Giáo án Lớp 2 tuần 6 - Trường Tiểu học Xuân Phú

Giáo án Lớp 2 tuần 6 - Trường Tiểu học Xuân Phú

Toán

7 CỘNG VỚI MỘT SỐ 7 + 5

I - Mục tiêu

1- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5

2- Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số.

- áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải các bài toán có liên quan.

3- Hứng thú, tự tin trong thực hành toán.

II - Đồ dùng dạy học: Que tính bảng gài.

 

doc 15 trang Người đăng duongtran Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 6 - Trường Tiểu học Xuân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Chào cờ
Toán
7 cộng với một số 7 + 5
I - Mục tiêu
1- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5
2- Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số.
- áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải các bài toán có liên quan.
3- Hứng thú, tự tin trong thực hành toán.
II - Đồ dùng dạy học: Que tính bảng gài.
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC: Cả lớp dựa vào tóm tắt, giải
Hà cao : 88 cm
Nga cao hơn : 5 cm
Nga cao : ... cm
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Phép cộng 7 + 5
- Giới thiệu bài toán 
- GV bảng gài và que tính hướng dẫn
( thực hiện như bài 9 cộng một số.)
- GV hướng dẫn cách nhanh nhất: 7 cộng với 3 là một chục que tính, 1 chục với 2 que tính rời là 12 que tính
- Đặt tính thực hiện phép tính.
3- Lập bảng các công thức 7 cộng với 1 số và học thuộc lòng.
- GV ghi bảng
- Xoá dần cho HS đọc thuộc lòng
4- Thực hành:
Bài tập 1: GV cho h/s làm miệng
Bài tập 2: GV đọc y/cầu
Bài tập 3: 
Ví dụ: 7 + 3 + 2 = 12
Bài tập 4:Cho h/s đọc đề 
 G /v giảng: anh hơn em tức là anh nhiều hơn em 5 tuổi.
Bài tập 5: Gọi h/s đọc yêu cầu
-Cả lớp làm phần a
-H/s K,G làm tiếp phần b
4- Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng giải 2 bài
Tính : 48 + 7 + 3 =
 29 + 5 + 4 =
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép tính 7 + 5
- Thao tác trên que tính tìm kết quả
- HS nêu cách làm
- HS lên bảng, tự đặt phép tính và tính kết quả
 7 - 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 vào cột
+ 5 đơn vị thẳng với 7 và 5
- Viết 1 vào cột chục
- HS thao tác trên que tính rồi lần lượt báo cáo kết quả.
- HS đọc thuộc.
- HS nhẩm.
- 2 HS làm bảng lớp
- Cả lớp làm bảng con.
- HS tính nhẩm nêu ngay kết quả.
H/s đọc đề
- HS tự làm-Chữa bài
 Tuổi anh là:
 7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số : 12 tuổi
-H/s đọc yêu cầu
- HS tự nhẩm và điền dấu phép tính để được kết quả đúng.
- Học thuộc lòng bảng cộng.
 Tập đọc
Mẩu giấy vụn
I - Mục tiêu:
1- Hiểu nghĩa các từ ngữ: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện: khuyên chúng ta giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nếu thấy rác phải nhặt ngay.
2- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, mẩu giấy, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe, im lặng, xì xào, sọt rác.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cum từ
- Đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
3- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ hghi nội dung cần luyện đọc.
III - Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
A- KTBC:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc từ khó:
- GV ghi bảng: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào, sọt rác.
* GV treo bảng phụ. h/dẫn đọc câu: ngắt nghỉ, nhấn giọng...
- GV theo dõi, nhận xét, sửa.
- 2 HS lên bảng học thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài "Cái trống trường em"
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc các câu khó...
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc cả bài,
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu?
Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Câu 3- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
- Có thật đó là tiếng của mẩu giấy không? Vì sao?
-Tại sao bạn gái nói được như vậy?
- Cho rác vào thùng làm cho cảnh quan như thế nào?
4-Luyện đọc lại: 
Thi đọc truyện theo vai(H/s K,G)
5- Củng cố dặn dò:
Em thích nhất bạn nào? Vì sao?
Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 Phương án trả lời đúng
-Nằm ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ thấy.
- Lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì?
- Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.
- Không, vì giấy không biết nói, đó là ý nghĩ của bạn gái.
- Vì bạn gái hiểu được điều cô giáo muốn nhắc nhở.
Trường luôn sạch đẹp.
HS thực hành đọc theo vai.
Cô bé, vì là người thông minh, hiểu ý cô giáo lại rất dí dỏm.
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Toán
47 + 5
I - Mục tiêu:
1- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 47 + 5.
2- Biết áp dụng để giải các bài tập về tìm tổng khi biết các số hạng, giải toán có kời văn, cộng các số đo độ dài.
- Củng cố về biểu tượng về hình chữ nhật, bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
3- Hứng thú tự tin thực hành toán.
II - Đồ dùng dạy học: Que tính, bảng gài.
III - Hoạt động dạy và học
A- KTBC:Tính nhẩm:
 7 + 4 + 5 7 + 8 + 2 7 + 6 + 4
B- Bài mới:
1- Giới thiệu phép cộng 47 + 5
- GV nêu bài toán: 
* GV Sử dụng bảng gài và que tínhcho h/s kiểm tra kết quả .
- Gọi h/s nêu cách đặt tính 
- Hướng dẫn đặt tính và tính như SGK
3- Thực hành:
Bài tập 1: Yêu cầu nêu rõ cách đặt tính.
- Nhận xét 
Bài 2:Cho h/s làm miệng
Bài tập 3: GV vẽ sơ đồ trên bảng.
- H/dẫn phân tích bài toán 
-H/s K,G nhìn vào tóm tắt đặt đề toán
Bài tập 4: GV vẽ hình lên bảng
4- Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- 1 HS đọc thuộc lòng công thức 7 cộng một số.
- 1 HS tính nhẩm.
- HS lắng nghe và phân tích đề.
- HS tự đặt tính và tính kết quả
-Kiểm tra bằng que tính.
 47 - 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1
+ 5 - 4 thêm 1 là 5, viết 5.
 52
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách cộng.
- HS tự đặt tính và kết quả vào bảng con.
-H/s làm miệng-nêu kết quả.
 Bài giải
Đoạn thẳng AB dài là:
 17 + 8 = 25 (cm)
 Đáp số: 25 cm
- HS quan sát đếm hình
- Có 9 hình chữ nhật.
Tự nhiên Xã hội
Tiêu hoá thức ăn
I- Mục tiêu:
--H/s nói sơ lược về sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng,dạ dày,ruột non
-Hiểu được ăn chậm ,nhai kĩ sẽ giúp thức ăn được tiêu hoá dễ dàng.Không nên nô đùa sau khi ăn no.
-Biết quan sát, nhận xét và trình bày ý kiến
-Có ý thức ăn chậm ,nhai kĩ , không chạy nhảy nô đùa sau khi ăn no.
II-Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá
III-Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
2-Hoạt động 1:Sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày
-Khi ta ăn lưỡi và nước bọt có nhiệm vụ gì?
-Vào đến dạ dày thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
-G/v yêu cầu đọc thêm thông tin bổ xung cho câu trả lời
KL:ở miệng thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn ,nước bọt tẩm ướt rồi nuốt qua thực quản vào dạ dày.ở đây thức ăn tiếp tục được tiêu hoá,một phần thức ăn biến thành chất bổ.
2-Tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già
-G/v cho h/s đọc thông tin trong sgk
-Vào đến ruột non thức ăn được biến đổi thành gì?
Chất bổ được đưa đi đâu?
Chất bã được đưa đi đâu?
KL:G/v nêu lại việc tiêu hoá thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non,ruột già.
*G/v treo tranh vẽ cơ quan tiêu hoá -Gọi h/s lên chỉ và nói về việc tiêu hoá thức ăn.
4-Hoạt động 3:Liên hệ thực tế
-G/v hỏi:Tại sao nên ăn chậm, nhai kĩ?
Tại sao không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn no?
KL:Nên ăn chậm nhai kĩ,đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn no.Đi đại tiện hằng ngày.
5-Củng cố tổng kết
-Răng nghiền,lưỡi đảo,nước bọt nhào trộn
-Tiếp tục được tiêu hoá
-H/s đọc
-H/s nhắc lại
-Thành chất bổ
Thấm vào máu đi nuôi cơ thể
Xuống ruột già,biến thành phân ,thải ra ngoài
-h/s lên chỉ và nói về việc tiêu hoá thức ăn.
-Vì thức ăn được nghiền nhỏ,dễ tiêu hoá.
-Nếu chạy nhảy sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của dạ dày
Chính tả
Mẩu giấy vụn
I - Mục tiêu
1- Chép lại đúng một đoạn trích của truyện Mẩu giấy vụn.
2- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ai / ay; s / x; thanh hỏi, thanh ngã.
3- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết đoạn cần chép 
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn tập chép:
* GV treo bảng phụ- đọc đoạn chép.
- Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy?
- Tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả?
-G/v cho h/s viết một số từ khó: Mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm chữa bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay.
Bài tập 3: GV nêu yêu cầu.
4- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng con: long lanh, chen chúc, non nước.
- 2 HS đọc lại.
- 2 dấu phẩy.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu chấm than.
- HS viết bảng tiếng dễ viết sai.
- HS chép bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vở .
- HS lên bảng làm, ở dưới làm bài .
-Chữa bài
 Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Toán ôn
Luyện tập
I - Mục tiêu:
- Luyện tập về công thức cộng 7 cộng với một số và cộng dạng 47 + 5.
- Thuộc lòng công thức cộng, vận dụng giải các bài toán đơn.
- Luyện tập về nhận dạng hình tứ giác và viết tên các hình.
II - Hoạt động dạy và học:
1- Luyện đọc thuộc bảng 7 cộng với một số.
2- Đặt tính rồi tính:
27 + 5 47 + 4 47 + 8
37 + 8 57 + 7 87 + 9
- Cho h/s nhắc lại cách đặt tính .
3- Em năm nay 7 tuổi. Chị hơn em 5 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi?
Gọi h/s đọc đề,xác định dạng toán.
GV chấm bài - Nhận xét.
Bài 4:Tìm các hình tứ giác có ở hình bên
H/s K,G
- Sau khi tìm viết tên hình tứ giác có ở hình bên.
GV vẽ hình lên bảng.
GV chữa bài - Nhận xét.
5- Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS luyện thuộc lòng 7 cộng 1 số.
- 2 HS một nhóm , tự kiểm tra.
H/s nhắc lại cách đặt tính
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm bảng con.
-Nhận xét
H/s đọc đề,xác định dạng toán.
- 2 HS lên bảng tóm tắt - Giải
- Cả lớp làm vở.
 Tóm tắt
Em : 7 tuổi.
Chị hơn em : 5 tuổi
Chị : .... tuổi?
 Bài giải
Tuổi chị là:
 7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi.
 A M B
 I K
 H N E
- HS tìm và viết tên 9 hình tứ giác.
-Nhận xét
Tiếng Việt ôn
Luyện viết bài 6
I- Mục tiêu:
- HS nắm được cách viết, quy trình viết chữ hoa Đ
- Viết đúng chữ hoa Đ và cụm từ ứng dụng.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp
II- Đồ dùng dạy học: - Chữ hoa Đ trong khung chữ - Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn viết 
a- H/dẫn viết chữ hoa Đ:
- GV treo chữ mẫu cho HS quan sát và nhận xét
- Chữ Đ gần giống với chữ nào đã học?
- Có điểm gì khác với chữ D?
Gọi HS nêu lại cách viết chữ D
- GV viết mẫu chữ Đ và nêu cách viết nét gạch ngang.
b- H/dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đền ơn đáp nghĩa là gì?
- Vì sao phải đền ơn đáp nghĩa?
* Cụm từ khuyên chúng ta biết sống có ý nghĩa với sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ.
- Cho HS nhận xét độ cao các chữ cái
c- GV H/dẫn cách nối chữ và cho HS viết ...  thiệu cụm từ ứng dụng
-Trường lớp đẹp mang lại tác dụng gì?
*Cụm từ khuyên chúng ta giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Cho h/s nhận xét độ cao các chữ cái
c-G/v hướng dẫn cách nối chữ và cho h/s viết chữ "Đẹp" vào bảng con
-H/s K,G viết phần chữ nghiêng
3 -G/v thu vở chấm bài. Nhận xét
4-Củng cố-Tổng kết: Nhận xét giờ học
-H/s quan sát và nhận xét.
-Gần giống chữ hoa D
-Có thêm nét gạch ngang
-1h/s nêu lại cách viết chữ hoa D
-H/s viết vào bảng con
-H/s đọc
-H/s trả lời
-Chữ Đ,d, l cao 2,5 li
-Chữ p cao 2 li
Chữ t cao 1,5 li.
-Các chữ còn lại cao 1 li.
-H/s viết chữ "Đẹp" vào bảng con
-H/s viết vào vở từng dòng
Luyện từ và câu
Câu kiểu: Ai là gì ?- Khẳng định, phủ định
Từ ngữ về đồ dùng học tập.
I - Mục tiêu:
1- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu ( Ai, con gì, cái gì, là gì?)
2- Đặt câu phủ định( Không dạy HS thuật ngữ này).
- Mở rộng vốn từ liên quan đến từ ngữ về đồ dùng học tập.
3- ứng dụng trong cuộc sống.
II - Đồ dùng học tập: Bảng phụ cho bài tập 2
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC: GV đoc: sông Đà, núi Nùng, hồ Ba Bể, thành phố Hải Phòng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: SGV
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Chú ý đặt câu hỏi cho 3 câu văn đã cho.
Bài tập 2: 
*G/v treo bảng phụ 
-Gọi h/s đọc yêu cầu
Bài tập 3: (viết)
- GV nêu yêu cầu: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh?
H/s K,G tìm hết các đồ vật ẩn trong tranh
- Cho biết mỗi đồ vật dùng làm gì?
- GV chấm - Nhận xét (lời giải: SGV)
3- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- 2, 3 HS viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
a- Ai là học sinh lớp 2?
b- Ai là học sinh giỏi nhất lớp?
c- Môn học em yêu thích là môn gì?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Tìm cách nói có nghĩa giống với nghĩa của câu đã cho
-Nhận xét.
- HS quan sát tranh viết nhanh ra nháp tên các đồ vật tìm được.
- Cả lớp viết vào vở.
-H/s trả lời
Thể dục
 OÂN 5 ẹOÄNG TAÙC CUÛA BAỉI THEÅ DUẽC PHAÙT TRIEÅN CHUNG.
I./ Muùc tieõu :
-Tieỏp tuùc oõn 5 ủoọng taực Vửụn thụỷ , tay, chaõn, lửụứn vaứ buùng . Yeõu caàu thửùc hieọn ủoọng taực ụỷ mửực tửụng ủoỏi chớnh xaực.
II./ ẹũa ủieồm phửụng tieọn :
-ẹũa ủieồm : Saõn trửụứng veọ sinh an toaứn taọp luyeọn .
-Phửụng tieọn : Chuaồn bũ coứi. Keỷ saõn chụi cho troứ chụi “Nhanh leõn baùn ụi”
III./ Noọi dung vaứ phửụng phaựp leõn lụựp :
NOÄI DUNG
ẹ- LệễẽNG
PHệễNG PHAÙP TOÅ CHệÙC
1) Phaàn mụỷ ủaàu :
-GV nhaọn lụựp phoồ bieỏn ND-YC giụứ hoùc . 
-Cho hoùc sinh khụỷi ủoọng.
-Giaọm chaõn taùi choó theo nhũp 1-2.
2) Phaàn cụ baỷn :
-OÂn taọp 5 ủoọng taực vửụn thụỷ, tay, chaõn, lửụứn vaứ buùng (moói ủoọng taực 2 x 8 nhũp) 
+Laàn 1 giaựo vieõn vửứa laứm maóu vửứa hoõ nhũp. 
+Laàn 2 lụựp trửụỷng ủieàu khieồn lụựp taọp. Giaựo vieõn sửỷa ủoọng taực sai cho hoùc sinh .
+Chia toồ taọp luyeọn dửụựi sửù ủieàu khieồn cuỷa toồ trửụỷng.
+Caực toồ thi ủua taọp luyeọn. 
+Nhaọn xeựt tuyeõn dửụng. 
 +Giaựo vieõn ủieàu khieồn cho lụựp taọp laùi 5 ủoọng taực 
* Troứ chụi : “Nhanh leõn baùn ụi” GV neõu teõn troứ chụi , nhaộc laùi caựch chụi vaứ luaọt chụi. Cho hoùc sinh chụi . Nhaọn xeựt tuyeõn dửụng.
3) Phaàn keỏt thuực: 
-Cho hoùc sinh thaỷ loỷng .
-GV heọ thoỏng baứi .Nhaọn xeựt tieỏt hoùc .
 Veà nhaứ taọp ủoọng taực vửụn thụỷ, tay, chaõn, lửụứn vaứ buùng, ủi ủeàu.
4 - 7 phuựt
1 - 2 phuựt
1 - 2 phuựt
2 - 3 phuựt
16 - 22phuựt
2 - 4 laàn
4 - 6 phuựt
4 - 6 phuựt
3 – 5 phuựt
1 laàn
4 - 5 phuựt
3 - 6 phuựt
1 - 2 ph
1 - 2 ph
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x
Lụựp chụi troứ chụi.
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán
Bài toán về ít hơn
I- Mục tiêu:
-H/s biết giải bài toán ít hơn bằng một phép tính trừ
-Thực hành vận dụng vào giải bài toán ít hơn
-Tự tin, sáng tạo trong học tập môn toán
II- Đồ dùng dạy học: -12 quả cam,bảng gài.
III- Hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài
2-Hướng dẫn kiến thức:
-G/v nêu bài toán.
-Dùng bảng gàivà hình vẽ quả cam minh hoạ bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Gọi 1 h/s lên bảng tóm tắt
-Muốn tính số cam ở cành dưới ta làm thế nào?
Vì sao?
Gọi 1 h/s lên bảng 
3-Luyện tập:
Bài 1:Gọi h/s đọc đề
-Phân tích đề
Bài toán thuộc dạng toán gì?
G/v chốt lại cách giải:
 số bé = số lớn - phần hơn
Bài 2,3 làm tương tự
4-Củng cố: -Nhận xét giờ học
Gọi h/s nêu lại cách giải bài toán về ít hơn.
-H/s lắng nghe.
Cành trên có 7 quả cam,cành dưới ít hơn cành trên 2 quả
-Cành dưới có mấy quả cam?
1h/s lên bảng
Thực hiện phép tính 7 -2
Vì cành dưới ít hơn cành trên 2 quả nên ta lấy số cam ở cành trên trừ đi 2thì ra số cam ở cành dưới
-Lớp giải vào bảng con-1 em lên bảng
Nhận xét
-H/s đọc đề
-Phân tích đề
Dạng bài toán về ít hơn
1 h/s lên bảng giải-lớp giải vào bảng con
-1 h/s lên bảng giải
-Lớp giải vào bảng con
Chữa bài-Nhận xét
H/s nhắc lại.
Chính tả
Ngôi trường mới
I - Mục tiêu
1- Nghe-viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài "Ngôi trường mới".
2- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng, vần, âm, thanh dễ lẫn: ai / ay, s / x, thanh hỏi, thanh ngã.
3- Có ý thức viết đẹp.
II - Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC:
.
Bài mới:
1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn nghe-viết:
- GV đọc bài viết 1 lượt:
- Dưới mái trường mới bạn HS cảm thấy có những gì mới?
- Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả?
- GV đọc những tiếng khó.
- GV đọc bài từng câu, từng cụm từ.
- GV chấm - chữa bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: 
- Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai / ay.
- Sau thời gian 3 phút.
- GV cùng HS nhận xét cho điểm.
Bài tập 3: 
* GV treo bảng phụ -nêu yêu cầu.
-Cho h/s thi tìm các tiếng theo yêu cầu
4- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Một HS giỏi đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con những tiếng có vần ai/ ay.
- 2 HS đọc lại.
- Tiếng trống,... mọi vật trở nên đáng yêu hơn.
- Dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm.
- HS tự viết vào bảng con chữ dễ viết sai: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thi tiếp sức: 3 dãy bàn nối tiếp lên bảng viết tiếng có vần ai / ay.
- HS thi tìm
-Nêu các từ tìm được
Yêu cầu về viết lại những tiếng viết sai. 
Tập làm văn
Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách
I- Mục tiêu:
1- Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
2- Rèn kĩ năng viết, tìm và ghi lại mục lục sách.
3- Nói, viết phải thành câu.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết mẫu câu bài tập 2 - vở bài tập
III - Hoạt động dạy và học
A- KTBC:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: (miệng)
- GV viết lên bảng 6 câu trả lời cho 3 câu hỏi a,b,c.
Bài tập 2 (miệng)
- GV treo bảng phụ.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- HS H/dẫn HS nhận xét
Bài tập 3: (viết)
- GV H/dẫn 
- GV và cả lớp nhận xét
- GV chấm điểm - Nhận xét
3 - Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
- 1 HS dựa vào tranh "Không vẽ bậy lên tường" trả lời câu hỏi
- 3 HS thực hành hỏi - đáp theo mẫu như SGK
- Từng nhóm 3 HS thi hỏi - đáp
- 3 HS nối tiếp nhau đặt 3 câu theo mẫu như SGK.
- Mỗi HS trong lớp đặt một câu
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Mỗi HS đặt trước mặt một tập truyện Thiếu nhi, mở trang mục lục
3,4 HS đọc mục lục
- Mỗi HS viết vào vở tên 2 truyện, tên tác giả, số trang theo thứ tự.
- 5,6 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình
- Thực hành nói, viết các câu khẳng định, phủ định
Tiếng Việt ôn
Luyện tập: Luyện từ và câu - Tập làm văn
I- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về: Luyện từ và câu và Tập làm văn thông qua làm bài tập
- Có kĩ năng dùng từ và cách nói khẳng định, phủ định
- Nói, viết phải thành câu, ứng dụng trong cuộc sống
II - Hoạt động dạy và học
H/dẫn HS làm bài tập
1- Luyện từ và câu:
Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
Mẫu: Nam là HS vẽ giỏi nhất lớp
- Ai là HS vẽ giỏi nhất lớp
a- Ngọc Lan là HS lớp 2A
b- Đồ vật thân thiết nhất với em ở trường là cái trống trường
Bài tập 2: (viết)
Ghi lại cách nói có nghĩa giống với nghĩa của các câu sau:
a- Em bé chưa biết nói.
Mẫu: Em bé chưa biết nói đâu
 Em bé đã biết nói đâu
 Em bé đâu đã biết nói 
b- Bà không thích ăn kem
c- Đây không phải cặp sách của tôi
2- Tập làm văn
Bài tập 1: Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu:
Mẫu: Bạn đã đọc truyện "Đô - rê - mon" chưa?
- Có, mình đã đọc truyện này.
- Chưa, mình chưa đọc truyện này.
a- Em có đi xem xiếc không?
b- Em có đi tắm bây giờ không?
Bài tập 2: (viết)
Đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu một câu.
a- Bài toán hôm nay không khó đâu!
b- Bài toán hôm nay có khó đâu!
c- Bài toán hôm nay đâu có khó!
GV chấm bài - Nhận xét
3 - Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
HS tự đặt câu
HS nhận xét
1 HS nói câu mẫu
HS làm vở
Nhiều em đọc bài làm của mình
Cả lớp nhận xét - chữa bài
1 HS nói mẫu
Nhiều HS được trả lời. Ví dụ
Có, em có đi xem xiếc
Không, em không đi xem xiếc
HS làm vở
Nhiều HS đọc câu mình đặt
Thực hành nói câu khẳng định, phủ định
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 6
I. Mục tiêu:
-Kiểm điểm ưu, khuyết điểm trong tuần 6
-Đề ra phương hướng, kế hoạch tuần 7
.- Nhắc nhở h/s.
II. Chuẩn bị :Nội dung .
III. Nội dung sinh hoạt:
-Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động của tổ trong tuần.
-Lớp trưởng báo cáo hoạt động của lớp trong tuần.
-G/v nhận xét chung:
+ Ưu điểm:
_Duy trì tốt nề nếp, vệ sinh lớp, đi học đầy đủ, đúng giờ.
-Có ý thức học bài ở nhà:
-Hoạt động ngoại khoá , chơi các trò chơi theo lịch.
 -Tích cực xây dựng bài trong lớp:
-Chữ viết sạch:
 + Khuyết điểm:
Còn lười học bài ở nhà:
Ăn mặc đến lớp còn chưa sạch sẽ:
Trong lớp còn làm việc riêng:
Chữ viết còn bẩn, xấu:
Kế hoạch tuần 6:
-Duy trì nề nếp, hoạt động của nhà trường.
-Tích cực ôn tập kiến thức.
-Chơi các trò chơi dân gian trong các buổi học.
-Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đến lớp.
-Thực hiện đúng ATGT, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn XH
G/v nhắc nhở h/s: Thực hiện tốt kế hoạch của tháng.
 Cán bộ lớp đôn các bạn cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 CKTKN.doc