Giáo án Lớp 2 tuần 5 (5)

Giáo án Lớp 2 tuần 5 (5)

Toán

38 + 25

I.MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.

- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Que tính – bảng gài.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: 4

- Gọi 2 hs lên bảng làm: 48 + 5 29 + 8

 

doc 23 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 5 (5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Ngày soạn: 18.09.2010
Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010
Chào cờ: tập trung toàn trường giáo viên trực ban soạn giảng
Toán
38 + 25 
I.Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
II.Đồ dùng dạy học:
- Que tính – bảng gài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 hs lên bảng làm: 48 + 5 29 + 8 
- Lớp làm bảng con. GV nhận xét, sửa sai.
2.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu phép cộng 38 + 25
- GV nêu bài toán dẫn tới phép tính: 38 + 25
- GV cùng hs thao tác trên que tính - tính kết quả: 38 + 25 = 63
- GV cho hs thực hiện cột dọc
+
38
8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1
25
3 cộng 2 bằng 5 thêm 1
63
- GV nhận xét sửa sai. 
c. HDHS thực hành
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài 1.
- 2 hs làm bảng phụ, dưới lớp làm bảng con
- GV nhận xét sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25
Bài 3: Gv cho hs đọc yêu cầu bài toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán có lời văn bằng một phép cộng.
Bài 4: = Hs chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng.
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố bảng cộng 8, 9 để so sánh hai số. 
4. Củng cố dặn dò: 1’ 
- GV nhận xét giờ học. HS về ôn bài, chuẩn bị giờ sau.
Tập đọc
Chiếc bút mực
i Mục tiêu:
- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. (trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Trên chiếc bè.
- GV nhận xét, sửa.
2. Bài mới: 36’
a. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
b. HDHS luyện đọc. 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2 cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn.
- HS đọc từ: Lên, lắm, hồi hộp, thế là, Loay hoay, nức nở, ngạc nhiên...
- GV nhận xét sửa sai.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HDHS đọc: Thế là trong lớp/chỉ còn mình em/viết bút chì.
- Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.// 
H: Hồi hộp có nghĩa là gì? Có nghĩa là không yên lòng và chờ đợi một điều gì đó.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN).
Tiết: 2
c. HD tìm hiểu bài: 13’
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng + Trả lời câu hỏi.
H: Trong lớp bạn nào vẫn phải viết bút chì ? Bạn Lan và bạn Mai.
- Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực? Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
H: Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan? Lan quên bút ở nhà.
- Lúc này bạn Mai loay hoay với hộp bút như thế nào? Mai mở hộp bút ra rồi lại đóng hộp bút vào.
- Vì sao bạn Mai loay hoay như vậy? Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn nửa lại không muốn.
- Cuối cùng bạn Mai đã làm gì? Đưa bút cho bạn mượn.
- Bạn Mai nói thế nào với cô giáo? Để bạn Lan viết trước.
Theo em bạn có đáng khen không vì sao? Có, vì Mai biết giúp đỡ bạn.
d. Luyện đọc lại chuyện: 26’
- 2 – 3 nhóm tự phân các vai, thi đọc toàn truyện.
- Cả lớp + GV nhận xét bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- Câu chuyện này nói về điều gì? (Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau)
- Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao? ( hs phát biểu)
- GV nhận xét bài học.
- HS về ôn bài chuẩn bị bài sau.
Ôn Toán
38 + 25
I.Mục tiêu :
- Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.
- HS biết đặt tính, thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 38 + 25.
- HS biết tính tổng hai số hạng cho trước.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
- Nội dung bài 3 viết sẵn.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nối tiếp nhau đọc bảng cộng 8.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 1 (tr 13) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con - 2hs làm bảng phụ - gv giúp hs trung bình yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ. 
- Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ tronh phạm vi 100.
Bài 2 (tr 13) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 38 + 25. 
Bài 4 (Tr 14) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở – 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách so sánh điền dấu đúng.
Bài 3 (Tr 13) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm làm bài.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng nhóm.
- Củng cố cách tính tổng hai số hạng cho trước, thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. 
3.Củng cố - dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 19.9.2010
Thứ ba, ngày 21 tháng 9 năm 2010
Chính tả: tập chép 
Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
- HS chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả( SGK).
- Làm được BT2, BT3(a).
II. Đồ dùng dạy học:
. Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn cần chép.
III. Các hoạt động dạy: 
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS viết bảng con: Khuyên, chuyển, chiều.
- GV nhận xét chấm điểm. 
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. HD tập chép.
- GV đọc mẫu đoạn chép: 2-3 hs nhìn bảng đọc đoạn chép.
+ Hướng dẫn hs chuẩn bị:
- HS viết bảng con: bút mực, lớp, lấy, mượn...
- H: Đoạn văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào?
- Đoạn văn này kể về chuyện gì? Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
+ GV hướng dẫn HS trình bày 
- Đoạn văn có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? Đoạn văn có 5 câu. Dấu chấm.
- Khi viết tên riêng chúng ta phải lưu ý điều gì? Viết hoa.
- HD HS nhìn bảng chép.
- HS chép bài GV quan sát HDHS viết yếu.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ GV thu bài chấm, chữa nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bảng con. 2hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
GV nhận xét, sửa bảng con. cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
+ Lời giải: Tia nắng, đêm khuya, cây mía. 
Bài 3: (a) HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhạn xét, sửa bảng phụ.
+ Lời giải: nón, lợn, lười, non.
3. Củng cố dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về nhà tập viết lại lỗi chính tả còn mắc.
Ngày soạn: 19.9.2010
Thứ ba, ngày 21 tháng 9 năm 2010
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu :
- HS thuộc bảng 8 cộng với một số. 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5, 38 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ - bảng con phấn mầu
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:4’
- Gọi 2 hs lên bảng làm 58 + 36 38 + 25
- Nhận xét bổ sung
2.Bài mới: 30’
- HDHS luyện tập. 
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS nhẩm tiếp nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa sai.
- Củng cố bảng cộng 8.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp HS trung bình, yếu.
- GV nhận xét sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách đạt tính và thực hiện phép tính dạng 8 cộng với một số.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở 1 HS làm bảng phụ. GV giúp HS trung bình, yếu.
- GV chấm. Vở 1 số HS. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán có lời văn.
4. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, làm bài tập 4, 5.
Kể chuyện
Chiếc bút mực
I. Mục tiêu:
- HS có thể dựa vào tranh, kể lại được tong đoạn câu chuyện Chiếc bút mực (BT1).
- HS khá, giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện ( BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 1’
- Gọi HS kể lại chuyện Bím tóc đuôi sam. 4 HS lên bảng kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét chấm điểm
2. Bài mới:34’
- Giới thiệu bài - ghi bảng
* GV hướng dẫn kể chuyện
- GV treo từng bức tranh hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi cho HS kể lại nội dung bức tranh.
- HS quan sát tranh và đặt câu hỏi.
- HS kể nội dung của từng bức tranh.
Bức tranh 1: Hs quan sát tranh 1 và trả lời. 
- Cô giáo gọi Lan lên bàn cô làm gì? Cô gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
- Thái độ của Mai thế nào? Mai hồi hộp nhìn cô.
- Khi không viết bút mực thái độ của Mai ra sao? Mai rất buồn vì cả lớp chỉ còn một mình em viết bút chì.
Bức tranh 2: Hs quan sát tranh 2 và trả lời.
- Chuyện gì xảy ra với bạn Lan? Lan không mang bút.
- Khi biết mình quên bút Lan đã làm gi? Lan khóc nức nở.
- Lúc đó thái độ của Mai thế nào? Mai đang loay hoay với cái hộp bút.
- Vì sao Mai lại loay hoay với hộp bút nhỉ? Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa không muốn.
Bức tranh 3: Hs quan sát tranh 3 và trả lời.
- Bạn Mai đã làm gì? Mai đã đưa bút cho Lan mượn.
- Mai đã nói gì với Lan? Bạn cầm lấy, mình đang viết bút chì.
Bức tranh 4: Hs quan sát tranh 3 và trả lời.
- Thái độ của cô giáo như thế nào? Cô giáo rất vui.
- Khi biết mình được viết bút mực Mai cảm thấy thế nào? Mai thấy hơi tiếc.
- Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì? Cô cho em mượn. Em thật đáng khen.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- 2, 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Cả lớp + GV nhận xét. GV khuyến khích HS kể bằng lời của mình.
 3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- Liên hệ thực tế.Chuẩn bị bài sau.
Ôn : Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu :
 - Học sinh biết cách cộng có nhớ dạng 28 + 5, 38 + 25.
 - áp dụng kiến thức về phép cộng trên để làm toán dạng bài tập trắc nghiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 5.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng cộng 8. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS  ...  thành bài và đặt tên cho bài(BT2) 
- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi(hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó(BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ minh hoạ câu chuyện ở bài 1.
III. Các hoạt động dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 4HS lên bảng kiểm tra đóng vai.
- 2 HS lần lượt đóng vai Tuấn trong chuyện Bím tóc đuôi sam. để nói lời xin lỗi với bạn Hà.
- GV nhận xét chấm điểm 
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HDHS làm bài tập
Bức tranh 1: HS quan sát tranh và trả lời.
- Bạn trai đang vẽ ở đâu? ( Bạn đang vẽ 1 con ngựa lên bức tường của trường học).
Bức tranh 2: HS quan sát tranh và trả lời.
- Bạn trai nói gì với bạn gái? (Mình vẽ có được không).
Bức tranh 3: HS quan sát và trả lời.
- Bạn gái nhận xét như thế nào? (Vẽ lên tường làm xấu trường lớp).
Bức tranh 4: HS quan sát tiếp tranh 4
- Hai bạn đang làm gì? (Quét vôi lại bức tường cho sạch).
- Vì sao không nên vẽ bậy? (Vì vẽ bậy làm bẩn tường.... - Không nên vẽ bậy, ...)
- GV gọi HS trình bày.
- 4HS trình bày nối tiếp từng bức tranh.
- 1em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
Bài tập 2: Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Gọi HS nói tên chuyện của mình: (KHông vẽ lên tường,/ Đẹp mà không đẹp,/ Bảo vệ của công,/ Bức vẽ làm hỏng tường...)
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- HS đọc mục lục tuần 6 sách TV2/1 
- 3HS đọc tên các bài tập đọc 
- GV nhận xét bổ xung.
- HS viết vào vở tên các bài tập đọc trong tuần 6. GV quan sát HDHS viết yếu.
- GV chấm bài một số hs. Nhận xét, sửa.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- Câu chuyện Bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì? (Không nên vẽ bậy lên tường).
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp
I-Mục tiêu:
- HS biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
+ HS biết liên hệ sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, BVMT.
II-Chuẩn bị:
- Phiếu học tập, sách vở.
III-Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nêu phần ghi nhớ giờ trước. 2 HS trả lời.
2-Bài mới: 30’
Giới thiệu ghi bảng.
* HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV treo tranh minh hoạ và hỏi:
1. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?(Bạn đang cất sách vở đã học xong lên giá sách).
2. Bạn làm như thế nhằm mục đích gì? (Bảo quản sách vở luôn phẳng phiu).
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao?
+ HS thảo luận theo nhóm.
+ GV mời đại diện nhóm trình bày.
*GVKL: Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1, 3 là gọn gàng, ngăn nắp.
- Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2, 4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi qui định..
GV hỏi: “ Nên sắp xếp lại sách vở, đồ dùng NTN cho gọn gàng, ngăn nắp?”
* GV kể câu chuyện: “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”.
- HS nghe nội dung câu chuyện.
- GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
1. Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng? ( Để khi cần lấy các thứ dễ dàng)
2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì? (Thì sẽ lộn xộn, mất thời gian tìm kiếm)
*GVKL: Là hs các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
+ Bày tỏ ý kiến:
- GV nêu tình huống:Bố mẹ xép cho Nga một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
- Theo em, Nga cần làm gì để gữ cho góc học tập luôn gọn gàng ngăn nắp?
- HS thảo luận.
- GV gọi một số hs lên trình bày ý kiến. Các hs khác nhận xét, bổ sung.
GVKL:Nga nên bày tỏý kiến,yêu cầu mọi người tron gia đình để đồ dùng đúng nơi qui định
3- Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. HS về ôn bài và thực hành sống gọn gàng, ngăn nắp.
Ôn : Tập làm văn
Cảm ơn, xin lỗi
.Mục tiêu :
- Biết nói lời cảm ơn,xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT21, 22 ) Trang 16 VBT. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- 1 hs nói lời cảm ơn khi bạn cho mượn bút viết bài.
- 1 hs nói lời xin lỗi khi xếp hàng vào lớp giẫm vào chân của bạn.
- Cả lớp + GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài 21: Tr 16 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành nhóm đôi, nói những lời cảm ơn phù hợp với từng tình huống: a, b, c.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết nói lời cảm ơn lịch sự, hợp với tình huống.
Bài 22: Tr 16 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Học sinh làm miệng. 
- HS thực hành nhóm đôi, nói những lời xin lỗi phù hợp với từng tình huống: a, b, c.
- Các nhóm thực hành trước lớp . Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- HS làm vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS biết nói lời xin lỗi thành thực, hợp với tình huống.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. HS về thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
Ôn: toán
Bài toán về ít hơn
I.Mục tiêu bài học 
- Lyuện giải toán về ít hơn bài toán có lời văn bằng một phép tính.
- Giáo dục hs ham học toán. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nối tiếp nhau đọc bảng cộng 7, 8, 9.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 13 (tr 18) vbt. HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố bảng cộng đã học, nối đúng kết quả.
Bài 14 (tr 18) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán về ít hơn.. 
Bài 15 (Tr 18) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở – 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán về ít hơn.
3.Củng cố - dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về luyện giải toán về ít hơn.
Luyện viết
Chữ hoa: Đ
i/ mục tiêu
- Biết viết chữ Đ hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng Đền ơn đáp nghĩa theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
ii/ đồ dùng dạy - học
- Chữ Đ hoa đặt trong khung chữ mẫu.
- Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng . Đền ơn đáp nghĩa .
- Vở Luyện viết 2, tập hai
III. Các hoạt động dạy - học.
A.Kiểm tra bài cũ: 3
- HS viết bảng con. 1 hs viết bảng phụ.Chữ D. Danh
B.Dạy bài mới: 36’
1. Giới thiệu bài:
- GVnêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.HD viết chữ hoa: Đ
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ Đ hoa.
- Chữ Đ hoa gồm mấy nét là những nét nào?
- Nêu quy trình viết chữ Đ hoa. 
- GV hướng dẫn viết chữ Đ
- GV cho HS viết vào bảng. 2-3 lần. GV nhận xét sửa sai.
3.HD viết câu ứng dụng.
- Gới thiệu câu ứng dụng: Đền ơn đáp nghĩa .
- Yêu cầu hs đọc cụm từ ứng dụng.
- Em hiểu cụm từ Đền ơn đáp nghĩa nghĩa là gì?
- HDHS quan sát, nhận xét:
- Độ cao,cách đặt dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Đền trên bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Đền vào bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
4.HD hs viết vào vở lyuện viết. 
- HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu.
5.Chấm chữa bài.
- GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa ,nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở luyện viết 2, tập 1.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2.Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị 
GV: ND buổi sinh hoạt.
HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi.
III.Tiến trình sinh hoạt 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại : Tổ1: Khá Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt 
GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Học tập:HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, Hải, ánh, Công,....
Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
Tuyên dương tổ: 2-3. Động viên tổ 1 tuần sau cố gắng hơn.
2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 7.
Duy trì nền nếp học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường.
3. Củng cố dặn dò	
HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.
An toàn giao thông: Bài 5
Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu: 
- HS biết một số loại xe thông thường đi trên đường bộ.
- Phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và tác dụng của nó.
- Phân biệt được các tiếng động cơ và còi của ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm.
II. Chuẩn bị:
- Tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
+ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
+ Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông.
- HS quan sát hình 2, 2, 3 SGK nhận diện, so sánh, phân biệt 2 loại phương tiện giao thông đường bộ.
- GVKL: Giới thiệu một số xe ưu tiên.
+ Hoạt động 3: Trò chơi:
- HS hoạt động nhóm( nhóm 4). Các nhóm ghi tên các phương tiện giao thông theo 2 cột: Cơ giới, thô sơ vào bảng nhóm, đại diện các nhóm trình bày bài làm.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- GVKL: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp đi lại, các em không được đi lại hay đùa nghịch ở đó để tránh xảy ra tai nạn.
+ Hoạt động 4: Quan sát tranh.
- HS quan sát tranh 3, 4 nhận xét, trả lời câu hỏi.
- Tránh ô tô xe máy NTN là an toàn?
- KL: Khi đi qua đường phải quan sát các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để đảm bảo an toàn.
+ Củng cố dặn dò:
- HS thực hiện an toàn giao thông: đi bộ bên tay phải, sát lề đường.

Tài liệu đính kèm:

  • doclLop2(2).doc