Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 18

Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 18

Toán

 Tiết 86 : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Giúp học sinh :

-Quy trình giải bài toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng trừ).

-Cách trình bày bài giải của bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng : Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.

3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Ghi bảng bài 3,4.

2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 năm 2003 - 2004 - Tuần thứ 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Kế hoạch dạy học Tuần 18 Lớp Hai/2
BUỔI SÁNG
Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2004
Hoạt động tập thể.
Tiết 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 ---------------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I.
 --------------------------------------------------------
Toán
 Tiết 86 : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Quy trình giải bài toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng trừ).
•-Cách trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng : Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Ghi bảng bài 3,4.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1. Bài cũ : Ôn tập về đo lường.
-Ghi : 100kg – 38kg 100l – 7l 26l + 14l – 17l
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : luyện tập.
Mục tiêu : Quy trình giải bài toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng trừ).Cách trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
Bài 1 : Gọi 1 em đọc đề,
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Muốn biết cả hai buổi bán bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ? Tại sao ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Bài toán cho biết những gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ? Vì sao ?
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải.
-Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : Cho HS thi điền số :
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
1
2
3
4
5
8
11
14
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-3 em đặt tính và tính.Lớp bảng con.
-Ôn tập về giải toán.
-1 em đọc đề,
-Buổi sáng bán 48l dầu, buổi chiều bán 37l dầu.
-Cả hai buổi bán ? lít dầu.
-Thực hiện phép cộng : 48 + 37
-Vì số lít dầu cả ngày bằng số lít dầu buổi sáng và chiều gộp lại.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
Tóm tắt Buổi sáng : 48l
 Buổi chiều : 37l
 Tất cả : ? l
Giải
 Số lít dầu cả ngày bán được là :
48 + 37 = 85 (l)
Đáp số : 85l
-1 em đọc đề.
-Bình nặng : 32 kg, An nhẹ hơn Bình 6 kg.
-An cân nặng bao nhiêu kg.
-Thuộc dạng ít hơn vì nhẹ hơn là ít hơn.
Tóm tắt
Bình : 32 kg.
An : 5 kg
 ?kg
Giải
Bạn An cân nặng là :
32 – 6 = 26 (kg)
Đáp số : 26 kg.
-1 em đọc đề.
-Lan hái : 24 bông hoa.Liên hái nhiều hơn Lan 16 bông hoa.
-Liên hái được mấy bông hoa.
-Bài toán về nhiều hơn.
Tóm tắt .
Lan : 24 bông hoa.
Liên : 16 b.hoa. 
 ? bông hoa,
Giải.
Số bông hoa Liên hái được :
24 + 16 = 40 (bông)
Đáp số : 40 bông hoa.
-Học sinh thi điền số : Chia 2 đội.
-Hoàn thành bài tập.
 ---------------------------------------------------------
 Tiếng việt
Tiết 1 : ÔN TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
•-Đọc trơn các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 chữ/ 1 phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
•-Ôn luyện về từ chỉ sự vật.
 -Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Ý thức học tập tốt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc &HTL . Viết sẵn câu văn BT2.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em đọc bài “Thêm sừng cho ngựa” và TLCH 
-Bin ham vẽ như thế nào ?
-Bin định vẽ con gì ?
-Bin định chữa bức vẽ đó như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
1. Ôn luyện đọc & HTL.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Đọc trơn các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 chữ/ 1 phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 7 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
2. Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho .
Mục tiêu: Ôn luyện về từ chỉ sự vật.
-Gọi HS đọc yêu cầu và đọc câu văn đề bài cho.
-Em gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Viết bản tự thuật theo mẫu.
Mục tiêu : Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
-Gọi học sinh nêu yêu cầu .
-Gọi một số em đọc bài Tự thuật.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-Thêm sừng cho ngựa.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em đọc.
-Gạch chân từ chỉ sự vật.
-Lớp làm bài, 2 em lên bảng.
-Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 em nêu yêu cầu.
-Cả lớp làm bài.
-Một số em đọc lại bài.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc bài .
 -------------------------------------------------------- 
BUỔI CHIỀU
Tiếng việt
 Tiết 2 : ÔN TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG / TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức :
-Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
-Ôn luyện về cách tự giới thiệu.
-Ôn luyện về dấu chấm.
2.Kĩ năng : Đọc trôi chảy rõ ràng rành mạch.
3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ : ( Xem tiết 1)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
1. Ôn luyện đọc & HTL.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Đọc trơn các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 chữ/ 1 phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 7 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
2. Đặt câu tự giới thiệu.
Mục tiêu : Ôn luyện về cách tự giới thiệu.
-Gọi học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu 1 em làm mẫu.
-Em nhắc lại câu giới thiệu ?
-2 tình huống còn lại, hãy thảo luận cặp đôi.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Ôn luyện về dấu chấm.
Mục tiêu : Ôn luyện về dấu chấm.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : 
-Giáo dục tư tưởng :Nhận xét tiết học.
-Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-3 em đọc mỗi em đọc 1 tình huống.
-1 em khá đọc lại tình huống 1. Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em khi em đến nhà bạn lần đầu
-1 em làm mẫu :
+ Cháu chào Bác ạ! Cháu là Mai, học cùng lớp với bạn Ngọc. Thưa Bác, Ngọc có nhà không ạ.
-Vài em nhắc lại.
-Thảo luận theo cặp.
+ Cháu chào Bác ạ!Cháu là Sơn con bố Tùng ở bên cạnh nhà Bác. Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ!
+ Em chào cô ạ! Em là Ngọc, học sinh lớp Hai/2. Cô Minh bảo em đến phòng cô, xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ!
-1 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
-Làm vở bài tập. 2 em làm trên bảng.
+ Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa sẽ học giỏi cho bố vui lòng.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc bài.
 -------------------------------------------------------
Toán / ôn.
 ÔN : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Củng cố ôn tập về giải toán.
2.Kĩ năng : Rèn giải toán nhanh đúng, chính xác.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu bài tập.
2.Học sinh : Vở làm bài, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
-Cho học sinh làm phiếu .
1.a/ Tuấn có 42 con tem.Tuấn có nhiều hơn Tú 13 con tem. Hỏi Tú có bao nhiêu con tem ?
 b/ Lan có 38 cái nơ.Lan có nhiều hơn Minh 13 cái nơ. Hỏi Minh có bao nhiêu cái nơ ?
2.Hùng có 37 hòn bi, Hùng có ít hơn Dũng 18 hòn bi. Hỏi Dũng có bao nhiêu hòn bi ?
3.Trên hình vẽ bên có mấy hình tứ giác :
	1	2
	3	4
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học ôn phép + - có nhớ
- Ôn : Giải toán.
-Làm phiếu.
1.Giải :a/ Số con tem Tú có :
42 – 13 = 29 (tem)
Đáp số : 29 con tem.
b/ Số cái nơ Minh có :
38 + 13 = 51 (cái nơ)
Đáp số : 51 cái nơ.
2. Tóm tắt
Hùng : 37 hòn bi
Dũng : 18 hòn bi
 ? hòn bi
Giải
Số hòn bi Dũng có :
37 + 18 = 55 (hòn bi)
Đáp số : 55 hòn bi
3.Có 9 hình tứ giác :
-Hình (1) -Hình (3,4)
-Hình (2) -Hình (1,3)
-Hình (3) -Hình (2,4)
-Hình (4) -Hình (1,2,3,4)
-hình (1,2) 
-Học ôn phép + - có nhớ.
 ------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể 
 Tiết 2 : SINH HOẠT VUI CHƠI – ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT 
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh thư giãn qua hoạt động vui chơi. Ôn tập các bài hát đã học.
2.Kĩ năng : Rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt trong học tập.
3.Thái độ : Phát triển tư duy sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Sưu tầm trò chơi.
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Ôn tập.
Mục tiêu : Ôn tập củng cố LT&C, tìm số hạng.
-Giáo viên đưa ra câu hỏi .
1. Tìm 5 từ chỉ đặc điểm của người ?
2. Hãy v ... da cam.
-Gà mẹ và đàn con.
-Gà mẹ to khoẻ, đàn gà con mỗi con một dáng vẻ.
-Nhận xét đánh giá tranh vẽ.
MẪU VẼ. 
Tiếng việt
 Tiết 9 : Kiểm tra : ĐỌC – HIỂU. LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
•- Kiểm tra đọc – hiểu . Luyện từ và câu
2.Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy, rõ ràng .
3.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài, làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài tập đọc, đề trắc nghiệm.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
Giáo viên phát đề kiểm tra.
-Bài kiểm tra gồm 2 phần :
1. Đọc thầm mẫu chuyện “Cò và Vạc”
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài.
2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời :
1.Cò là một học sinh như thế nào ?
2.Vạc có điểm gì khác Cò ?
3.Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn ?
4.Những cặp từ ngữ nào dươí đây là cặp từ ngữ cùng nghĩa ?
5.Câu “Cò ngoan ngoãn” được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
-Giáo viên thu bài.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
3.Củng cố : Nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò –Học bài.
-HS nhận đề.
-Đọc bài văn “ Cò và Vạc”
-HS lần lượt đọc thầm bài (12-15 phút)
-Làm trắc nghiệm chọn ý đúng.
-Ngoan ngoãn, chăm chỉ .
-Không chịu học hành.
-Vì xấu hổ.
-Chăm chỉ – siêng năng.
-Ai thế nào ?
 -------------------------------------------------------
Toán
Tiết 90 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – CUỐI HỌC KÌ I.
I/ MỤC TIÊU : Đánh giá kết quả học tập về :
1.Kiến thức : 
•- Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
•- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ..
 - Giải bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ.
2.Kĩ năng : Làm bài đúng, trình bày rõ ràng sạch đẹp.
3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Đề kiểm tra.
2.Học sinh : nháp, giấy thi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
4’
1’
1.Giáo viên phát đề.
1. Tính :
 8 + 7 12 – 8 5 + 9 11 – 6
14 – 9 4 + 7 17 – 8 8 + 8
2. Đặt tính rồi tính :
45 + 26 62 – 29
34 + 46 80 - 37
3. Tìm x :
 x + 22 = 40 x – 14 = 34
4. Mỹ cân nặng 36 kg, Lan nhẹ hơn Mỹ 8 kg. Hỏi Lan cân nặng bao nhiêu kilôgam ?
5. Xem tờ lịch tháng 12 trả lời câu hỏi :
Trong tháng 12 có mấy ngày thứ bảy ? Đó là các ngày nào ?
6. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng :
-Số hình chữ nhật có trong hình vẽ là :
a/ 3
b/ 4
c/ 5
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò :Ôn phép cộng trừ có nhớ.
-Học sinh nhận đề thi
1.Tính :
8 + 7 = 15 12 – 8 = 4
5 + 9 = 14 11 – 6 = 5
.
2.Đặt tính rồi tính :
 45 62 34 80
 +26 -29 +46 -37
 71 33 80 43
3.Tìm x :
x + 22 = 40 x – 14 = 34
 x = 40 – 22 x = 34 + 14
 x = 18 x = 48
4. Giải
Lan cân nặng :
36 – 8 =28 (kg)
Đáp số : 28 kg.
5 Tháng 12 có 4 ngày thứ bảy. Đó là các ngày : 6, 13, 20, 27.
6. Có 5 hình chữ nhật. Khoanh câu c.
-Ôn phép cộng trừ có nhớ..
 -------------------------------------------------------- 
Tiếng việt
 Tiết 10 : KIỂM TRA : CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
•- Kiểm tra cuối học kì 1 : chính tả – tập làm văn.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đúng trình bày bài thi rõ ràng sạch đẹp.
3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Đề kiểm tra, giấy thi HS.
2.Học sinh : Giấy nháp, giấy thi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
-Giáo viên phát giấy thi.
1.Chính tả (nghe viết)
-Chọn một đoạn trích trong bài tập đọc (văn xuôi hoặc thơ) có độ dài khoảng dươí 40 chữ.
-Giáo viên đọc cho HS viết chính tả.
2.Tập làm văn :
A.Dựa vào nội dung bài chính tả trả lời câu hỏi :
1.Những chú gà con trông như thế nào ?
2.Đàn gà con chạy như thế nào ?
B.Hãy viết từ 1-3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật bạn.
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài,
-Học sinh nhận giấy thi.
-Lớp viết chính tả (12 phút)
-Tập làm văn : 
-Trả lời câu hỏi.
Viết 1-3 câu vào bưu thiếp chúc mừng sinh nhật bạn.
-Học bài.
 ---------------------------------------------------------- 
BUỔI CHIỀU.
Anh văn
( Giáo viên chuyên trách dạy)
 -----------------------------------------------------------
Tiếng việt/ ôn
 ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Cò và Vạc.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 :
 Hỏi đáp : 
-Cò là một học sinh như thế nào ?
-Vạc có điểm gì khác Cò ?
-Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc “Cò và Vạc  bay đi kiếm ăn.
-Bài viết gồm mấy đoạn ?
-Cho viết bảng con từ khó.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài : Cò và Vạc.
-1 em đọc lại.
-Ngoan ngoãn, chăm chỉ.
-Không chịu học hành.
-Vì xấu hổ.
-2 đoạn.
-Bảng con từ khó : tính nết, rúc đầu, khuyên bảo, siêng năng.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
 -----------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
 Tiết 4 : Quyền trẻ em.
 Chủ đề 2 : GIA ĐÌNH TÔI – NHỮNG NGƯƠÌ THƯƠNG YÊU VÀ CHE CHỞ TÔI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Trẻ em nhận ra chúng là một thành phần của gia đình hoặc đại gia đình góp phần củng cố cá tính làm người của mình.
-Trẻ em nhìn nhận gia đình mình là nơi các em hưởng quyền được yêu thương, chăm sóc, che chở, nuôi dưỡng, dạy bảo nên người và tại nơi đó trẻ cũng phải từng bước đảm nhận các trách nhiệm của các em là yêu quý, kính trọng, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
II/ CHUẨN BỊ :
 -Tranh vẽ một gia đình hạnh phúc. 
-Tranh vẽ một em bé lang thang không gia đình.
-Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
Hoạt động 1 : Tự giơí thiệu về gia đình em.
Mục tiêu : Trẻ em nhận ra chúng là một thành phần của gia đình hoặc đại gia đình.
-Gia đình bạn có những ai ?
-Bố bạn tên là gì ? Bố bạn làm nghề gì ?
-Mẹ bạn làm việc ở đâu ?
-Bạn có anh chị không ?
-Anh (chị) bạn học lớp mấy ?
-Bạn có em không ? Em bạn bao nhiêu tuổi ?
-Bạn có sống chung vơí ông bà không ?
-Bạn có mong ước gì cho gia đình bạn không ?
-Giáo viên kết luận : Mỗi em đều có một gia đình, trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em cùng chung sống với nhau. Các em có quyền được sống chung với bố mẹ, không ai có quyền buộc các em phải sống xa bố mẹ.
Hoạt động 2 : Vai trò của gia đình.
Mục tiêu : Học sinh biết gia đình là nơi các em hưởng quyền yêu thương chăm sóc che chở, nuôi dưỡng dạy bảo nên người và tại nơi đó các em biết trách nhiệm của mình với gia đình.
-Trực quan : Tranh gia đình hạnh phúc.
-Hỏi đáp : 
-Gia đình hạnh phúc là gia đình như thế nào ?
-Trong gia đình hạnh phúc trẻ em được chăm sóc ra sao ?
-Trong gia đình em bố mẹ em có hòa thuận không ?
-Hàng ngày mẹ em thường làm gì cho em ?
-Công việc nhà của bố em là gì ?
-Trực quan : Tranh một em bé lang thang không có gia đình.
-Bức tranh 2 nói lên điều gì ?
-Vì sao em bé phải đi lang thang ?
-Trẻ em không có gia đình không ai chăm sóc .
Hoạt động 3 : Trách nhiệm của con cái trong gia đình.
Mục tiêu : Học sinh biết bổn phận của con cái trong gia dình là phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ những người thân trong gia đình.
-Giáo viên giới thiệu nội dung tiểu phẩm “Ngày chủ nhật”
-GV phân vai : Hoa, bố mẹ, ông bà, người dẫn chuyện.
-Bạn có nhận xét gì về Hoa ?
-Đối với ông bà thái độ của Hoa như thế nào ?
-Cũng như Hoa bố mẹ của bạn ấy đã xư xử với ông 
bà ra sao ?
-Trong gia đình con cháu phải cư xử thế nào với ông bà, cha mẹ ?
-Kết luận : Mỗi chúng ta đều có quyền có gia đình, được hưởng sự chăm sóc của gia đình. Các em cần phải biết lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ.Ngoài ra còn phải lễ phép với người trên, thương yêu em nhỏ, giúp đỡ gia đình.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Hoạt động nhóm : mỗi nhóm chọn 
một bạn sắm vai phóng viên báo Nhi Đồng.
-Quan sát.
-HS trả lời câu hỏi.
-Quan sát.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
- Cả lớp hát bài “Cho con “
-Vài em nhắc lại.
-Tiểu phẩm “Ngày chủ nhật”
-Học sinh nhận vai diễn.
-Vài em nhắc lại nội dung bài.
-Đồng ca bài hát “Cả nhà thương nhau “
-Học bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày  tháng 1 năm 2004
Duyệt, BGH
Ngày 9 tháng 1 năm 2004.
Duyệt, Khối trưởng
Trần Thị Ngọc Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc