Giáo án môn Âm nhạc lớp 2 - Tiết 11 đến tiết 18

Giáo án môn Âm nhạc lớp 2 - Tiết 11 đến tiết 18

I. MỤC TIÊU:

 Hát đúng giai điệu và lời ca.

 Qua bài hát, các em biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc (sênh, thanh la, mõ, trống).

II. CHUẨN BỊ :

· Bảng phụ chép lời ca, băng nhạc, máy, đàn, nhạc cụ gỗ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2868Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc lớp 2 - Tiết 11 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 11	 Thứ ngày tháng năm 
ÂM NHẠC
Học hát bài : Cộc cách tùng cheng 
Nhạc và lời: Phan Trần Bảng 
I. MỤC TIÊU:
Hát đúng giai điệu và lời ca.
Qua bài hát, các em biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc (sênh, thanh la, mõ, trống).
II. CHUẨN BỊ :
Bảng phụ chép lời ca, băng nhạc, máy, đàn, nhạc cụ gỗ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Dạy bài hát “Cộc cách tùng cheng” 
A. BÀI CŨ:
- Gọi HS hát bài chúc mừng sinh nhật, hát + gõ đệm theo nhịp 3. 
B. BÀI MỚI :
a. Giới thiệu bài: Có rất nhiều nhạc cụ gõ khác nhau, mỗi loại có một âm thanh đặc trưng của nó VD trống: tùng tùng; mõ: cộc cộc  nhạc sĩ Phan Trần Bảng có 1 bài hát nói về các loại nhạc cụ gõ rất hay mà hôm nay chúng ta sẽ học. Bài “Cộc cách tùng cheng”.
b- Tập hát:
-Hát mẫu, đệm đàn.
- Cho HS đọc lời ca trên bảng phụ.
-Nội dung bài hát nói gì ?
- Bài hát chia thành 5 câu, GV tập cho HS hát từng câu.
- Cho HS luyện tập theo tổ.
- Gọi HS hát cá nhân.
- Nhận xét.
- Tập cho HS hát vừa gõ đệm theo phách, theo tiết tấu.
- Chia 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho 1 nhạc cụ.
- 6 em.
-Lắng nghe.
- Cả lớp đọc 2 lần.
Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách; Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng; Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc. Trống kêu rộn rã tưng bừng.
Tùng tùng tùng tùng tùng tùng. Nghe sênh thanh la mõ trống cùng kêu lên vang vang cùng kêu lên vang vang 
Cộc cách tùng cheng
-Nói về các loại nhạc cụ gõ và âm thanh của chúng.
-Tập hát theo hướng dẫn của GV.
-Hát luân phiên từng tổ.
- 1-2 em
-Tập hát vừa gõ đệm.
+Theo phách:
-Sênh kêu nghe tiếng vui nhất.. 
 x x x x
+ Theo tiết tấu 
Sênh kêu nghe tiếng vui nhất
 x x x x x x
- Các nhóm hát lần lượt từng câu, câu cuối “ nghe sênh  hết” tất cả cùng hát rồi nói “Cộc – cách – tùng – cheng”.
2.Trò chơi với bài hát.
C. CỦNG CỐ:
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Gọi HS lên biểu diễn 
D. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại bài hát .
Nhận xét tiết học .
Tuần 12 Tiết	12	 Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng. 
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ GÕ DÂN TỘC 
I. MỤC TIÊU:
Hát chuẩn xác và tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Biết tên gọi và hình dáng một số nhạc cụ gõ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
Hình ảnh một số nhạc cụ gõ: Thanh la, trống 
Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Ôn bài hát “Cộc cách tùng cheng” 
A. BÀI CŨ:
- Gọi hs hát, gõ đệm theo phách bài: “Cộc cách tùng cheng”.
B. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
Ôn tập bài hát “Cộc cách tùng cheng”.
b. Ôn hát:
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Tập cho HS hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.
- Cho HS luyện hát theo nhóm.
+ Trò chơi: Theo bài “Cộc cách tùng cheng”.
- Chia nhóm, nhắc lại cách chơi.
- Gọi HS lên hát.
- Nhận xét, tuyên dương.
-Nghe băng.
- Cả lớp hát, gõ đệm theo tiết tấu.
Sênh kêu nghe tiếng vui nhất
 x x x x x x
Cách cách cách cách cách cách..
 x x x x x x
- Từng nhóm luân phiên hát vùa gõ đệm theo tiết tấu.
- Mỗi nhóm thể hiện một loại nhạc cụ: Sênh, thanh la, mõ, trống. Câu hát thể hiện loại nhạc cụ nào thì nhóm đó sẽ hát.
 Câu cuối cùng: nghe sênh thanh la mõ trống  cả lờp cùng hát và nói: cộc cách tùng cheng.
- Cá nhân hát, gõ đệm theo tiết tấu (3- 4 em).
2
Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc 
-Đưa ra từng loại nhạc cụ gõ và đặt câu hỏi:
-Đây là nhạc cụ gì ?
- Cho HS cầm các loại nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
-Nêu tên một số loại nhạc cụ: song loan, mõ, thanh phách, trống con , .
- Nêu các loại nhạc cụ khác: thanh la, trống, sênh
-Hát bài “Cộc cách tùng cheng” vừa gõ đệm theo phách, theo tiết tấu với các loại nhạc cụ: trống nhỏ, phách, mõ, 
C. CỦNG CỐ :
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Gọi HS hát, gõ đệm.
- Em hãy kể tên các loại nhạc cụ gõ mà em biết?
D. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại bài hát.
- Đọc trước bài “Chiến sĩ tí hon”.
Nhận xét tiết học.
Tuần 13 Tiết	13 Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
Học bài hát “Chiến sĩ tí hon”
Nhạc: Đình Nhu 
I. MỤC TIÊU:
Hát đúng giai điệu và lời ca.
Hát đồng đều, rõ lời.
Biết bài hát “Chiến sĩ tí hon” dựa trên giai điệu nguyên bản bài hát “Cùng nhau đi đồng binh” của tác giả Đinh Nhu, lời mới của Việt Anh.
II. CHUẨN BỊ :
Nhạc cụ, băng nhạc.
Nhạc cụ gõ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Dạy hát 
2. Hát vừa gõ đệm 
A. BÀI CŨ:
- Gọi HS hát bài “ Cộc cách tùng cheng”, gõ đệm theo phách, theo tiết tấu.
B. BÀI MỚI:
a. Giơí thiệu bài: 
Tuổi thơ ai cũng có ước mơ. Có những bạn nhỏ đã mơ ước trở thành chiến sĩ, vai mang súng, bước theo lá cờ đỏ sao vàng với tiếng trống như thúc giục.
- Cho HS nghe băng.
b. Tập hát:
- Cho HS đọc lời ca.
- Chia bài hát thành 4 câu, tập cho HS hát từng câu 
- Chia nhóm cho HS luyện tập.
-Hát mẫu, gõ đệm theo phách câu đầu.
-Tập cho HS hát, gõ phách.
- 6 em .
-Lắng nghe.
-Lớp đọc đồng thanh.
Kèn vang đay đoàn quân
Đều chân ta cùng bước 
Cờ sao đi đằng trước 
Ta vác súng theo sau 
Nào ta đi cùng nhau 
Đều chân theo nhịp trống 
Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào.
-Tập hát theo hướng dẫn, mỗi câu 2 dòng tập theo lối móc xích
- 3 nhóm luân phiên nhau hát.
-Lắng nghe.
-Tập hát vừa gõ phách 2 - 3 lần
- Cho từng tổ luyện hát, gõ đệm.
-Làm mẫu, gõ đệm theo tiết tấu.
- Gọi cá nhân hát gõ đệm theo tiết tấu.
-Cho HS đứng hát, chân bước đều tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
-Gọi HS biểu diễn.
Kèn vang đây đoàn quân
 x x xx
Đều chân ta cùng bước.
 x x x x
- Từng tổ luân phiên hát vừa gõ phách.
-Vừa hát, vừa gõ đệm.
Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x x
1---> 4 em
-Tập hát, giậm chân tại chỗ, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng “ vang” (chân trái).
-Nhóm 3-4 em.
C. CỦNG CỐ:
-Bắt nhịp cho HS hát lại bài.
- Gọi HS hát, gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
Bài hát “ Chiến sĩ tí hon” do Việt Anh đặt lời theo giai điệu bài “ Cùng nhau đi hồng binh” của tác giả Đinh Nhu sáng tác trước CM tháng tám 1945.
-Hát cho HS nghe.
D. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
Tuần 14 Tiết 14	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
Ôn tập bài hát “Chiến sĩ tí hon”.
TẬP ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU.
I. MỤC TIÊU: 
Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Tập đọc thơ theo âm hình tiết tấu bài hát “Chiến sĩ tí hon”.
II. CHUẨN BỊ :
Nhạc cụ, máy nghe, âm nhạc.
Tranh bộ đội duyệt binh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Ôn tập bài hát 
2
Hát, gõ đệm theo phách, theo tiết tấu 
A. BÀI CŨ:
- Gọi HS hát bài “Chiến sĩ tí hon”. Vỗ tay theo tiết tấu, theo phách và đứng giậm chân tại chỗ.
- Nhận xét bài cũ.
B. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
Ôn bài hát: Chiến sĩ tí hon.
b. Ôn hát:
- Cho HS xem tranh.
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Bắt nhịp cho HS hát.
- Cho HS luyện tập theo tổ.
- Hướng dẫn HS hát, gõ đệm theo phách, theo tiết tấu, theo nhịp 2.
- Cho HS đứng hát.
-Gọi HS biểu diễn.
- 6 em hát.
-Xem tranh bộ đội duyệt binh.
-Nghe băng.
- Lớp hát 2- 3 lần.
- Từng tổ luân phiên nhau hát.
- Các tổ khác nhận xét.
-Thực hiện mỗi kiểu gõ đệm 2 lần.
+ Gõ phách.
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x xx
 +Gõ đệm theo tiết tấu.
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x x
+ Gõ đệm theo nhịp 2:
 Kèn vang đây đoàn quân 
 x x
-Hát dậm chân, vung tay nhịp nhàng. 
-Đơn ca, tốp ca,
4.Trò chơi 
- Thay lời bài hát “ Chiến sĩ tí hon” bằng những âm thanh tượng trưng, hát theo giai điệu bài hát.
-Hát. Câu cuối hát vừa vỗ tay: Tò te te tò te. Tò te te tò tí
Tùng tung tung tùng túng. Tung túng túng tung tung.
 Tình tinh tinh tình tinh. Tình tinh tinh tình tính. 
Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào.
C. CỦNG CỐ:
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Gọi HS hát.
=> Bài hát thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ trở thành những chiến sĩ.
- Cho HS nói ước mơ của mình.
D. DẶN DÒ:
- Về nhà tập hát lại bài hát. 
- Ôn lại 2 bài trước.
Nhận xét tiết học.
Tuần 15 Tiết 15 Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
Ôn 3 bài hát: 
Chúc mừng sinh nhật - Cộc cách tùng cheng - Chiến sĩ tí hon
I. MỤC TIÊU:
Học sinh hát đúng giai điệu vàthuộc lời ca.
Tập hát kết hợp trò chơi.
II. CHUẨN BỊ :
Băng nhạc, máy nghe.
Nhạc cụ vẽ.
III. LÊN LỚP:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn ôn tập
A. BÀI CŨ:
- Gọi HS biễu diễn bài “Chiến sĩ tí hon”. Vừa hát vừa gõ đệm. Hát kết hợp động tác.
- Nhận xét bài cũ.
B. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
Ôn 3 bài hát: Chúc mừng sinh nhật, cộc cách tùng cheng, chiến sĩ tí hon.
b. Ôn tập.
+ Ôn tập bài : “Chúc mừng sinh nhật”. 
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Bắt nhịp cho HS hát.
- Gọi HS hát , gõ đệm theo phách.
- Bắt nhịp cho HS hát, gõ đệm
- Tập cho HS hát, gõ đệm theo nhịp.
- Gọi HS biểu diễn.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Ôn bài hát: “ Cộc cách tùng cheng.”
- Cho HS nghe hát.
- Bắt nhịp cho HS hát.
- Chia 4 nhóm thực hành trò chơi.
- Gọi hs biểu diễn
- Nhận xét, tuyên dương.
- 6 em thực hiện.
-Nghe băng.
- Cả lớp hát 2- 3 lần.
- 1 em.
- Cả lớp thực hiện.
Mừng ngày sinh một đoá hoa
 x x x x x x
-Tập hát gõ đệm theo nhịp 3:
Mừng ngày sinh một đoá hoa.
 x x
- Nhóm 2- 3 em hát, vận động phụ hoạ.
-Nghe băng.
- Cả lớp hát 2- 3 lần.
-Hát theo nhóm, mỗi nhóm 1 loại nhạc cụ hát, gõ đệm: Sênh, thanh la, mõ, trống.
-Hát, gõ đệm.
+ Ôn bài hát “ Chiến sĩ tí hon”. 
- Cho HS nghe băng nhạc.
- Bắt nhịp cho HS hát.
- Cho HS hát, gõ đệm.
-Cho HS hát bằng âm tượng thanh.
-Lắng nghe băng nhạc.
- Cả lớp hát 2- 3 lần.
-Hát, gõ đệm theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp 2.
* Theo phách:
Kèn vang đây đoàn quân.
 x x xx
* Theo nhịp 2:
Kèn vang đây đoàn quân.
 x x
-Hát theo tiếng kèn, tiếng trống, tiếng đàn, câu cuối: “ Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào” cả lớp cùng hát.
C. CỦNG CỐ:
- Gọi HS biểu diễn các bài hát đã ôn.
Mỗi bài hát đều có một giai điệu riêng. Khi cất lên tiếng hát là chúng ta đã đem lại niềm vui cho cuộc sống.
D. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại 3 bài hát vừa ôn.
 Nhận xét tiết học. 
Tuần 16 Tiết	16	 Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
Kể chuyện âm nhạc - Nghe nhạc
I. MỤC TIÊU:
Các em biết một danh nhân âm nhạc thế giới: Nhác sĩ Mô – da. 
Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc. 
II.CHUẨN BỊ:
Băng, đĩa nhạc. Máy nghe.
III. LÊN LỚP:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Kể chuyện âm nhạc.
2
Nghe nhạc
3
Trò chơi âm nhạc
A. BÀI CŨ:
- Gọi HS biểu diễn 3 bài hát đã học.
- Nhận xét bài cũ.
B. BÀI MỚI:
- Kể chuyện : Mô – da thần đồng âm nhạc.
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô- da.
-Nhạc sĩ Mô- da là người nước nào?
-Mô- da đã làm gì khi làm rơi bản nhạc xuống sông?
-Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô- da nói gì?
=> Mô- da đã biết sáng tác nhạc từ rất sớm, lớn lên ông trở thành một nhạc sĩ vĩ đại. Mô- da là một danh nhân âm nhạc thế giới.
- Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi.
- Gọi HS phát biểu cảm tưởng.
- Em thử hát lại một câu trong bài hát đó.
- Cho HS nghe lại.
- Gọi 1 nhóm lên bảng, Hướng dẫn cách chơi.
- 6 em lên biểu diễn.
-Lắng nghe.
-Mô- da là người nước Aùo.
-Viết lại một bản nhạc khác.
-“ Bố rất tự hào về con và tin rằng con sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại.”
-Nghe băng nhạc.
- 2- 3 em nêu cảm tưởng.
-Hát.
-Nghe, tự tìm vài động tác phụ hoạ phù hợp với giai điệu của bài.
- Nhóm 6 em lên thực hiện trò chơi: Các em đứng thành vòng tròn, 1 bạn A ra ngoài lớp. Bạn B cầm một vật nhỏ giữ kín. Tất cả cùng hát một bài bạn A vào và tìm vật đó, tiếng hát nhỏ là bạn đang ở xa người dấu đồ vật, tiếng hát to là người đang đến gần.
Bạn A nghe tiếng hát để tìm ra vật đang bị cất giấu . Khi bạn A phát hiện được đồ vật sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi.
- Thay đổi nhóm chơi. 
C. CỦNG CỐ:
- Gọi HS kể lại sơ lược câu chuyện Mô- da thần đồng âm nhạc.
- Em nào thích trở thành nhạc sĩ?
- Để trở thành người tài giỏi,bây giờ em phải làm gì?
D. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại các bài hát đã học.
Nhận xét tiết học.
Tuần 17 Tiết 17 Thứ ngày tháng năm
Âm nhạc
Học hát bài tự chọn: Bà Còng đi chợ
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS biết thêm một bài hát mới,phù hợp với lứa tuổi các em ,bài “Bà còng đi chợ”
Động viên HS tích cực tham gia trò chơi âm nhạc 
HS có tình cảm yêu thích đối với môn âm nhạc 
II . CHUẨN BỊ :
Đàn , máy,băng nhạc
Nhạc cụ gỗ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Tập hát từng câu.
2.Hát kết hợp gõ đệm.
A.BÀI CŨ:
- Nhạc sĩ Mô-Da là người nước nào ?
- Mô-Da làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?
- Nhận xét 
B.BÀI MỚI:
a.GTbài: 
Bà Còng đi chợ.
b.Dạy hát:
- Cho HS nghe băng
- Cho HS đọc lời ca
- Tập cho HS hát từng câu 
- Chia tổ cho HS luyện tập 
- Gọi cá nhân hát
- Nhận xét , tuyên dương 
-Hướng dẫn HS hát vừa gõ đệm 
- Cho HS thực hiện theo tổ 
- Gọi cá nhân thực hiện 
- Nhận xét tuyên dương 
-Người nước Áo.
-Viết lại một bản nhạc khác.
-Lắng nghe
-Đọc đồng thanh 
-Tập hát theo hướng dẫn của GV 
- 3 tổ luân phiên hát 
-1,2 em
-Gõ đệm theo phách :
Bà Còng đi chợ trời mưa
 x x x x x xx
-Gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Bà Còng đi chợ trời mưa
 x x x x x x 
- Từng tổ luyện tập 
-1 tổ hát,1 tổ gõ đệm theo phách , 1 tổ gõ đệm theo tiết tấu 
- Cá nhân, nhóm
-Nhận xét 
C.CỦNG CỐ:
-Cho HS hát lại bài hát vừa gõ đệm theo phách 
-Gọi HS biểu diễn.
D.DẶN DÒ:
-Về nhà ôn lại bài vừa học và các bài đã học ở tiết trước 
Nhận xét tiết học 
Tuần 18 Tiết 18 Thứ ngày tháng năm
 Âm nhạc
Tập biểu diễn các bài hát đã học
I. MỤC TIÊU :
HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin 
Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc 
Giáo dục HS yêu thích môn âm nhạc
II . CHUẨN BỊ :
Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A.BÀI CŨ:
- Gọi HS biểu diễn bài: Bà Còng đi chợ.
-3-4 em.
+Nhận xét.
B.BÀI MỚI:
1
- Cho HS nghe bài “Thật là hay”
-Nghe băng 
Biểu
diễn
- Chọn HS làm “Ban giám khảo”
- 5 HS làm giám khảo, chấm điểm theo A,B,C
bài
hát
- Gọi HS lên biểu diễn 
-Lên hát cá nhân, nhóm, “giám khảo” chấm điểm 
-Khi hát có sáng tạo động tác tuỳ theo nội dung từng bài hát 
- Cho HS nghe bài :Xoè hoa 
-Nghe băng 
- Gọi HS biểu diễn 
Lên biểu diễn, vỗ tay, múa phụ hoạ ( cá nhân, nhóm)
“ Giám khảo” chấm điểm 
* Tương tự như trên cho HS biểu diễn lần lượt các bài hát đã học sau khi nghe qua 1 lần 
-Thực hiện từng bài 
Cả lớp hát lại bài đó 1 lần trước khi chuyển qua bài khác 
2
Trò
- Gọi HS lên bảng hướng dẫn cách chơi và thực hiện gõ tiết tấu 
- Khoảng 10 HS lên xếp thành 2 hàng nghe hướng dẫn cách chơi và thực hiện trò chơi:
chơi
Nghe tiếng trống của GV , HS vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài “ Chiến sĩ tí hon”, 2 tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh mẽ
Nghe tiếng trống mạnh các em tiến lên 1,2 bước ;nghe tiếng trống nhẹ các em lùi lại 1,2 bước. Khi nghe GV gõ vào tang trống thì các em giậm chân tại chỗ 
Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát các em tiến lên , lùi lãi theo âm thanh to nhỏ của tiếng trống 
C.CỦNG CỐ:
- Gọi HS lên biểu diễn một vài bài hát đã học 
- Đơn ca, tốp ca 
* Mỗi bài hát có 1 giai điệu riêng , các em hãy tập hát để cuộc sống luôn vang rộn những lời ca, tiếng hát trong sáng vui tưoi
D.DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại các bài hát 
Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docam nhac2 (11-18).doc