Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường TH Đắk Ang

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường TH Đắk Ang

Tiết 2&3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. MỤC TIÊU:

 1. Tập đọc:

- Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đàu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.

 2. Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 31 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường TH Đắk Ang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiết 1.
CHÀO CỜ DẦU TUẦN
Tiết 2&3
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. MỤC TIÊU:
 1. Tập đọc:
- Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, rành mạch. Bước đàu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.
 2. Kể chuyện:
	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát. (1’)
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động. ( 76-78’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
+ Giọng kể của người dẫn truyện: khách quan
+ Giọng chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà.
+ Giọng bác nông dân: phân trần, thật thà, ngạc nhiên.
+ Giọng Mồ Côi: nhẹ nhàng, thản nhiên, nghiêm nghị
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
- Ghi tiếng khó, dễ lẫn để hướng dẫn HS đọc
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
 - Gv mời Hs giải thích từ mới: công đường, bồi thường.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Ba nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
* Gọi HS yếu nhắc lại câu trả lời.
+ Chủ quán kiện bác nông dân về chuyện gì ?
- Gv giải thích thêm về việc mà chủ quán kiện bác nông dân.
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?
+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán Mồ Côi phán thế nào?
+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3.
 + Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?
+ Mồ Côi nói gì để kết thúc phiên tòa?
- Gv nhận xét, chốt lại: Vị quan tòa thông minh ; Phiên xử thúc vị ; bẽ mặt kẻ tham lam.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 2 tốp Hs (mỗi tốp 4 em) tự phân vai thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv cho Hs quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs kể đoạn 1:
- Hs quan sát các tranh 2, 3, 4.
- GV mời 3 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Hoạt động 5. Tổng kết – dặn dò. 
Về luyện đọc lại câu chuyện
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: Lớp
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Ba nhóm đọc ĐT 3 đoạn.
Một Hs đọc cả bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: Nhóm, cá nhân
Hs đọc thầm đoạn 1.
Gồm có: chủ quán, bác nông dân Mồ Côi.( HS yếu nhắc lại câu trả lời)
Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Hs đọc đoạn 2.
Tôi chỉ vào quán ngồi chờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả?
Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng đề nghị quan tòa phân xử.
Bác giãy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả riền.
Hs đọc đoạn 3.
Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “ hít mùi thịt”, một bên “ nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: Lớp
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT: Cá nhân.
Một Hs kể đoạn 1.
Một Hs kể đoạn 2.
Một Hs kể đoạn 3.
Từng cặp Hs kể.
Hs tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
Lắng nghe, 
Tiết 4. 
TOÁN
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhowsqui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
II. CHUẨN BỊ: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập.(3’)
- Gv gọi 2 lên bảng làm bài 3, 4.
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(35’)
* Hoạt động 1:Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc
- MT: Giúp Hs tính các biểu thức có dấu ngoặc.
- Gv viết lên bảng hai biểu thức .
30 + 5 : 5 và (30 + 5): 5
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tìm cách tính giá trị biểu thức.
- Gv giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- Gv nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc”.
- Gv yêu cầu Hs so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức 30 + 5 : 5 = 31.
- Gv: vậy khi tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Gv viết lên bảng: 3 x (20 – 10). 
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính giá trị của biểu thức và thực hành tính.
- Gv cho Hs học thuộc lòng quy tắc.
* Hoạt động 2: Làm bài 1
- MT: Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức có d6áu ngoặc.
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát bài còn lại.
- Gv yêu cầu Hs làm vào vở
* Gv đến và hướng dẫn HS Yếu để các em làm được câu a.
- Yêu cầu Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 2, 3
-MT: Giúp HS tính giá trị biểu thức đúng.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở 
* Hướng dẫn, hỗ trợ, nhắc cho HS yếu qui tắc tính để các em làm được câu a.
- Hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Bài 3:
* GV giao nhiệm vụ và kiểm tra HS yếu hoàn thành câu a/BT 2
 - Gọi hs đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, chúng ta phải biết được điều gì ?
- Y/c hs làm bài
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
.- Về tập làm lại bài.
- Làm bài 2,3.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs lấy 1 tấm bìa.
Hs thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1 Hs nhắc lại.
Hs: Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
Hs nêu cách tính và thực hành tính.
3 x (20 – 10) = 3 x 10 = 30.
Hs cả lớp học thuộc lòng quy tắc.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
25– (20– 10) = 25 – 10
 = 15
80 – (30 +25) = 80 – 55 
 = 35 
125 + (13 + 7) = 125 + 20 
 = 145
416 – (25 – 11) = 416 - 14
 = 402 
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
a, (65+ 15) x 2 = 80 x 2 b, (74 – 14) : 2 = 60 : 2
 = 160 = 30
 48 : (6 : 3 ) = 48 : 2 81 : ( 3 x 3) = 81 : 9
 = 24 = 9
Hs lên bảnglàm bài.
Hs nhận xét .
- Học sinh đọc thầm đề toán
- Có 240 quyển sách,xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn
- Mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách 
- Phải biết mỗi tủ có bao nhiêu sách /Phải biết có tất cả bao nhiêu ngăn sách
- Hs cả lớp làm vào vở,1hs lên bảng
 Giải:
Mỗi chiếc tủ có số sách là:
 240 : 2 = 120 (quyển)
Mỗi ngăn có số sách là:
 120 : 4 =30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển 
Lắng nghe, chuyển tiết
Tiết 5.
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết công lao các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
 Tranh ảnh và các câu chuyện về anh hùng. 
	 * HS: VBT Đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: (khoảng 35’)
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cũ: Biết ơn thương binh liệt sĩ (tiết 1). 
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 1: Kể tên em đã làm hoặc trường em tở chức.
.- Gv yêu cầu Hs nhớ và ghi lại những việc đã làm để tỏ lòng biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ.
Gv hỏi: Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ ?
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
+ Tình huống 1: Nhóm 1 – 2.
Hôm đó em phải đi học sớm để trực nhật. Khi đã tới ngã ba đường em thấy chú thương binh đang đứng muốn qua đường khi đường rất đông. Em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2 : Nhóm 3 – 4 .
Ngày 27 – 7 , trường mời các chú thương binh tới nói chuyện trước toàn trường. Trong lúc cả trường đang ngồi lắng nghe chăm chú thì một bạn Hs ngồi cười đùa, trêu chọc chú thương binh. Em sẽ làm gì khi đó?
+ Tình huống 3: Nhóm 5 – 6.
Lớp 3B có bạn Lan là con thương binh. Nhà bạn Lan rất nghèo, lại có ít người nên bạn thường nghỉ học để ở nhà làm giúp bố mẹ. Điểm học tập của bạn ấy rất thấp. Nếu là học sinh lớp 3B em sẽ làm gì?
Hoạt động 3.Tổng kềt – dặn dò
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Nhận xét bài học.
1 – 2 Hs nhắc lại.
Hs thảo luận cặp đôi.
3 – 4 cặp Hs lên trình bày.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
-Hs thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
-------------------------o0o------------------------
 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Tiết 1.
TẬP ĐỌC
ANH ĐOM ĐÓM
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, rành mạch.
	- Biết nghỉ hơi hợp lí khi đọc các khổ thơ, dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống các loài vật ở làng quê vào  ... à 4
- MT: Giúp Hs biết đo các độ dài của hình vuông.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs dùng thước để đo độ dài và ghi kết quả.
- Nhận xét
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm nhỏ. Cho các em thi đua làm bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 4:
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tự vẽ hình theo mẫu. Sau đó dùng êke kiểm tra các góc vuông, ghi tên các góc vuông vào chỗ chấm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò.
- Về tập làm lại bài. 2,3.
- Chuẩn bị : Chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs quan sát.
Các góc ở đỉnh hình vuông đều là góc vuông.
Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
Độ dài 4 cạnh của 1 hình vuông là bằng nhau.
Hs nhắc lại. 
Hs thi đua tìm.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
- 
- Hs dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả cho Gv 
 + Hình ABCD là hình chữ nhật, không phải là hình vuông 
 + Hình MNPQ không phải là hình vuông vì các góc ở đỉnh không phải là góc vuông
 + Hình EGHI là hình vuông vì hình này có 4 góc ở đỉnh là 4 góc vuông, 4 cạnh của hình bằng nhau
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
.Làm bài, báo cáo kết quả
 + Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm
 + Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4cm
- HS nêu, nhận xét, bổ sung
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT:Nhóm . lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs các nhóm thi đua làm bài.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
Hs cả lớpnhận xét.
Lắng nghe, nhận nhiệm vụ 
Tiết 2. 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Câu hỏi ôn tập.
	* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: An toàn khi đi xe đạp. (5’)
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông.
 3 Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
- Mục tiêu: Thông qua trò chơi, Hs có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
. Cách tiến hành.
Bước1: 
- Gv chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
Bước 2: 
- Gv tổ chức cho Hs quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh.
- Gv tổ chức cho Hs chơi theo nhóm trước, khi Hs đã thuộc thì chia thành đội chơi.
- Gv nhận xét, chốt lại.
*Hoạt động 2: Nêu cách giữ vệ sinh các cơ quan đó
- Gv nêu ra tên từng cơ quan
Nhận xét, chốt ý
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh
Dặn HS về nhà chuẩn bị: Xem lại các bài từ tuần 10 – tuần 17
PP: Quan sát, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs tranh.
Hs chơi trò chơi.
- Học sinh thảo luận theo nhóm để nêu ra cách giữ vệ sinh cơ quan đó
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
lắng nghe, nhận nhiệm vụ
Tiết 3.
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT: ÂM THANH THÀNH PHỐ
I. MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
	- Tìm được tiếng có vần ui/uôi.
	- Làm đúng bài tập 3a.
II. CHUẨN BỊ:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
	* HS: VBT, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: Hát. (1’)
 2. Bài cũ: “ Vầng trăng quê em”. (4’)
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ d/gi/r.
Gv và cả lớp nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa + học sinh nhắc tên bài
4.Phát triển các hoạt động: (34’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần đoạn viết của bài : Âm thanh thành phố.
Gv mời 2 HS đọc lại.
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn viết gồm mấy câu?
+ Trong đoạn văn những từ nào viết hoa ?
* GV gọi HS yếu nêu.
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: Bét-tô-ven, pi-a-nô, căng thẳng.
Gv đọc và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 5 băng giấy mời 5 Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Ui: củi, cặm cụi, dùi cui, búi hành, bụi, dụi mắt, húi tóc, mủi lòng, núi, sủi tăm, tủi thân, xui khiến .
 Uôi : chuối, buổi sáng, cuối cùng, đá cuội, đuối sức, muối , tuổi, suối 
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở.
- GV chia bảng lớp làm 3 phần . Cho 3 thi tìm các tìm từ.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Giống – ra – dạy.
Hoạt động 3 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT: Lớp, cá nhâ
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Có 3 câu.
Các từ: Hải, Mỗi, Anh, Cẩm Phả, Hà Nội, Bét-tô-ven. 
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT: Lớp, cá nhân
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
5 lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs suy nghĩ làm bài vào vở.
Ba nhóm Hs thi tìm từ.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
Tiết 4.
ÂM NHẠC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT : LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT ; CON CHIM NON ; 
NGÀY MÙA VUI.
I. MỤC TIÊU:
	- Hát đúng giai điệu và đúng lời ca.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Kể chuyện âm nhạc.
- Gv gọi 2 Hs lên kể lại chuyện.
- Một Hs hát lại hát “ Ngày mùa vui”.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” .
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài hát.
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần, sau đó gõ đệm theo phách hoặc đệm theo nhịp 2/4 .
+ Gv cho Hs gõ đệm theo phách.
+ Hs gõ đệm theo nhịp.
- Gv cho Hs hát kết hợp với vận động.
* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “ Con chim non”.
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài hát.
- Gv cho Hs vừa hát vừa hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Một nhóm hát, một nhóm gõ đệm vào phách mạnh của nhịp ¾.
- Gv cho Hs chơi trò chơi: Vỗ tay đệm theo nhịp ¾ .
* Hoạt động 3: Ôn tập bài hát “ Ngày mùa vui”.
- Gv cho Hs tập hát lại bài hát và gõ đệm theo tiết tấu của bài.
- Trò chơi: Tìm tên bài hát.
+ Cách 1: Gv hát bằng một nguyên âm một giai điệu chọn trong số 3 bài hát đã ôn tập, sau đó Hs nhận ra đó lá bài hát nào?
+ Cách 2: Gõ tiết tấu theo lời ca câu đầu tiên của 1 trong số 3 bài hát đã học, rồi đố Hs nhận ra đó là bài hát nào.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 4.Tổng kềt – dặn dò.
 Về tập hát lại các bài hát đã học để thu học kì và tập biểu diễn
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs hát và gõ đệm theo phách.
Hs lắng nghe.
Hs hát nắm tay nhau, đưa lên cao, chân di chuyển nhịp nhàng sang phải, sang trái.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp ¾ .
Nhóm 1 hát.
Nhóm 2 gõ theo phách.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs tập hát lại bài hát và gõ đệm theo tiết tấu của bài.
Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
Lắng nghe
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN 17
A. MÔN: CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: Anh Đom Đóm
GV yêu cầu HS viết vào vở KTCT – (Với HS yếu GV yêu cầu các em viết 1 khổ thơ).
B. MÔN: TOÁN
* Gv viết đề bài lên bảng, yêu cầu HS làm vào vở KTCT
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức
a, 324 – 24 + 79	90 : 3 x 7	181 + 69 – 100
b, 201 + 39 : 3	564 – 10 x 3	90 + 56 : 2
c, 123 x ( 42 – 40)	72 : (2 x 4)
Bài 2. Trong các hình dưới đây.
 A	 B R	 E	 F M N
 D C T S H G P Q
a, Hình nào là hình vuông?
b, Hình nào là hình chữ nhật?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. MÔN: CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: Anh Đom Đóm
(3 khổ thơ đầu)
GV yêu cầu HS viết vào vở KTCT – (Với HS yếu GV yêu cầu các em viết 1 khổ thơ).
A. MÔN: CHÍNH TẢ
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn thơ được 10 điểm.	
- Sai từ 3 – 4 lỗi chính tả (lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
 	- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
	- Những lỗi giống nhau trong bài chỉ tính 1 lần.
	Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên có thể chấm ở các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5, 2; 1,5; 1.
*Tùy theo sự tiến bộ và khả năng của từng học sinh mà giáo viên chấm điểm sao cho phù hợp để kịp thời động viên và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
B. MÔN: TOÁN
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức (Làm đúng được 1 điểm/câu, Kết quả sai mà làm tính đúng ghi 0,5 điểm/ câu)
	a, 79 	210	150
	b, 214	534	118
	c, 246 	9 
Bài 2. (Đúng mỗi câu 1 điểm)
a, Hình chữ nhật là: ABCD
b, Hình vuông là: MNPQ
Tiết 5.
SINH HOẠT LỚP
* Giáo viên tiến hành sinh hoạt lớp theo một số nội dung công việc sau:
I. Đánh giá công việc tuần 17:( 5’)
	+ Nhận xét rõ ưu, khuyết điểm của từng mặt: Học tập (chuyên cần, nề nếp, tác phong, việc học và làm bài tập ở nhà)
	+ Nêu lên những tồn tại và những việc chưa làm được.
	+ Tuyên dương các nhân(người tốt, việc tốt, chăm ngoan, chuyên cần)
II. Nêu kế hoạch và công việc tuần 18: (5)
	+ Nêu ra những công việc cần làm ở tuần 18: Tập trung ôn tập ở HK I
	+ Nhắc nhở học sinh
III. Tổ chức một số hoạt động tập thể (7’)
--------------------------hết tuần 17---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17cktkn.doc