Giáo án Lớp 3 tuần 17

Giáo án Lớp 3 tuần 17

Tập đọc ( Tiết 33)

TÌM NGỌC

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Long Vương ,thợ kim hoàn, đánh tráo. Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.

 2.Kỹ năng :

 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng những từ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó, Mèo.

 3. Thái độ :

 - Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Giáo viên : Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.

 - Học sinh : SGK

 

doc 24 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Soạn:17.12.2011
Giảng:19.12.2011
Tập đọc ( Tiết 33)
TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Long Vương ,thợ kim hoàn, đánh tráo. Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
 2.Kỹ năng :
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng những từ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó, Mèo.
 3. Thái độ :
 - Học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên : Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
 - Học sinh : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS đọc bài: "Thời gian biểu"
- 2 HS đọc
- Em lập thời gian biểu để làm gì ?
-Sắp xếp thời gian làm việc cho hợp lý.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Luyện đọc
 * GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
 - GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 * Đọc từng câu:
 - GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
 * Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
 - GV hướng dẫn ngắt giọng nhấn giọng một số câu trên bảng phụ.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Giải nghĩa từ: Long vương
- Vua của sông biển trong truyện xưa
 - Thơ kim hoàn
- Người làm đồ vàng bạc.
 - Đánh tháo
- Lấy trọn vật tốt thay nó bằng vật xấu.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 6
 * Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét – bình điểm cho các nhóm, cá nhân đọc.
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
 * Cả lớp đọc ĐT đoạn 1, 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Câu 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Do đâu chàng trai cho viên ngọc quý ?
- Chàng cứu con rắn nước con rắn ấy là con của Long Vương. Long Vương tặn chàng viên ngọc quý.
Câu 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Ai đánh tráo viên ngọc?
- Một người thợ kim hoàn khi biết đó là viên ngọc quý.
Câu 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mèo và chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc ?
- Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc. Con chuột tìm được.
- ở nhà người thợ kim hoàn Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại viên ngọc ?
- Mèo và chó rình bèn sông thấy có người đánh được con cá lớn, mở ruột ra có viên ngọc, mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
Câu 4:
- Tìm trong bài những từ khen ngợi mèo và chó ?
- Thông minh tình nghĩa
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- Chó và mèo là những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người ?
- Thi đọc lại chuyện
4. Củng cố :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Long Vương ,thợ kim hoàn, đánh tráo. Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
 - Về nhà luyện đọc lại chuyện.
Toán ( Tiết 81)
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm(trong phạm vi các bảng tính) và cộng trừ viết ( có nhớ một lần). Củng cố về giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn một đơn vị.
 2. Kỹ năng :
 - Biết cách thực hiện dạng toán trên.
 3. Thái độ :
 - Học sinh yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên : Bảng phụ BT1
 - Học sinh : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Lớp làm vào bảng con
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài ( Tr82) Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu 
9 + 7 = 16 8 + 4 = 12
7 + 9 = 16 4 + 8 = 12
16 – 9 = 7 12 – 4 = 8
16 - 7 = 9 12 – 8 = 4
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào sách
- HS làm bài sau đó nhiều HS nêu miệng.
Bài 2 (Tr82) - Đặt tính rồi tính
- Làm bài trên bảng con
- Bài toán yêu cầu gì ?
38
47
36
81
63
100
- Yêu cầu HS làm bảng con
42
35
64
27
18
42
80
82
100
54
45
058
- Nêu cách đặt tính và tính.
- Vài HS nêu lại
Bài 3( Tr82) Số
- HS làm được phép tính cộng ba số liên tiếp.
- Viết lên bảng ý a.
- Nhẩm
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi kết quả.
- 9 cộng 8 bằng mấy ?
9 + 8 = 17
- Hãy so sánh 1+7 và 8 ?
- Không cần vì 9+8 = 9+1+7 ta ghi ngay kết quả
- Vậy khi biết 9+1+7=17 có cần nhẩn 9+8 không ? vì sao ?
- Yêu cầu HS làm tiếp phần b
9 + 6 = 15
6 + 5 = 11
9 + 1 + 5 = 15
6 + 4 + 1 = 11
- HS làm SGK
Bài 4( Tr82)Giải toỏn
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
Bài toán thuộc dạng gì ?
Tóm tắt:
2A trồng : 48 cây
2B trồng nhiều hơn: 12 cây
2B trồng nhiều hơn: cây ?
Bài giải:
Lớp 2B trồng được số cây là:
48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số: 60 cây
Bài 5( Tr82)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán yêu cầu gì ?
 Điền số thích hợp vào ô trống.
Viết bảng: 72 + ‘ = 72 
- Điền số 0 vì 72 + 0 = 72
- Điền số nào vào ‘ tại sao ?
- Lấy tổng là 72 trừ đi số hạng đã biết là 72: 72 – 72 = 0
- Làm thế nào để tính ra không ?
b. 85 - ‘ = 85
- Tương tự phần b
- Kết quả bằng chính số đó.
*Kết luận: Khi cộng một số với 0 thì kết quả như thế nào ?
- Một số trừ đi 0 vẫn bằng chính số đó.
- Khi trừ một số với 0 thì kết quả như thế nào ?
4. Củng cố:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm(trong phạm vi các bảng tính) và cộng trừ viết ( có nhớ một lần). Củng cố về giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn một đơn vị.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
-Về nhà xem lại bài và làm bài vào VBT
Kể chuyện ( Tiết 17)
TÌM NGỌC
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ câu chuyện. Kể lại được toàn bộ và từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Tìm ngọc một cách tự nhiên kết hợp với điệu bộ nét mặt.
 2. Kỹ năng :
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết đánh giá lời kể của bạn.
 3. Thái độ :
 - Học sinh ham thích kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên : Tranh minh họa truyện Tìm ngọc.
- Học sinh : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm
- 2 HS kể.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
- Khen ngợi những nhân vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn kể chuyện:
 * Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS quan sát tranh
- Kể chuyện trong nhóm
- HS kể theo nhóm 6.
- Kể trước lớp 
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn người kể hay nhất.
* Kể toàn bộ câu chuyện.
- Mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Cả lớp bình chọn HS nhóm kể hay nhất.
- Các nhóm thi kể chuyện
4. Củng cố :
- Khen ngợi những HS nhớ chuyện kể tự nhiên.
Kể lại được toàn bộ và từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Tìm ngọc một cách tự nhiên kết hợp với điệu bộ nét mặt.
5. Dặn dò:
 -Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Đạo đức ( Tiết 17)
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Biết vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 2. Kỹ năng:
- Học sinh biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên : Đồ dùng thể hiện hoạt động 2 Tranh ảnh hoạt động 1, 2 .
- Học sinh : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bãi cũ:
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng mang lại lợi ích gì ?
- 2 em trả lời
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tham gia giữ vệ sinh nơi công cộng
- GV đưa HS đi dọn vệ sinh một số nơi công cộng như: Đường xá, xung quanh trường.
- HS thực hiện công việc
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá.
- Các em đã làm được những việc gì giờ đây nơi công cộng này như thế nào, các em có hài lòng về công việc của mình không ? Vì sao
- HS trả lời.
Hoạt động 2:
- Cho HS quan sát tình hình trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Nơi công cộng được dùng để làm gì ?
- Là nơi học tập.
- ở đây, trật tự, vệ sinh có được tốt không ?
- Tốt
- Các em cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi này ?
-  đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
*Kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành.
Hoạt động 3: HS trình bày về các bài hát bài thơ tiểu phẩm và giới thiệu tranh ảnh bài báo sưu tầm được về chủ đề giữ trật tự nơi công cộng
- GV cho HS hát, múa, kể chuyện đọc thơ, diễn tiểu phẩm.
- HS thực hiện 
*Kết luận: Khen ngợi học sinh và khuyến khích học sinh 
*Kết luận chung: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
4. Củng cố:
- Nhận xét đánh giá giờ học
Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
5. Dặn dò:
 - Về nhà thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng và xung quanh nhà ở.
Soạn:17.12.2011
Giảng:20.12.2011
Toán ( Tiết 83)
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Củng cố về cộng trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) và cộng trừ viết (có nhớ một lần). Củng cố về giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
 2. Kỹ năng :
 - Biết cách làm tính và giải các bài toán dạng trên.
 3. Thái độ :
 - Học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ BT3
- Học sinh : SGK	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính.
- Nhận xét – chữa bài.
- Cả lớp làm bảng con
38
63
100
42
18
42
80
45
58
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(Tr83) Tính nhẩm 
- Yêu cầu HS tự nhẩm và kết quả vào sách
12 – 6 = 6
6 + 6 = 12
9 + 9 = 18
13 – 5 = 8 
14 – 7 = 7
8 + 7 = 15
17 – 8 = 9
16 – 8 = 8
- Nêu cách tính nhẩm
- Vài HS nêu
Bài 2( Tr83) Đặt tớnh rồi tớnh
- 1 đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì ?
- Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con
68
56
82
90
100
27
44
48
32
7
95
100
34
58
093
- Nêu cách đặt tính rồi tính.
- Vài HS nêu
Bài 3 (Tr83) Số
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết bảng ý a
- Yêu cầu HS nhẩm rồi ghi kết quả.
- Nhẩm
17 trừ 3 bằng mấy ?
- 17 trừ 3 bằng 14
- Hãy so sánh 3 + 6 và 9. Vậy khi biết 17 – 3 – 6 = 8 có cần nhẩm 17 - 9 không ? vì sao ?
- Không cần vì 1 ... ình và nêu các bước.
- HS quan sát quy trình.
Bước 1:Gấp, cắt biển bỏo cấm đỗ xe.
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô
- Cắt HCN màu trắngcó chiều dài 4ô, rộn 2 ô gấp đôi HCN theo chiều dài và đánh dấu cắt bỏ phần gạch chéo, mở ra được hình mũi tên. 
- Cắt HCN khác màu có chiều dài là 10 ô, rộng 1 ô.
- Hs thực hiện
Bước 2: dán biển báo cấm đỗ xe.
- Dán chân biển báo.
- Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển khoảng nửa ô.
- Hs thực hiện
- Dán mũi tên màu trắng ở giữa hình tròn
- GV cho HS nhắc lại quy trình.
- HS nhắc lại quy trình.
Hoạt động 2:Thực hành.
- GV cho HS thực hành
- HS thực hành
- GV quan sát uốn nắn HS.
4. Củng cố
 - Biết cách gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe đúng quy trình kỹ thuật.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò :
 - Về nhà chuẩn bị bài tiết sau.
Chính tả: ( Tiết 34) tập chép
GÀ “ TỈ TÊ VỚI GÀ”
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Gà tỉ tê với gà. Viết đúng các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ. Luyện viết đúng những âm vần dễ lẫn.
 2. Kỹ năng :
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày sạch đẹp .
 3. Thái độ :
 - Học sinh có thói quen rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên : Bảng phụ chép đoạn chính tả.
 - Học sinh : Vở viết chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc cho HS viết bảng con
- Cả lớp viết bảng con.
Thuỷ cung, ngọc quý, ngậm ngùi
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1; HD nghe – viết: * Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn chép
- HS đọc lại bài
- Đoạn văn nói điều gì ?
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết "không có gì nguy hiểm". Lại đây mau các con mồi ngon lắm.
- Trong đoạn văn những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con ?
- Cúccúccúc. Những tiếng này được kêu đều đều nghĩa là không nguy hiểm.
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
- Dấu hai chấm và ngoặc kép.
- Viết từ khó
- HS tập viết bảng con: Nũng nịu, kiếm mồi, nguy hiểm.
- Nhận xét bảng của HS
* HS nhìn bảng chép bài:
- HS chép
- GV theo dõi nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
2.3. Chấm chữa bài:
- Chấm một số bài nhận xét.
Hoạt động 2: HD làm bài tập:
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Điền vào chỗ trống ao hay au
- Yêu cầu cả lớp điền vào sách
- au mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây g ngoài đồng, từng đàn s chuyền cành lao x . gió rì r như báo tin vui, giục người ta mau đón chào xuân mới.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: (Lựa chọn)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Điền vào chỗ trống r/d/gi
- Gọi 2 HS lên bảng
a. Bánhán,con.án,.án giấy .ành dụm, tranh.ành,ành mạch.
4. Củng cố :
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Gà tỉ tê với gà. Viết đúng các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ. Luyện viết đúng những âm vần dễ lẫn.
- Nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò :
 - Về nhà viết lại bài cho đẹp hơn.
Buổi chiều
LUYỆN TOÁN 
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
 -Củng cố về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học, vẽ đoạn thẳng có độ dài 
cho trước, xác định 3 điểm thẳng hàng. Tiếp tục củng cố về xác định vị trí các điểm trên lưới ô vuông để vẽ hình.
 2. Kỹ năng :
 - Biết làm tính và giải toán dạng trên.
 3. Thái độ :
 - Học sinh yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên : SGK
 - Học sinh :Vở BT
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài – ghi đầu bài 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( Tr89) Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm - Làm bài vào VBT 
 - Nối tiếp nhau nêu kết quả
 - Nhận xét chữa bài
Bài 2 :( Tr89) Vẽ đoạn thẳng - Làm bài vào VBT
 - 2 em nêu kết quả
 - Nhận xét chữa bài
Bài 3: ( Tr89) Nối ba điểm thẳng hàng - Nêu yêu cầu của bài
 - Làm bài vào VBT
 - 2 em lên bảng nối
- Nhận xét chữa bài
Bài 4( Tr89) Vẽ theo mẫu rồi tô màu hình đó. - Làm bài vào VBT
 - 1 em nêu kết quả 
 - Nhận xét chữa bài
2. Củng cố dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
LUYỆN ĐỌC 
I MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu các từ ngữ khó: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở. Hiểu nội dung bài: Loài gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương như con người.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình phù hợp với nội dung từng đoạn.
 3. Thái độ :
 - Học sinh yêu thích môn học.
II ĐỒ DÙNGDẠY HỌC :
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc
- HS : SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn đọc
 - Luyện đọc từng câu .
 - Luyện đọc từng đoạn. – Thực hiện đọc nối tiếp
 - Nhận xét sửa sai cho các em.
2.Tổ chức cho các em thi đọc toàn bài. – Thi đọc theo nhóm
 - Nhận xét bình chọn nhóm đọc đúng, hay
3. Củng cố dặn dò:
 - Về nhà rèn đọc cho thành thạo
LUYỆN VIẾT 
I .MỤC TIÊU:
 - Yêu cầu học sinh viết đúng bài trong vở luyện viết, trình bày sạch đẹp.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng viết chữ đẹp, đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Vở luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Hướng dẫn luyện viết
 HD viết tiếng khó - Viết vào bảng con các 
 2. Thực hành viết - Viết bài trong vở luyện viết
 - Theo dõi nháec nhở các em luyện viết.
 - Thu chấm khoảng 5-6 bài - Đổi vở soát lỗi
 - Nhận xét bài viết,tuyên dương .
 3. Củng cố dặn dò:
 - Về nhà rèn viết vào vở ô li.
 Soạn:18.12.2011
 Giảng:23.12.2011
Toán ( Tiết 85)
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Củng cố về xác định khối lượng qua dụng cụ cân. Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ.
 2. Kỹ năng :
 - Xác định thời điểm (qua xem giờ đúng trên đồng hồ)
 3. Thái độ:
 - Học sinh có thói quen xem đồng hồ để đi học đúng giờ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên: Cân đồng hồ, tờ lịch cả năm
 - Học sinh : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Vẽ 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng và đặt tên cho 3 điểm ấy.
- HS làm bảng con
- 1 HS lên bảng.
- Nhận xét bài của HS
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1(Tr86)
- 1 HS đọc yêu cầu.
a. Con vịt nặng mấy kg ?
- Con vịt nặng 30kg
b. Gói đường nặng mấy kg ?
- Gói đường cận nặng 4 kg
- Lan cân nặng bao nhiêu kg ?
- Gói đường cân nặng 4kg
- Lan cân nặng bao nhiêu kg ?
Bài 2(Tr86)
- 1 HS đọc yêu cầu
Xem lịch rồi cho biết
a. Tháng 10 có bao nhiêu ngày ?
- Tháng 10 có 31 ngày
- Có mấy ngày chủ nhật ? 
- Có 4 ngày chủ nhật 
- Đó là các ngày nào ?
- Đó là, 5, 12, 19, 26
b. Tháng 11 có bao nhiều ngày ?
- Có mấy ngày chủ nhật ?
- Có 5 ngày chủ nhật.
- Có mầy ngày thứ 5 ?
- Có 4 ngày thứ 5
c. Tháng 12 có mấy ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ?
- Có 31 ngày, có 4 ngày chủ nhật.
- Có mầy ngày thứ bảy.
- Có 4 ngày thứ bảy.
- Em được nghỉ các ngày chủ nhật và các ngày thứ bảy, như vậy trong tháng 12 em được nghỉ bao nhiêu ngày.
- Nghỉ 8 ngày 
Bài 3(Tr86)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Xem tờ lịch ở bài 2 cho biết ?
- HS xem lại ở bài 2
a. Ngày 1 tháng 10 là thứ mấy ? Ngày 10 tháng 10 là thứ mấy ?
- Ngày 1 tháng 10 là thứ tư,
- Ngày 10 tháng 10 lá thứ sáu.
b. Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy ?
- Ngày 20 tháng 11 là thứ 5
- Ngày 30 tháng 11 là thứ mấy ?
- Ngày 30 tháng 11 là chủ nhật
c. Ngày 19 tháng 12 là ngày thứ mấy ?
- Ngày 19 tháng 12 là thứ sáu.
- Ngày 30 tháng 12 là ngày thứ mấy?
- Ngày 30 tháng 12 vào ngày thứ tư.
Bài 4(Tr86)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh và quan sát đồng hồ.
- HS quan sát
a. Các bạn chào cờ lúc mấy giờ ? 
- Lúc 7 giờ
b. Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ ?
- Lúc 9 giờ.
4. Củng cố:
- Củng cố về xác định khối lượng qua dụng cụ cân. Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ.
- Củng cố xem giờ đúng
5. Dặn dò: 
- Về nhà ôn bài và làn bài vào VBT
Tập làm văn ( Tiết 17)
NGẠC NHIÊN THÍCH THÚ. LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC TÊU:
 1. Kiến thức:
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1,BT2).
2. Kỹ năng: 
- Dựa vào mẩu chuyện, biết lập thời gian biểu theo cách đã học ( BT3).
 3. Thái độ :
 - Học sinh yêu thích viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên:Tranh minh họa bài tập 1.
 - Học sinh : Vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi HS làm bài tập 2 (kể về một vật nuôi trong nhà)
- 1 HS kể
- Đọc thời gian biểu buổi tối của em
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh, hiểu lời nói của cậu con trai.
- Lời nói của cậu con trai thể hiện sự thích thú khi thấy món quà mẹ tặng: 
Ôi ! quyển sách đẹp quá ! Lòng biết ơn mẹ (cảm ơn mẹ)
Bài 2: (Miệng)
Em nói như thế nào để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú ấy ?
- 1 HS đọc yêu cầu
- Ôi ! Con ốc biển đẹp quá !
- Con cảm ơn bố !
- Sao con ốc biển đẹp thế, lạ thế ! 
Bài 3: (viết)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Dựa vào mẩu chuyện sau hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà:
- Cả lớp làm vào vở.
- Vài em đọc bài của mình.
THỜI GIAN BIỂU SÁNG CHỦ NHẬT CỦA BẠN HÀ
6 giờ 30 – 7 giờ
Ngủ dậy, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt.
7 giờ -7 giờ 15
Ăn sáng
7 giờ 15 – 7 giờ 30
Mặc quần áo
7 giờ 30
Tới trường dự lễ sơ kết học kỳ I
10 giờ
Về nhà, sang thăm ông bà.
- Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết
- Chó, mèo, chim, thỏ
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật mà em biết ?
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể. 
Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
Bài 4: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- Lập thời khoá biểu của em
- Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo
- HS viết bài
- Yêu cầu HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét
4. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học.
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1,BT2).
5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 Lop 3.doc