Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 7: Ước mơ của em

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 7: Ước mơ của em

 I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ:

 - Nhận biết được nội dung liên quan đến chủ đề và các công đoạn làm nên sản phẩm.

 - Biết lựa chọn màu sắc và vật liệu phù hợp để thực hành sáng tạo.

 - Cảm nhận và chia sẻ sản phẩm với bạn.

 1. Phẩm chất.

 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

 - Diễn đạt được ước mơ của em về nghề nghiệp tương lai qua SPMT.

 - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT.

 - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành sáng tạo.

 - Xây dựng sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

 - Chuẩn bị đầy đủ các các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

 

docx 16 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 7: Ước mơ của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7: ƯỚC MƠ CỦA EM
Bài 13: NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI
2 tiết
I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: 
 - Nhận biết được một số nghề nghiệp để hình thành ý tưởng cho SPMT.
 - Biết vận dụng các yếu tố tạo hình để thể hiện được chi tiết trọng tâm của SPMT.
 - Biết mô tả và bày tỏ ước mơ của mình qua SPMT.
 1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:
 - Diễn đạt được ước mơ của em về nghề nghiệp tương lai qua SPMT.
 - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT.
 - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành sáng tạo.
 - Xây dựng sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
 - Chuẩn bị đầy đủ các các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
 2. Năng lực.
 2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của SPMT.
 - Thể hiện được ước mơ của em bằng SPMT.
 - Tạo hình trang trí trang phục yêu thích.
 - Biết trưng bày, nhận xét và nêu được cảm nhận của cá nhân về SPMT cảu mình và bạn.
 2.2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành, trưng bày và chia sẻ nhận xét sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình, khối, nhịp điệu trong thực hành SPMT.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 1. Giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV. 
 - Một số tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề.
 - Một số sản phẩm mĩ thuật về chủ đề: Nghề nghiệp tương lai.
 2. Học sinh.
 - SGK. VBT (nếu có).
 - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
 - Hình tranh dân gian sưu tầm (nếu có).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 TIẾT 1
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát nhận thức:
. Nội dung: Quan sát và thảo luận về hình ảnh các ngành nghề trong cuộc sống và trong sản phẩm mĩ thuật
Ổn định và khởi động( 3 phút)
*Trò chơi: “nhanh tay nhanh mắt”
Luật chơi: học sinh sẽ ghép các hình ảnh phù hợp với hình ảnh mẫu giáo viên đưa ra trên bảng.
-Hoạt động thực hiện theo tổ
Giáo viên nhận xét kết quả của trò chơi , tuyên dương các tổ chiến thắng.
Giới thiệu bài mới: Giáo viên dựa vào các hình ảnh có trong trò chơi để dẫn vào bài “nghề nghiệp tương lai”
-Giới thiệu nghề nghiệp trong cuộc sống.
-Giáo viên yêu vầu học sinh quan sát và nhận xét.
+Trên bảng có những nghề nghiệp nào mà em biết?
+Em hãy mô tả đặc điểm của ngành nghề đó?
Yêu cầu: Nêu đặc điểm về trang phục, môi trường làm việc và phương tiện làm việc của nghề nghiệp đó.
Giáo viên mời cá nhân học sinh chia sẻ và trả lời
+Giáo viên cho học sinh liên hệ tới công việc của ba và mẹ và nêu cảm nhận nghề nghiệp đó thế nào?
-Giáo viên giới thiệu các nghành nghề trong sản phẩm mĩ thuật.
-Giáo viên gợi ý học sinh phân biệt sự giống và khác nhau giữa ngành nghề trong tranh và trong thực tế.
-Giáo viên chốt: Mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm khác nhau về trang phục và môi trường làm việc, nghề nghiệp nào cũng cao quý và cần được tôn trọng.
Giáo đặt câu hỏi viên gợi ý: Vậy các em đã có ước mơ tương lai mình làm nghề gì chưa?
Học sinh tham gia trò chơi
Học sinh quan sát và đưa ra câu trả lời
Bác sĩ, phi công, lính cứu hỏa, họa sĩ.....
Vd: bác sĩ mặc áo blue trắng,làm việc ở bệnh viện,chưa bệnh cho mọi người....
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Học sinh liên hệ thực tiễn và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh lắng nghe và hình hành ý tưởng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động luyện tập và sáng tạo.
Nội dung: hướng dẫn cách tạo 1 nhận vật thuộc ngành nghề nhất định.
GV cho học sinh phân tích các bước thực hiện một sản phẩm mĩ thuật.
Giáo viên giới thiệu 1 số tranh ảnh về các ngành nghề để HS nhận biết rõ hơn cách thức vẽ người theo ngành nghề.
GV nêu câu hỏi:
-Trang phục đặc trưng của ngành nghề ? Màu sắc và độ dài trang phục, phụ kiện đi kèm
-Môi trường làm việc theo từng nghề.
-GV yêu cầu học sinh vẽ nghề mà mình ước mơ sau này.( chỉ vẽ 1 nhân vật không vẽ hình ảnh phụ)
-GV quan sát và bao quát lớp để hỗ trợ phần thực hành của học sinh
-GV cho học sinh xem vài tranh mẫu. 
-Học sinh suy nghĩ và trả lời.
-Học sinh thực hành
HOẠT ĐỘNG 3: hoạt động phân tích và đánh giá
. Nội dung: hướng dẫn học sinh chia sẻ sản phẩm của mình và của bạn.
GV yêu cầu học sinh lên chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình.
HS còn lại quan sát và nhận xét bài bạn
GV nhận xét và tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp và sáng tạo đồng thời khích lệ động viên các bạn còn chưa hoàn thiện bài
-Học sinh chia sẻ sản phẩm của mình và nhận xét bài bạn
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Cho học sinh xem 1 số tranh ảnh liên quan đến các nghề kì lạ trên thế giới, giáo dục học sinh luôn tôn trong tất cả các nghề nghiệp.
-Học sinh quan sát.
- Củng cố : Nhắc lại các bước để tạo hình nhân vật
- Dặn dò :yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
TIẾT 2
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: khám phá nhận thức:
Hướng dẫn học sinh nhớ lại các kiến thức vè ngành nghề ở tiết học trước.
-Ổn định lớp: chơi trò chơi: Nhìn bóng đoán hình
Luật chơi: cho học sinh quan sát các bóng đen có sẵn trên bảng các tổ sẽ thi đua xem tổ nào đoán trúng hình nhanh và chính xác nhất.
-Giáo viên và học sinh cùng quan sát tuyên dương các tổ có nhóm đoán chính xác nhất.
-Giáo viên dựa vào hình của trò chơi để dẫn vào bài 
-Yêu cầu học sinh nêu lại đặc điểm của các ngành nghề mà mình biết được thông qua hình
-Nhắc lại các bước vẽ tranh
Học sinh chơi trò chơi
-Học sinh suy nghĩ và trả lời
-Học sinh nêu lại các bước vẽ tranh đề tài
HOẠT ĐỘNG 2:thực hành và sáng tạo
 Nội dung: hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm mĩ thuật 
B1: Vẽ hình
B2: Vẽ màu hình ảnh chính
B3: Vẽ màu hình ảnh phụ.
 B4: Hoàn thiện sản phẩm
Giáo viên cho học sinh xem 1 số bức tranh mẫu để hs có thêm nhieuf ý tưởng cho bài
Dựa vào hình ảnh từ buổi học trược học sinh sẽ vẽ tranh theo chủ đề ngành nghề ước mơ và vẽ thêm chi tiết cho bức tranh sinh động
-Học sinh quan sát và thực hành
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích đánh giá
 Nội dung: gợi ý cho học sinh phân tích và nhận xét tác phẩm của bạn và của bản thân.
GV yêu cầu học sinh lên chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình.
HS còn lại quan sát và nhận xét bài bạn
GV nhận xét và tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp và sáng tạo đồng thời khích lệ động viên các bạn còn chưa hoàn thiện bài.
-Học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
. Nội dung: giới thiệu sản phẩm tạo hình nhân vật ngành nghề bằng chất liệu đất nặn
Học sinh quan sát và lắng nghe
- Củng cố : Nhắc lại các bước để tạo vẽ tranh đề tài ước mơ của em
- Dặn dò :yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC:
Bài 14: EM LÀ NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG
 2 tiết 
 I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: 
 - Nhận biết được nội dung liên quan đến chủ đề và các công đoạn làm nên sản phẩm.
 - Biết lựa chọn màu sắc và vật liệu phù hợp để thực hành sáng tạo.
 - Cảm nhận và chia sẻ sản phẩm với bạn.
 1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:
 - Diễn đạt được ước mơ của em về nghề nghiệp tương lai qua SPMT.
 - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT.
 - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành sáng tạo.
 - Xây dựng sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
 - Chuẩn bị đầy đủ các các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
 2. Năng lực.
 2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của SPMT.
 - Thể hiện được ước mơ của em bằng SPMT.
 - Tạo hình trang trí trang phục yêu thích.
 - Biết trưng bày, nhận xét và nêu được cảm nhận của cá nhân về SPMT cảu mình và bạn.
 2.2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành, trưng bày và chia sẻ nhận xét sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình, khối, nhịp điệu trong thực hành SPMT.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV. 
 - Một số tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề.
 - Một số sản phẩm mĩ thuật về chủ đề: Nghề nghiệp tương lai.
 2. Học sinh.
 - SGK. VBT (nếu có).
 - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
 - Hình tranh dân gian sưu tầm (nếu có).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
TIẾT 1
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
Khởi động: “ Ai nhanh hơn ”- cá nhân hoặc nhóm
GV chuẩn bị sẵn một vài hình ảnh trang phục của các dân tộc Việt Nam, sau đó cho các em 30 giây để nhận biết và đọc tên các dân tộc thông qua trang phục.
GV phổ biến luật chơi cho các em HS nghe
HS lắng nghe và tham gia trò chơi khởi động.
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức
. Mục tiêu: 
-Nhận biết được đặc điểm trang phục.
. Nội dung: 
- HS quan sát hình ảnh, SPMT trong SGK trang 61.
- HS thảo luận về đặc điểm trang phục: màu sắc, hình dáng, chất liệu, hoa văn,...
- GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK trang 61.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam.
- Em hãy kể tên các dân tộc dựa vào hình ảnh SPMT?
- Em hãy mô tả đặc điểm trang phục trong SPMT?
- Em muốn làm nghề nào trong tương lai? Tại sao?
- Trang phục nghề em lựa chọn có đặc điểm gì?
- Để làm được trang phục mà mình thích, em hãy nêu các bước thực hiện sản phẩm?
- Vật liệu em lựa chọn thực hiện sản phẩm là gì?
HS quan sát hình ảnh về trang phục.
HS thảo luận nhóm hoặc cá nhân về trang phục và màu sắc,..
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo
. Mục tiêu: HS biết cách tạo hình và trang trí trang phục bằng đất nặn hoặc chất liệu khác.
. Nội dung: HS tham khảo các bước tạo hình và trang trí trang phục bằng đất nặn trong SGK trang 62.
HS quan sát và thảo luận một số SPMT ở SGK trang 63.
 GV giới thiệu cho HS các bước gợi ý thực hiện SPMT trong SGK trang 62.
GV cho HS tự nêu các bước thực hiện theo ý hiểu của mình.
HS chú ý lắng nghe và quan sát.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá: 
. Mục tiêu: Biết cách nhận xét , nêu cảm nhận về SPMT;
. Nội dung: HS thảo luận theo gợi ý trong SGK trang 63;
+ GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT của mình trước lớp;
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận của mình hoặc nhóm mình về SPMT.
+ Em sử dụng hình thức nào để tạo hình trang phục ( nặn, vẽ, xé, dán,)
+ Em lựa chọn trang phục nào để thể hiện.
HS trưng bày sản phẩm của nhóm hoặc cá nhân và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng 
. Mục tiêu: Hiểu về màu sắc và hình dáng trang phục truyền thống của một số dân tộc Việt Nam
. Nội dung: GV giới thiệu đặc điểm trang phục dân tộc trong ảnh chụp trong SGK trang 63.
GV sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK trang 63 hoặc tranh, ảnh, SPMT đã tìm hiểu.
Trang phục dân tộc nào em chọn?
Đặc điểm trang phục em chọn có điều gì đăc biệt? Vì sao em thích trang phục đó?
HS quan sát và lựa chọn trang phục mà mình yêu thích.
HS nêu cảm nhận của mình về trang phục ( có thể nêu lên ước mơ về ngành nghề trong tương lai của mình)
HSTL
HSTL
TIẾT 2
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức
. Mục tiêu: Biết lựa chọn màu sắc và vật liệu phù hợp để sáng tạo SPMT.
. Nội dung: GV tổ chức trò chơi khởi động.
Ổn định và khởi động:
Trò chơi: Quan sát nhanh các hình ảnh SPMT và đọc tên chất liệu.
Thể lệ: GV cho HS quan sát nhanh một số SPMT đã sưu tầm được sau đó các em ghi nhớ để đọc được tên chất liệu tạo nên SPMT đó, ai đoán đọc được đúng nhiều chất liệu nhất sẽ chiến thắng.
HS chú ý lắng nghe và tham gia trò chơi.
HS quan sát và tham gia trò chơi.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo
. Mục tiêu: HS biết cách chuẩn bị vật liệu để thực hành.
. Nội dung: HS tạo hình sản phẩm trang phục theo ý thích.
Sử dụng đất nặn hoặc vật liệu phù hợp để thực hiện ( tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của cá nhân hoặc của nhóm )
GV nhắc lại các bước thực hiện:
+ Nặn hình, nặn khối nhân vật;
+ Ghép các khối và tạo hình trang phục;
+ Tạo hình phụ kiện trang phục;
+ Bổ sung chi tiết hoặc tạo hình bối cảnh ( tùy ý );
+ Hoàn thiện sản phẩm.
HS chú ý lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá
. Mục tiêu: Trình bày hình ảnh chính thể hiện trong SPMT.
. Nội dung: 
+ HS phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn; 
+ HS trình bày sản phẩm và chia sẻ cách thực hiện SPMT.
+ Vật liệu em lựa chọn để thực hiện SPMT là gì?
+ Đặc điểm tạo hình trên trang phục của em là gì? ( màu sắc, hoa văn trang trí,)
HS nhận xét, đánh giá bài của các bạn trong lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
. Mục tiêu: Biết trưng bày và giới thiệu sản phẩm cá nhân hoặc nhóm.
. Nội dung: GV giới thiệu những nét đẹp truyền thống trên trang phục dân tộc.
-GV sưu tầm các đoạn video, film, tranh ảnh sưu tầm, trình chiếu cho HS quan sát
-HS quan sát
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_3_chu_de_7_uoc_mo_cua_em.docx