: nhài-bài; tho-cho
4. Học thuộc lòng bài thơ
5. Củng cố - Dặn dò: 
Luyện đọc thuộc lòng và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
Bài sau: Người mẹ hiền
*PP kiểm tra đánh giá.
- 2 – 3 HS đọc bài theo 2 cách: từng ngày
(thứ- buổi- tiết) và đọc theo từng buổi
(buổi- thứ -tiết). Và trả lời câu hỏi 4
Hỏi: Em cần TKB để làm gì?
HS trả lời.
Gv nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
Gv giới thiệu tranh minh hoạ trong SGK, quyển lịch.
GV nêu yêu cầu tiết học.
HS mở sách giáo khoa. 
GV ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu
HS đọc nối tiếp từng dòng một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
 GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ trong bài. 
GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích theo phần chú giải ở cuối bài. Gv giải thích thêm.
GV treo bảng phụ có ghi câu cần luyện đọc lên bảng.
HS đọc cá nhân
HS khác nhận xét.
Mỗi HS đọc một khổ thơ trong nhóm sau đó quay lại.
GV cho các nhóm thi đọc, GV (HS) nhận xét.
2 hs thi đọc cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh
GV hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu hỏi 1: Khổ thơ 1 cho em thấy điều gì về cô giáo?
Cả lớp đọc thầm, trả lời. 
1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm những hình ảnh đẹp của cô giáo trong lúc dạy em tập viết.
1 HS đọc câu hỏi 3: Tìm những từ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?
Gv hỏi thêm: Từ ấm trong câu: ấm trang vở thơm tho cho các em biết lời giảng của cô giáo như thế nào?
Gv hỏi thêm: Khổ thơ 3 nói gì về tình cảm của bạn học sinh đối với cô giáo?
Hs tự do phát biểu theo ý kiến chủ quan cua mình.
HS khác nhận xét.
1 HS đọc câu hỏi 4: Tìm những tiếng cuối dòng thơ có vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ thơ 3.
Gv giúp Hs đọc thuộc từng câu thơ bằng cách xoá dần các dòng thơ. Hs học thuộc theo nhóm 2. Kiểm tra lại toàn bài.
Thi đua xem ai là người thuộc bài.
GV nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 1-2- 7-8-10-16.doc