Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 19

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 19

ĐẠO ĐỨC

EM YÊU QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU: HS biết:

 - Mọi người cần phải yêu quê hương.

 - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.

 - Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

HS: Giấy, bút màu, Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Bài cũ .

B. Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)

 Tìm hiểu truyện : Cây đa làng em

+Mục tiêu: HS biết được 1 số biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.

+Cách tiến hành :

 - 1 HS đọc chuyện trong SGK, Cả lớp theo dõi.

 - HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK

 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả( HS khá, giỏi trình bày). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 - GVKL: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần19
(Từ ngày 21 đến ngày 25 – 12- 2009)
Thứ ngày
Tiết
BH
Môn học
Tiết PPCT
Tên bài dạy
Hai
21/12
1
2
3
4
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Thể dục
19
37
91
37
Em yêu quê hương
Người công dân số một
Diện tích hình thang
Bài 37
Ba
22/12
1
2
3
4
Toán
Mĩ thuật
Chính tả
Khoa học
92
19
19
37
Luyện tập 
Vẽ tranh:Đề tài ngày tết, lễ hội và m xuân
Ng:Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Dung dịch
Tư
23/12
1
2
3
4
Kể chuyện
Toán
Lịch sử
Tập đọc
19
93
19
38
Chiếc đồng hồ
Luyện tập chung
 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 
Người công dân số một (tiếp theo) 
Năm
24/12
1
2
3
4
Tập làm văn
Thể dục
Toán
L T V C
37
38
94
38
Luyện tập tả người
 Bài 38
Hình tròn;Đường tròn
Cách nối các vế câu ghép
Sáu
25/12
1
2
3
4
Âm nhạc
Toán
Khoa học
Tập làm văn
19
95
38
38
Học hát:Hát mừng. TĐN số 5
Chu vi hình tròn
Sự biến đổi hoá học
Luyện tập tả người
 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Đạo Đức
Em YÊU QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu: HS biết:
 - Mọi người cần phải yêu quê hương.
 - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. 
 - Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
HS: Giấy, bút màu, Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ .
B. Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
 Tìm hiểu truyện : Cây đa làng em
+Mục tiêu: HS biết được 1 số biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
+Cách tiến hành :
 - 1 HS đọc chuyện trong SGK, Cả lớp theo dõi.
 - HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả( HS khá, giỏi trình bày). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 - GVKL: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
Làm bài tập 1 SGK
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương. 
Các tiến hành:
 - HS thảo luận theo nhóm đôi(GV quan tâm HS yếu)
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả( HS khá, giỏi trình bày). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 - GVKL: Trường hợp a,b,c, d,e thể hiện tình yêu quê hương. 
 - Yêu cầu 2 ,3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Liên hệ thực tế
Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình. 
Cách tiến hành:
- HS trao đổi ( nhóm đôi) theo các gợi ý sau:
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương? 
- Đại diện 1 số cặp trình bày trước lớp .
+ GV kết luận và khen HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
C. cũng cố dặn dò : Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Tập đọc
Người công dân số một
I Mục tiêu:
1,Biết đọc đúng một văn bản kịch.Cụ thể
 -Đọc phân biệt lời các nhân vật(anh Thành, anh Lê),lời tác giả.
 -Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi.câu cầu khiến,câu cảm phù hợp với tính cách,tâm trạng của từng nhân vật.
 -Biết phân vai,đọc diễn cảm đoạn kịch.
2,Nội dung:Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt,trăn trở tìm con đường cứu nước,cứu dân.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ :
 GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh đầu học kỳ II
B. Bài mới :* Giới thiệu bài : GV dùng tranh để giới thiệu bài
 * HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a)Luyện đọc GV hướng dẫn các em đọc theo qui trình
+ GVHD đọc : giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật; phân biệt lời 2 nhân vật anh Thành và anh Lê, thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người ...
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : phắc- tuya, Sa- xơ- lu Lô- ba, Phú Lãng Sa...; sửa lỗi giọng đọc . ( HS : K- G nêu cách đọc - HS : TB-Y đọc )
 - GV chia bài làm 3 đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu đến sài gòn này làm gì
 Đoạn 2: Tiếp đế Sài Gòn này nữa
 Đoạn 3: còn lại
 b) Tìm hiểu bài :
+ Đọc thầm đoạn 1( từ đầu đến làm gì?) trả lời câu hỏi 1 SGK(HS: Tìm việc làm ở Sài Gòn)
+ Giảng từ : Anh Thành ( Tên Bác Hồ thời trẻ), Phắc- tuya(Hóa đơn).
 ? Đoạn văn này muốn nói lên điều gì? (HS : K-G rút ý , HS : TB-Y nhắc lại )
ý1: Anh Lê giúp anh Thành tìm việc
+Đọc đoạn 2 ( đoạn còn lại ) HS đọc thầm đồng loạt trả lời câu hỏi 2 SGK ( HS: Chúng ta là đồng bào ... ; Vì anh với tôi ...chúng ta là công dân nước Việt ...)
+ Giảng từ : Nghị định, Đốc học, chớp bóng... 
 ? Đoạn văn này muốn nói lên điều gì?(HS : K-G rút ý , HS : TB-Y nhắc lại )
ý2:Anh Thành luôn nghĩ tới nước tới dân
 + Đọc thầm( đồng loạt ) cả bài trả lời câu hỏi 3 SGK . ( HS : K-G trả lời HS : TB-Y nhắc lại, bổ sung)
+ Giảng từ : đèn hoa kì 
? Nội dung chính của bài nói lên điều gì ? (HS : K-G rút ND chính , HS : TB-Y nhắc lại ) 
Nội dung :( Như ở phần 2 mục đích yêu cầu) 
* HĐ2: Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cách đọc ( Giáo viên ) ( HS : Khá giỏi đọc nâng cao đoạn kịch theo cách phân vai , HS: TB - Yếu tiếp tục đọc đúng ) ( HS thi đọc trước lớp )
C. Củng cố- Dặn dò:
 - HS: TB- Y nhắc lại nội dung bài ; HS : K- G liên hệ thực tế.
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Toán: 
Diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và viết vận dụng công thức tín DT hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng nh hình vẽ trong SGK.
HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông; thước kẻ; ê ke; kéo cắt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ HS đổi vở bài tập để kiểm tra nhau
B. Bài mới : Giới thiệu bài GV giới thiệu trực tiếp vào bài
 * HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích của hình thang .
 - GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
 - GV hướng dẫn HS cả lớp cắt ghép như trong SGK.
 - Nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành. ( HS; K-G nêu , HS: TB- Y nhắc lại )
 - Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK(như SGK).
 - HS khá giỏi nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.GV kết luận và ghi công thức lên bảng(như SGK).
 - HS yếu và TB nhắc lại.
* HĐ2: Thực hành .
Bài1: SGK.
- HS làm bài tập cá nhân vào giấy nháp, 2 HS lên bảng làm(HS trung bình và yếu chỉ cần làm câu a)
- HS khá giỏi và GV nhận xét chốt lời giải đúng.HS yếu và trung bình nhắc lại cách tính diện tích hình thang.
KL: Củng cố cách tính diện tích hình thang.
Bài 2: SGK.
- HS làm bài tập cá nhân vào giấy nháp, 2 HS lên bảng làm. 
- HS khá giỏi nhắc lại khái niệm hình thang vuông và cùng GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố cách tính diện tích hình thang và hình thang vuông.
Bài3: SGK.
 - Yêu cầu HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi. ( HS : TB-K nêu yêu cầu )
 - HS làm bài cá nhân, 1 HS khá, giỏi lên bảng làm.
( HS yếu chỉ cần làm phép tính vào phiếu đã có sẵn lời giải)
 - HS khá,giỏi và GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
	KL: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan tính diện tích hình thang.
C. Củng cố - dặn dò
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau
II. Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị bảng phụ vẽ hình bài số 4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ : HS nêu qui tắc tính diện tích hình thang
B/ Bài mới: 1 Giới thiệu bài. GV giới thiệu trực tiếp vào bài
2. Thực hành
Bài 1: SGK.
- HS làm bài tập cá nhân vào giấy nháp, 3 HS lên bảng làm( GV quan tâm HS trung bình và yếu )
 - HS khá giỏi nêu cách tính diện tích hình thang(đã học ở bài trước).HS yếu và trung bình nhắc lại 
KL: Rèn kĩ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và tính toán trên các số tự nhiên, phân số và STP.
Bài 2: SGK.
- HS làm bài tập cá nhân vào giấy nháp, 1 HS khá giỏi lên bảng làm
- Yêu cầu HS khá giỏi giải thích miệng cách làm: (Tính đáy bé dựa vào đáy lớn sau đó tính chiều cao rồi tính diện tích và tính số thóc thu hoạch được). 
- HS yếu và trung bình nhắc lại và làm vào phiếu
 - HS khá giỏi và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng giải toán về tính diện tích hình thang.
Bài3: SGK.
- HS làm bài cá nhân vào giấy nháp, 1 HS khá giỏi lên bảng làm.(GV quan tâm HS yếú
 - HS khá giỏi nêu cách làm: Ta phải tính diện tích các hình(hình thang và hìnhchữ nhật) dựa vào công thức đã học; HS yếu và trung bình nhắc lại và làm bài vào vở .
KL: Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng để giải bài toán về diện tích.
 C. Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Chính tả
Nghe -viết Nhà yêu Nước Nguyễn Trung Trực
I;Mục tiêu:
Nghe -viết đúng bài chính tả Nhà yêu Nước Nguyễn Trung Trực
Luyện viết đúng các tiếngchứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô
 II;Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
B. Bài mới: * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 + Gọi 1-2 HS khá giỏi đọc bài : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 ? Bài chính tả cho em biết điều gì ? (HS :Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình nghèo và ông là một nhà yêu nước)
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 + Yêu cầu HS :Khá và TB nêu các từ khó viết.
 + Yêu cầu HS đọc và GV hướng dẫn HS yếu viết các từ khó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả 
+Bài tập 2: SGK.
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 4 vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm trình bày(HS khá giỏi).
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của các nhóm. Chốt lời giải đúng.
(Điền các từ : giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt) 
 - Gọi HS yếu và TB đọc thành tiếng bài thơ đã điền hoàn chỉnh trên bảng.
+Bài tập 3: SGK.
- HS suy nghĩ cá nhân để làm(GV quan tâm HS yếu) và trình bày miệng trước lớp
 - HS khá giỏi và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
(Điền các từ : ra, giải, già, dành, hồng, ngọc)
 - Yêu cầu HS yếu và TB đọc toàn bộ bài sau khi đã được điền từ.
Củng c ... 
A/ Bài cũ : HS đổi vở bài tập để kiểm tra nhau.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài. GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
*HĐ1: Giới thiệu về hình tròn, đường tròn.
 - GV đưa một tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói: “ Đây là hình tròn” .
 - GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: “ Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn”. HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
 - GV giới thiệu cách tạo dựng 1 bán kính hình tròn: Lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
 - HS khá giỏi tìm tòi phát hiện đặc điểm: “ Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau”.
 - GV giới thiệu tiếp về cách tạo dựng 1 đường kính của hình tròn. 
 - HS yếu và TB nhắc lại đặc điểm: “ Trong 1 hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính”
* HĐ2: Thực hành.
+Bài 1: SGK.
- HS làm bài cá nhân vào giấy nháp, 2 HS lên bảng vẽ(GV quan tâm HS yếu: 
- HS và GV nhận xét
KL: Rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
+Bài 2: SGK
- HS làm việc cá nhân vào giấy nháp, 1 HS lên bảng làm
 - GV quan tâm giúp đỡ HS yếu
 - HS và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
+Bài 3: SGK.( tiến hành như bài tập 2)
- HS làm việc cá nhân, 1 HS khá giỏi lên bảng làm
 - GV quan tâm giúp đỡ HS yếu
 - HS và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và 2 nửa đường tròn.
C/ Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
 Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép
I;Mục tiêu:
-Năm được hai cách nói các vế các câu ghép :nối bằng từ có tác dụng nối
(các quan hệ từ,nối trực tiếp (không dùng từ nối)
 -Phân tích được cấu tạo của câu ghép (cá vế câu trong câu ghép,cách nối các vế câu ghép),biết đặt câu ghép.
II;Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ: Học sinh nhắc lại ghi nhớ về câu ghép.
B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài:
2-Phần nhận xét:
Hai học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 1,2.Cả lớp theo dõi trong SGK.
Học sinh đọc lại các câu văn,đoạn văn,dùng bút chì gạch chéo để phan tích 2vế câu ghép;ghạch dưới những từ ngữ và dấu câu ở danh giới giữa các vế câu.
Gv cho học sinh nhận xét -Gv chốt lại lời giải đúng(sgv)
3-Phần ghi nhớ:
-3-4 học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK
-1-2hs nhắc lại ghi nhớ
4;Phần luyện tập:
*Bài1:Hai học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 1.
Cả lớp đọc lại các câu văn,tự làm bài
-Học sinh lên bang chữa bài -Học sinh nhận xét -Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
Đoạn acó 1 câu ghép ,với 4vế câu
Tứ xưa.,mỗi khi(TN),thì tinh thầnsôi nổi,nó kết thànhto lớn,nó lướt
Quakhó khăn ,nó nhấn chìmlũ cướp nước.
Đoạn b có một câu ghép với 3vế câu:
 Nó nghiến dăng kèn két,nó cưỡng lại anh,nó không chịu khuất phục.
 Đoạn ccó một câu ghép với 3vế câu:
 Chiếc lá thoáng tròng trành,chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bẳng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ suôi dòng .
Bài2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
GV hướng dẫn học sinh tự viết đoạn văn,sau đó gv kiểm tra nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
 Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
 Toán
Chu vi hình tròn
I;Mục tiêu:
 -Giúp học sinh nắm được quy tắc,công thức tính chu vi hình trònvà biết vận dụng
để tính chu vi hình tròn.
II;Các hoạt động dạy học .
A/ Bài cũ : HS đổi vở bài tập để kiểm tra nhau
B/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài. GV giới thiệu trực tiếp vào bài
b) Vào bài:
*HĐ1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn .
 - GV giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn như trong SGK(tính thông qua đường kính và bán kính). Gọi vài HS đọc quy tắc và công thức trong SGK.
 - GV hướng dẫn HS tập vận dụng các công thức qua ví dụ 1 và ví dụ 2(như SGK).
* HĐ2: Thực hành .
+Bài 1: SGK
- HS làm việc cá nhân vào giấy nháp, 3 HS lên bảng làm.
 - HS khá giỏi và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 - Yêu cầu HS yếu và TB nhắc lại cách tính chu vi hình tròn dựa vào đường kính(đã học ở bài trước).
KL: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn dựa vào đường kính.
+Bài 2: SGK
- HS làm việc cá nhân vào giấy nháp , 3 HS lên bảng làm. (HS yếu và TB chỉ cần làm câu a, b)
 - HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 - Yêu cầu HS yếu và TB nhắc lại cách tính chu vi hình tròn dựa vào bán kính. 
KL: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn dựa vào bán kính. 
+Bài 3: SGK
- HS làm việc cá nhân, 1HS lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu).
 - HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
KL: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn vào bài toán có nội dung thực tế.
C/ Củng cố dặn dò:
 - HS nhắc lại cách tính chi vi hình tròn.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Khoa học
sự biến đổi hoá học ( Tiết 1)
i. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
	- phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học
	- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
	- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
ii. đồ dùng dạy – học - Hình 78, 79, 80, 81SGK.
 - Giá đỡ, ống nghiệm (hoặc lon sữa bò), đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.
- Một ít đường kính trắng
- Giấy nháp
- Phiếu học tập.
iii. Hoạt động dạy – học 
1: thí nghiệm 
: Giúp HS biết:
 - Làm thí nghiệm để nhận sự biến đổi từ chất này thành chất khác
- Phát biểu định nghĩa về sự biến dổi hoá học
* Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm.
nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào phiêú học tập 
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy : - Mô tả hiện tượng xảy ra
Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa (cho đường vào ống nghiệm hoặc lon sữa bò, đun trên ngọn lửa đèn cồn). : -Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
(+ Hoà tan đường vào nước, ta được gì?)
+ Đem chng cất dung dịch đường, ta đuợc gì?
+ Như vậy, đường và nước có thể bị biến đổi thành chất khác khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không?)
Phiếu học tập
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Bước 2: Làm việc lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Dưới đây là đáp án:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tợng
Giải thích hiện tợng
Thí nghiệm 1.
Đốt một tờ giấy
Tờ giấy bị cháy thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu
Thí nghiệm 2.
Chng đường trên ngọn lửa
- đường từ màu trắng chuyển sang màu nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than.
- Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
Dưới tác dụng của nhiệt, 
đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó bị biến đổi thành một chất khác.
Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi:
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự nh hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gi?
Kết luận: 
Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hoá học. Nói cách khác, sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
2: thảo luận 
: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi:
- Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
Dưới đây là đáp án:
Hình
Nội dung 
từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại 
được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác
Hình 4
Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi.
Hình 5
Xi măng trộn cát và 
nước
Hoá học
Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. tính chất của vữa xin măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hoá học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới.
Hình 7
Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
Kết thúc hoạt động này, GV nhắc HS không đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt, có thể rất nguy hiểm.
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I.Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu :Mở rộng và không mở 
Rộng .
II;Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu trực tiếp vào bài
2. Hướng dẵn HS làm bài tập 
+Bài 1: SGK
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
 - HS làm việc theo cặp trả lời câu hỏi của bài 
 - Gọi HS trình bày(Đoạn a là kết bài tự nhiên; Đoạn b là kết bài mở rộng; Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân).
 - GV nhận xét,kết luận, treo bảng phụ yêu cầu 2, 3 HS đọc 2 kiểu kết bài.
KL: Giúp HS nhận biết được 2 kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng.
Bài 2: SGK
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đọc lại 4 đề văn ở tiết trước.
 - GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập 
 - HS tự làm (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu)
 - Gọi HS làm ra giấy dán lên bảng, HS cùng GV nhận xét bổ sung ý kiến
 - Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình
 - GV nhận xét cho điểm
KL: Giúp HS biết viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng.
C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docT19.Trung.doc