Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 6 - Trường Tiểu học xã Tân Ân

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 6 - Trường Tiểu học xã Tân Ân

Đạo đức

Bài 6: Gọn gàng, ngăn nắp (T2)

1/ Mục tiêu: Giúp HS biết được:

- Thực hiện giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

- HS khá, giỏi “Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi”.

2/ Chuẩn bị:

- GV: Bộ tranh thảo luận hoạt động 2.

- HS: Phiếu ba màu cho hoạt động, VBT.

 

doc 35 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 6 - Trường Tiểu học xã Tân Ân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI NGÀY THÁNG10 NĂM 2010
SH ĐT
Đạo đức 
Bài 6: Gọn gàng, ngăn nắp (T2) 
1/ Mục tiêu: Giúp HS biết được: 
- Thực hiện giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
- HS khá, giỏi “Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi”.
2/ Chuẩn bị: 
- GV: Bộ tranh thảo luận hoạt động 2. 
- HS: Phiếu ba màu cho hoạt động, VBT. 
3/ Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động học chủ yếu:
Kiểm: 
- Cần làm gì chỗ học, chỗ chơi ? 
- Giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi để làm gì ? 
- GV nhận xét.
Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. 
 - GV ghi bảng. 
 1/ GV chia nhóm, yêu cầu thảo luận các tình huống. (nhóm 4)
 2/ Đóng vai: 
- GV giao các tình huống cho các nhóm. 
- GV cho các nhóm bày toả trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét bổ xung.
 Tình huống 1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì rủ đi chơi. 
Tình huống 2: Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phem phim hoạt hình. 
Tình huống 3: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm. 
Tình huống 4:Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập ở nhà, nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
- GV chốt ý: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân. 
 - Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.. 
- GV cho HS giơ bảng màu theo các mức độ a, b, c. 
 + Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi
 + Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. 
 + Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ. 
- GV đọc các mức độ để HS so sánh nhận xét các mức độ. (Màu đỏ là đồng ý, màu xanh là không đồng ý, màu vàng là lưỡng lự)
- GV nhận xét chung. 
- GVKL: Để ghi nhớ trong việc giữ gọn gàng, ngăn nắp cần phải ghi nhớ như sau: 
 Bạn ơi chỗ học chõ chơi 
 Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên 
 Đồ chơi, sách vở đẹp bền, 
 Khi cần khỏi mất công tìm kiếm. 
- GV cho HS đọc.
- ... giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
- ... để dễ tìm kiếm, nhà cửa sạch đẹp. 
- HS nêu tên bài. 
- Đại diện nhóm lên nhận tình huống về nhóm thảo luận. 
- HS nhạn xét, bổ sung ý kiến. 
- Em sẽ: dọn mâm bát cơm trước, rồi sau đó đi chơi với bạn. 
- Em sẽ: quét nhà xong rồi mới xem phim. 
- Em sẽ: nhắc nhở bạn và cùng bạn xếp gọn chiếu lại. 
- Nga sẽ: bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng qui định, để góc học tập của mình gọn gàng, ngăn nắp. 
- HS đưa các bản màu theo ý của mình. 
- HS đọc câu ghi nhớ. 
Củng cố: 
- Cần phải làm gì chỗ học, chỗ chơi ? ( cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp). 
- GV nhận xét. 
Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà thực hành theo bài học.
Toán (tiết 26)
 7 cộng với một số: 7 + 5 
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng cộng 7 cộng với một số. 
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hốn của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Que tính – Bảng cài. 
Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu
1/ Kiểm: Luyện tập 
- GV cho 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau: 
 48 + 7 + 3 29 + 5 + 4 
- Nhận xét và cho điểm. 
2/ Bài mới: 
 2.1/ Giới thiệu phép cộng 7 + 5 
- GV nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- HD phân tích bài toán để rút ra phép tính 7 + 5 
 + Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? 
 + GV cho HS tìm kết quả trên que tính. 
- GVHD HS cách tính nhẩm 7 + 5 
 7 
 + 
 5 
 12 
 7 + 5 = 12 
 5 + 7 = 12 
- GVHD HS thành lập công thức 7 cộng với một số. 
- GV chia nhóm: các nhóm ở dãy 1, 2: 7 + 4, 7 + 6, Các nhóm ở dãy 3, 4: 7 + 7, 7 + 8, 7 + 9. 
- GV cho HS nêu kết quả: 
- GV cho HS HTL công thức. 
 2.2/ Luyện tập thực hành: 
- Bài 1/ 26: 
 + GV cho HS làm vào SGK/26. 
 + GV cho HS đọc kết quả. 
- Bài 2/ 26: 
 + GV cho HS làm bảng con, 5 HS làm bảng lớp.
 + Qua bài tập 2các em cần lưu ý điều gì ?
- Bài 4/ 26 : Em 7 tuổi, anh hơn Em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi ? 
- GV cho HS đọc đề toán. 
- Bài toán thuộc loại toán gì ? 
- Khi giải bài toán về nhiều hơn các em thực hiện phép tính gì ? 
- Lấy số tuổi nào cộng với số tuổi nào ? 
- GV tóm tắt ở bảng lớp. 
- Câu lời giải ghi như thế nào ? 
- GV cho 1 HS làm giấy cứng, còn lại làm SGK/26. 
- Qua bài toán các em luyện tập được gì ? 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV cho HS thi đọc truyền miệng bảng cộng 7. 
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện bảng lớp, còn lại thực hiện vở nháp. 
 48 + 7 + 3 = 55 + 3 29 + 5 + 4 = 34 + 4 
 = 58 = 38 
- ... thực hiện phép tính cộng: 7 + 5 
- HS tím kết quả trên que tính và nêu cách tính, kết quả. 
- HS quan sát và làm theo GV. 
- HS dùng que tính thành lập công thức tính. 
- HS thực hành trong nhóm 4 theo phân công của GV. 
- Đại diện nhóm nêu kết quả: 7 + 4 = 11, 7 + 5 = 12, 7 + 6 = 13, 7 + 7 = 14, 7 + 8 = 15, 7 + 9 = 16. 
- HS HTL công thức. 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vào SGK/26: 
7 + 4 = 11 7 + 6 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 
4 + 7 = 11 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16 
- HS đọc kết quả. 
- HS đọc yêu cầu. 
- 5 HS làm bảng lớp, còn lại làm bảng con. 
 7 7 7 7 7 
 4 8 9 7 3 
 11 15 16 14 10 
- ... Cần lưu ý viết kết quả sao cho số đơn vị thẳng số đơn vị, số chục thẳng số chục. 
- HS đọc đề toán. 
- ... là bài toán về nhiều hơn. 
- ... phép tính cộng. 
- ... số tuổi em cộng với số tuổi anh hơn em. 
- ... Số tuổi của anh là: 
 Anh có số tuổi:
- 1 HS làm trên giấy cứng, còn lại làm SGK/26. 
Giải 
Số tuổi của anh là: 
7 + 5 = 12(tuổi) 
Đáp số: 12 tuổi 
- ... luyện tập về bài toán nhiều hơn. 
Tập viết (Tiết 6)
Đ – Đẹp trường đẹp lớp
I/ Mục đích – Yêu cầu: 
Viết đúng chữ hoa Đ(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp(3 lần)
II/ Chuẩn bị:
- GV: - Mẫu chữ Đ đặt trong khung chữ. 
 - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trên dòng kẻ ô ly. 
- HS: Vở tập viết và bảng con. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu
Hoạt động 1:Kiểm. 
- Kiểm tra bài viết ở nhà. 
- GV cho HS viết bảng con chữ D. 
- Câu ứng dụng là câu gì ? 
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Giới thiệu 
- GV nêu MĐ – YC. 
Hoạt động 3: HD viết chữ hoa 
 1/ HD quan sát và nhận xét chữ mẫu.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu ở khung chữ. 
- Chiều cao của chữ mấy ô ly ? Gồm mấy đường kẻ ngang ? 
- Chữ cái Đ được viết bởi mấy nét ? 
- GV giới thiệu các nét: 
 + Nét thẳng đứng hơi lượn ở đầu nét và cuối nét nối với nét công tạo thành nét gút. 
 + Nét cong phải cuuoí nét cuộn vào trong. 
- GV cho HS tìm điểm đặt bút và điểm dừng bút. 
- GV viết mẫu. 
 2/ HD viết bảng con. 
- GV uốn nắn và nhắc lại cách viết. 
 3/ HD viết cụm từ ứng dụng. 
- GV cho HS nêu cụm từ ứng dụng. 
- Thế nào là “Đẹp trường đẹp lớp” ? 
- GV cho HS quan sát câu ứng dụng ở bảng lớp để nhận xét về độ cao, khoảng cách, dấu thanh. 
- Những con chữ nào có độ cao 2,5 li ? 
- Những con chữ nào có độ cao 1 li ? 
- Những con chữ nào có độ cao 2 li ? 
- Những con chữ nào có độ cao 1,5 li ? 
- Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu ? 
 - Dấu nặng, dấu huyền, dấu sắc được đặt ở đâu ? 
- GV viết mẫu chữ Đẹp trên dòng kẻ. 
- GV viết cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li. 
 4/ HD viết vào vở tập viết. 
- GV nêu yêu cầu viết: Viết 1 dòng chữ Đ cỡ vừa, 1 dòng chữ b cỡ nhỏ và 1 dòng chữ Đẹp cỡ vừa và nhỏ, 2 dòng cụm từ ứng dụng. 
- GV nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút.
 5/ Chấm chữa bài. 
- GV chọn 5 – 7 tập chấm và nhận xét cụ thể từng tập. 
- HS lấy vở tập viết cho GV kiểm tra. 
- HS viết bảng con chữ D. 
-  Dân giàu nước mạnh. 
- HS nêu tên bài. 
- HS quan sát chữ mẫu. 
-  5 dòng li, gồm 6 đường kẻ ngang. 
-  3 nét. 
- HS quan sát. 
- ĐB ĐK6, DB giữa ĐK5 
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS luyện viết bảng con 3 – 4 lượt. 
- HS nêu cụm từ ứng dụng: Đẹp trường đẹp lớp. 
-  câu nói khuyên chúng ta cần phải giữ cho trường lớp sạch đẹp. 
- HS quan sát và nhận xét: 
-  Đ, g, l. 
-  n, e, ư, ơ,.... 
-  p, đ. 
- ... t 
-  là bằng khoảng cách con chữ o. 
-  dấu nặng đặt ở dưới con chữ e. Dấu huyền được đặt ở trên chữ ơ và dấu sắc đặt trên chữ ơ. 
- HS viết bảng con chữ Đẹp cỡ vừa và cỡ nhỏ 3 – 4 lượt. 
- HS viết vào vở tập viết theo yêu cầu. 
Củng cố: 
- GV cho HS nêu các nét viết con chữ Đ. ( đặt bút ở ĐK6, viết nét thẳng. Sau đó viết nét cong, và cuối cùng viết nét thẳng ngang. ) 
- GV nhắc HS tập viết là luyện viết chữ đẹp vì chữ viết sẽ giúp một phần trong quá trình học ở phổ thông. 
Dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà luyện viết thêm bài ở nhà, 
- GV nhận xét tiết học. 
BÀI 11 : ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I – MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. Yêu câu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xá ... ốn điền dấu các em cần làm gì ? 
- GV cho HS làm vào SGK/29. 
- GV nhận xét. 
- HS nêu tên bài. 
- HS nêu yêu cầu. 
 7 + 3 = 10 7 + 4 = 11 7 + 5 = 12
 7 + 7 = 14 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16
 7 + 6 = 13 7 + 10 = 17 9 + 7 = 16
 5 + 7 = 12 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15
- HS đồng thanh. 
- 1HS làm ở giấy bìa, còn lại làm vào SGK.
- HS trình bày kết quả, nhận xét và sửa. 
- HS đọc yêu cầu. 
- ... đặt số chục thẳng chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. 
- HS làm bảng con, 3 HS làm bảng lớp. 
 37 + 15 = 52, 24 + 17 = 41, 67 + 9 = 76
- HS nêu yêu cầu. 
- HS đọc bài toán: Thúng cam có 28 quả, thúng quýt có 37 quả. Hỏi cả hai thúng có tất cả bao nhiêu quả ? 
- ... lấy số quả thúng cam + số quả thúng quýt. 
- ... Cả hai thúng có số quả là: 
 Số quả cả hai thúng có tất cả là:
- 1HS làm vào giấy bìa, còn lại làm giấy nháp. 
Giải
Cả hai thúng có tất cả số quả là: 
28 + 37 = 65(quả) 
Đáp số: 65 quả
- HS đọc yêu cầu. 
- ... cần làm phép tính của hai vế rồi mới so sánh hai kết quả rồi mới điền dấu. 
 17 + 9 > 17 + 7 16 + 8 > 28 – 8 
 Củng cố: 
- Hôm nay các em luyện tập về những gì ?(  phép cộng dạng 47 + 25 và giải toán có lời văn bằng 1 phép tính) 
- GV viết phép tính 45 + 17, GV cho HS nêu cách tính bằng lời. 
 Dặn dò: 
- Dặn HS về xem lại bài. 
- GV nhận xét tiết học. 
Thứ sau ngày tháng năm 2010
Chính tả 
Nghe – Viết: Ngôi trường mới
I/ Mục tiêu: 
Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dấu câu trong bài.
Làm được bài tập 2; BT (3)a
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Viết sẳn nội dung bài tập 2, 3.
- HS: VBT. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu
Hoạt động 1:Kiểm 
- GV cho 2 HS lên viết bảng lớp , còn lại viết vào bảng con: chung sức, trung thành, mái che. 
- GV nhận xét. 
- GV KT việc sửa lỗi của HS. 
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Bài mới. 
1/ Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ viết bài chính tả Nghe – Viết, bài: “Ngôi trường mới “. 
2/ HD nghe - viết. 
 2.1/ Đọc và tìm hiểu đoạn viết chính tả. 
 a) HD chuẩn bị. 
- GV đọc mẫu. 
- GV cho 1HS giỏi đọc, cả lớp đọc thầm theo. 
- Bài chính tả đước trích từ bài tập đọc nào ? 
- Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có gì mới ? 
 b) HD cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu ? 
- Trong đoạn có những dấu câu nào ? 
- Trong bài những chữ nào viết hoa ? Vì sao ? 
 c) HD phân tích và viết bảng con các từ: trang nghiêm, rung động, chiếc. 
 2.2/ HS viết chính tả. 
- GV nhắc HS cách cầm bút, tư thế ngồi và phải viết nắn nót. 
- GV đọc từng cụm từ, từng từ để HS viết vào vở. 
 2.3/ Chấm chữa bài. 
- GV HD soát lỗi: GV đọc từng từ, cụm từ để HS nhìn bảng soát lỗi. 
- GV HD quy tắc soát lỗi: sai âm đầu, cuối hay vần, dấu thanh soát 1 lỗi. Không viết hoa hay viết hoa không đúng, soát nữa lỗi. 
- GV chọn 5 – 7 tập chấm và nhận xét cụ thể từng tập. 
Hoạt động 3: HD làm bài tập 
1/ Bài tập 2: Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai hay ay: 
 M: cái tai, chân tay
- GV cho HS thảo luận trong nhóm để tìm từ theo mẫu. 
- GV cho 2 nhóm HS thi đua ở bảng lớp.
- GV nhận xét chung. 
2/ Bài tập 3(a): 
GV cho HS thảo luận trong nhóm 4 để tìm từ bắt đầu bằng S, bắt đầu bằng X
GV nhận xét.
- 2 HS viết bảng lớp, còn lại viết bảng con. 
- HS nêu tên bài. 
- HS đọc thầm theo. 
-  bài “Ngôi trường mới”. 
-  ngôi trường mới. 
-  thấy có tiếng trống rung động, tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp, tiếng đọc bài, chiếc thước kẻ, chiếc bút chì cũng đáng yêu đến thế. 
-  có 5 câu. 
-  dấu chấm than, dấu chấm. 
-  đầu dòng. 
- HS phân tích và viết bảng con. 
- HS nghe GV đọc và viết vào vở. 
- HS nghe GV đọc và nhìn bảng soát lỗi. 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS tìm từ trong nhóm 4. 
- 2 nhóm HS thi trên bảng lớp. 
 + ai: cây mai, mái che, trái bưởi, phái nữ.
 + ay: máy nổ, máy may, chạy bộ, cơm cháy. 
HS thảo luận nhóm 4 tìm từ: 
S: súng, sung, sừng, sen, sống, sông, sỏi,
X: xây, xúc, xúm, xong, xẻng, xin, xinh, 
Củng cố: 
- GV cho HS nhắc lại tư rhế ngồi và cách cầm bút khi viết chính tả. 
Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà chửa lỗi chính tả. 
Tập làm văn 
Khẳng định, phủ định – Luyện tập về mục lục sách
I/ Mục đích – Yêu cầu: 
-Biết trả lời và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định, phủ định(BT1, BT2). 
-Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách. 
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi các câu mẫu của BT 1, 2.
- HS: VBT. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu
Hoạt động 1: Kiểm 
- GV cho 2 HS nhìn tranh minh hoạ trả lời câu hỏi không vẽ bậy lên tường. 
- GV nhận xét đánh giá. 
Hoạt động 2: Bài mới
 a) Giới thiệu: 
- GV nêu mục tiêu.
 b)HD làm bài tập 
 1/ Bài tập 1: Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu: 
 a) Em có đi xem phim không? 
 b) Mẹ có mua baod không? 
 c) Em có ăn cơm bây giờ không ?
 M: Em có thích đọc thơ không ? 
 - Có, em có thích đọc thơ. 
 - Không, em không thích đọc thơ ?
- GV yêu cầu thảo luận trong nhóm 2 để đặt câu theo mẫu theo 2 cách phủ định và khẳng định. 
- GV cho HS nêu kết quả. 
- GV nhận xét. 
- GV cho HS dựa vào các tranh đã sắp xếp kể lại câu chuyện “Gọi bạn” 
- GV nhận xét chung.
 2/ Bài 2: Đặt câu theo các mẫu sau, mỗi mẫu một câu: 
 a) Trường em không xa đâu !
 b) Trường em có xa đâu ! 
 c) Trường em đâu có xa !
 - GVHD HS đọc các câu mẫu.
- Muốn đặt được câu theo mẫu các em chỉ cần thay đổi Trường thành Nhà em, Khách sạn, Bưu điện, ...
- GV cho Hs thảo luận trong nhóm 4 để đặt câu. 
- GV cho 2 nhóm làm trên giấy bìa. 
- GV nhận xét và sửa chữa cho HS. 
- HS làm vào VBT
- Bài tập 3: 
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để ghi lại các bài tập đọc tuần 6: Mẩu giấy vụn, Ngôi trường mới, Mua kính.
- HS đọc. 
- HS nêu tên bài. 
- HS đọc yêu cầu bài. 
- HS thảo luận trong nhóm 2 để đặt câu phủ định và khẳng định theo mẫu. 
- HS nêu kết quả.
- HS còn lại nhận xét. 
a) - Có, em có thích đi xem phim. 
 - Không, em không thích đi xem phim. 
b) - Có, mẹ có mua báo.
 - Không, mẹ không mua báo. 
c) - Có, em có ăn cơm bây giờ. 
 - Không, em không ăn cơm bây giờ.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS quan sát và nhận xét sửa chữa. 
 + Sân vận động không xa đâu ! 
 + Sân vận động có xa đâu !
 + Sân vận động đâu có xa ! 
- HS làm vào VBT. 
 Củng cố: 
- GV cho 2 HS (một bạn đọc câu mẫu: Bạn có đi múa chiều nay không ? Một bạn trả lời câu hỏi: Có, tôi có đi múa chiều nay. Không, tôi không đi múa chiều nay).
 Dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà ghi lại các câu vào VBT. 
- GV nhận xét tiết học. 
Toán 
Bài toán về ít hơn 
I/ Mục tiêu:
Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ ở SGK – 9 quả cam. 
III/ các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: luyện tập. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
38 + 17 = 55 
 38 
 + 
 17 
 55
 78 + 9 = 85 
 78 
 + 
 7 
 85
Giải theo tóm tắt 
 Vải xanh: 24dm 
 Vải đỏ : 27dm 
 Cả hai mảnh: ? dm 
 24 + 27 = 51(dm)
- Nhận xét cho điểm. 
 2. Bài mới: 
 + Giới thiệu bài toán về ít hơn: 
 + Cài 9 quả cam lên bảng và nói: Cành trên có 9 quả cam. 
 + Cài 6 quả cam chấm nhạt xuống dưới và nói: Cành dưới có 6 quả cam. 
 + Hãy so sánh số cam hai cành với nhau. 
 + Cành dưới ít hơn bao nhiêu ?
+ HS theo dõi từng thao tác của GV ở bảng lớp. 
+ Cành dưới có số cam ít hơn cành trên. 
+ ... ít hơn 3 quả cam.
 + GV: Nói 6 quả cành trên với 6 quả cành dưới, còn thừa ra 3 quả. 
 + Nêu bài toán: Cành trên có 9 quả cam, cành dưới có ít hơn cành trên 3 quả cam. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam ? 
 + Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào ? 
 + Hãy đọc câu lời giải của bài toán. 
 + GV ghi tóm tắt 
Cành trên : 9quả
Cành dưới ít hơn cành trên : 3quả
Cành dưới : ?quả
+ Thực hiện phép tính trừ:9 - 3 
+ Số quả cành dưới có: 
Bài giải:
Số quả cam cành dưới:
9 - 3 = 6(quả)
Đáp số: 7quả cam
	3. Luyện tập thực hành: 
Bài 1/30: (SGK/30) 
- GV cho 1 HS làm trên giấy bìa, còn lại làm vào vở nháp(hoặc SGK).
 + Gọi HS đọc đề bài. GV tóm tắt.
 17 cây
Vườn nhà Mai:
Vườn nhà Hoa: 7 cây
 ? cây
 + Ở bài toán có chữ gì ? 
 + Muốn biết vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam, ta thực hiện thế nào ? 
 + Lấy số cây của ai nào trừ số cây nào ?
 + Lời giải ghi như thế nào ?
+ HS đọc đề bài. 
+ Chữ ít hơn. 
+ ... Thực hiện phép tính trừ.
+ ... số cây vườn nhà Mai trừ số cây vườn nhà Hoa ít hơn.
+ ... Số cây vườn nhà Hoa là: 
 Vườn nhà Hoa có số cây là:
+ Số cây vườn nhà Hoa là:
17 - 7 = 10(cây)
Đáp số: 10 cây
- GV nhận xét.
Bài 2/SGK/30: 
- GV cho HS làm vào SGK/ 30 HS làm ở giấy bìa.
 + Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 + GV tóm tắt: 
 - Hoa cao : 95cm
 - Bình thấp hơn Hoa: 5cm 
 - Bình cao : ....cm ?
 + Để biết Bình cao bao nhiêu cm ta làm thế nào ? Vì sao ?
+ HS đọc đề bài ở SGK.
+ Thực hiện phép trừ: 95 - 5. Vì: “thấp hơn” cũng giống như “ ít hơn”. 
- HS lên bảng giải bài toán.
Bài giải 
 Bình cao là: 
95 - 5 = 90(cm) 
Đáp số: 90cm
	4. Củng cố – Dặn dò: 
 + Hôm nay chúng ta vừa học dạng toán gì ? 
 + Giải bài toán về ít hơn thực hiện phép tính gì ?
+ Bài toán về ít hơn. 
+ Phép trừ.
 - Nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 6CKTKN DEP.doc