Giáo án Lớp 2 tuần 4 (6)

Giáo án Lớp 2 tuần 4 (6)

TẬP ĐỌC : TÓC BÍM ĐUÔI SAM.

A/ MỤC TIÊU :

 I/ Đọc :

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ khó: trường, loạng choạng, ngã phịch xuống, ngượng nghịu.cái nơ, reo lên, Hà làm rất vui, nắm, lúc, đùa dai,. . .(MB), buộc, bống, bím tóc, ngã . . (MT, MN)

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật.

 II/ Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ khó:bím tóc, đuôi sam, tết, loạng choạng, , ngượng nghịu, phê bình.

- Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt, đặc biệt là với các bạn gái.

 

doc 36 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 4 (6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 04: 
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đ ức Chào cờ
Bím tóc đuôi sam.
Bím tóc đuôi sam.
29 + 5
Biết nhận lỗi và sửa lỗi ( T2)
3
Thể dục
Chính tả
Toán
Hát nhạc
Kể chuyện
Bài 7.
( TC)Bím tóc đuôi sam.
49 + 25.
Bím tóc đuôi sam.
4
Toán
Tập đọc
TNXH
Tập viết
Luyện tập Trên chiếc bè.
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
Chữ hoa C.
5
Toán
Tập đọc
Chính tả
Mỹ thuật
Thể dục
8 cộng với một số 8 + 5.
Mít làm thơ ( TT).
( NV) Trên chiếc bè.
Bài 8.
6
Từ và câu
Thủ công
Toán
TLV
SH lớp
Từ chỉ sự vật.
Gấp máy bay phản lực ( T2)
28 + 5.
Cảm ơn – xin lỗi.
Thứ hai, ngày 26 tháng 09 năm 2005
TẬP ĐỌC : TÓC BÍM ĐUÔI SAM.
A/ MỤC TIÊU :
 I/ Đọc :
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ khó: trường, loạng choạng, ngã phịch xuống, ngượng nghịu.cái nơ, reo lên, Hà làm rất vui, nắm, lúc, đùa dai,. . .(MB), buộc, bống, bím tóc, ngã . . (MT, MN)
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật.
 II/ Hiểu :
Hiểu nghĩa các từ khó:bím tóc, đuôi sam, tết, loạng choạng, , ngượng nghịu, phê bình. 
Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt, đặc biệt là với các bạn gái.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi các từ, các cạu dài, khó cần luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ Giới thiệu : GV giới thiệu bài và ghi bảng
 2/ Luyện đọc đoạn 1 và 2 :
a/ Đọc mẫu :
+ GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Giọng đọc thể hiện được : Lời người kể chậm rãi, lời bạn gái ngạc nhiên thích thú, lời Hà hồn nhiên, vô tư, lời Tuấn lúng túng, ngượng nghịu.
b/ Hướng dẫn phát âm từ khó:
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng câu. Nghe và phát hiện từ hs đọc sai.
c/ Hướng dẫn ngắt giọng:
+ Cho hs đọc, nêu cách đọc, thống nhất cách đọc các câu dài, câu khó ngắt giọng rồi cho cả lớp luyện đọc các câu đó.
+ Gọi hs đọc cả đoạn trước lớp, thi đọc và đọc đồng thanh.
 3/ Tìm hiểu đoạn 1 và 2 :
 Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1; 2 và trả lời :
+ Hà đã nhờ mẹ làm gì ?
+ Khi đến trường, các bạn khen hai bím tóc của em như thế nào ?
+ Tại sao đang vui vẻ mà Hà lại khóc ?
+ Tuấn đã treo Hà như thế nào ?
+ Em nghĩ gì về trò đùa của Tuấn ?
+ Đọc thuộc lòng bài thơ Gọi bạn và trả lời câu hỏi:
HS1: Vì sao đến giờ Dê trắng vẫn gọi Bê!Bê!
HS2 : Nêu nội dung của bài.
Nhắc lại tựa bài.
+ Theo dõi giáo viên đọc và đọc thầm theo.
+ Mỗi hs đọc 1 câu cho đến hết đoạn 2, đồng thời luyện đọc các từ khó như phần mục tiêu.
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng lớp reo lên://Aùi chà chà!//Bím tóc đẹp quá!//. Vì vậy,/ mỗi lần cậu kéo bím tóc,/ cô bé lại loạng choạng/ và cuối cùng ngã phịch xuống đất.//
+ Đọc theo nhóm sau đó thi đọc với các nhóm và đọc đồng thanh.
 HS đọc thầm.
+ Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc, mỗi bím tóc nhỏ buộc một chiếc nơ nhỏ xinh xinh.
+ Aùi chà chà! Bím tóc đẹp quá.
+ Vì Tuấn sấn đến trêu Hà.
+ Tuấn kéo bím tóc làm Hà đau. Khi Hà đã ngã xuống đất Tuấn vẫn còn đùa dai.
+ HS phát biểu ý kiến: Không tán thành.
Chuyển đoạn : Khi bị Tuấn trêu, làm đau, Hà đã khóc và chạy đi mách thầy giáo. Sau đó chuyện gì đã xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài ở tiết 2.
TIẾT 2 :
 4/ Luyện đọc đoạn 3 và 4 :
a/ Đọc mẫu :
+ GV đọc mẫu, phân biệt giọng đọc theo từng nhân vật.
b/ Hướng dẫn phát âm từ khó:
c/ Hướng dẫn ngắt giọng.
+ Cho hs tìm cách đọc và luyện đọc các câu khó, câu dài.
+ Yêu cầu 1 vài hs đọc cả đoạn trước lớp.
d/ Đọc cả đoạn.
e/ Thi đọc giữa các nhóm
g/ Đọc đồng thanh.
 5/ Tìm hiểu đoạn 3;4 :
 Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3.
+ Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào
+ Vì sao lời thầy khen làm Hà vui lên và không khóc nữa ?
+ Tan học, Tuấn đã làm gì ?
+ Từ nào cho thấy Tuấn rất xấu hổ vì trêu Hà
+ Thầy giáo khuyên Tuấn điều gì ?
 6/ Thi đọc truyện theo vai.
+ Yêu cầu hs chia thành 4 nhóm, nhóm 8 em sau đó phổ biến nhiệm vụ.
+ Theo dõi các nhóm luyện tập
+ Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày
+ Nhận xét, công bố kết quả.
+ Chú ý lắng nghe.
Các từ khó: ngượng nghịu, nói, đẹp lắm, nước mắt, nín, xin lỗi, lúc nảy. .( MB) ngước, mắt, khóc, xin lỗi, đối xử . . (MT, MN).
+ Đừng khóc,/ tóc em đẹp lắm!// Tớ xin lỗi/vì lúc nảy/ kéo bím tóc của bạn.//
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn 3;4.
+ Tổ chức đọc bài theo nhóm.
+ Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Cả lớp đọc bài.
HS đọc thầm và trả lời.
+ Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
+ Thầy khen giúp trở nên Hà tự tin, tự hào về bím tóc của mình.
+ Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà.
+ Tuấn gãi đầu , ngượng nghịu.
+ KhuyênTuấn phải đối xử tốt với các bạn gái
+ Các nhóm tự phân vai: người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo, còn lại là bạn cùng lớp.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Đọc theo vai.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
 Bạn Tuấn trong chuyện đáng khen hay đáng chê, vì sao ?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 
Dặn hs về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau, nhận xét.
;;;¥;;;
TOÁN : 29 + 5.
A/ MỤC ĐÍCH : Giúp HS.
Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có dạng 29 + 5.
Củng cố biểu tượng hình vuông, vẽ hình qua các điểm cho trước.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính, bảng cài.
Nội dung bài tập 3 viết sẵn ở bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 I/ KTBC :
 + Gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
HS 1: Thực hiện phép tính 9 + 5 , 9 + 3 , 9 + 7. Nêu cách đặt tính, viết phép tính 9 + 7.
HS 2: Tính nhẩm 9 + 5 + 3 ; 9 + 7 + 2 ; Nêu cách tính 9 + 7 + 2.
 + Nhận xét ghi điểm.
 II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1/ Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
2/ Hướng dẫn phép cộng 29 + 5.
Bước 1: Giới thiệu.
+ Nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que tính . Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
+ Muốn biết có tất cả ta làm như thế nào ?
Bước 2: Đi tìm kết quả.
+ Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả, GV vừa nêu vừa sử dụng bảng cài.
Bước 3: Đặt tính và tính.
+ Gọi 1 hs lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm của mình.
Nhắc lại tựa bài.
+ Nghe và phân tích đề toán.
+ Thực hiện phép cộng 29 + 5.
+ Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả: 34 que tính.( Có thể nêu nhiều cách ).
+ HS thực hiện nêu cách đặt tính và tìm kết quả
 III/ LUYỆN TẬP THỰC HÀNH:
Bài 1 :
+ Yêu cầu hs tự làm
Bài 2 :
+ Gọi hs đọc đề bài.
+ Muốn tính tổng ta làm như thế nào ?
+ Cần chú ý điều gì khi đặt tính ?
+ Yêu cầu hs làm vào vở, gọi 1 hs lên bảng làm bài rồi chữa bài.
+ Gọi hs nhận xét bài của bạn.
+ Nêu cách cộng của phép tính 59 + 6, 19+7.
Bài 3:
+ Gọi 1 hs đọc đề.
+ Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau ?
+ Yêu cầu làm bài và chữa bài.
+ Yêu cầu hs gọi tên 2 hình vuông vừa vẽ được.
+ Làm bài rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra.
+ Đọc đề bài.
+ Lấy các số hạng cộng lại với nhau.
+ Các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
+ Làm bài.
+ Nhận xét kết quả, cách viết phép tính của bạn.
+ Trả lời tương tự phép tính 29 + 5.
+ Nối các điểm để có hình vuông.
+ Nối 4 điểm.
+ Thực hành nối để có 2 hình vuông.
+ Hình vuông ABCD, hình vuông MNPQ.
 IV/ CỦNG CỐ DẶN DÒ :
Nêu lại cách đặt tính và cách tính 29 + 5.
Tổ chức cho trò chơi “ghép hình” .
Dặn hs về làm bài và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
ĐẠO ĐỨC : BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI ( T2) 
A/ MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ, được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm.
Học sinh biết nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
Học sinh biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận và sửa lỗi.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Dụng cụ phục vụ trò chơi sắm vai cho hoạt động 1.
Vở bài tập đạo dức.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng trả lời: Biết nhận lỗi và sửa lỗi là người như thế nào ?
+ 2 hs sắm vai: người có lỗi xin nhận lỗi.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
2/ Hướng dẫn hoạt động.
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống.
+ 2 hs lên bảng trả lời.
+ 2 hs lên bảng thực hiện.
Nhắc lại.
Mục tiêu: Giúp hs lựa chọn và thực hành những hành vi nhận và sửa lỗi.
a/ Chia nhóm hs và phát phiếu giao việc.
Tình huống 1 : Lan đang trách Tuấn : Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi mà đi một mình.
+ Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ?
 GV nhận xét.
Tình huống 2 :Nhà cửa đang bừa bải, chưa dọn dẹp.Mẹ hỏi Châu : Con đã dọn dẹp chưa
+ Em sẽ làm gì nếu là Châu ?
Tình huống 3 :Tuyết méo máo cầm quyển sách : Bắt đến Trường đấy, làm rách sách.
+ Em sẽ làm gì nếu là Trường ?
Tình huống 4 :Xuân quên làm bài tập Tiếng Viết. Sáng nay đến lớp các bạn kiểm tra bài tập ở nhà.
+ Em sẽ làm gì nếu là Xuân ?
b/ Mỗi nhóm chọn 1 tình huống để sắm vai
c/ Các nho ... út, sách, giường, tủ, bàn ghế . . .
Từ chỉ con vật: gấu, Chó, mèo, sư tử, gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, khỉ, vượn, hươu . . .
Từ chỉ cây cối: lan, huệ, hồng, đào, thông, xà cừ, mít, xoài, sầu riêng, tre, chuối, . . . . 
Bài 2: 
+ Gọi hs đọc đề bài.
+ Yêu cầu hs đọc mẫu.
+ Gọi 2 cặp hs thực hành theo mẫu.
+ Cho hs hoạt động theo cặp.
+ Gọi một số cặp lên bảng trình bày.
+ Đọc đề bài.
+ Đọc mẫu.
+ Thực hành theo mẫu trước lớp.
+ Thực hành hỏi đáp.
Trình bày hỏi đáp trước lớp.
Một số ví dụ về câu hỏi :Sinh nhật của bạn ( mẹ, bố, ông, bà, em bạn) vào ngày nào ? Chúng ta khai giảng vào ngày nào, tháng nào ? Một tuần chúng ta được nghỉ mấy ngày? Một tuần có mấy ngày? Các ngày trong tuần là những ngày nào ? Hôm nay là thứ mấy? Ngày mai là thứ mấy, ngày mấy ?
Bài 3:
+ Yêu cầu hs đọc liền hơi đề bài trong sgk.
+ Đọc như vậy em thấy mệt không ?
+ Nếu đọc liền như vậy có khó hiểu không ?
 GV nêu : Để giúp dễ đọc và người nghe dễ hiểu ý nghĩa của đoạn văn, chúng ta phải ngắt đoạn thành các câu.
+ Khi ngắt đoạn thành các câu thì cuối câu có dấu gì ? Chữ cái đầu câu phải viết ntn ?
 + GV nêu : Đoạn văn này có 4 câu, hãy thực hiện ngắt đoạn văn thành 4 câu. Lưu ý mỗi câu phải diễn đạt ý trọn vẹn
+ Cho hs làm bài vào vở.
+ Chấm và chữa bài cho hs.
+ 1 hs đọc bài.
+ Rất mệt.
+ Khó nắm được hết ý của bài.
+ Cuối câu viết dấu chấm. Chữ cái đầu câu viết hoa.
+ 2 hs lên bảng làm bài cả lớp làm giấy nháp.
Trời mưa to. Hà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đội bạn vui vẻ ra về.
+ Làm bài vào vở.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Các em vừa được tìm hiểu về những từ ngữ nói về điều gì ?
Khi đặt câu thường chú ý những gì ?
Dặn hs về làm bài và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỦ CÔNG: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC ( T2)
A/ MỤC TIÊU:
Học sinh biết gấp máy bay phản lực.
Hiểu tác dụng của máy bay để hứng thú học tập gấp hình.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Mẫu máy bay phản lực đã gấp sẵn.
Qui trình gấp máy bay phản lực.
Giấy thủ công màu, thước, kéo.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn thực hành:
+ Yêu cầu hs nêu lại các bước thực hiện gấp máy bay phản lực.
+ Nhận xét bổ sung.
+ Cho hs để lấy giấy ravà chuẩn bị thực hành
*/ Lưu ý cho hs: Cần miết các cạnh khi gấp.
+ Cho HS thực hành gấp.
+ Thu sản phẩm để đánh giá.
+ Gọi mỗi nhóm 5 hs thi phóng máy bay. GV theo dõi cách cầm máy bay và độ xa khi phóng.
+ Để dụng cụ lên bàn cho gv kiểm tra.
Nhắc lại.
+ Nêu từng bước thực hiện.Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh. Bước 2: Hoàn thành máy bay phản lực và sử dụng.
+ Lấy các dụng cụ ra chuẩn bị thực hành.
+ Thực hành gấp máy bay.
+ Mỗi nhóm 5 hs thi phóng máy bay.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gấp máy bay gồm có mấy bước thực hiện.
Máy bay bằng giấy có tác dụng gì ?
Dặn hs về chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 28 + 5.
A/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 28 + 5.
Aùp dụng phép cộng dạng 28 + 5 để giải các bài toán có liên quan.
Củng cố kĩ năng về vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Que tính.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
I/ KTBC :
+ Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
HS1 : Đọc thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với 1 số.
HS2 : Tính nhẩm: 8 + 3 + 5 ; 8 + 4 +2 ; 8 + 5 + 1.
+ Gv nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1/ Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng.
2/ Phép cộng 28 + 5.
Bước 1: GV nêu đề toán và hỏi:
+ Để biết có bao nhiêu que tính ta làm ntn ?
Bước 2 : Tìm kết quả.
+ Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả
Bước 3 : Đặt tính và tính.
+ Yêu cầu 1hs lên bảng đặt tính và tính. Hỏi:
+ Đặt tính như thế nào ? cách tính ra sao ?
+ Yêu cầu 1hs khác nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trên.
Nhắc lại tựa bài.
Nghe và phân tích đề toán.
+ Thực hiện phép cộng 28 + 5.
+ Thao tác trên que tính và báo kết quả
+ Nêu cách đặt tính và cách tính .
+ HS nêu.
+ HS khác nhắc lại.
3/ LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH:
Bài 1:
+ Yêu cầu hs làm vào vở.
+ Có thể hỏi thêm một vài phép tính khác.
Bài 2:
+ Gọi hs đọc đề bài.
+ Yêu cầu hs làm vào vở.
+ Gọi hs chữa bài.
+ Các phép tính : 28 + 9 ; 78 +7 có nối với số nào không ?
* Có thể cho trò chơi thi nối tiếp giữa phép tính với kết quả giữa các nhóm.
Bài 3:
+ Yêu cầu hs đọc đề.
+ GV viết tóm tắt ở bảng.hs làm bài, 1 hs làm ở bảng lớp theo tóm tắt.
Tóm tắt:
Gà : 18 con
Vịt : 5 con
Gà và vịt : . . . con ?
GV nhận xét và ghi điểm cho hs.
Bài 4:
+ Gọi hs đọc đề bài.
+ Yêu cầu hs vẽ vào vở
+ Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
 GV đúc kết.
+ HS làm bài sau đó tiếp nhau nêu kết quả.
+ Đọc đề bài.
+ Làm bài vào vở.
+ Không, vì không có số nào là kết quả của:
28 + 9 ; 78 +7.
+ Đọc đề bài.
+ HS giải vào vở.
Bài giải :
Số con gà và vịt có là :
18 + 5 = 23 ( con )
Đáp số : 23 con.
+ Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
+ Vẽ vào vở.
+ HS nêu cách thực hiện
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi hs nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 28 + 5.
Dặn hs về làm bài và chuẩn bị bài sau . GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TẬP LÀM VĂN : CẢM ƠN – XIN LỖI.
A/ MỤC TIÊU :
Biết nói lời cám ơn, xin lỗivới tình huống giao tiếp.
Biết nói 3 đến 4 câu về nội dung mỗi bức tranh , trong đó có dùng lời cám ơn hay xin lỗi thích hợp.
Viết được những lời vừa nói thành đoạn văn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Tranh minh hoạ bài tập 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
Gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau.
HS1: Kể lại câu chuyện Gọi bạn theo tranh.
HS2: Đọc danh sách tổ mình làm ở tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm cho hs.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: ( Làm miệng )
+ Gọi hs đọc đề bài.
+ Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
+ Nhận xét, khen ngợi các em nói lời lịch sự.
2 hs lên bảng nêu theo yêu cầu.
Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc yêu cầu.
+ Nhiều hs trả lời. Chẳng hạn: Cám ơn bạn nhé! Mình cám ơn bạn nhiều! Bạn rất tốt, không có bạn thì mình ướt hết rồi!
 GV nêu : Khi nói lời cám ơn chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự, chân thành, nói lời cám ơn với người lớn tuổi phải lễ phép.
* /Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 3:
+ Yêu cầu hs đọc đề bài.
@ GV Treo tranh 1 và hỏi: Tranh vẽ gì ?
+ Khi được nhận quà bạn nhỏ phải nói gì ?
+ Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cám ơn.
+ Nhận xét bổ sung ý.
@ GV treo tranh 2 và tiến hành tương tự
Nhận xét bổ sung ý.
Bài 4:
+ Yêu cầu hs tự viết vào vở. Bài nói về một trong hai bức tranh.
+ GV thu vở chấm điểm nhận xét.
*/ Cô giáo cho em mượn quyển sách.
+ Em cám ơn cô ạ!Em xin cám ơn cô.
* / Em bé nhặt hộ em chiếc bút:
+ Cám ơn em nhiều!Anh(chị) cám ơn em.Em ngoan quá, chị cám ơn em!
+ Đọc đề bài.
+ 1 bạn nhỏ được nhận quà của mẹ.( cô, bác)
+ Bạn phải cám ơn mẹ, ( cô, bác . . .)
+ HS nói với bạn bên cạnh sau đó một vài hs trình bày trước lớp.
Gọi nhiều hs trả lời. Nhận xét sửa chữa bài cho bạn và cho mình.
+ Làm bài vào vở. Chọn 1 trong 2 tranh để viết vào vở.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Khi nhận hoặc được ai cho thì ta phải nói như thế nào ?
Khi ta có lỗi ta cần làm gì hay nói gì ?
Dặn hs về viết lại bài và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : KIỂM TRA.
A/ MỤC TIÊU :
Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của học sinh.
Đọc, viết số có 2 chữ số.
Kiểm tra kĩ năng cộng, trừ không nhớ và có nhớ.
Giải toán có lời văn bằng một phép tính đơn giản.
Đo và viết số đo đoạn thẳng.
B/ ĐỀ KIỂM TRA:
 1/ GV đọc các bài kiểm tra lần 1.
 2/ Viết bài kiểm tra lên bảng.
Bài 1 : Viết các số.
	a/ Từ 70 đến 80.
	b/ Từ 89 đến 95.
Bài 2 : Tính.
	+42	_84	+60	+29	+68	+59
	 54	 31	 25	 35	 15	 24
Bài 3: Điền dấu ( > ; < ; = ) vào chỗ chấm thích hợp.
	9 + 8 . . . . .	6 + 8	9 + 4 . . . . .	9 – 4
	8 + 5 . . . . .	5 + 9	8 + 9 . . . . .	8 + 9
Bài 4 : Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa ?
Bài 5 : Đo đoạn thẳng AB rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 A____________________B 
	Độ dài của đoạn thẳng AB là: . . . . . cm.
	 Hoặc . . . . dm.
 3/ Giáo viên đọc lại đề cho hs soát lại và cho hs làm bài vào giấy kiểm tra.
 4/ Học sinh làm bài.
 5/ GV thu bài kiểm tra khi hết thời gian quy định.
III/ BIỂU ĐIỂM CHẤM:
 	Bài 1: ( 2 điểm) Đúng mỗi ý đạt 1 điểm.
	Bài 2: ( 3 điểm) Đúng mỗi phép tính đạt 0,5 điểm.
	 Thứ tự: 96 ; 53 ; 85 ; 64 ; 83 ; 83.
	Bài 3: ( 3 điểm) Đúng mỗi phép tính đạt 0,5 điểm.
	Bài 4: ( 2,5 điểm) Lời giải đúng đạt 1 điểm, phép tính đúng đạt 1 điểm, đáp số 0,5 điểm
	Bài 5: ( 0,5 điểm)
;;;¥;;;

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4(2).doc