Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

 - Biết cách phân tích cấu tạo số, cách đọc và cách viết các số có năm chữ số và số 100 000.

 - Làm quen với cách làm tròn số và làm tròn được một số đến hàng nghìn và hàng chục nghìn.

 - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

docx 66 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
ĐỌC: NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP?
 NÓI VÀ NGHE: KC: NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP?
Ngày dạy:
13/03/2023
Tiết: 176-177
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày như thế nào là đẹp?”.
- Bước đầu biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được những suy nghĩ khác nhau của châu chấu, giun đất, kiến về ngày đẹp là ngày như thế nào.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung và tranh min h hạ câu chuyện: Ngày đẹp là ngày mỗi người làm được nhiều việc tốt.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, các con vật xung quanh qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu các con vật qua câu chuyện 
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy (tranh minh họa bài đọc; tranh minh họa về một số loài vật).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + HS nhắc lại tên bài học Vào nghề và nói về một số điều thú vị trong bài học đó.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm:
 Kể lại một ngày em cảm thấy rất vui
- Y/C đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trao đổi với nhau, kể cho nhau nghe về một ngày em cảm thấy vui.
- Đại diện một số nhóm chia sẻ
- HS lắng nghe, nhận xét.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày như thế nào là đẹp?”.
+ Bước đầu biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được những suy nghĩ khác nhau của châu chấu, giun đất, kiến về ngày đẹp là ngày như thế nào.
+ Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung và tranh min h hạ câu chuyện: Ngày đẹp là ngày mỗi người làm được nhiều việc tốt.
+ Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảmlời đối thoại giữa các nhân vật. 
- GV HD đọc: Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai(giũa, rúc,...); đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giun đất cãi lại.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến sau khi mặt trời lặn nhé.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: tanh tách, cọ giũa, tỏa nắng,ngẫm nghĩ
- Luyện đọc diễn cảm một số lời thoại của nhân vật và câu dài.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ: gà, búng chân, tanh tách, nắng huy hoàng 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Trong bài đọc, các nhân vật tranh luận với nhau điều gì?
+ Câu 2: Theo giun đất và châu chấu ngày như thế nào là đẹp?
+ Câu 3: Vì sao bác kiến phải chờ đến khi mặt trời lặn mới biết ngày như thế nào là đẹp?
+ Câu 4: Đóng vai một nhân vật trong bài để nói về ngày như thế nò là đẹp.
- GV mời 1-2 HS đóng vai một nhân vật trong bài đẻ nói về ngày như thế nào là đẹp 
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/nhóm
 HD HS đưa ra các cách nói khác nhau, có thể kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
 Các nhóm báo cáo kết quả; GV nhận xét, bổ sung.
+ Câu 5: Theo em, ngày đẹp là ngày như thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
- Làm việc theo nhóm
- Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, thống nhất kết quả(có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau):Ngày đẹp là ngày em làm được việc tốt cho ông bà, bố mẹ/ Ngày đẹp là ngày em làm được việc tốt cho bạn bè...
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Ngày đẹp là ngày mỗi người làm được nhiều việc tốt.
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài và lời thoại của nhân vật.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Trong bài đọc, các nhân vật tranh luận với nhau về quan niệm ngày như thế nào là đẹp?
+ Theo châu chấu ngày đẹp là ngày nắng ráo, trên trời không một gợn mây, có mặt trời tỏa nắng.Còn theo giun đất, ngày đẹp là ngày có mưa bụi và những vũng nước đục.
+ Bác kiến phải chờ đến khi mặt trời lặn mới trả lời câu hỏi của hai bạn vì bác muốn kiểm nghiệm qua thực tế (HS có thể có câu TL khác) 
+1-2 HS đóng vai.
+ Cả lớp nhận xét, góp ý
+ Từng HS thể hiện trong cặp/nhóm
+ Cả lớp nhận xét
- HS tự đọc câu hỏi và suy nghĩ
- Từng cá nhân nêu ý kiến trong nhóm
- Nhóm trưởng nêu các phương án trả lời của nhóm
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Nói và nghe: Ngày đẹp nhất của em
- Mục tiêu:
+ Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Nói về sự việc trong từng tranh. 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn trước lớp (có thể dùng các câu hỏi gợi ý)
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: QS các bức tranh 2,3,4 nói tên các nhân vật trong tranh và nhắc lại điều em nhớ về các nhân vật.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- GV hướng dẫn cách thực hiện:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp)
- GV mời 2 HS lên kể nói tiếp câu chuyện
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to yêu cầu
- 1-2 HS nói về bức tranh thứ nhất. Cả lớp lắng nghe.
- HS sinh hoạt nhóm và nói về sự việc trong từng tranh
- Đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét
- HS tập kể chuyện cá nhân
- Tập kể chuyện theo cặp/ nhóm
- 2 HS kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ đang làm những việc có ích
+ GV nêu câu hỏi các bạn nhỏ trong video đã làm những việc gì?
+ Việc làm đó có tốt không? 
- Nhắc nhở các em luôn luôn làm những việc tốt trong ngày để ngày nào cũng là ngày đẹp nhất.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 26
Nghe – Viết: NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP? (T3)
Ngày dạy:
14/03/2023
Tiết: 178
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài “Ngày như thế nào là đẹp?” theo hình thức nghe – viết. Biết cách trình bày đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên bài học và đầu các câu văn.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ HS lần lượt xem tranh viết tên đồ vật chứa r/d/gi.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ HSQS tranh và viết tên các đồ vật: cái rổ, con dao, giá đỗ
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài “Ngày như thế nào là đẹp?” trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung bài 
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 2 HS đọc đoạn viết.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.
+ Viết dấu gạch ngang trước lời đối thoại của nhân vật.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: trả, lặn, tuyệt, rất
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Chọn từ phù hợp với mỗi lời giải nghĩa (làm việc nhóm).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Chọn từ phù hợp với mỗi lời giải ... ân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” + Kể tên các chất có hại cho cơ quan tuần hoàn?
+ Kể tên các hoạt động có lợi cho cơ quan tuần hoàn?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
-GV gọi HS đọc yêu cầu của hoạt động khởi động.
+ Khi nghe tiếng nói to hoặc tiếng còi gần tai em có phản ứng gì?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Cơ thể giật mình khi nghe tiếng động bất ngờ là do cơ quan thần kinh điều khiển...
- HS tham gia trò chơi
- HS thi trả lời: 
-Lắng nghe.
-Đọc và quan sát tranh.
-Trả lời.
-Lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan thần kinh trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên hình . (Làm việc nhóm 4)
- GV yêu cầu HS quan sát hình và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Sau đó mời học sinh suy nghĩ và trình bày.
+ Chỉ và nói tên các bộ phận trên hình vẽ?
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?
+ Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể? Hãy xác định vị trí của chúng trên cơ thể các em hoặc các bạn?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
-GV chốt nội dung: Não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống. Não và tủy sống nối liền với nhau. Từ não và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp cơ thể. Từ các cơ quan bên trong( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,..) và các cơ quan bên ngoài( mắt, mũi, tai, lưỡi, da,..) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não.
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 suy nghĩ và trình bày.
-HS chỉ và nói tên.
-HS nêu.
-HS nêu và chỉ.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được chức năng của não.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Quan sát và nêu chức năng của cơ quan thần kinh. (làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu học sinh quan hình 3 và đọc thông tin.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi.
+ Não có điều khiển suy nghĩ.
+ Não điều khiển cách ứng xử.
+Não điều khiển cảm xúc.
+Não tiếp nhận thông tin và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
-GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung.
- Học sinh quan sát hình và đọc thông tin.
-Thảo luận cặp đôi khai thác hình và nói ý nghĩa của các hình, suy ra vai trò của não.
- Đại diện các nhóm trình bày:
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV học sinh đọc mục em cần biết
+ Khi gặp một tác động bất ngờ cơ thể ta có phản ứng hay không?
+ Phản ứng của cơ thể khi bị tác động bất ngờ gọi là gì?
+Cái gì điều khiển phản xạ của con người
- GV mời học sinh khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương
- Nhận xét bài học.
- Dặn dò về nhà.
- Học sinh đọc.
- Cơ thể ta sẽ phản ứng.
-Phản ứng của cơ thể gọi là phản xạ.
-Tủy sống điều khiển phản xạ của con người.
- Các học sinh khác nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Học sinh lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Tuần: 26
Bài 22: CƠ QUAN THẦN KINH (T2) 
Ngày dạy:
16/03/2023
Tiết: 52
Môn: TNXH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nhận biết và trình bày được chức năng các bộ phận của các cơ quan thần kinh ở mức độ đơn giản qua hoạt động sống hàng ngày của bản thân (phát hiện phản ứng của cơ thể khi rụt tay lại khi sờ tay vào vật nóng, thya đổi cảm xúc, ...)
- Nêu được chức năng của não.
-Biết trao đổi chia sẻ kiến thức với bạn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” 
+ Kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh?
+ Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
- HS thi trả lời: 
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết và trình bày được chức năng các bộ phận của các cơ quan thần kinh ở mức độ đơn giản qua hoạt động sống hàng ngày của bản thân (phát hiện phản ứng của cơ thể khi rụt tay lại khi sờ tay vào vật nóng, thay đổi cảm xúc, ...)
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên hình . (Làm việc cá nhân)
- GV HD HS quan sát hình 4,5 và trả lời câu hỏi.
+ Hình 4 vẽ gì? Khi chạm tay vào cốc nước nóng, bạn gái phản ứng như nào? Cơ quan nào giúp bạn ấy phản ứng như vậy?
+ Hình 5 vẽ gì? Khi bị ngã bạn nam phản ứng như nào? Cơ quan nào giúp bạn ấy phản ứng?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
-GV chốt nội dung, giáo dục học sinh cần có ý thức: không vứt đồ ăn, làm đổ nước ra sàn, để các vật nhọn, nguy hiểm vào đúng nơi quy định ...
- Học sinh quan sát hình, lắng nghe suy nghĩ và trả lời miệng.
-Bạn gái chạm tay vào cốc nước nóng, bạn ấy sẽ rụt tay lại. Do tủy sống điều khiển rụt tay lại.
-Bạn nam ngã, bạn cạm thấy bị đau. Do tủy sống điều khiển. Bạn sẽ khóc nếu đau, là do não điều khiển.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết và trình bày được chức năng các bộ phận của các cơ quan thần kinh.
+ Biết trao đổi chia sẻ kiến thức với bạn. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Sắp xếp các thẻ chữ thích hợp vào sơ đồ cơ quan thần kinh và nêu chức năng của chúng (làm việc nhóm 2)
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi.
+ Cơ quan nào đã điều khiển khi em viết bài, em thường phối hợp các hoạt động nghe, nhìn, viết cùng một lúc?
+ Cơ quan thần kinh có chức năng như thế nào đối với phản ứng của cơ thể.
-GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung.
-GV gải thích: Khi ta học bài và làm bài thì tai phải nghe, mắt phải nhìn, tay phải viết, ... Não tiếp nhận các thông tin từ mắt, tai, tay... và chỉ dẫn cho mắt nhìn, tai nghe, tay viết,... Như vậy cơ quan thần kinh không chỉ điều khiển mà còn phối hợp mọi hoạt động của cơ thể, giúp chúng ta học và ghi nhớ.
-Thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày:
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Lắng nghe
4. Vận dụng:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và tổ chức trò chơi: “Tôi là bộ phận nào”
-Hướng dẫn HS chơi trong nhóm.
- GV mời một số nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV mời học sinh khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương
* Tổng kết
- GV mời HS đọc thầm lời chốt ông mặt trời.
-GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
Lời thoại trong tranh nhắc nhở em điều gì?
-GDHS cần phải bảo vệ và giữ an toàn cho cơ quan thần kinh.
-Yêu cầu HS về nhà chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan thần kinh trên hình 3 trang 91 cho nhớ.
- Học sinh chia nhóm.
- Mỗi bạn đóng 1 vai nói về chức năng của từng bộ phận của cơ quan thần kinh, bạn khác trả lời bộ phận đó là gì ở trong nhóm.
- 1 -2 nhóm lên đóng vai.
- Các học sinh khác nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc.
- Lắng nghe.
-Quan sát, nêu nội dung tranh.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
-Lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 26
THỰC HÀNH RÈN KĨ NĂNG GIỮA HKII
Ngày dạy:
13/03/2023
Tiết: 26
Môn: Đạo đức

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2022_2023.docx