Giáo án Mĩ thuật 2 - Bài: Vẽ cái nón

Giáo án Mĩ thuật 2 - Bài: Vẽ cái nón

I. Mục Tiêu:

 - Kiến thức:

 + Học sinh nắm được đặc điểm về hình dáng,cấu tạo của cái mũ.

 + Học sinh biết cách quan sát, nhận xét đúng tỉ lệ của cái mũ.

 + Học sinh biết cách vẽ cái mũ đúng phương pháp.

 - Kỹ năng:

 + Học sinh vẽ được cái mũ gần sát với mẫu.

 + Học sinh luyện các kỹ năng quan sát,phân tích về cái mũ.

 + Học sinh thể hiện được cái mũ qua các yếu tố tạo hình bố cục, hình vẽ , và vẽ màu theo ý thích.

 - Thái độ:

 + Có ý thức nghiêm túc trong học tập.

 + Yêu quý sản phẩm mình tạo ra.

 + Nhận thức được vẻ đẹp của cái mũ,và tác dụng của cái mũ.

II. Phương Pháp:

 - Chủ đạo: Trực quan – Luyện tập.

 - Hỗ trợ : Đàm thoại – Giải thích.

III. Chuẩn Bị:

 - Chuẩn bị của giáo viên:

 + Sưu tầm một số tranh ảnh các loại mũ.

 + Một số bài của Học sinh khoá trước.

 + Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.

 + Hình gợi ý cách vẽ

 + SGK, SGiáo viên

 - Chuẩn bị của Học sinh:

 + Giấy vẽ hoặc vở vẽ, bút chì,tẩy, màu.

 + SGK lớp 2

 

doc 9 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 1308Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Bài: Vẽ cái nón", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục Tiêu:
 - Kiến thức:
 + Học sinh nắm được đặc điểm về hình dáng,cấu tạo của cái mũ.
 + Học sinh biết cách quan sát, nhận xét đúng tỉ lệ của cái mũ.
 + Học sinh biết cách vẽ cái mũ đúng phương pháp.
 - Kỹ năng:
 + Học sinh vẽ được cái mũ gần sát với mẫu.
 + Học sinh luyện các kỹ năng quan sát,phân tích về cái mũ.
 + Học sinh thể hiện được cái mũ qua các yếu tố tạo hình bố cục, hình vẽ , và vẽ màu theo ý thích.
 - Thái độ:
 + Có ý thức nghiêm túc trong học tập.
 + Yêu quý sản phẩm mình tạo ra.
 + Nhận thức được vẻ đẹp của cái mũ,và tác dụng của cái mũ.
II. Phương Pháp:
 - Chủ đạo: Trực quan – Luyện tập.
 - Hỗ trợ : Đàm thoại – Giải thích.
III. Chuẩn Bị:
 - Chuẩn bị của giáo viên:
 + Sưu tầm một số tranh ảnh các loại mũ.
 + Một số bài của Học sinh khoá trước.
 + Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
 + Hình gợi ý cách vẽ
 + SGK, SGiáo viên
 - Chuẩn bị của Học sinh:
 + Giấy vẽ hoặc vở vẽ, bút chì,tẩy, màu.
 + SGK lớp 2
IV. Tài Liệu Tham Khảo
Sách nghệ thuật lớp 2, Sách giáo viên lớp 2.
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Dự kiến tình huống
I) Ổn định tổ
 chức :
1 phút
- Chào Học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ ( nếu có ).
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Chào giáo viên.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Để đồ dùng trên bàn.
- Học sinh quên mang đồ dùng giáo viên nhắc nhở. 
II) Kiểm tra bài cũ :
Bài 8. thường thức mĩ thuật
XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU(tranh sơn dầu của họa sĩ SỸ TỐT). 
III) giảng bài mới:
Bài 9 vẽ theo mẫu
VẼ CÁI MŨ
1, Quan sát nhận xét:
3
phút
1 phút
5 phút
- Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu Học sinh trả lời:
+Tranh tiếng đàn bầu của họa sĩ nào?
+Vẽ bằng chất liệu gì?
+Bức tranh vẽ về đề tài gì và vẽ mấy người?
- Nhận xét và củng cố câu trả lời của Học sinh.
- Giáo viên dẫn dắt bài mới phù hợp với nội dung bài học
- Ghi bảng lên bảng.
 * Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh quan sát, nhận xét
-Giáo viên giới thiệu một số cái mũ và yêu cầu Học sinh quan sát tìm hiểu về cái mũ:
- Trả lời.
+Tranh tiếng đàn bầu của họa sĩ sỹ tốt
+Bức tranh được vẽ bằng chất liệu là sơn dầu
+Bức tranh vẽ về đề tài bộ đội .vẽ 3 người :anh bộ đội đang say mê gãy đàn và 2 em bé đang chăm chú lắng nghe 
-Học sinh lắng nghe
- Lắng nghe theo dỏi.
-Ghi bài vào vở
* Hoạt động 1:
- Học sinh quan sát nhận xét theo hướng dẫn của Giáo viên
- Học sinh quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm cái mũ theo định hướng của giáo viên: 
- Học sinh chưa trả lời được gv hướng dẫn cụ thể.
- Nếu học sinhlúng túng khi quan sát, 
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
Bước 1: xác định bố cục và phác khung hình chung của cái mũ
Bước 2: phác hình dáng của cái mũ bằng nét thẳng
Bước 3: chỉnh hình và vẽ chi tiết
Bước 4:Vẽ màu
3. Thực hành:
4. Nhận xét – đánh giá.
IV/ Dặn dò kết thúc:
5 phút
20
phút
2
phút
1
phút
 + Một số loại mũ 
 + Hình dáng các loại mũ
 + Màu sắc 
 + Chất liệu 
 + Tác dụng của cái mũ
- Giáo viên củng cố lại
- Giáo viên giới thiệu cho Học sinh quan sát thêm những tranh ảnh một số loại mũ.Yêu cầu học sinh gọi tên và màu sắc từng cái mũ.
=>Giáo viên phân tích vẻ đẹp của các các cái mũ 
* Hoạt động 2:
-Giáo viên chọn một cái mũ làm mẫu và yêu cầu học sinh quan sát đặc điểm quả cái mũ:
 + Cấu trúc.
 + Hình dáng
 + Màu sắc.
 + Chất liệu
 - Giáo viên nhận xét lại và củng cố
 - Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ
hướng dẫn cụ thể cho Học sinh:
gồm 4 bước:
B1:Xác định bố cục và phác khung hình chung của cái mũ
B2:Phác hình dáng của cái mũ bằng nét thẳng
B3: Chỉnh hình và vẽ chi tiết
B4:Vẽ màu
 - Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại các bước tiến hành. 
- Giáo viên củng cố. 
-Giáo viên cho Học sinh xem bài Học sinh khoá trước gợi ý Học sinh nhận xét 
- Giáo viên củng cố lại và nhận xét.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên yêu cầu Học sinh quan sát kỹ mẫu và thực hiện bài tập theo quy trình:
 + Bố cục 
 + Vẽ hình 
 + Vẽ màu
- Giáo viên bao quát lớp:
 + Chú ý các Học sinh còn chậm,yêu cầu cao hơn với các Học sinh khá ,giỏi.
 + Nhắc nhở thời gian làm bài cho Học sinh.
=>Hết giờ Giáo viên yêu cầu Học sinh dừng bút. 
* Hoạt động 4:
-Giáo viên chọn một số bài có ưu điểm ,khuyết điểm tiêu biểu và tổ chức cho Học sinh tham gia nhận xét đánh giá.
- Giáo viên củng cố lại và nhận xét
- Giáo viên xếp loại bài
- Giáo viên nhận xét tiết học và giáo dục Học sinh yêu quý các vật dụng xung quanh mình.
- Giáo viên yêu cầu Học sinh chưa vẽ xong về nhà tiếp tục hoàn thành.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau : 
 + Sưu tầm tranh chân dung
 + Quan sát bạn bè người thân trong gia đình
 + Chuẩn bị đò dùng học tập
Xem bài mới: 
Bài 10:vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG
- Giáo viên chào học sinh.
 + Một số loại mũ là:mũ len,mũ cối,mũ bộ đội,mũ em bé sơ sinh,mũ lưỡi trai
 + Hình dáng của các loại mũ khác nhau:về màu sắc ,cấu tạo
 + Mũ thường có màu xanh,đỏ,tím,vàng
 + Vải, nhựa cứng,
 + Che mưa,che nắng,giữ ấm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát
-Học sinh lắng nghe
* Hoạt động 2:
- Học sinh quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm cái mũ theo hướng:
 + Gồm 2 phần :thân và lưỡi mũ
 + Cái mũ nằm trong khung hình chữ nhật nằm
 + Cái mũ có màu vàng,đỏ,xanh
 + Cái mũ làm bằng vải.
- Học sinh chú ý lắng nghe. 
- Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách xác định bố cục và phác khung hình chung.
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách phác hình để làm bài tôt hơn.
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chỉnh hình và vẽ chi tiết
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ màu.
- Học sinh nhắc lại các bước tiến hành.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh chú ý quan sát và nhận xét theo định hướng của giáo viên.
 + Bố cục 
 + Hình vẽ
 + Màu sắc 
- Học sinh lắng nghe.
* Hoạt động 3:
- Học sinh thực hành bài tập theo quy trình giáo viên hướng dẫn.Học sinh cố gắng nổ lực thực hiện được các yếu tố:
=>Bố cục cân đối giữa hình vẽ với giấy vẽ
=>Vẽ hình đúng cấu cẫu trúc,hình dáng,tỷ lệ của cái mũ.
=>Vẽ màu theo ý thích và không lem ra ngoài
- Chú ý làm bài
- Học sinh nộp bài 
* Hoạt động 4:
-Học sinh tham gia nhận xét ưu,khuyết điểm của các bài tập về các yếu tố:
 + Bố cục 
 + Hình vẽ :
 + Cấu trúc
 + Hình dáng
 Màu sắc và kỹ thuật vẽ màu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Học sinh chào giáo viên.
phân tích đặc điểm của cái mũ
giáo viên sẽ hướng dẫn Học sinh quán sát,nhận xét lại theo trình tự hợp lý và gợi ý Học sinh nêu nhận xét đúng đặc điểm cái mũ.
- Học sinh không chú ý, giáo viên nhắc nhở.
- Nếu Học sinh bố cục hình vẽ bị lệch hoặc quá to giáo viên sẽ làm mẫu cách bố cục trên bảng để Học sinh có định hướng thực hiện dễ dàng.
Nếu học sinh nhận xét lan man hoặc lúng túng giáo viên định hướng cho học sinh nhận xét có trọng tâm và theo trình tự hợp lý
BÀI THUYẾT MINH BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Nghệ thuật 2
BÀI 9: Vẽ theo mẫu 
VẼ CÁI MŨ(NÓN)
Mĩ thuật là bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục quốc dân vì giáo dục thẩm mĩ là một mặt quan trọng để đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển một cách toàn diện.giáo dục thẩm mĩ đóng vai trò hình thành thế hệ trẻ thôngq ua giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường phổ thông để giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện về đạo đức,trí tuệ,lao động sản xuất ,lễ giáo.giáo dục thẫm mĩ trong nhà trường phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng.nó giúp các em từng bước có được kiến thứccow bản về nghệ thuật tạo hình để các em có thể làm chủ văn hóc nghệ thuật trong nhà trường,tự điều chỉnh và có những thị hiếu lành mạnh ,đúng đắn,phù hợp với điều kiện cuộc sống và môi trường học tập ở trường phổ thông.
Bài học này giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình về tạo hình,phát triển tư duy,khả năng quan sát,so sánhtrong sản phẩm vào sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU :
Nhiệm vụ nội dung môn mĩ thuật:
Nhệm vụ của môn mĩ thuật khối lớp 2 phân môn vẽ theo mẫu yêu cầu cung cấp cho học sinh những kiến thức:biết cách quan sát trực tiếp mẫu để vẽ,nhận ra đặc điểm đặc trưng cơ bản của từng mâũ vẽ về hình dáng ,màu sắc, tỷ lệnắm vững phưng pháp vẽ một bài vẽ theo mẫu.
Qua bài học học sinh lớp 2 có thể nắm được các kĩ năng thực hiện bài vẽ từ bao quát đến chi tiết,thể hiện được tỉ lệ mẫu vẽ, biết so sánh dài ngắn, to, nhỏ, phải trái, bố cục bài vẽ cân đối trên khổ giấy.vẽ màu theo từng mảng và sử dụng màu theo ý thích.và từ đó học sinh nắm được và có khả năng tạo hình đúng đối tượng.
2. Căn cứ vào đặc điểm phát triển nhận thức và năng lực tạo hình của học sinh:
 Học sinh lớp 2 có khả năng khía quat đối tượng theo cách hiểu và suy nghĩ của chúng. Ngôn ngữ tạo hình của học sinh lớp 2 phong phú đa dạng có thể hiện tính cách riêng. Tuy chưa nắm được và thể hiện được về bố cục,hình vẽ còn chưa đẹp, màu sắc vẽ còn chưa đề tay nhưng thể hiện tốt về cảm xúc.
Khối lớp 2 học sinh đa số thích môn học mĩ thuật vì giúp học sinh vui vẻ tạo không khí thoải mái cho học sinh.học sinh vẽ những gì mình thích và mình nghĩ.
II. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TIẾT DẠY:
Để xác định nội dung trọng tâm của tiết dạy này em đã dựa vào SGK,SGV,vở tập vẽ lớp 2,đặc điệm phát triển năng lực tạo hình của học sinh.
- Tiết dạy vẽ theo mẫu vẽ cái mũ giúp học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo và màu sắc của cái mũ.từ đó học sinh thể hiện vào tranh vẽ của mình.
- Qua bài học học sinh biết trân trọng thêm yêu quý những vật dụng xung quanh trong gia đình của các em.
* Tiến trình tổ chức tiết dạy gồm 4 phần:
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ:
 III. Giảng bài mới:
 1. Quan sát, nhận xét: về đặc điểm, cấu trúc, hình dáng màu sắc của cái mũ, mục đích cuối cùng của quan sát là để vẽ,tìm hiểu đặc trưng của mẫu vẽ và dự kiến cách làm bài.
 2. Cách vẽ: GV tổ chức hướng dẫn cụ thể cách vẽ cái mũ cho học sinh
 3. Thực hành: GV yêu cầu học sinh thực hành đúng phương pháp và bao quát lớp GV làm việc với từng học sinh vì khả năng cảm thụ của học sinh là khác nhau,cách vẽ khác nhau.
 4. Nhận xét đánh giá: GV chọn sản phẩm và tổ chức cho học sinh đánh giá
 IV. Dặn dò kết thúc:
- Vì đây là bài vẽ theo mẫu nên phương pháp trực quan được chọn là phương pháp chủ đạo.thông quan sát học sinh nhận biết được sự vật hiện tượng và rèn luyện các kỹ năng tạo hình cho học sinh nên phương pháp thực hành rèn luyện sẽ tạo cho học sinh có thời gian thực hiện yêu cầu
- Kỹ năng tạo hình của học sinh chă thành thạo nên em chọn phương pháp minh họa và đàm thoại ,vấn đáp đẻ lôi cuốn học sinh vào bài.
III.CƠ SỞ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Là bài vẽ theo mẫu "Vẽ cái mũ" là vật dụng thường gặp hằng ngày nên đòi hỏi phải có mẫu thật và nhiều loại khác nhau để học sinh thấy được sự đa dạng phong phú và đặc điểm của cái mũ
- Hình ảnh minh họa các bước tiến hành để học sinh nắm được phương pháp vẽ cái mũ theo đúng yêu cầu của bài học.ngoài ra còn có hình minh họa cách bố cục, bài học sinh khóa trước phục vụ cho bài dạy hiệu quả.
IV.KẾT LUẬN: 
Thuyết trình thiết kế kế hoạch dạy học môn mĩ thuật giúp cho người đọc hiểu được nội dung trọng tâm của bài học mà người giáo viên muốn truyền đạt đến học sinh.thoongq ua bài học giúp học sinh nắm được kĩ năng,kĩ năng từ đó học sinh vận dụng vào cuộc sống và học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docvẽ cái nón.doc