Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 13: Em đến trường - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Xuân Quang

Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 13: Em đến trường - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Xuân Quang

I. Mục tiêu:

- Nêu được những hoạt động của học sinh khi đén trường

- Vẽ được dáng người hoạt động ở mức độ đơn giản và thể hiện được sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề "Em đến trường"

- Phát triển được khả năng tưởng tượng, sáng tác câu chuyện phù hợp với chủ đề.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình , nhóm bạn.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức

- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau

- Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm

III. Đồ dùng và phương tiện

Giáo viên: Hình ảnh hoạt động đơn giản của người, hình ảnh HS đến trường.

- Các bài vẽ dáng người của HS.

Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, thước kẻ, que 20cm, keo dán.

 

doc 3 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 13: Em đến trường - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /04/2017, Lớp 2A 
Ngày dạy: 13/04/2017, Lớp 2B 
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ 13: EM ĐẾN TRƯỜNG 
Số tiết: 3 tiết 
I. Mục tiêu:
- Nêu được những hoạt động của học sinh khi đén trường
- Vẽ được dáng người hoạt động ở mức độ đơn giản và thể hiện được sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề "Em đến trường"
- Phát triển được khả năng tưởng tượng, sáng tác câu chuyện phù hợp với chủ đề.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình , nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau
- Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện
Giáo viên: Hình ảnh hoạt động đơn giản của người, hình ảnh HS đến trường.
- Các bài vẽ dáng người của HS.
Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, thước kẻ, que 20cm, keo dán.....
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra đồ dùng
- Khởi động: Cho cả lớp hát bài " Đi học "
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Tìm hiểu
- Cho HS quan sát hình 13.1
+ Các bạn trong hình đang làm gì, ở đâu? + Trong mỗi hoạt động khác nhau, tư thế của cơ thể (đầu, mình, tay) có thay đổi không?
+ Tìm hiểu các tư thế được tạo hình trong sản phẩm ở hình 13.2.
+ Em có nhận ra hoạt động trong hình vẽ không? Đó là hoạt động gì?
+ Các bộ phận chân, tay, mình, đầu có phù hợp với tư thế hoạt động không?
- GV kết luận và yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
2. Cách thể hiện:
- Y/C HS quan sát cách vẽ dáng người ở hình 13.3.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ dáng người qua các bước
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
+ Cho HS tham khảo các bài vẽ kí họa dáng người hoạt của các bạn học sinh (Hình 13.4) để hình thành ý tưởng tạo hình dáng người.
3. Thực hành 
- Hoạt động cá nhân:
+ Vẽ kí họa dáng người đang hoạt động.
+ Sau đó cắt rời sản phẩm ra khỏi tờ giấy đề tạo kho hình ảnh
- GV cho HS trưng bày và giới thiệu .
Tiết 2
- Hoạt động nhóm:
+ Chia nhóm học sinh từ 5 đến 6 em, mỗi nhóm có thể chọn một nội dung để làm bài.
- Cách 1: Chọn hình ảnh trong kho để sắp xếp theo nội dung, chủ đề.
+ Vào khổ giấy khổ lớn
+ Vẽ hoặc cắt dán thêm hình ảnh phụ, khung cảnh... để làm rõ nội dung
+ Tạo thành sản phẩm
- Cách 2: Lưạ chọn dáng người trong kho hình ảnh để làm con rối.
+ Vẽ hoặc xé dán khung cảnh làm nền phía sau phù hợp với nội dung hoạt động của các nhân vật.
- Cho HS tham khảo hình 13.5 và 13.6
- Yêu cầu HS thực hành
Tiết 3
4. Trưng bày, giờ thiệu sản phẩm.
+ Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm 
+ GV hướng dẫn HS thuyết trình giới thiệu sản phẩm của mình và gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
+ Gợi ý các nhóm xây dựng câu chuyện trên cơ sở nghĩ về những kỉ niệm, những hoạt động mà các em đã cùng tham gia.
5. Đánh giá: Tự đánh giá sản phẩm theo từng cá nhân hoặc nhóm. 
Vận dụng sáng tạo: 
+ Gợi ý HS viết một đoạn văn ngắn dựa trên sản phẩm của nhóm vừa hoàn thành.
Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề 10: Tìm hiểu về tranh dân gian
+ Chú ý xem tranh
+ Thảo luận: học sinh trả lời câu hỏi.
+ Khi tham gia các hoạt động khác nhau (đi, đứng, chạy, nhảy) sẻ thay đổi chân tay và hình dáng.
- HS đọc ghi nhớ.
- Học sinh quan sát nhận biết cách vẽ
B1: Vẽ các bộ phận chính (đầu, mình, tay, chân thành dáng người hoạt động.
B2: Vẽ các chi tiết.
B3: Vẽ màu.
- HS đọc ghi nhớ
- Học sinh chú ý quan sát.
- HS thực hành
- HS trưng bày và giới thiệu
- Học sinh thảo luận chọn nội dung đề tài theo ý thích.
- Học sinh chọn phương án thực hành theo nhóm
- HS quan sát tham khảo
- HS thực hành theo nhóm
- HS trưng bày sản phẩm
+ Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến của từng sản phẩm.
- Các nhóm xây dựng và trình bày câu chuyện
- HS tự đánh giá
+ Học sinh đóng vai diễn
- HS chuẩn bị đồ dùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_2_chu_de_13_em_den_truong_nam_hoc_2016_2017.doc