MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (tiết1)
I. Mục tiêu
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
- GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
- HS: Vở
TUẦN 12 Thứ hai, ngày 02 tháng 11 năm 2009. MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (tiết1) I. Mục tiêu - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. II. Chuẩn bị GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng:(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: v Hoạt động 3: 4. Củng cố :(2’) 5. Dặn dò:(1’) - Thực hành: Chăm chỉ học tập - Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân. - GV nhận xét - Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 1) - Đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong 1 tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, đóng vai. ị ĐDDH: Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. - Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? - Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. - Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. - Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến. - Liên hệ. Mục tiêu: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. ị ĐDDH: Giấy khổ to, bút viết Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: Tình huống: - Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh Theo em: 1.Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 2.Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? - GV kết luận: - Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi. - Diễn tiểu phẩm. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Phương pháp: Đóng vai, thảo luận, đàm thoại. ị ĐDDH: Vật dụng sắm vai. - HS sắm vai theo phân công của nhóm. Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? Kết luận: - Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm - Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: tiết 2 - Hát - HS nêu. Bạn nhận xét. - Thảo luận cặp đôi và nêu cách xử lí. Cách xử lí đúng là: + Đến thăm bạn + Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu -Thực hiện yêu cầu của GV -HS chú ý nghe và ghi nhớ. - Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của GV. Chẳng hạn: 1. Các bạn trong tổ làm thế là sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình mạnh quá, có thể làm cho Hạnh buồn, chán nản. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 2. Để giúp Hạnh nâng cao kết quả học tập, nhất là môn Toán, các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với GVCN và với cả lớp để phân công bạn kèm cặp Hạnh. Có như thế Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng trong học tập được. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - HS diễn tiểu phẩm. - HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. Ví dụ: + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều . + Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy rất tự hào. - HS trao đổi, nhận xét, bổ sung ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I. Mục tiêu - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các câu, giữa các cụm từ. - Đọc đúng các từ ngữ: cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xoè cành, vỗ về, ai cũng thích, - Hiểu nội dung : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. - HS trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK. HS khá giỏi trta3 lời được CH5. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ, bảng ghi nội dung cần luyện đọc. HS: SGK III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng:(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’) b/Phát triển các hoạt động (27’ v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: 4. Củng cố:(2’) 5. Dặn dò:(1’) - Gọi HS lên bảng đọc bài Cây xoài của ông em, và trả lời câu hỏi về bài đọc. HS1: Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát? HS2: Quả xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào? - GV nhận xét, cho điểm. - Hỏi: Trong lớp ta có bạn nào từng ăn quả vú sữa? Em cảm thấy vị ngon của quả ntn? GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu sự tích của loại quả ngon ngọt này. Đó là sự tích cây vú sữa. Sự tích là những câu chuyện của người xưa giải thích về nguồn gốc của cái gì đó, còn được kể lại. VD: Sự tích trầu cau, sự tích bánh chưng, bánh giày, - Luyện đọc Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 1. Phương pháp: Phân tích, luyện tập. ị ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu. a) Đọc mẫu: - GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả. b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. -Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. c) Hướng dẫn ngắt giọng - Giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc sau đó luyện đọc. d) Đọc từng đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Lần 1 dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giải nghĩa từ khó. Khi giải nghĩa. GV đặt câu hỏi trước cho HS trả lời, sau đó mới giải thích chính xác lại nghĩa các từ hoặc cụm từ đó (đã giới thiệu ở phần mục tiêu). Lần 2 yêu cầu 4 HS đọc liền nhau. - Chia nhóm và yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. e) Thi đọc. g) Đọc đồng thanh. - Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1 Phương pháp: Đàm thoại. ị ĐDDH: SGK, tranh - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. H: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? - Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2. H: Vì sao cậu bé quay trở về? H: Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? H: Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó? H: Những nét ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? H: Theo em tại sao mọi người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa? - Câu chuyện đã cho ta thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con. Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ. - Cho HS đọc lại cả bài. - Tổng kết giờ học, tuyên dương các em học tốt. Nhắc nhở, phê bình các em chưa chú ý. - Chuẩn bị: Tiết 2 - Hát -2 HS đọc bài và thực hiện theo yêu cầu. - HS nêu. - Nghe giới thiệu. -1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp nghe và theo dõi trong SGK. - Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu, hoặc một số từ khác phù hợp với tình hình HS. -Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Một hôm,/ vừa đói/ vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đường về nhà.// Môi cậu vừa chạm vào,/ một dòng sữa trắng trào ra,/ ngọt thơm như sữa mẹ.// Lá một mặt xanh bóng,/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.// Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đây là cây vú sữa.// -Nối tiếp nhau đọc theo đoạn. + HS 1: Ngày xưa chờ mong + HS 2: Không biết như mây + HS 3: Hoa rụng vỗ về. + HS 4: Trái cây thơm cây vú sữa. - Luyện đọc theo nhóm. -Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. - Đọc thầm. - Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng. - Đọc thầm. -Vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh. -Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. -Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện lớn nhanh, da căng mịn. Cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ. - Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xoè cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. - Vì trái cây chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ. - Một số HS phát biểu. VD: Mẹ ơi, con đã biết lỗi rồi. Mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lòng./ Con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không bỏ đi chơi xa nữa. Con sẽ ở nhà chăm học, chăm làm. Mẹ hãy tha lỗi cho con - HS thi đua đọc. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: TÌM SỐ BỊ TRỪ I. Mục tiêu: - Biết tìm x trong các BT dạng: x – a = b ( với a/b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữ ... nh với những hình ảnh nào? b) Hướng dẫn các trình bày. - Yêu cầu HS đếm số chữ trong các câu thơ. - Hướng dẫn: câu 6 viết lùi vào 1 ô li so với lề, câu 8 viết sát lề. c) Hướng dẫn viết từ khó. - Cho HS đọc rồi viết bảng các từ khó. - Theo dõi, nhận xét chỉnh sửa lỗi sai cho HS. d) Viết chính tả. e) Soát lỗi g) Chấm bài - Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. a) Cách tiến hành. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài. - Chữa bài, nhận xét, cho điểm. b) Lời giải. - Bài 1: Đêm đã khuya bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con. - Bài 2: + Gió, giấc, rồi, ru. + Cả, chẳng, ngủ, của, cũng, vẫn, kẻo, võng, những, tả. - Yêu cầu HS phát âm lại các từ đã tìm được ở BT2. - Tổng kết chung về giờ học. - Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai, làm lại các bài tập chính tả còn mắc lỗi. - Chuẩn bị: Bông hoa Niềm Vui. - Hát - Viết các từ ngữ: Sự tích cây vú sữa, cành lá, sữa mẹ, người cha, chọn nghé, ngon miệng, con trai, cái chai, bãi cát, các con. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Mẹ được so sánh với những ngôi sao, với ngọn gió. - Có câu có 6 chữ (đọc các câu thơ 6 chữ), có câu có 8 chữ (đọc các câu thơ 8 chữ). Viết xen kẽ, một câu 6 chữ rồi đến 1 câu 8 chữ. - Đọc và viết các từ: Lời ru, gió, quạt, thức, giấc tròn, ngọn gió, suốt đời - 1 HS đọc đề bài (đọc thành tiếng) - 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - HS thực hiện. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết: GỌI ĐIỆN I. Mục tiêu - Đọc và hiểu bài Gọi điện.Biết và ghi nhớ 1 số thao tác khi gọi điện. - Trả lời các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại. - Viết được 3 –4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ỡ BT(2). - HS khá, giỏi làm được cả 2 nội dung ở BT(2). 3Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Máy điện thoại nếu có. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Cô Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng:(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: v Hoạt động 2: 4. Củng cố;(2’) 5. Dặn dò (3’) - Gọi 3 HS lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà (Bài 3 – Tập làm văn – Tuần 11). - Nhận xét và cho điểm HS. - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng lớp. - Hướng dẫn làm bài tập 1. Mục tiêu: Biết và ghi nhớ 1 số thao tác khi gọi điện. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. ị ĐDDH: Tranh (Máy điện thoại nếu có). Bài 1: - Gọi HS đọc bài Gọi điện. - Yêu cầu HS làm miệng ý a (1 HS làm, cả lớp nhận xét.). - Yêu cầu HS khác làm tiếp ý b. - Đọc câu hỏi ý c và yêu cầu trả lời. - Nhắc nhở cho HS ghi nhớ cách gọi điện, 1 số điều cần chú ý khi nói chuyện qua điện thoại. - Hướng dẫn làm bài tập 2. Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi về các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại. Viết được 4 – 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp cụ thể. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành. ị ĐDDH: Vở bài tập, bảng phụ. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS khác đọc tình huống a. - Khi bạn em gọi điện đến bạn có thể nói gì? Hỏi tiếp: Nếu em đồng ý, em sẽ nói gì và hẹn ngày giờ thế nào với bạn. - Tiến hành tương tự với ý b. Chú ý nhắc HS từ chối khéo để bạn không phật ý. - Yêu cầu viết vào Vở bài tập sau đó gọi 1 số HS đọc bài làm. - Chấm 1 số bài của HS. - Tổng kết giờ học. - Nhắc em ghi nhớ các điều cần chú ý khi gọi điện thoại. - Chuẩn bị: Tuần 13. - Hát - HS đọc. - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi. - Thứ tự các việc phải làm khi gọi điện là: 1/ Tìm số máy của bạn trong sổ. 2/ Nhắc ống nghe lên. 3/ Nhấn số. - Ý nghĩa của các tín hiệu: + “Tút” ngắn liên tục là máy bận + “Tút” dài, ngắt quãng là máy chưa có người nhấc, không có ai ở nhà. - Em cần giới thiệu tên, quan hệ với bạn (là bạn) và xin phép bác sao cho lễ phép, lịch sự. - Đọc yêu cầu của bài. - Đọc tình huống a. - Nhiều HS trả lời. VD: + Alô! Ngọc đấy à. Mình là Tâm đây bạn Lan lớp mình vừa bị ốm. Mình muốn rủ cậu đi thăm bạn ấy. + Alô! Chào Ngọc. Mình là Tâm đây mà. Mình muốn rủ bạn đi thăm Lan, cậu ấy bị cảm - Đến 6 giờ chiều nay, mình qua nhà đón cậu rồi 2 đứa mình đi nhé! - Thực hành viết bài. ----------------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Thuộc bảng 13 trừ đi một số. - Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5, 53 – 15. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15. - Biết làm các BT1,2,4 trong SGK. II. Chuẩn bị GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi. HS: Vở bài tập, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Khởiđộng:(1’) 2. Bài cũ (3’) 3. Bài mới a/Giớithiệu: (1’) b/Phát triển các hoạt động (27’) * Hoạt động 1: * Hoạt động 2: 4. Củng cố:(2’) 5. Dặn dò (1’) - Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 63 và 24 83 và 39 53 và 17 - Tìm x: x – 8 = 9 , x + 26 = 73 , 35 + x = 83 - GV nhận xét. - GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng. - Thực hành, luyện tập. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ. Phương pháp: Luyện tập. ị ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán. Bài 1: - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Hỏi: Khi đặt tính phải chú ý đến điều gì? - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - Yêu cầu HS làm rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 33 – 8; 63 – 35; 83 –27. - Nhận xét và cho điểm HS. - Giải toán có lời văn. Mục tiêu: HS áp dụng vào để giải toán có lời văn. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài. Hỏi: Phát cho nghĩa là thế nào? Hỏi:Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì? - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS lên đọc chữa. - Nhận xét và cho điểm HS. - Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kiến tha mồi - Chuẩn bị: Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn: 73 – 5 13 – 6 68 - 7 - Cách chơi: Chọn 2 đội chơi . Mỗi đội có 5 chú kiến. Các đội chọn tên cho đội mình (Kiến vàng/ Kiến đen ). Khi vào cuộc chơi, GV hô to một số là kết quả của 1 trong các phép tính được ghi trong các hạt gạo, chẳng hạn “sáu mươi sáu” (hoặc hô 1 phép tính có kết quả là số có kết quả là số ghi trên hạt gạo, chẳng hạn “73 trừ 5”). Sau khi GV dứt tiếng hô, mỗi đội cử 1 bạn kiến lên tìm mồi, nếu tìm đúng thì được tha mồi về tổ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào tha được nhiều mồi hơn là đội thắng cuộc. - Chuẩn bị: 14 trừ đi một số: 14 – 8 - Hát - HS thực hiện, bạn nhận xét. - HS thực hiện, bạn nhận xét. - HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính. - Đặt tính rồi tính. - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét. - Đọc đề bài. - Phát nghĩa là bớt đi, lấy đi. - Thực hiện phép tính 63 – 48 Bài giải Số quyển vở còn lại là: 63 – 48 = 15 (quyển) Đáp số: 15 quyển. - 2 đội tham gia thi đua chơi trò chơi: Kiến tha mồi. ----------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 12 I.Nhận xét,đánh giá tình hình trong tuần: -Các tổ báo cáo tình hình học tập và các hoạt động trong tuần. -Lớp trưởng báo cáo tình hình chung. *Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm: 1.Về học tập : 2. Về đạo đức : 3. Về lao động vệ sinh :. 4. Về phong trào :. 5. Các mặt khác :. II.Phương hướng tuần tới : 1.Về học tập : - Đến lớp thuộc bài và chép bài ,làm bài đầy đủ - Soạn sách vở, đồ dùng HT đầy đủ trước khi đến lớp. - Thực hiện rèn chữ viết và giữ gìn VSCĐ. 2.Về đạo đức : - Giáo dục lòng kính yêu thầy cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 / 11. - Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau - Aên mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. 3.Về lao động vệ sinh: - Quét dọn,vệ sinh lớp học hàng ngày kể cả hành lang,không xả rác bừa bãi. Đổ rác đúng nơi qui định. - Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong sân trường, trước cửa lớp. - Không xô đẩy bàn ghế - Không bôi bẩn,vẽ bậy lên tường,tiểu tiện đúng nơi quy định. 4.Về phong trào : -Tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra : “Trường xanh lớp sạch”, “Vở sạch chữ đẹp”, “ Đôi bạn cùng tiến.’ - Tham gia đóng góp nuôi heo đất. -----------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: