Giáo án môn học lớp 2 - Tuần dạy 33 năm 2009

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần dạy 33 năm 2009

Tập đọc

 BÓP NÁT QUẢ CAM

I. Mục tiêu:

- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó; đọc diễn cảm; phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Hiểu các từ ngữ: nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.

- Hiểu nội dung bài: Biết được truyện ca ngợi Trần Quốc Toản một thiếu niên anh hùng nhỏ tuổi, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. Biết được sự kiện lịch sử và các danh nhân anh hùng.

- Kính trọng và biết ơn các anh hùng.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ SGK.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần dạy 33 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ 
 ________________________________
Tiết 2 +3: Tập đọc
 Bóp nát quả cam 
I. Mục tiêu: 
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó; đọc diễn cảm; phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu các từ ngữ: nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Hiểu nội dung bài: Biết được truyện ca ngợi Trần Quốc Toản một thiếu niên anh hùng nhỏ tuổi, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. Biết được sự kiện lịch sử và các danh nhân anh hùng.
- Kính trọng và biết ơn các anh hùng.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: Tiếng chổi tre + trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc: 
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc tiếng từ khó: nước ta, sáng nay, liều chết, quát lớn, lăm le, ...
- Cho HS luyện đọc theo câu, đoạn.
- GV treo bảng phụ cho HS luyện đọc câu khó.
GV theo dõi + chỉnh sửa.
Kết hợp giải nghĩa từ ngữ: nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Luyện đọc toàn bài.
Nhận xét - cho điểm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì?
Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua?
Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước?
Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
4. Luyện đọc nâng cao:
- Cho HS đọc cá nhân. 
GV hướng dẫn bổ sung.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
Nhận xét - cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bài.
- HS nghe - đọc thầm 
- HS luyện đọc tiếng từ khó: nước ta, sáng nay, liều chết, quát lớn, lăm le, ... 
- HS đọc cá nhân, nối tiếp đọc các câu trong từng đoạn - nối tiếp đọc các đoạn. 
- HS luyện đọc câu khó.
Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// 
- HS đọc theo nhóm, đọc tiếp sức, đọc đồng thanh.
- Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
- Trần Quốc Toản vô cùng căm thù giặc.
- Trần Quốc Toản xin gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.
- Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm.
- Trần Quốc Toản rất yêu nước, căm thù giặc.
- Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền.
- Vì cậu biết phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước.
- Vì vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
- Vì bị Vua xem như trẻ con, và lòng căm thù khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai tay bóp chặt làm nát quả cam.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc theo nhóm.
 ______________________________
Tiết 4: Toán 
 Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Ôn về đọc số, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000.
- Rèn kĩ năng đọc số, viết số, so sánh số thành thạo, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu các loại giấy bạc mà em biết trong phạm vi 1000 đồng.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
- Tìm các số tròn chục trong bài?
- Tìm các số tròn chục trong bài?
- Số nào trong bài có 3 chữ số giống nhau?
* Bài 2: Treo bảng phụ.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi phần a
Điền số nào vào ô trống thứ nhất? Vì sao?
- Cho HS điền tiếp các số còn lại của phần a và cho HS đọc các số này và nhận xét về dãy số.
- Cho HS tự làm các phần còn lại trong bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
Những số như thế nào thì được gọi là các số tròn trăm?
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài sau đó gọi HS lên chữa bài và giải thích cách so sánh.
Nhận xét + chỉnh sửa. 
* Bài 5:
- GV đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con.
Nhận xét + sửa sai
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bài.
- 1 HS nêu
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 250; 900
- 900
- 555
- 1 HS nêu.
- Điền số 382 vì đếm 380, 381 sau đó đến 382. 
- Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nêu
- Là những số có hai chữ số tận cùng đều là 0( có hàng chục và hàng đơn vị là 0)
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở:
100; 200; 300; 400; 500; 600; 700; 800; 900; 1000. 
- 1 HS đọc. 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở:
372 > 299 631 < 640 
...
- HS viết theo yêu cầu:
a, 100 b, 999 c, 1000
______________________________
Tiết 5,6,7 GV chuyên soạn và dạy
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009
Tiết 1: Toán 
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Ôn về đọc số, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000.
- Rèn kĩ năng đọc số, viết số, so sánh số thành thạo, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
Gọi HS chữa bài tập 4- tr 168.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2 Luyện tập:
* Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
=> Chốt cách đọc, viết số có 3 chữ số.
* Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV viết số 843 lên bảng và hỏi: Số này gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Hãy viết số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Nhận xét và rút ra kết luận.
- Cho HS tự làm tiếp các phần còn lại.
Nhận xét + chỉnh sửa.
* Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa. 
=>Chốt cách làm: So sánh các số có 3 chữ số đã cho rồi sắp xếp theo yêu cầu.
* Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
Nhận xét + chỉnh sửa.
=> Nhận xét đặc điểm của từng dãy số.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bài.
- 1 HS nêu.
- Lớp làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm: 1 HS đọc số, 1 HS viết số.
- 1 HS nêu.
- Số 842 gồm 8 trăm, 4 chục, 2 đơn vị.
- 2 HS lên bảng viết, lớp làm bài vào bảng con: 842 = 800 + 40 + 2.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a, 297; 285; 279; 257
b, 257; 279; 285; 297
- 1 HS nêu
- HS tự làm bài và trả lời miệng: 
a, 462; 464; 466; 468.
... 
 _____________________________
Tiết 2: Chính tả
Nghe - viết: Bóp nát quả cam 
I. Mục tiêu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng và đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện: Bóp nát quả cam. 
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: x/s, iê/i.
- Rèn cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết: lặng ngắt, núi non, lao công, nức nở.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết:
- Cho HS đọc đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện: Bóp nát quả cam. 
Đoạn văn nói về ai? Đoạn văn kể về chuyện gì?
Đoạn văn có mấy câu? Tìm những chữ được viết hoa trong bài và cho biết vì sao?
- Cho HS tập viết chữ khó viết: âm mưu, Quốc Toản, nghiến răng, xiết chặt, quả cam., ...
Nhận xét và sửa sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
GV giúp đỡ HS yếu.
- GV đọc lại .
- Chấm bài và nhận xét.
GV chữa lên bảng những lỗi phổ biến. 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 2: Treo bảng phụ
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- GV hướng dẫn.
Nhận xét + sửa sai.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bài.
- 2 HS lên bảng viết.
- Lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc.
- Nói về Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản thấy giặc Nguyên lăm le xâm lược nước ta nên xin vua cho đánh. Vua thấy Quốc Toản ...
- Có 3 câu. Quốc Toản là tên riêng. Các từ còn lại là từ đứng đầu câu.
- HS viết bảng con: âm mưu, Quốc Toản, nghiến răng, xiết chặt, quả cam, ...
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1HS nêu.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm bảng con.
a, - sao, sao
 - sao, xoè
 - xuống, xáo, xáo, xáo
b, chím chím, tiếng nói, dịu dàng, cô tiên, Thuỷ Tiên, khiến
 ______________________________
Tiết 3 Thủ công
Ôn tập: Thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích
I. Mục tiêu : HS:
+ Củng cố và rèn kĩ năng làm đồ chơi
+ Yêu thích làm đồ chơi
II. Đồ dùng : 
 + Kéo , giấy thủ công ,...
III. Hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra:KT sự chuẩn bị của HS 
B. Bài mới
1. Nêu yêu cầu giờ học 
2. Hướng dẫn ôn tập
+ Nêu tên các đồ chơi đã được học làm?
+ Y/c HS lần lượt nêu các bước làm từng đồ chơi?
+ GV nhấn mạnh cách làm
+ Tổ chức cho HS làm đồ chơi: mỗi HS làm 1 đồ chơi yêu thích
+ HS thực hành làm
+ GV theo dõi, giúp đỡ
+ Tổ chức trưng bày, nhận xét, đánh giá sản phẩm
3. Củng cố , dặn dò : 
 Nhận xét tiết học . 
Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau .
- Nắm yêu cầu giờ học
- Nêu tên các đồ chơi đã được học
+ Thuyền phẳng đáy không mui
+ Thuyền phẳng đáy có mui
+ Làm vòng đeo tay
+ Làm đồng hồ đeo tay
+ Làm xúc xích
+ Gấp con bướm
- Nêu các bước làm từng đồ chơi
- Mỗi em làm 1 đồ chơi mà mình thích.
- Trưng bày
___________________________________________
Tiết 4: Tự nhiên - Xã hội
 Mặt Trăng và các vì sao
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao.
- Phân biệt được Mặt Trăng với các vì sao và các đặc điểm của Mặt Trăng.
- Thích quan sát mọi vật để có vốn hiểu biết.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Phương Mặt Trời mọc cố định, người ta gọi là phương gì?
Phương Mặt Trời lặn cố định, người ta gọi là phương gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu về Mặt Trăng:
- Cho HS quan sát tranh SGK trang 68 và hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
 Bức tranh chụp về cảnh gì?
 Mặt Trăng hình gì? 
 Mặt Trăng xuất hiện mang lại lợi ích gì?
 ánh sáng Mặt Trăng như thế nào, có giống ánh sáng Mặt Trời không? 
=> Kết luận: Mặt Trăng tròn giống như một “quả bóng lớn” ở xa Trái Đất, chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm. ánh sáng c ... , so sánh các số có 3 chữ số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- Đọc số: 324; 675; 951
- Viết số: Tám trăm sáu mươi hai
 Ba trăm bảy mươi mốt.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:	
* Bài 1: Đọc các số sau
769 :................... 187 :.......................
658 :................... 594 : ......................
281 :................... 475 :....................... 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài. 
Nhận xét + chỉnh sửa. 
* Bài 2: Viết các số sau
Ba trăm tám mươi lăm
Bảy trăm mười bốn
Năm trăm
chín trăm chín mươi
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài. 
Nhận xét + chỉnh sửa. 
* Bài 3: >, <, =?
326 ... 239 574 ... 568
495 ... 496 999 ... 1000
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài sau đó gọi HS lên chữa bài và giải thích cách so sánh.
Nhận xét + chỉnh sửa. 
* Bài 4: Đặt tính rồi tính
672 + 115 564 - 412
847 - 541 253 + 346
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài. 
Nhận xét + chỉnh sửa. 
=> Chốt cách đặt tính và tính
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bài.
- 1 HS nêu
- HS tự làm bài:
769: Bảy trăm sáu mươi chín; ...
- 1 HS nêu
- HS tự làm bài:
Ba trăm tám mươi lăm: 385; ...
- 1 HS nêu. 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở:
326 > 239 574 > 568 ... 
...
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
 672 564 ...
 115 412
 787 152
 Tự học
 	 Hoàn thành các môn học trong ngày
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- Rèn cho HS ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hoạt động 2: Tự học
- Cho HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- GV giúp đỡ HS yếu.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- GV chốt kiến thức cơ bản cần ghi nhớ của từng bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS nêu tên các môn học trong ngày.
- HS tự hoàn thành bài tập của các môn:
+ Toán: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000.
+ Chính tả: Bóp nát quả cam.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 5: Luyện Tiếng Việt 
 Luyện đọc bài: Quyển sổ liên lạc 
I. Mục tiêu: 
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó; ngắt nghỉ hơi đúng khi gặp dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu các từ: lắm hoa tay, lời phê, hy sinh.
- Hiểu được tác dụng của quyển sổ liên lạc là để ghi nhận xét của GV về kết quả học tập, những ưu khuyết điểm của HS để cha mẹ phối hợp với nhà trường động viên giúp đỡ các em.
- Có ý thức giữ gìn sách vở và rèn viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: Bóp nát quả cam + trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HS luyện đọc: 
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc tiếng từ khó: sổ liên lạc, lắm hoa tay, nguệch ngoạc, ... 
- Cho HS luyện đọc câu, luyện đọc theo đoạn.
- Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, cho HS 
luyện đọc.
GV theo dõi + chỉnh sửa.
Kết hợp giải nghĩa từ ngữ: lắm hoa tay, lời phê, hy sinh.
- Luyện đọc toàn bài.
Nhận xét - cho điểm.
3. Tìm hiểu bài:
Bố Trung được mọi người khen vì điều gì?
Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung làm gì?
Vì sao tháng nào cô giáo cũng nhắc Trung điều đó?
Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung để làm gì?
Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố?
Trong sổ liên lạc, cô giáo đã nhận xét em thế nào? 
Em đã làm gì để thầy cô vui lòng?
Sổ liên lạc có tác dụng gì?
Em phải giữ gìn sổ liên lạc như thế nào?
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bài.
 Hoạt động của HS
- HS nghe -> đọc thầm 
- HS luyện đọc tiếng từ khó: sổ liên lạc, lắm hoa tay, nguệch ngoạc, ... 
- HS đọc cá nhân, nối tiếp đọc các câu trong từng đoạn -> nối tiếp đọc các đoạn. 
- HS luyện đọc:
Trung băn khoăn:// 
- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?// 
Bố bảo://
- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều,/ chữ mới được như vậy.//
- HS đọc theo nhóm, đọc tiếp sức, đọc đồng 
thanh.
- Vì bố Trung lắm hoa tay làm việc gì cũng khéo, viết chữ lại đẹp.
- Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải luyện viết thêm ở nhà.
- Vì chữ của Trung còn xấu.
- Để Trung biết hồi còn nhỏ chữ của bố cũng rất xấu. Nghe lời thầy, bố luyện viết nhiều nên chữ mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo, tập viết nhiều thì chữ Trung cũng sẽ đẹp.
- Vì thầy giáo của bố đã hi sinh.
- HS mở sổ liên lạc và đọc lời nhận xét của cô.
- Em cố gắng sửa chữa những khuyết điểm của mình.
- Ghi nhận xét của thầy, cô để thông báo cho gia đình phụ huynh biết tình hình học tập của con mình.
- Tự đưa ra ý kiến
 ______________________________ 
Tiết 6: Thể dục
 Chuyền cầu - Trò chơi: “Ném bóng trúng đích”
 I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu tiếp tục nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác.
- Ôn trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu nâng cao khả năng ném trúng đích.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Dọn sạch sân tập, kẻ sân vạch giới hạn cho trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
- Còi, mỗi đội 3 - 10 quả bóng nhỏ và một rổ làm đích.
- Mỗi HS một quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội 
dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
- Chuyền cầu theo nhóm hai người
- Trò chơi: Ném bóng trúng đích
3. Phần kết thúc:
-Thả lỏng. 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về ôn bài.
 Định Lượng
 5-7 phút
(Mỗi động tác 2- 8 nhịp)
20-22 phút
5 - 7 phút 
 Phương pháp tổ chức
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu 
giờ học.
- GV điều khiển: 
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc. 
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Cán sự lớp điều khiển cho lớp tập.
- Đội hình 2 HS một quay mặt vào nhau cách nhau 2 m, đôi nọ cách đôi kia tối thiểu là 2 m.
- Cán sự chỉ đạo, HS tập theo tổ: Từng đôi tự tập.
- Từng tổ thi để chọn đôi giỏi nhất, sau đó các đôi lại tiếp tục thi để chọn vô địch.
- GV theo dõi và khen ngợi đôi đạt kết quả tốt.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và hướng dẫn luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo tổ.
- Khen ngợi tổ đạt kết quả tốt.
- Đi đều và hát theo hàng dọc.
 _______________________________
Tiết 7: Tự học
 Hoàn thành các môn học trong ngày
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- Rèn cho HS ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hoạt động 2: Tự học
- Cho HS hoàn thành các môn học trong ngày.
- GV giúp đỡ HS yếu.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- GV chốt kiến thức cơ bản cần ghi 
nhớ của từng bài học.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS nêu tên các môn học trong ngày.
- HS tự hoàn thành bài tập của các môn:
+ Tự nhiên và xã hội: Mặt Trăng và vì sao.
+ Toán: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp).
+ Chính tả: Nghe - viết: Bóp nát quả cam.
+ Tập viết: Chữ hoa V (kiểu 2).
+ Thể dục: Chuyền cầu - Trò chơi: “Ném bóng trúng đíchi” 
- HS nghe và ghi nhớ.
_____________________________________________________________________
 Tiết 1: Tập đọc
 Lượm 
I. Mục tiêu: 
- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng các từ khó; đọc diễn cảm; ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ.
- Hiểu nghĩa của các từ: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm.
- Học tập và yêu quý anh liên lạc.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc: 
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV
A. Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: Bóp nát quả cam + trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc: 
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc tiếng từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, cái xắc, ca lô, ...
- Cho HS luyện đọc câu, đoạn.
- GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
GV theo dõi + chỉnh sửa
Kết hợp giải nghĩa từ: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng. 
- Cho HS luyện đọc cả bài.
GV theo dõi + chỉnh sửa.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Tìm những từ tả nét ngộ nghĩnh đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu.
Lượm có nhiệm vụ gì?
Lượm dũng cảm như thế nào?
Em thấy Lượm là người như thế nào? 
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV xoá dần cho HS luyện đọc thuộc lòng.
- Gọi HS đọc thuộc lòng toàn bài.
Nhận xét - cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS về ôn bài.
 Hoạt động của HS
- HS nghe -> đọc thầm 
- HS luyện đọc tiếng từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, cái xắc, ca lô, ...
 - HS luyện đọc cá nhân, nối tiếp từng câu, từng đoạn.
- HS luyện đọc:
- Đọc theo nhóm, đọc đồng thanh.
- Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, ... vừa đi vừa nhảy.
- Lượm có nhiệm vụ liên lạc, chuyển thư, tài liệu ra trận.
- Đạn bay vèo vèo mà Lượm vẫn chuyển thư ra mặt trận an toàn.
- Không sợ nguy hiểm bất chấp cả tính mạng để chuyển thư.
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ
Biểu diễn bài hát ca ngợi quê hương đất nước
I. Mục tiêu:
- HS biểu diễn một số bài hát ca ngợi đất nước Việt Nam.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Động tác phụ hoạ cho một số bài hát ca ngợi quê hương, đất nước.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu nội dung.
2. Tổ chức hoạt động:
- Cho HS biểu diễn một số bài hát ca ngợi quê hương, đất nước.
GV nhận xét và khen ngợi ngợi.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS luôn luôn thực hiện tốt năm điều Bác dạy để lớn lên góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
- HS biểu diễn một số bài hát ca ngợi đất nước: HS biểu diễn nhóm, cá nhân các bài hát ca ngợi quê hương, đất nước mà các em đã chuẩn bị.
- HS càng thêm yêu quê hương, đất nước và càng tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc. Từ đó có ý thức học tập, phấn đấu, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ để sau này lớn lên sẽ tiếp bước cha anh, ghi tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 33 L2 CKTKN.doc