Giáo án Luyện từ và câu lớp 2 - Trường Tiểu học Đại Ân 2 A

Giáo án Luyện từ và câu lớp 2 - Trường Tiểu học Đại Ân 2 A

Luyện từ và câu

Tiết 1: TỪ VÀ CÂU

I. Yêu cầu cần đạt :

- Nhận biết một số đồ dùng học tập (HSKT).

- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành.

- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập; viết được một câu nói về nội dung mỗi bức tranh.

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 2 - Trường Tiểu học Đại Ân 2 A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện từ và câu
Tiết 1: TỪ VÀ CÂU
I. Yêu cầu cần đạt : 
- Nhận biết một số đồ dùng học tập (HSKT).
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành.
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập; viết được một câu nói về nội dung mỗi bức tranh.
II. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ : Kiểm tra sách giáo khoa, vở bài tập, ...
2. Bài mới :
a. HD làm bài tập :
Bài 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây.
* 8 bức tranh SGK vẽ người, vật, hoặc việc. mỗi bức tranh có một số thứ tự. Em hãy chỉ tay vào số thứ tự đó và đọc lên.
- Cần xem tên gọi nào là của người, vật hoặc việc nào.
- GV đọc tên gọi của từng người, sự vật hoặc việc. HS chỉ tay vào tranh vẽ người, vật hoặc việc
Bài 2: Tìm các từ :
- Chỉ đồ dùng học tập :
- Chỉ hoạt động của học sinh :
- Chỉ tính nết của học sinh :
* Trao đổi theo đơn nhóm rồi viết nhanh những từ vừa tìm được vào phiếu thảo luận.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau :
* Quan sát tranh thật kĩ thể hiện nội dung các tranh bằng một câu. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Để sách vở lên bàn.
- Đọc yêu cầu bài.
- Nghe GV đọc chỉ tay vào hình.
- Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận rồi thi đua lên điền các từ chỉ sự vật ứng với số thứ tự ghi trên bảng.
 1. trường	2. học sinh	 
 3. chạy	4. cô giáo
 5. hoa hồng	6. nhà	 
 7. xe đạp	8. múa
- Đọc yêu cầu đề :
- Thảo luận nhóm 4 ghi tên các từ chỉ đồ dùng học tập, hoạt động, tính nết của HS vào bảng nhóm rồi báo cáo trước lớp : 
+ Đồ dùng học tập : thước, bút, 
+ đọc, viết, nghe, nói, đếm, ...
+ ngoan ngoãn, chăm chỉ, ... 
- Tự làm vào vở. Một số em đọc bài viết của mình :
+ Huệ cùng các bạn dạo chơi trong công viên.
+ Sáng hôm ấy, cô giáo dẫn cả lớp Huệ và công viên ngắm hoa.
+ Thấy một bông hoa đẹp Huệ dừng lại để ngắm.
+ Huệ say mê ngắm một khóm hồng mới nở.
- Nhắc lại lời bạn.
- Kể tên đồ dùng học tập của mình.
- Nói theo bạn tranh 1.
3. Củng cố : * tên gọi của các vật, việc được gọi là từ.
- Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.
4. Dặn dò : Về nhà quan sát tranh bài tập 3, tập nói 10 lần.
Luyện từ và câu
Tiết 2 : TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI
I. Yêu cầu cần đạt :
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập.
- Đặt câu với từ mới tìm được ; biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới ; biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
- Tìm các tiếng có âm e, b (HSKT)
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập 3.
III Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ: 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu, làm quen với câu hỏi
GV ghi đề lên bảng
- Hướng dẫn em Phước tìm các tiếng có chữ e, b.
Bài 1: Tìm các từ:
- Có tiếng học :
- Có tiếng tập :
* Tìm các từ có tiếng học, tập ; tìm được càng nhiều càng tốt.
* Bổ xung từ ngữ : học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học mót, học sinh, học đường, học kì, năm học...
- tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, tập luyện, học tập, luyện tập, bài tập...
- Tuyên dương các nhóm thắng cuộc.
Bài 2 đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 : 
Hướng dẫn em Phước tìm các số1, 2, 3, 4.
- Nhận xét bổ xung: 
+ Bạn Lan rất chịu khó học hỏi.
+ bác Nam thành tài chỉ nhờ học lỏm.
+ Anh tôi chăm tập thể dục nên rất khoẻ mạnh.
Bài 3 Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới : 
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
- Thu là bạn thân nhất của em
Hướng dẫn các em thảo luận nhóm 2 rồi ghi kết quả thảo luận:
* Bài tập này có sẵn 2 câu, các em có nhiệm vụ sắp xếp lại mỗi từ trong mỗi câu ấy để tạo thành câu mới.
Chốt lại lời giải đúng: 
+ Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
+ Bạn thân nhất của em là Thu.
+ Thu là bạn thân nhất của em.
+ Em là bạn thân nhất của Thu.
+ Bạn thân nhất của Thu Là em.
Hướng dẫn em Phước tìm các tiếng có dấu huyền.
Bài 4 : Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau :
- Tên em là Gì ( )
- Em học Lớp mấy ( ).
- Tên trường của em là gì ( )
Nhận xét bổ sung.
* Cần đánh dấu hỏi vào mỗi câu trên.
- Một em kể các từ chỉ đồ dùng học tập, hoạt động, tính nết của HS.
- Một em nhìn tranh đặt câu 
Nhận xét bổ xung.
- Học sinh chú ý nghe.
- Học sinh mở SGK, VBT.
- Thảo luận nhóm 4 Ghi vào phiếu thảo luận 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm nào tìm được nhiều từ đúng nhóm đó thắng.
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- Hai em làm bảng lớp HS Yếu)
- Từng em nêu miệng.
- Nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm 2.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý các em Yếu
- Học sinh tự làm bài vào vở. Ba em Làm bảng lớp (HSK - G)
- Tên em là Gì ?
- Em học Lớp mấy ?
- Tên trường của em là gì ?
- Nhận xét bổ sung.
- Tìm các chữ e, b có trong bài.
- Tìm các số 1, 2. 3, 4 có trong bài.
- Tìm tiếng có dấu huyền trong bài tập 4.
3. Củng cố: 
Đọc lại bài tập 1, 3.
* Có thể thay đổi vị trí các từ trong một câu để tạo thành một câu mới.
- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
4 Dặn dò: Về nhà là lại bài tập 1, 2, 3/ 17 SGK.
Luyện từ và câu
Tiết 3 : TỪ CHỈ SỰ VẬT ; CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ?
I. Yêu cầu cần đạt :
- Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh và bảng từ gợi ý (Chú ý em phước)
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ các sự vật có trong SGK.
- Băng giấy bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1 Bài cũ : 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Biết được các từ chỉ sự vật. Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
Ghi đề lên bảng : Từ chỉ sự vật ; Câu kiểu Ai là gì ?
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Viết đúng từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) dưới mỗi tranh sau :
* Chốt lại các ý đúng : bộ đội. công nhân, ô tô, máy bay,...
Bài 2 : Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng :
Thảo luận nhóm : GV phát cho mỗi nhóm các từ trong bảng, các em thảo luận tìm các từ chỉ sự vật, khi có lệnh các em cầm từ chỉ sự vật lên gắn vào bảng, nhóm nào có nhiều từ đúng nhóm đó thắng.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 3 : Đặt câu theo mẫu dưới đây :
Bạn Vân Anh là học sinh lớp Hai.
HS Giỏi làm bài 4 / 11 VBT Ghi các từ còn thiếu để tạo thành câu.
- 1 em tìm 5 từ có tiếng học. Một em tìm 5 từ có tiếng tập.
- Chú ý nghe
- Mở SGK và VBT.
- Nhắc lại tên bài
- Nêu yêu cầu bài :
- Tự ghi các từ chỉ sự vật có trong hình.
Một vài em đọc bài của mình (HS Yếu) : bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
- Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm tìm các từ chỉ sự vật. Nhanh chóng gắn các từ đó lên bảng : bạn, bảng, phượng vĩ, cô giáo, nai, thước kẻ, học trò, sách, thầy giáo, cá heo.
- Nêu yêu cầu bài ;
- Tự làm
3 - 4 em nêu miệng :
+ Ba em là công nhân.
+ Mẹ em là giáo viên
- HS Giỏi làm bài.
- Chỉ hình và nói tên các vật em biết.
- Nêu tên các bạn trong tổ.
- Nói tên các đồ dùng học tập em có.
3.Củng cố : Chia lớp làm 2 nhóm xem nhóm nào có nhều bạn trả lời đúng.
Trò chơi truyền điện Một em nêu vế thứ nhất, một em nêu vế thứ hai.
4 Dặn dò : Làm miệng bài 2, 3 SGK.
Luyện từ và câu
Tiết 4 : TỪ CHỈ SỰ VẬT. TỪ NGỮ VỀ NGÀY THÁNG NĂM
I. Yêu cầu cần đạt :
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (Chú ý em Phước)
- Bước đầu biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý.
II. Đồ dùng dạy – hoc :
- Bảng ghi bài tập 1 và bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ :
2. Bài mới :
Bài 1 : Tìm các từ theo mẫu trong bảng :
- Hướng dẫn hai em Phước cùng thảo luận với các bạn.
* Đây là những từ chỉ sự vật.
Bài 2: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về :
a) Ngày, tháng, năm.
b) Tuần, ngày trong tuần (Thứ...).
* Học sinh thảo luận nhóm 2 một em hỏi một em trả lời và ngược lại.
Bài 3 : Ngắt đoạn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả :
* Chú ý đọc đoạn văn nhiều lần ngắt câu đủ ý, viết hoa những chữ đầu câu.
- 1 em tìm các từ chỉ sự vật trong bài 1/ 26
- 1 em đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm 2 ghi vào phiếu thảo luận :
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
học sinh,
cô giáo, 
thầy giáo, bạn bè,
bố, mẹ,
ông, bà, ...
ghế, bàn, tủ, giường,
giá sách,
hòm, vở,
phấn, 
bảng
Chim sẻ,
chó,
heo, lợn,
trâu, bò,
công, hổ, 
báo, 
phượng,
xoài, na,
mãng cầu,
vú sữa,
cà phê,
ca cao, 
...
- Từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Lên bảng, nhìn và nói theo sách giáo khoa
- Một em hỏi, 1 em trả lời :
- Từng cặp học sinh lên thực hành.
- Chọn cặp có câu trả lời hay nhất.
+ Bạn sinh vào ngày mấy ? Tháng mấy ?
+ Một năm có bao nhiêu tháng ? Một tháng có mấy ngày chủ nhật ?
+ Hôm nay là thứ mấy ? Ngày mai là thứ mấy ?
- Học sinh tự ngắt ý vào vở, 1 em làm bảng lớp.
- Tập đọc đoạn văn nhiều lần.
- Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm cùng các bạn.
- Nhắc lại 1 câu của bạn.
3. Củng cố : Trò chơi truyền điện tìm nhanh các từ chỉ sự vật có trong lớp.
4. Dặn dò : Về nhà tìm thêm các từ chỉ sự vật có trong gia đình.
Luyện từ và câu
Tiết 5 : TÊN RIÊNG – CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ?
I. Yêu cầu cần đạt : Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (Chú ý em Phước) ; bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
II. Đồ dùng dạy – học : Chép bài tập 1, 2 trang 44
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ : 
2. Bài mới :
Bài 1: Cách viết các từ ở nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau như thế nào ? Vì sao ?
* So sánh cách viết các từ ở nhóm 1 với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm 2 (Chú ý em Phước).
* Cột 1 là tên chung, cột 2 là các từ chỉ tên riêng của một dòng sông, con suối, tên 1 bạn học sinh do vậy phải viết hoa các chữ cái đầu. (thuộc lòng phần đóng khung SGK).
Bài 2 : Hãy viết 
a) Tên các bạn trong lớp
b) Tên một dòng sông, con suối, con kênh...
* Mỗi em chọn tên 2 bạn trong lớp, viết chính xác, đầy đủ họ tên hai bạn đó rồi viết tên sông hoặc suối. Chú ý  ...  KIỂU AI LÀM GÌ ?
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ?, Làm gì ? Biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu Ai là gì ?
II. Đồ dùng học tập: Bảng phụ ghi bài tập 2
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
- Nêu các bài tập đọc đã học trong tuần:
Bài 1: Kể những việc làm ở nhà giúp đỡ cha mẹ.
- HD Thảo luận nhóm 2 ghi vào phiếu thảo luận, báo cáo kết quả.
* Ở nhà giúp ba mẹ các công việc phù hợp với tuổi của mình.
Bài 2: Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai ? Làm gì ?
* Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ? hai gạch dưới bộ phận cho câu trả lời cho câu hỏi làm gì ?
- Nhận xét 
Bài 3: Chọn và sắp xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu:
- HD thảo luận
 * Chú ý cuối câu phải đặt dấu chấm
Bài 4: Đặt 2 câu, mỗi câu kể một việc em đã làm ở nhà:
- 2 em làm bài 1, 1, em làm bài 3 tuần 12
- Bông hoa Niềm Vui. Quà của bố.
- Thảo luận nhóm 2 ghi vào phiếu thảo luận, báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ sung: quét nhà, trông em, nấu cơm, rửa chén, rửa bát, nhặt rau, tưới cây, cho gà ăn, ... 
- Tự làm, 3 em làm bảng lớp.
Cây xoà cành ôm cậu bé.
Em học thuộc bài thơ.
Em làm ba bài tập toán.
Ai
Làm gì ?
Em
quét nhà cửa (rửa bát đũa
Chị em
giặt quần áo.
Linh
rửa bát đũa (xếp sách vở).
Cậu bé
xếp sách vở.
- Chia lớp làm hai nhóm xem nhóm nào ghép nhanh.
- Nhận xét bổ sung.
- HS giỏi làm bài:
+ Sáng nào em cũng dậy sớm để quét nhà.
+ Em giúp mẹ nhặt rau.
- Nêu 2, 3 việc em giúp ba mẹ (Phước).
- Nhắc lại bài tập đúng của bạn.
- Thảo luận nhóm cùng các bạn.
3. Củng cố: Thi kể các công việc giúp ba mẹ ở nhà.
4. Dặn dò: Về hoàn thành bài tập và các công việc vừa sức giúp đỡ cha mẹ.
Luyện từ và câu
Tiết 14: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH – CÂU KIỂU AI LÀM GÌ ?
I. Yêu cầu cần đạt : 
- Nêu được một số từ về tình cảm gia đình.
- Biết sắp xếp các từ đã cho theo mẫu câu Ai làm gì ?
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ và 4, 5 tờ giấy khổ to kẻ bảng ở BT2.
- Nội dung BT3
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu.
Bài 1: Ghi vào chỗ trống 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em
- HD Thảo luận nhóm 2 rồi báo cáo kết quả thảo luận.
Bài 2: Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu rồi ghi vào chỗ trống:
* Hướng dẫn thảo luận nhóm ghi vào phiếu thảo luận.
* Chị em ở đây có nghĩa là chị và em trong gia đình, không có nghĩa khái quát là chị em bạn bè
- HD Phước tìm các chữ đã học trong bài tập 3.
Bài 3: Điền vào chỗ trống dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi.
- 1 em kể những việc ở nhà giúp ba mẹ, 1 em sắp xếp các từ thành mẫu câu Ai làm gì ?
- Thảo luận nhóm 2 rồi báo cáo kết quả thảo luận: nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, chăm bẵm, yêu, quý, yêu thương, yêu quý, chăm lo chiều chuộng, bế, ẵm, ...
- Thảo luận nhóm 5 ghi phiếu thảo luận rồi báo cáo kết quả:
 Ai làm gì ?
Anh khuyên bảo em
Chị chăm sóc em
Em chăm sóc chị
Chị em trông nom nhau
Anh em trông nom nhau
Chị em giúp đỡ nhau
Anh em giúp đỡ nhau
- Làm bảng con:
+ Dấu câu cần điền là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
- Thảo luận nhóm cùng bạn.
- Thảo luận nhóm và nêu lại kết quả đúng. 
- Tìm các chữ đã học.
3. Củng cố: 
- Trò chơi nhìn tranh đặt câu có từ chỉ tình cảm vừa học.
4. Dặn dò: 
- Về nhà tìm thêm những từ ngữ chỉ tình cảm gia đình, hoàn thành các bài tập chưa làm.
 Ngày soạn: 13 – 12 – 2009
 Ngày giảng: 17 - 12 - 2009
Luyện từ và câu
Tiết 15: TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I. Yêu cầu cần đạt : Nêu được một số từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật. Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ
2. Bài mới: Nêu MĐYC.
Bài 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi: * Yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh; chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi .
a) Em bé thế nào ?
b) Con voi thế nào ?
c) Những quyền vở thế nào ?
d) Những cây cau thế nào ?
Bài 2: HD Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật : 
a) Đặc điểm về tính tình của một người.
b) Đặc điểm về màu sắc của một vật.
c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật.
Bài 3: Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:
* HD phân tích mẫu: Mái tóc của ông (trả lời câu hỏi Ai ?) bạc trắng (trả lời câu hỏi thế nào ?).
a) Mái tóc của ông. b) Bàn tay của em bé: c) Nụ cười của anh.* Chú ý viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu. Có thể đặt nhều câu theo mẫu Ai thế nào ? Ngoài ra, có thể và nên tìm thêm các từ khác.
- 1 em làm bài tập 1, 1 em làm bài tập 2 trang 116 SGK.
- Chú ý nghe.
- Quan sát hình Trả lời cá nhân, Các em khác chú ý nhận xét, bổ sung:
a) Em bé rất xinh./ rất đẹp./ rất dễ thương./ rất đáng yêu./ rất ngây thơ./
b) Con voi rất khoẻ./ thật to./ rất chăm chỉ làm việc./ cần cù khuân gỗ./
c) Những quyển vở này rất đẹp./ rất nhiều màu sắc./ rất xinh xắn./...
d) Những cây cau này rất cao./ rất thẳng./ thật xanh tốt./ ...
- Thảo luận nhóm 5 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm rồi báo cáo kết quả:
Tính tình
Màu sắc
Hình dáng
tốt, xấu, ngoan, hiền, chăm chỉ, cần cù, ...
dịu dàng.
Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng muốt, xanh lè, ...
nâu sẫm,
 Cao, dong dỏng, béo, mập, gầy, tròn xoa, ...
- Đọc lại câu mẫu
- Tự làm bài vào VBT, Mỗi nhóm 1 em làm bài vào phiếu thảo luận rồi sửa chữa, tuyên dương nhóm thắng.
Ai ?
Thế nào ?
Mái tóc của bà em
Tính tình của mẹ em
Bàn tay của em bé
Nụ cười của chị
Nụ cười của anh
đã bạc trắng.
rất hiền hậu.
mũm mĩm.
tươi tắn.
hiền lành.
- Quan sát tranh thảo luận dưới gợi ý của các bạn. Trả lời miệng câu a, c.
- Thảo luận và nhắc lại câu trả lời đúng.
3. Củng cố: Tổ chức chơi Tìm từ chỉ đặc điểm: Một nhóm nêu tên các con vật hay đồ vật, người. Một nhóm nêu các từ chỉ đặc điểm thích hợp. Nhóm đúng nhóm đó thắng.
4. Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập và tìm thêm các từ chỉ đặc điểm, tính chất. Tập đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
 Ngày soạn: 20- 12 - 2009
 Ngày giảng: 24 - 12 - 2009
Luyện từ và câu
Tiết 16: TỪ VỀ VẬT NUÔI – CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I. Yêu cầu cần đạt :
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước. Biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa theo mẫu câu Ai thế nào ?
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
- Tranh các con vật SGK.
III. các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HSKT
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
a. Nêu mục đích yêu cầu của bài,
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe.
* Các em cần tìm các từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược với những từ đã cho.
- Mỗi từ có thể có nhiều từ trái nghĩa.
Bài 2: Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
* Đặt câu phải đúng theo mẫu Ai thế nào ?
Bài 3: Viết tên các con vật trong tranh.
Quan sát kĩ bức tranh nhớ lại tên các con vật đã học hay ở nhà thường gặp. Viết tên theo số thứ tự từ 1 đến 10.
- Nêu 5 từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người.
- Tính tình của bố Như thế nào ?
- Thảo luận nhóm 4 ghi vào phiếu thảo luận rồi báo cáo kết quả.
Tốt / xấu, ngoan / hư, nhanh / chậm, trắng / đen, cao / thấp, khoẻ / yếu.
Ngoan / bướng bỉnh, nhanh/ chậm chạp, trắng / đen sì ...
- Tự làm bài rồi nêu miệng, mỗi nhóm 1 em làm vào bảng nhóm:
Cái bút này rất tốt.
Chữ của em rất xấu.
Bé Lan ngoan lắm.
Con cún này hư quá !
Bạn Hùng chạy nhanh thoăn thoát.
Sên bò chậm ơi là chậm.
 - Tự làm bài rồi nêu miệng.
1. Gà, 2. Vịt, 3. Ngan (vịt xiêm), 4. Ngỗng, 5. Bồ câu, 6. Dê, 7. Cừu, 8. Thỏ, 9. Bò (bê), 10. Trâu
- Nhắc lại lời giải đúng: tốt, ngoan, nhanh.
- Nhắc lại câu đúng.
- Quan sát tranh trả lời nêu tên con: gà, bò, chim bồ câu.
3. Củng cố: Trò chơi; 
- Một tổ nêu đặc điểm của con vật. Một tổ đoán tên con vật.
4. Dặn dò: Làm lại bài tập 1, 2, 3 trang 133, 134.
 Ngày soạn: 27 - 12 - 2009
 Ngày giảng: 4 – 1 - 2010
Luyện từ và câu
Tiết 17: TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI – CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I. Yêu cầu cần đạt : 
- Nêu được các từ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh; Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập 1 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HSKT
1.Bài cũ: 
2. Bài mới: 
Bài 1: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung thành.
* HD Chú ý quan sát 4 tranh 
* HD Ý hay: khoẻ như trâu, chậm như rùa, nhanh như thỏ (cắt), trung thành như chó.
Bài 2: Thêm hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ dưới đây:
* HD Có thể tìm nhiều hình ảnh khác nhau miễn sao có ý:
Đẹp như tranh (hoa, tiên, mơ, mộng). Cao như sếu (sào). Khoẻ như trâu (bò mộng, voi, vâm = voi, hùm).
Nhanh như chớp (điện, cắt, sóc).
Chậm như sên (rùa).
Hiền như bụt (phật đất).
Trắng như tuyết (bông, trứng gà bóc, bột lọc). Xanh như tàu lá.
Đỏ như gấc (son, lửa).
Bài 3; Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau:
* Có hình ảnh so sánh.
- 3 em nêu miệng bài 1. 1 em kể về con vật nuôi.
- Quan sát kĩ các con vật, thảo luận nhóm 2 rồi nêu kết quả thảo luận:
Trâu khoẻ, Rùa chậm, Chó trung thành, Thỏ nhanh.
- Thảo luận nhóm 4 ghi vào phiếu thảo luận rồi báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung:
- Đọc kĩ câu hỏi suy nghĩ tìm hình ảnh so sánh thích hợp rồi tự làm bài 2, 3 em nêu miệng:
- Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve (hạt nhãn).
- Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung (tơ).
- Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non (mộc nhĩ tí hon).
- Quan sát tranh minh hoạ (Thảo luận cùng bạn) nhắc lại ý: Chậm như rùa.
- Thảo luận cùng bạn nhắc lại câu trả lời đúng.
- Nói về con mèo có mắt như hòn bi.
3. Củng cố: Tổ chức trò chơi truyền điện, một bên nêu tên sự vật một bên nêu hình ảnh so sánh thích hợp.
4. Dặn dò: về nhà tìm thêm các hình ảnh so sánh, hoàn thành các bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyện từ và câu.doc