Giáo án Tiếng việt tuần 13 - Phạm Thị Thu Phương

Giáo án Tiếng việt tuần 13 - Phạm Thị Thu Phương

MÔN: KỂ CHUYỆN

Lớp: 2G

Tiết:13. Tuần: 13

Tên bài dạy:

BÔNG HOA NIỀM VUI

I.Mục tiêu:

 * Biết kể đoạn mở đầu theo 2 cách:

 - Cách 1: Theo đúng trình tự câu chuyện.

- Cách 2: Thay đổi trình tự câu chuyện mà vẫn đảm bảo nội dung, ý nghĩa.

 Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại được đoạn 2,3.

 Đóng vai bố bạn Chi nói được lời cảm ơn với cô giáo.

 Biết vận dụng lời kể tự nhiên với nét mặt, điệu bộ, thay đổi giọng kể cho phù hợp.

 Biết nghe và nhận xét bạn kể.

 

doc 10 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt tuần 13 - Phạm Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Kể chuyện
Lớp: 2G
Tiết:13. Tuần: 13
 Thứ .. ngày  tháng năm 2004
Tên bài dạy:
Bông hoa Niềm Vui
I.Mục tiêu: 
 * Biết kể đoạn mở đầu theo 2 cách:
 - Cách 1: Theo đúng trình tự câu chuyện.
Cách 2: Thay đổi trình tự câu chuyện mà vẫn đảm bảo nội dung, ý nghĩa. 
Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại được đoạn 2,3.
Đóng vai bố bạn Chi nói được lời cảm ơn với cô giáo.
Biết vận dụng lời kể tự nhiên với nét mặt, điệu bộ, thay đổi giọng kể cho phù hợp.
Biết nghe và nhận xét bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ đoạn 2,3 trong SGK.
Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy nhỏ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
5,
A. Kiểm tra bài cũ:
 Kể lại câu chuyện: Sự tích cây vú sữa. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Bông hoa Niềm Vui.
- Bạn Chi.
- Hiếu thảo, trung thực và tôn trọng nội qui.
GV: Hôm nay lớp mình cùng kể lại câu chuyện Bông hoa Niềm Vui.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a) Kể đoạn mở đầu.
HS kể từ: Mới tinh mơ ... dịu cơn đau.
- Vì bố của Chi đang ốm nặng
- Đó là lí do vì sao Chi vào vườn từ sáng sớm. Các em hãy nêu hoàn cảnh của Chi trước khi Chi vào vườn.
* PP kiểm tra, đánh giá
- Gọi 2-3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện đã học.
 - GV và HS cùng nhận xét. 
 - GV đánh giá cho điểm.
? Trong hai tiết tập đọc trước, chúng ta học bài gì ?
? Câu chuyện kể về ai ?
? Câu chuyện nói lên những đức tính gì của bạn Chi ?
*GV nói và ghi tên bài lên bảng.
- 1 HS kể theo đúng trình tự.
- Y/C HS nhận xét bạn về nội dung, cách kể
- Bạn nào có cách kể khác không ?
? Vì sao Chi lại vào vườn hái hoa ?
Ví dụ: Bố của Chi bị ốm nằm bệnh viện đã lâu. Chi thương bố lắm. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau. Vì thế mới sớm tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của nhà trường.
b) Kể lại nội dung chính (đoạn 2,3)
- Chi đang ở trong vườn hoa.
- Chần chừ không giám hái.
- Hoa của trường, mọi người cùng vun trồng và chỉ vào vườn để ngắm vẻ đẹp của hoa.
- Cô giáo và bạn Chi.
- Bông hoa cúc.
- Xin cô cho êm .... ốm nặng.
- Em hãy hái .... hiếu thảo.
c) Kể đoạn cuối chuyện.
- Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa. Gia đình tôi xin tặng nhà trường khóm hoa làm kỉ niệm./ Gia đình tôi rất biết ơn cô dã vì sức khoẻ của tôi. Tôi xin trồng tặng khóm hoa này để làm đẹp cho trường.
III. Củng cố, dặn dò:
- Đứa con hiếu thảo ./ Bông hoa cúc xanh./ Tấm lòng.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe và tập đóng vai bố của Chi.
- HS kể theo cách của mình.
- 2 đến 3 HS kể (không yêu cầu đúng từng từ).
- GV nhận xét, sửa từng câu cho mỗi HS.
+ Treo bức tranh 1 và hỏi:
? Bức tranh vẽ cảnh gì ?
? Thái độ của Chi ra sao ?
? Chi không dám hái vì điều gì ?
+ Treo bức tranh 2 và hỏi ?
? Bức tranh có những ai ?
? Cô giáo trao cho Chi cái gì ?
? Chi nói gì với cô giáo mà cô lại cho Chi ngắt hoa ?
? Cô giáo nói gì với Chi ?
- Gọi HS kể lại nội dung chính.
- Gọi HS nhận xét bạn
- 3 – 5 HS kể.
? Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói như thế nào để cám ơn cô giáo ?
- Gọi HS kể lại đoạn cuối và nói lời cảm ơn của mình.
 ? Ai có thể đặt tên khác cho truyện ?
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .....................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: chính tả
Lớp: 2G
Tiết:25. Tuần: 13
 Thứ .. ngày  tháng năm 2004
Tên bài dạy:
Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu: 
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Bông hoa Niềm Vui.
 - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần (âm chính )iê/ yê, âm đầu r/d, thanh ngã/ thanh hỏi.
- Làm đúng các bài tập phân biệt iê/yê, r/d, thanh ngã/ thanh hỏi.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép. 
Vở bài tập Tiếng Việt. 
 III. Hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5,
2,
8,
10,
 I. Kiểm tra bài cũ:
- lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, 
- ngọn gió, lời ru, giấc ngủ.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn HS tập chép. 
- Viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng nhân vật, tên riêng bông hoa. 
Một số từ khó viết: 
- hãy, hái, nữa, trái tim, nhân hậu, 
dạy dỗ, hiếu thảo.
3. HS chép bài vào vở.
4. GV chấm, chữa.
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
* Kiểm tra đánh giá.
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ
* GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài lên bảng.
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần chép.
- GV yêu cầu 3 HS nhìn bảng đọc đoạn chép.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết.
? Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó (HS phát hiện, GV viết từ đó lên bảng) 
- HS viết các từ đó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng để kt và nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
HS nhìn bảng, chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi. 
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm.
5, 
3’
 5. Luyện tập.
 Bài 1: Điền tiếng có chứa iê hoặc yê đúng với nghĩa giải thích đã cho: 
- yếu, kiến , khuyên 
Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp từ dưới đây
 a) – Rối : Cuộn chỉ bị rối .
 _ Dối : Học sinh không được nói dối. 
 _ Rạ: Ngoài đồng có nhiều rơm và rạ. 
 _ Dạ: Người lớn gọi thì phải dạ. b) 
- Mỡ: Miếng thịt này có rất nhiều mỡ.
- Mở: Bé mở cửa mời khách vào nhà.
- Nữa: Bé không khó nữa.
- Nửa: Hà đã uống một nửa cốc sửa.
III. Củng cố – Dặn dò:
Khen HS có bài viết đẹp.
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài tập chép.
* Luyện tập 
- HS đọc yêu cầu của bài 
 - HS làm bài vào vở 
 - HS chữa bài miệng 
HS thảo luận theo bàn . Từng cặp 2 HS làm miệng 
GV cùng HS chữa bài 
HS ghi câu mình đặt vào trong vở. 
* GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết day:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................
Môn: chính tả
Lớp: 2G
Tiết:26. Tuần: 13
 Thứ .. ngày  tháng năm 2004
Tên bài dạy:
Quà của bố
I. Mục tiêu: 
 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Quà của bố.
 - Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê/yê; phân biệt các cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: d/gi; thanh hỏi / thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và bài tập 3.
Vở bài tập Tiếng Việt. 
 III. Hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp,hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi
chú
5’
 I. Kiểm tra bài cũ:
- yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Quà của bố.
- Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê/ yê; phân biệt các cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: d/gi: thanh hỏi/ thanh ngã.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết. 
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Quà của bố đi câu về có: cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuối.
- 4 câu: Những chữ đầu câu viết hoa.
- Mở thúng ra ... dưới nước ... bò nhộm nhạo.
- Một số từ dễ lẫn:
lần nào, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, tảo, thơm lừng, quẫy, toé nước, thao láo.
3. HS chép bài vào vở.
4. GV chấm, chữa.
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
* Kiểm tra đánh giá.
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ
* GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài lên bảng.
* Vấn đáp:
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt , 2 HS đọc lại.
- Quà của bố đi câu về có những gì?
? Bài chính tả có mấy câu? Những chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Câu nào có dấu hai chấm?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó (HS phát hiện, GV ghi lên bảng). HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét.
* Thực hành, đánh giá.
HS nhìn bảng, chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS.
- GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi. 
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
5, 
3’
 5. Luyện tập.
 Bài 1: Điền iê hoặc yê vào chỗ trống. 
Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
Bài 2: 
a) Điền câu vào chỗ trống d hoặc gi:
Dung dăng dung dẻ.
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời. 
Lạy cậu, lạy mợ
Cho cháu về quê.
Cho dê đi học.
b) Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã:
 Làng tôi có luỹ tre xanh
Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng.
 Trên bờ, vải, nhãn hai hàng.
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
 III. Củng cố – Dặn dò:
Khen HS có bài viết đẹp.
Bài tập về nhà luyện chữ đẹp 10 dòng câu: 
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
* Luyện tập: 
- HS sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1:
GV chép sẵn bài 1 vào bảng, 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình.
Bài 2: 
GV cho HS lần lượt lên bảng điền vào chỗ trống theo yêu cầu từng phần.
GV cho HS đọc chữa bài.
HS khác nhận xét.
* GV nhận xét tiết học.
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài tập chép.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Môn: luyện từ và câu
Lớp: 2G
Tiết:13. Tuần: 13
 Thứ .. ngày  tháng năm 2004
Tên bài dạy:
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về công viẹc gia đình
Câu kiểu “Ai làm gì ?”
Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình).
- Luyện tập kiểu câu Ai làm gì ?
II. Đồ dùng:
- SGK, SGV, vở bài tập TV 2.
- Phấn mầu, bảng phụ có ghi nội dung bài tập 2.
- Tranh ảnh minh hoạ các hoạt động theo nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời
Gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’ 
1’
25’
I. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm từ có tiếng yêu, từ có tiếng thương.
- Đặt câu với một từ vừa tìm được.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu, nhận biết các công việc tại gia đình và đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?
2. Bài mới.
 Bài tập 1: Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp đỡ cha mẹ.
VD: quét nhà; trông em; nấu cơm; nhặt rau; rọn dẹp nhà cửa; ...
Bài 2: 
Tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ? Làm gì ?
Ai ? Làm gì ?
Chi đến tìm bông cúc màu xanh.
Cây xoà cành ôm cậu bé.
Em học thuộc đoạn thơ.
Em làm ba bài tập toán.
* Kiểm tra đánh giá.
- Gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- Gọi 2 HS đạt câu.
* GV nêu yêu cầu của tiết học.
GV nói miệng, HS lấy vở bài tập Tiếng Việt. 
GV ghi đề bài lên bảng.
* Luyện tập thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- HS làm bài rồi đọc chữa.
8 bức tranh vẽ 8 việc, HS có thể tìm những từ tương tự. GV khuyến khích HS tìm các từ diễn đạt khác.
- HS chữa bài miệng nối tiếp.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 2. GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2.
+ HS trao đổi nhóm.
+ Các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. GV ghi đáp án lên bảng phụ. 
4’
Bài 3: Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu;
- Nhóm 1: em, chị em, Linh, cậu bé
- Nhóm 2: quét dọn, giặt, xếp, rửa .... 3: nhà cửa, sách vở, bát đũa, quần ...
VD: 
1. Em quét dọn nhà cửa.
2. Linh xếp sách vở.
III. Củng cố – dặn dò:
- Y/C HS nhắc lại kiến thức của tiết học.
Tìm từ chỉ các việc làm ở nhà, i; đặt câu theo mẫu: Ai làm gì ?
- Về nhà đặt câu theo mẫu trên về bạn bè, người thân của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu cảu bài. GV viết mẫu lên bảng. HS làm bài vào vở rồi đổi vở cho nhau chữa bài.
GV phát giấy khổ to và bộ phiếu học sinh ghép thành câu.
- Khuyến khích HS làm nhiều phương án.
- GV chú ý nhắc HS ghi dấu chấm câu, hoa đầu câu.
* GV yêu cầu HS nói miệng nội dung kiến thức vừa học và nhắc HS về nhà đặt câu theo mẫu bài tập 2.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 
................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 
................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 
Môn: Tập làm văn
Lớp: 2G
Tiết:13. Tuần: 13
 Thứ .. ngày  tháng năm 2004
Tên bài dạy:
Gia đình
I. Mục tiêu:
- Biết cách giới thiệu về gia đình.
- Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt.
- Viết được những điều vừa nói thành một đoạn kể về gia đình có lôgic và rõ ý.
- Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ cảnh gia đình có bố mẹ và hai con.
- Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1.
- Phiếu bài tập cho HS.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời
Gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’ 
25’
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới:
- Bông hoa niềm vui.
- Quà của bố.
- Gia đình
GV : Hôm nay chúng ta học bài tập làm văn nói về Gia đình.
- Cảnh gia đình bạn Minh.
- Có bố, mẹ, em gái Minh và Minh.
Bài tập 1: 
- Gia đình con có bốn người. Bố con là bồ độ, dạy trường Đại học quân sự. Mẹ con là bác sĩ. Mẹ con làm ở khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Anh trai của con tên là Tuấn. Anh học lớp 5 trường Đoàn Thị Điểm. Con rất yêu quý gia đình của mình. Hai anh êm con rất thương yêu nhau. Gia đình con sống rất hạnh phúc...
- Gia đình em có 5 người. Bà em năm nay đã bảy mươi tuổi.
Bà ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân. Bố mẹ phải đi làm cả ngày, tối mới về. Em rất yêu quý và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi em khôn lớn....
* Kiểm tra đánh giá.
- Gọi 4 HS lên bảng làm lại bài tập 2 theo yêu cầu các nội dung.
- HS dưới lớp nghe và nhận xét.
? Trong tuần qua, chúng ta đã học những bài nào nói về chủ đề gia đình ?
- GV treo tranh và hỏi: 
? Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ?
? Trong bức tranh có những ai ?
- Hãy kể về gia đình của mình theo các gợi ý sau:
- Gia đình còn có mấy người ?
- Là những ai ?
- Bố (mẹ) làm nghề gì ?
- Anh chị học lớp mấy ? Trường nào ?
- Con làm gì để thể hiện tình cảm với những người thân trong gia đình ?
- HS làm bài theo nhóm 2.
- HS trình bày miệng.
- Cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
5’
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về gia đình em.
III. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài 2 vào vở bài tập làm văn.
- HS đọc yêu cầu của bài 2.
- HS làm bài vào vở BT Tiếng Việt.
- Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
- Thu vở chấm chữa cho từng HS.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 
................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 
................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTV t13.doc