Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 30

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 30

I.Mục tiêu:

* HS đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ : quây quanh, reo lên, trìu mến,.

 Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.

- HS hiểu nghĩa các từ :

*HS hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Giáo dục HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi.

II Đồ dùng- Thiết bị dạy học :

- Bảng phụ, Tranh SGK.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 25 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 30 
**********
Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009.
Tập đọc:
Ai ngoan sẽ được thưởng
I.Mục tiêu:
* HS đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ : quây quanh, reo lên, trìu mến,..
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
- HS hiểu nghĩa các từ : 
*HS hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Giáo dục HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi.
II Đồ dùng- Thiết bị dạy học : 
Bảng phụ, Tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
ND-TG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:5’
2. Giới thiệu bài : 3’ 
3.Luyện đọc:
- Rèn KN đọc trơn . 30’ 
1. Tìm hiểu bài:18’
- Rèn KN đọc – hiểu 
2. Thi đọc lại chuyện : 10’
3. Củng cố dặn dò: 5’
- Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: .
- Nhận xét cho điểm vào bài.
- Trực tiếp + Ghi bảng .
a)GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc cho HS theo dõi .
b) Luyện phát âm:
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau ,đọc đoạn cho đến hết bài.
- GV theo dõi từ nào HS còn đọc sai, đọc nhầm thì ghi bảng để cho HS luyện đọc .
- GV cho HS nảy từ còn đọc sai : 
 VD : quây quanh, reo lên, trìu mến,..
- GV cho HS luyện đọc CN, uốn sửa cho HS.
c) Luyện ngắt giọng : 
- GV treo bảng phụ viết câu văn dài.
- GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc CN, theo dõi uốn sửa cho HS.
*GV treo bảng phụ.
GV hướng dẫn đọc nhấn giọng ở các câu hỏi
+ Ví dụ: Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không?
- GV cho HS luyện đọc từng đoạn, theo dõi uốn sửa cho HS .
d) GV cho HS đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn, tìm từ, câu văn dài luyện đọc và luyện cách ngắt nghỉ. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ :hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
g) Thi đọc : 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cho HS nhận xét bình bầu nhóm đọc tốt , CN đọc tốt , tuyên dương động viên khuýên khích HS đọc tốt.
 Tiết 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi và tìm ra câu trả lời:
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm , tình cảm của các em nhỏ như thế nào ?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào?
- Bác Hồ hỏi các cháu những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
- Bác chia kẹo cho những ai?
- Tai sao Tộ không dám nhận phần kẹo Bác chia?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
( nêu yêu cầu không cần y nguyên sách giáo khoa)
- Bức tranh SGK thể hiện đoạn nào trong câu truyện ?
+Yêu cầu HS đọc theo vai
- GV giúp đỡ HS yếu luyện đọc đoạn, HS khá đọc diễn cảm.
-Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét giờ học , dặn dò xem lại bài ở nhà.
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài :
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc .
- 2 HS khá đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nảy từ luyện đọc: 
+ Từ: quây quanh, reo lên, trìu mến,..
- HS uốn sửa theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc CN.
- HS theo dõi GV đọc, HS phát hiện cách đọc.
+VD câu văn: 
+ Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không?
- HS nghe - theo dõi.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Thảo luận và giải nghĩa các từ : 
 - HS nghe giải nghĩa từ. hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
- HS thi đọc , HS bình bầu cá nhân đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- HS tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi.
*Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
- Chạy ùa tới quây quanh Bác
- Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp,...
- Các cháu chơi có vui không? Ăn có no không? ...
- Bác rất quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng.
- Chia kẹo cho những bạn ngoan, ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Bạn tự thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ thật thà, biết nhận lỗi.
- Thể hiện đoạn 3..
- Học sinh tự nhận vai và thi đọc phân vai. - Nhiều HS đọc.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- Hiểu điều câu truyện muốn nói:
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Giáo dục HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi.
Toán:
Ki - lô - mét.
I - Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị đo độ dài:ki lô mét.
- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki lô mét.
- Nắm được quan hệ giữa ki lô mét và mét.
- HS làm phép tính cộng trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là ki lô mét. So sánh khoảng cách đo bằng ki lô mét.
- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. Giiúp HS yêu thích học toán.
II - Đồ dùng- Thiết bị dạy học:
- Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vẽ các tuyến đường như SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yêú:
ND-TG.
1. Kiểm tra bài cũ:3’
2. Giới thiệu bài : 2’ 
3. Giới thiệu đơn vị đo độ dài là ki lô mét.
 7’ 
4- Thực hành
 * BT1: 5’
*BT2: 6’
* BT3: 7’
* BT4: 5’
4. Củng cố – dặn dò: 3’
Hoạt động của GV
-Gọi HS lên bảng làm BT sau:Số?
1m = .cm dm = 100 cm
1m =.dm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
- Trực tiếp + GHi bảng .
- GV giới thiệu ki lô mét là đơn vị đo độ dài dùng để đo quãng đường dài.
- Ki lô mét viết tắt là: km
 Viết bảng: 1 km = 1000 m
+Gọi HS đọc phần bài học trong SGK.
- HD hs làm từng bài tập.
.Bài 1: 
GV cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV kiểm tra vở của 1 số HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- GV lưu ý quan hệ 2 chiều
+ Ví dụ: 1 km = 1000 m
 1000 m = 1 km
.Bài 2: GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ đọc chiều dài các quãng đường rồi lần lượt trả lời câu hỏi.
- Gv đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
.Bài 3: 
*Gv treo lược đồ như trong SGK.
- GV giúp HS nhận biết các thông tin trên bản đồ:Quãng đường từ Hà Nội đến Huế dài 688 km.
- Yêu cầu HS tự quan sát, làm bài.
.Bài 4: GV giúp HS biết để trả lời câu hỏi: VD : HN, HCM nơi nào xa Đà Nẵng hơn. HS phải thực hiện các thao tác:
+ Nhận biết quãng đườngờng Hà Nội - Đà Nẵng ,Đà Nẵng – TP HCM.dài bao nhiêu km?
- So sánh 2 quãng đường.
- Chuyển dịch quan hệ nói trên sang ngôn ngữ thực tế để trả lời.
*- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về tìm độ dài quãng đường từ Thanh Miện đi Hải Dương, Nam Định, Thái Bình. Giờ học sau báo cáo kết quả.
Hoạt động của HS.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài của mình.
- Học sinh nhắc lại
- HS đọc:1 ki lô mét bằng 1000 mét.
1)- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài đổi chéo vở để KT bài.
- Chữa bài .
- Nhận xét - bổ sung.
2)- Đọc : Đường gấp khúc ABCD.
- Quãng đường AB dài 18 km.
- Quãng đường từ B đến C dài hơn quãng đường từ B đến A là :17 km 
- Quãng đường từ C đến B ngắn hơn quãng đường từ C đến D là :12 km 
3)- HS quan sát lược đồ.
 - HS trả lời bài toán theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát trả lời.
- Trả lời các câu hỏi.
- Chữa bài - nhận xét,
4)- Học sinh làm bài.
- Một số em đọc bài làm: Quãng đường Hà Nội - Đà Nẵng ngắn hơn quãng đường Đà Nẵng – TP HCM.
Quãng đường Hà Nội – Huế dài hơn quãng đường Nha Trang – TP HCM.
- HS nhận xét. bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
- Bài tập thực hành.
 Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009.
Kể chuyện:
Ai ngoan sẽ được thưởng.
I.Mục tiêu.
* Rèn kỹ năng nói cho HS.
*Giúp HS dựa vào gợi ý , tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện:
 * HS biết thay đổi giọng kể chuyện cho phù hợp với nội dung. Biết kể chuyện theo lời bạn Tộ.
 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.Biết phân vai dựng lại câu chuyện kể tự nhiên..
* Rèn cho HS kỹ năng nghe: HS có khả năng theo dõi bạn kể
* HS biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
* Giáo dục HS yêu thích kể chuyện.
II. Đồ dùng – Thiết bị dạy học: 
 - Bảng ghi các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện. Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
ND-TG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1.Kiểm tra bài cũ:4’
2- Giới thiệu bài: 1’ 
3. Kể từng đoạn :18’ 
4. Kể toàn bộ chuyện :12’ 
5- Củng cố dặn dò : 5’ 
- GV cho HS nối tiếp nhau kể câu chuyện: Những quả đào, nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV cho HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại , cho điểm vào bài.
- Trực tiếp + Ghi bảng .
*. Hướng dẫn lời kể từng đoạn truyện:
a.Kể lại từng đoạn truyện theo tranh 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh kể theo tranh.Nói vắn tắt nội dung từng tranh.
- GV treo tranh.
-Hướng dẫn HS quan sát tranh, nói nhanh từng tranh.
* GV cho HS kể lại câu chuyện theo từng tranh
+ Bước 1: Kể trong nhóm
- GV cho HS trong nhóm tập kể chuyện với nhau, GV theo dõi , giúp đỡ HS.
+ Bước 2 : Kể trước lớp.
- GV chọn đại diện nhóm có trình độ tương đương lên thi kể chuyện.
 * Hình thức thi :
+ 2 nhóm thi kể : Mỗi nhóm có 4 HS nối tiếp kể 4 đoạn câu chuyện trước lớp.
+ 4 HS đại diện 4 nhóm kể trước lớp. 
b. Phân vai dựng lại câu chuyện :
- GV tổ chức cho HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS phân vai dựng lại câu chuyện – nhiều vai
+ Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ.(h /s K,G)
- GV gợi ý HS phải tưởng tượng mình là Tộ, nói lời của Tộ và suy nghĩ của Tộ, đóng vai Tộ thì phải xưng tôi
* Lưu ý : Thể hiện giọng nói , điệu bộ của từng nhân vật Tộ , Bác Hồ..
- GV và HS nhận xét.
- GV cho HS dựng lại câu chuyện 
- Bình chọn HS, nhóm kể hay nhất.
* GV động viên tuyên dương HS.kể tốt, kể có tiến bộ.
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho ngời thân nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện 
- nêu ý nghĩa câu chuyện?
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS quan sát tranh , nghe lại nội dung từng tranh trong SGK để nhớ lại câu chuyện đã học.
- HS trả lời câu hỏi, tìm hiểu lại truyện.
VD: 
- Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng.
- Tranh 2: Bác đang trò chuyện với các cháu thiếu nhi.
- Tranh 3: Bác xoa đầu bạn Tộ, khen bạn Tộ ngoan.
- Học sinh dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm với nhau. HS kể theo gợi ý bằng lời của mình, của bạn... 
- HS đại diện nhóm , mỗi em chỉ kể một đoạn.
 - Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể.
- HS thực hành thi kể chuyện.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể
- VD: Giọng Tộ ngây thơ, thành thật..
- 1 HS khá kể mẫu, Vài HS lhác kể
- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
( theo vai : Người dẫn chuyện , Bác Hồ , Tộ ,,.. )
- HS nghe.
- HS nêu , HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu , HS khác nhận xét bổ sung.
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Giáo dục HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi.
Chính t ... ác chục, các đơn vị.
-Đưa các số: 820, 802 yêu cầu HS lên bảng phân tích số này, lớp làm ra giấy nháp.
+)GV chốt: đó là cách phân tích các số thành tổng của trăm, chục, đơn vị.Với các số có hàng đơn vị và hàng chục là 0 ta không cần viết vào tổng.
.Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1:GV treo bảng phụ yêu cầu HS lên bảng làm bài.Yêu cầu lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài, yêu cầu hs đọc các tổng vừa viết được.
GV chốt: cách phân tích số thành tổng trăm, chục, đơn vị.
* Bài 2:GV treo bảng phụ yêu cầu HS lên bảng làm bài.Yêu cầu lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài, 
GV chốt: cách phân tích số thành tổng trăm, chục, đơn vị.
*Bài 3: GV hướng dẫn : BT yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với số.
-Ghép các chữ số hàng trăm, chục, đơn vị. Nếu thiếu hàng nào ta thêm 0.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
 *Bài 4: -GV đưa mẫu, tổ chức cho HS thi viết ( theo mẫu )Trong thời gian 3 phúttổ nào viếtđược nhiều nhất là tổ đó thắng cuộc.
- Động viên khích lệ HS.
 -Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Số 357 gồm 3 trăm 5 chục và 7 đơn vị.
300 là giá trị của hàng trăm.
70 hay 7 chục là giá trị của hàng chục.
- HS phân tích :357 = 300 + 50 + 7
-HS làm nháp:
+529 = 500 + 20 + 9
+736 = 700 + 30 + 6
-HS nêu cách phân tích:
+820 = 800 + 20
+802 = 800 + 2
- HS nghe.
1)-HS lên bảng điền và nêu cách làm.
275 = 200 + 70 + 5
-HS làm VBT
2)-HS làm vở, chữa bài.
3)- HS nghe hướng dẫn cách làm.
- Tự làm bài- đọc bài làm của mình trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
VD: 458 = 400 + 50 + 8
391 = 300 + 90 + 1
273 = 200 + 70 + 3
- HS quan sát mẫu, các tổ thi viết
 - HS lên viết như mẫu.
- H S nghe.
- HS nêu.
- HS nghe dặn dò.
Thủ công
Làm vòng đeo tay (T2)
I. Mục tiêu:
- HS biết làm cách làm vòng đeo tay giấy 
- Làm được vòng đeo tay 
- Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra.
II. II.Đồ dùng – thiết bị dạy học.
- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy 
- Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy 
- Giấy thủ công, giấy màu, kéo, hố dán 
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
ND-TG. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: 3’
2.GTB: 1’
3. Hướng dẫn HS làm vòng đeo tay : 7’
4.Thực hành :
20’
6. Củng cố dặn dò: 5’ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Trực tiếp + Ghi bảng .
*. Hướng dẫnHS làm vòng đeo tay 
- Y/C hs nhắc lại các bước làm vòng đeo tay .
- GV hệ thống lại các bước trên tranh qui trình .
-T/C cho hs thực hành . 
- Chăm sóc hs thực hành 
-Nhắc nhở HS : mỗi lần gấp phải gấp sát mép nan tưrớc và miết kĩ . Hai nan phải luôn thẳng để hình gấp vuông và đều đẹp khi dán 2 đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ dán lâu hơn cho hồ khô. 
* Đánh giá sản phẩm 
* - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học. 
- Có 4 bước
+ Bước 1: Cắt Thành các nan giấy
 + Bước 2 : dán nối các nan giấy
+ Bước 3 : Gấp các nan giấy 
+ Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay 
- Thực hành theo nhóm 
- HS nhận xét 
Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009.
 Tập làm văn.
Nghe trả lời câu hỏi
I - Mục tiêu
- Học sinh nghe kể mẩu chuyện "Qua suối" nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người.
- Trả lời đúng câu hỏi nội dung câu chuyện . HS rèn kỹ năng viết bài.
II - Đồ dùng dạy học
 - Tranh vẽ trong SGK
III - Hoạt động dạy học chủ yếu :
ND-TG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài: 2’
 2. Luyện tập 
*BT1: 18’
*BT2: 10’
3. Củng cố - dặn dò: 5’
- GV dùng tranh vào bài.
- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- GV kể chuyện 3 lần.
+ Lần 1: Quan sát tranh trả lơì câu hỏi, GV kể song, dừng lại yêu cầu HS quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi dưới tranh.
+ Lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Lần 3: Không cần tranh.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 4 câu hỏi.
+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
+ Có gì xảy ra với anh chiến sĩ?
+ Bác đã bảo anh chiến sĩ làm gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì về Bác Hồ?
- GV cho HS hỏi đáp theo câu hỏi SGK
 - HS nhận xét , bổ sung.
- GV bổ sung, chốt lại 
Bài 2: 
- GV nhắc HS viết câu trả lời cho câu hỏi nd (bài tập 1)
- GV kiểm tra vở viết của HS - chấm, chữa bài.
- GVnhận xét , bổ sung.
*- Qua câu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà liên hệ thực tế qua bài học.
1)- 1 HS đọc yêu cầu và 4 câu hỏi.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và nói về tranh.
- 1 HS đọc 4 câu hỏi.
- HS trả lời.
- 3, 4 cặp HS hỏi - đáp trước lớp theo 4 câu hỏi SGK.
- 1, 2 HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- B’ luôn quan tâm tới mọi người .
- 1 HS nêu lại câu hỏi nd
- 1 HS nói lại câu trả lời.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Biết sống vì người khác. Cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
- HS nghe dặn dò.
Tự nhiên- Xã hội.
Nhận biết cây cối và các con vật
I - Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cây cối, các con vật và nơi sống của chúng.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, hợp tác trong nhóm.
- Yêu quý các loài cây và các con vật, có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật có ích.
II - Đồ dùng- thiết bị dạy học:
 Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh HS sưu tầm được.
 Giấy khổ to, băng dính, hồ dán.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Khởi động:
 2’ 
2- Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ
 10’
3- Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ. 8’
4- Hoạt động 3: Thi triển lãm tranh
 7’
5. Họat động 4: Bảo vệ các loài cây, con vật. 6’
 6- Củng cố –dặn dò: 5’
- Giới thiệu bài
*- HS biết tên gọi, nơi sống và lợi ích của một số loài cây.
- GV cho HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm để nhận biết tên gọi, nơi sống và lợi ích của các loài cây trong tranh.
- KL: Cây cối sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không.
- ở những môi trường khác rễ cây nằm ở đâu?
*+) Bước 1:Hoạt động nhóm.
- GV cho HS quan sát và thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:
 1. Tên gọi 2. Nơi sống 3.ích lợi.
+) Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
- KL: Loài vật sống ở trên cạn, dưới nước,bay lượn trên không.
*Gv phát giấy,băng dính,hồ dán cho học sinh để từng tổ sẽ triển lãm các con vật,cây cối mà mình sưu tầm được theo môi trường sống của chúng.
?/ Hãy kể những việc làm để bảo vệ cây cối và các con vật có ích?
- Yêu cầu HS nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
- Yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.
- Học sinh thảo luận, nêu tên.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Dưới đất, ngâm trong nước, nằm ngoài không khí.
- Học sinh quan sát, thảo luận, trình bày.
- Nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo tổ
- Từng tổ giới thiệu về phần triển lãm của mình
- Nhận xét-Bình chọn nhóm có phần triển lãm phong phú và phân loại đúng.
-HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung thêm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
Toán:
 Phép cộng(không nhớ) trong phạm vi 1000. 
I.Mục tiêu:
-Giúp HS biết đặt phép tính cộng các số có 3 chữ số( không nhớ) theo cột dọc.
- GS tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
II.Đồ dùng: 
 -Các hình vuông biểu thị trăm, chục, đơn vị.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
ND-TG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: 4’
2.GTB: 1’
3.Hướng dẫn HS cộng các số có 3 chữ số: 10’
4.Thực hành.
*BT1: 7’
*BT2: 7’
*BT3: 7’
4. Củng cố - dặn dò: 3’
Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.
- Viết các số sau thành tổng các trăm các chục, các đơn vị:
a) 234, 230,405 .
b) 657, 702, 910.
c) 398, 890, 908.
- Nhận xét, cho điểm HS.
 - Trực tiếp + Ghi bảng .
*GV đưa phép cộng: 326 + 253 =?
 - GV hướng dẫn cách đặt tính trong phép cộng và tính, nêu rõ các bước thực hiện.
- GV kết luận.(ghi bảng).
- Yêu cầu HS đọc.
- Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 1: GV ghi các phép tính lên bảng.
- Yêu cầu HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm VBT.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Củng cố thứ tự thực hiện phép cộng
*Bài 2:GV nêu yêu cầu, ghi phép tính. - - GV chốt cách đặt tính.
-Chấm, chữa bài.
*Bài 3: GV đưa ra mẫu, hướng dẫn nhẩm
- Cho HS làm miệng .
Nhận xét và hỏi: Các số trong bài là những số như thế nào?
 - Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét bài của bạn.
HS thao tác trên đồ dùng, đọc kết quả
326 + 253 = 579
-VD: 326 B1: đặt tính
 253 B2:thực hiện tính.
 579
- HS đọc thuộc quy tắc tính.
1)-HS làm VBT, 2 HS lên bảng
2)- HS làm như trên.
- Nhận xét bài của bạn, KT bài của mình.
- HS nghe hướng dẫn cách nhẩm.
HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp.
400+300=700(4trăm + 3trăm= 7trăm)
700+300=1000(7trăm +3trăm=10trăm)
-  là các số tròn trăm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
Thể dục.
Tâng cầu-Trò chơi : Tung vòng vào đích 
I.Mục tiêu:
 - Ôn tâng cầu, giúp HS nâng cao thành tích tâng cầu.
 -Ôn trò chơi: “Tung vòng vào đích. HS chơi tương đối chủ động, đúng luật.
 -Ôn các nội dung bài tập rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
II.Đồ dùng – Thiết bị dạy học : 
+ Sân trường sạch sẽ, kẻ sân cho trò chơi, cầu, còi, bóng, đích.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
ND-TG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Phần mở đầu:
6phút
2.Phần cơ bản:
25phút
3.Phần kết thúc:
 5phút
*- Nhận lớp, phổ biến yêu cầu tiết học.
- Cho HS tập các động tác khởi động.
-Chạy quanh sân, đi và hít thở sâu.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
*Ôn tâng cầu:
-Tổ chức cho HS luyện tập theo nhóm.
+GV chỉ đạo cho ôn theo cặp 
* Ôn trò chơi: Tung vòng vào đích.
GV ôn lại cách chơi, luật chơi
*-Tổ chức đi vỗ tay và hát.
- Tập các động tác thả lỏng
- Hệ thống bài học, nhận xét tiết học.
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo.
- Chạy tại chỗ, xoay các khớp.
-Lớp xếp thành 2-4 hàng.
 -Luyện tập theo GV hướng dẫn.
-Chia 2 đội nam – nữ, thi đua giữa 2 đội.
-Nắm được luật chơi, cách chơi
-HS chuyển thành 2 vòng tròn đồng tâm , quay mặt vào nhau.
- Thực hiện đi vòng tròn, vừa đi vừa hát.
- Cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 30 buoi1.doc