Giáo án môn Toán, tập đọc lớp 2

Giáo án môn Toán, tập đọc lớp 2

I. Mục đích yêu cầu

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng

 - Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Búng càng ( nhìn ) trân trân, nắc nơm, mài chèo, bánh lái, quẹo, .

 - Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăn khít.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh đọc bài: “ Bé nhìn biển “ trả lời các câu hỏi SGK.

 * Giáo viên nhận xét ghi điểm

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Học sinh xem tranh minh hoạ: “ Giáo viên giới thiệu: Truyện Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau là một câu chuyện rất thú vị. Chúng ta hãy đọc truyện xem tình bạn của chúng được bắt đầu và trở nên thắm thiết như thế nào ?

 

doc 12 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán, tập đọc lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thø hai 12 th¸ng 8 n¨m 2010
TẬP ĐỌC:	TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng
	- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Búng càng ( nhìn ) trân trân, nắc nơm, mài chèo, bánh lái, quẹo,.
	- Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăn khít.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh đọc bài: “ Bé nhìn biển “ trả lời các câu hỏi SGK.
	* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Học sinh xem tranh minh hoạ: “ Giáo viên giới thiệu: Truyện Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau là một câu chuyện rất thú vị. Chúng ta hãy đọc truyện xem tình bạn của chúng được bắt đầu và trở nên thắm thiết như thế nào ?
2. Luyện đọc
2.1 Giáo viên đọc mẫu toàn bài
2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu
* Luyện phát âm từ khó: tràn tràn, lượn, nắc nơm, ngoắt quẹo, uốn đuôi, phục lăn.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi học sinh đọc chú giải
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn
- Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng
+ Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nói lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ?
* Câu 2: Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
* Câu 3: Đuôi và vẩy Cá Con có lợi ích gì ?
* Phục lăn: Rất khâm phục
* Áo giáp: Bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể.
* Câu 4: Kể lại việc làm Tôm Càng cứu Cá Con.
* Câu 5: Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ?
- Nhắc học sinh đọc lướt các đoạn 2,3,4 để tìm cho đủ các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng.
4. Luyện đọc lại
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu
- Học sinh phát âm cá nhân đồng thanh
- Học sinh đọc chú giải
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
- Học sinh đọc cá nhân đồng thanh
- Tôm Càng gặp một con vật lạ thân đẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
- Bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở.
+ Đuôi: Vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
+ Vẩy: Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau.
- Học sinh nối tiếp nhau kể lại hành động của Tôm Càng cứu bạn.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Tôm Càng thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xia, lo lắng, hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là người bạn rất đáng tin cậy.
- Các nhóm đọc phân công vai
5. Củng cố - dặn dò
	- Em học được ở nhân vật Tôm Càng điều gì ?
	- Yêu quý bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn
	* Nhận xét tiết học
	* Yêu cầu học sinh về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện
----------------------------------------------------- 
TOÁN:	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ
	- Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian:
	+ Thời điểm
	+ Khoảng thời gian
	+ Đơn vị đo thời gian
	- Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
	- Mô hình đồng hồ
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng quay kim đồng hồ chỉ: 14 giờ, 2 giờ 30 phút, 6 giờ rưỡi, 17 giờ, 21 giờ, 4 giờ 15 phút.
	* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cố sẽ giúp các em củng cố kĩ năng xem đồng hồ sau đó nhận biết các biểu tượng về thời gian để sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
2. Hướng dẫn học sinh làm các bài trong SGK
* Bài 1: Hướng dẫn học sinh xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó.
* Bài 2: Học sinh nhận biết các thời điểm trong hoạt động: “Đến trường học “.
- Hà đến trường sớm hơn Toàn mấy phút ?
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc mấy phút ?
* Bài 3: Củng cố kĩ năng sử dụng đơn vị đo thời gian.
- Học sinh xem tranh trả lời
a. Nam cùng bạn đến chuồng thú lúc 8giờ30phút
b. Nam và các bạn đến chuồng Voi lúc 9giờ
c. Nam và các bạn đến chuồng Khỉ lúc 9giờ15phút
d. Nam và các bạn ngồi nghỉ lúc 10giờ15phút
e. Nam và các bạn ra về lúc 1giờ
a. Hà đến trường sớm hơn
b. Quyên đi ngủ muộn hơn
15 phút
30 phút
a. Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8giờ
b. Nam đi từ nhà đến trường hết 15 phút
c. Em làm bài kiểm tra trong 35 phút
3. Củng cố - dặn dò
	* Nhận xét tiết học
	* Bài sau: Tìm số bị chia 
------------------------------------------------------ 
CHÍNH TẢ:	VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI
I. Mục đích yêu cầu
	- Chép lại chính xác truyện vui: “ Vì sao cá không biết nói “
	- Viết số một số tiếng có âm đầu r/d hoặc có vần ưt/ưc
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ chép mẫu chuyện: “ Vì sao cá không biết nói “
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng - Cả lớp viết bảng con các từ sau: con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp.
* Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ chép lại đoạn truyện vui: “ Vì sao Cá không biết nói “ sau đó làm các bài tập phân biệt r/d ; ưt/ưc
2. Hướng dẫn tập chép
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc mẫu chuyện
- Việt hỏi anh điều gì ?
- Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ?
* Hướng dẫn cách trình bày
- Câu chuyện có mấy câu ?
- Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào ?
- Trong bài những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
* Hướng dẫn viết từ khó: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng.
2.2 Giáo viên đọc học sinh chép bài vào vở.
2.3 Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2b
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn chữa bài
- 2 học sinh đọc lại
- Vì sao cá không biết nói
- Lân chê em hỏi ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước. Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật. Nhưng có lẽ cá cũng có cách trao đổi riêng với bầy đàn
- Có 5 câu
- Dấu hai chấm và dấu gạch ngang
- Chữ đầu câu: Anh, Em, Nếu
- Tên riêng: Việt, Lân
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh thực hành chép bài vào vở
- Học sinh đọc đề bài trong SGK
- 1 học sinh lên bảng làm
Sân hãy rực vàng
Rủ nhau thức dậy
4. Củng cố - dặn dò
	- Theo em vì sao cá không biết nói ? ( Vì nó là loài vật )
	- Cá giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của nó
	* Nhận xét tiết học
	* Về nhà đọc lại chuyện và chuẩn bị bài sau
TNXH:	 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu:
	- Nêu được tên và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước
	- Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
	- Hành trình và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, miêu tả.
	- Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh ảnh trong SGK
	- Các tranh ảnh sưu tầm về các loài cây sống dưới nước.
	- Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, hoa sen, rau muống nước.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 
Em hãy kể tên các loài cây ăn quả ? Loại cây lấy gỗ ? Loại cây làm thuốc ?
	* Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cố sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu một số loài cây sống ở dưới nước.
2. Hướng dẫn bài
* Hoạt động 1: Khởi động
	Lớp hát bài: “ Ao trường “
	Hoa sen là một loại hoa có thân dài cắm sâu vào bùn nó mộc ở đầm hồ, ngoài cây hoa sen ra ta còn có một số loài cây khác sống dưới nước. Bây giờ chúng ta cùng học bài một số loài cây sống dưới nước để tìm hiểu thêm những loài cây đó nhé.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3
+ Nêu nơi sống của cây
+ Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
* Bước 2: Làm việc theo lớp
- Yêu cầu các nhóm báo cáo nhận xét
* Hoạt động 3: Trưng bày tranh ảnh vật thật.
- Yêu cầu học sinh dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó.
* Nhận xét đánh giá kết quả của từng tổ
- Học sinh thảo luận và ghi vào phiếu
- Các nhóm lần lượt báo cáo
+ Hình 1: Cây lục bình - ao - làm thức ăn cho động vật
+ Hình 2: Cây sen - đầm hồ - nhuỵ hoa ướp trà, hạt sen dùng làm thức ăn, lá để gói thức ăn.
- Học sinh tranh trí tranh, ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ.
- Trưng bày sản phẩm
- Học sinh các tổ quan sát đánh giá lẫn nhau.
* Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức
- Chia học sinh làm 3 nhóm
* Phổ biến cách chơi:
	- Khi giáo viên có lệnh, từng nhóm một đứa lên nói tên một loại cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói trên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì nhóm đó thắng cuộc.
	- Tổ chức cho học sinh chơi
	* Nhận xét tiết học
TOÁN:	TÌM SỐ BỊ CHIA
I. Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh:
Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia
Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
II. Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa hình vuông bằng nhau
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Hằng ngày, em đến trường vào lúc mấy giờ ?
	- Quay kim đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút và 10 giờ 30 phút.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết các thành phần của phép chia. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia sau đó giải các bài toán có liên quan.
2. Hướng dẫn bài
a. Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia
a. Giáo viên gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng
- Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông ?
6: Số bị chia ; 2: Số chia ; Thương là 3
- Học sinh nhắc lại
b. Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy ô vuông ?
- Hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng.
b. Giới thiệu cách tìm số chia chưa biết
* Giáo viên nêu: x : 2 = 5
Số x là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5
* Vậy muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ?
3. Thực hành
* Bài 1: Yêu cầu học sinh lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia theo từng cột.
* Bài 2: Gọi 1 học sinh lên bảng thực hành
x : 2 = 3
 x = 3 x 2
 x = 6
- Yêu cầu học sinh trình bày theo mẫu
* Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Gọi 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở. 
* Chấm bài - nhận xét
- Có 3 ô vuông
6 : 2 = 3
- Học sinh nhắc lại
3 x 2 = 6
6 = 3 x 2
- Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
x : 2 = 5
 x = 5 x 2
 x = 10
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
- Học sinh tính nhẩm nêu kết quả từng cột.
- 1 học sinh lên bảng
- Cả lớp làm vào vở 2b
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc đề - thực hiện phép tính.
Số kẹo có tất cả là:
 5 x 3 = 15 ( chiếc )
 ĐS: 15 chiếc
4. Củng cố - dặn dò:
	* Học sinh nêu lại quy tắc tìm số bị chia
	* Nhận xét tiết học
TOÁN:	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
	Giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng giải bài tập: “ Tìm số bị chia chưa biết “
	- Rèn kĩ năng giải toán có phép chia
	- Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia.
II. Đồ dùng dạy học
	- Viết sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng làm các bài tập
x : 5 = 2	x : 4 = 6	x : 2 = 6
	- Gọi một số học sinh đọc quy tắc
	* Nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập “ Tìm số bị chia chưa biết “ và kĩ năng giải bài toán có phép chia. 
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1:
- Bài này yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
* Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Viết lên bảng 2 phép tính của cột a
 x – 2 = 4 x : 2 = 4
x trong hai phép tính trên có gì khác nhau ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết.
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Chữa bài
* Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài
- Số cần điền vào các ô trống ở những vị trí của những thành phần nào trong phép chia ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia, cách tìm thương trong một phép chia.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Cho học sinh nhận xét, sửa bài
* Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng
* Chữa bài
- Tìm y
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp
- Lớp làm vào SGK
- Tìm x
- x trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
- 2 học sinh lần lượt trả lời
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Số cần điền là số bị chia hoặc thương trong phép chia.
- Học sinh trả lời
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm SGK
- Học sinh sửa bài
- 1 học sinh đọc đề bài
- Lớp đọc thầm
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở
Tóm tắt
1 can: 3 lít
6 can: ? lít
Giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 18 ( lít )
 ĐS: 18 lít
3. Củng cố - dặn dò
	* Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương
	* Chuẩn bị bài sau: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác.
TOÁN:	CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
I. Mục tiêu
	Giúp học sinh:
	- Bước đầu nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
	- Biết cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác bằng cách tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình vẽ tam giác, tứ giác.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng làm các bài tập sau:
	HS1: Làm bài 1 a,b
	HS2: Làm bài 2 b,c
	HS3: Làm bài 4
	Gọi một số học sinh đọc quy tắc số bị chia
	* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giúp các em nhận biết chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác. Qua đó, áp dụng cách tính chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác.
2. Hướng dẫn bài
a. Giới thiệu về cạnh và chu vi của hình tam giác.
- Gọi học sinh đọc tên hình tam giác vẽ trên bảng, đọc tên các đoạn thẳng có trong hình, cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA.
- Hãy tính tổng độ dài của cạnh AB, BC, CA.
- Tổng độ dài cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu ?
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu ?
b. Giới thiệu cạnh và chu vi của hình tứ giác.
- Gọi học sinh đọc tên hình tứ giác
- Cho học sinh tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác
- Chu vi của hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó.
3. Luyện tập - thực hành
* Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Khi biết độ dài các cạnh, muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo mẫu
* Bài 2
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
* Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu các em tự làm
* Sửa bài
- Hình tam giác ABC
- Đoạn thẳng: AB, BC, CA
- Học sinh quan sát hình và trả lời: AB dài 3cm, BC dài 5cm, CA dài 4cm
- Học sinh thực hiện tính tổng:
3cm + 5cm + 4cm= 12cm
- Là 12cm
- Chu vi của hình tam giác ABC là 12cm
- Hình tứ giác DEGH
- 3cm + 2cm + 4cm + 6cm = 15cm
- Chu vi của hình tứ giác là: 15 cm
- Tính chu vi của hình tam giác khi biết độ dài các cạnh.
- Tính tổng độ dài các cạnh
- Học sinh làm bài - chữa bài
- Học sinh làm bài
* Sửa bài
- Học sinh đọc đề bài
- Hình tam giác ABC có độ dài các cạnh đều bằng 3cm
Chu vi hình tam giác ABC là:
3 + 3 + 3 + = 9 ( cm )
 ĐS: 9 cm
3. Củng cố - dặn dò
	* Yêu cầu học sinh nêu tên cạnh của một số hình tam giác, hình tứ giác, cách tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.
	* Về nhà ôn lại bài
TOÁN:	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
	Giúp học sinh:
	- Củng cố biểu tượng về chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.
	- Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác thông qua việc tính tổng độ dài các cạnh hình đó.
	- Củng cố kĩ năng vẽ hình qua các điểm cho trước.
II. Đồ dùng dạy học
	- Các hình vẽ tam giác, tứ giác.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
a. 5cm, 8cm, 4cm	b. 6cm, 10cm, 9cm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giúp các em củng cố về nhận biết và tính chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Nhận xét
* Bài 2
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi của hình tam giác.
* Nhận xét
* Bài 3
- Gọi 1 học sinh lên bảng - lớp làm vào vở.
* Nhận xét
* Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
C. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh lên bảng
- Lớp làm SGK
- 1 học sinh làm bài tập trên bảng, cả lớp làm bài vào vở
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 5 + 4 = 11 ( cm )
 ĐS: 11 cm
- Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- 1 học sinh lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
Chu vi hình tứ giác DEGH là:
3 + 5 + 6 + 4 = 18 ( cm )
 ĐS: 18 cm
- Học sinh đọc
- 2 học sinh lên bảng làm - lớp làm vào vở.
a. Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 ĐS: 12 cm
b. Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 ĐS: 12 cm

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan.doc