Giáo án Lớp 2 tuần 4 - 2 buổi

Giáo án Lớp 2 tuần 4 - 2 buổi

TOÁN.

TIẾT 16; 29 + 5.

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).

- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.

- Bảng gài.

 

doc 32 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1628Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 4 - 2 buổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011.
Buổi sáng: Chào cờ:
 toán.
tiết 16; 29 + 5.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học.
- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
- Bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính nhẩm
2. Bài mới
- 2, 3 em đọc bảng cộng 9 cộng với một số.
- HS làm vào bảng con.
9 + 4 + 2 =
9 + 9 + 1 =
* Giới thiệu phép cộng 29+5:
- GV đưa ra 2 bó mỗi bó 1 chục que tính và 9 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính ?
- Thêm 5 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính.
- Có 29 que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- GV lấy 9 que tính rời bó thêm 1 que tính rời thành 1 chục que tính còn 4 que rời - được 3 bó (3 chục) 3 chục que tính thêm 4 que tính được 34 que tính.
- HS nêu 29 + 5 = 34
29 + 5 = 20 + 9 + 5
 = 20 + 9 + 1 + 4
= 20 + 10 + 4
= 30 + 4
= 34
- Hướng dẫn cách đặt tính 29
 5
 34
- 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Nêu cách đặt tính.
- Chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái.
3. Thực hành
Bài 1: Đọc yêu cầu của bài.
- Tính.
- HS làm vào bảng con
59
19
39
5
8
7
- GV sửa sai cho học sinh 
64
27
46
Bài 2: Hướng dẫn HS làm BT vào vở
*Lưu ý: Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính có nhớ
- Củng cố tên gọi số hạng, tổng.
59
 6
65
19
 7
26
19
 8
77
Bài 3:- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS dùng bút và thước nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng.
- Nêu tên từng hình vuông
- Hình vuông ABCD, MNPQ
4. Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc.
Tiết 10 + 11: Bím tóc đuôi sam.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ: Loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu. 
 - Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.
 - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài – hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học. Cần đối xử tốt với các bạn gái.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần đọc đúng.
III. hoạt động dạy học.
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ gọi bạn và TLCH.
- Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài học mới.
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
+ GV uốn nắn theo dõi HS đọc
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
(GV Hướng dẫn cách đọc trên bảng phụ)
- Kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc chú giải SGK.
- Giảng thêm: Đầm đìa nước mắt
 Đối xử tốt
- Khóc nhiều nước mắt ướt đẫm mặt.
- Nói và làm điều tốt với người khác.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đọc đồng thanh 1, 2 đoạn
Tiết 2.
3. Hướng dãn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1:
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2
- Các bạn gái khen Hà như thế nào ?
- 1 em đọc câu hỏi 1
- ái chà chà - Bím tóc đẹp quá.
Câu hỏi 2:
- 1 em đọc câu hỏi.
- Vì sao Hà khóc
- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã
- Em nghĩ như thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ?
- HS nêu.
- Đó là trò nghịch ác, không tốt với bạn, thiếu tôn trọng bạn.
Câu hỏi 3:
- Đọc thầm Đ3.
- Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ?
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
- Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay.
- Vì nghe thầy khen Hà rất vui mừng và tự hào.
Câu hỏi 4: Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ?
- Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn.
4. Luyện đọc lại.
- Đọc phân vai theo nhóm.
5. Củng cố dặn dò:
- Đọc theo nhóm tự phân vai người dẫn chuyện, Tuấn, thầy giáo, Hà mấy bạn gái nói câu: ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá.
- Qua câu chuyện này em thấy bạn Tuấn có điểm nào đúng chê và điểm nào đáng khen.
- Đáng chê vì đùa nghịch ác quá
- Đáng khen vì khixin lỗi bạn.
Buổi chiều: toán.
tiết 13; ôn tập: 29 + 5.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học.
- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính nhẩm
2. luyện tập.
- 2, 3 em đọc bảng cộng 9 cộng với một số.
- HS làm vào bảng con.
12 + 8 + 5 =
9 + 9 + 7 =
Bài 1: Đọc yêu cầu của bài.
- Tính.
- HS làm vào bảng con
48
15
29
5
8
6
- GV sửa sai cho học sinh 
53
23
35
Bài 2: Hướng dẫn HS làm BT vào vở
*Lưu ý: Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính có nhớ
- Củng cố tên gọi số hạng, tổng.
39
 8
47
29
 5
34
29
 6
35
Bài 3:- HS nêu yêu cầu của bài. 
Số hạng
9
29
49
59
Số hạng
18
23
27
29
Tổng 
15
43
88
- HS làm bài vào vở.
Số hạng
9
29
9
49
59
Số hạng
6
18
23
27
29
Tổng 
15
47
43
76
88
-Chữa bài, đánh giá.
Bài 4: Trongg hình sau có bao nhiêu hình vuông nhỏ:
4-Làm bài tập vào vở.
Dáp án: 
 8 hình vuông
4. Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc.
Tiết 4: luyện đọc: Bím tóc đuôi sam.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.
 - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn. 
II. Đồ dùng dạy học.
III. hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ gọi bạn và TLCH.
2. Bài học mới.
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Luyện đọc.
-Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh 1, 2 đoạn
3. Hướng dãn tìm hiểu bài:
-Câu chuyện để lai cho em bài học gì?
4. Luyện đọc.
- Đọc phân vai theo hóm.
- Đọc theo nhóm tự phân vai người dẫn chuyện, Tuấn, thầy giáo, Hà mấy bạn gái nói câu: ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá.
5. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện này em thấy cần học tập bạn Tuấn điều gì?.
-Học: bạn đã nhận ra lỗi và dũng cảm xin lỗ .
Thủ công.
Tiết 4: Gấp máy bay phản lực (t2).
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp máy bay phản lực, gấp được máy bay phản lực.
- Học sinh hứng thú gấp hình.
II. đồ dùng dạy học:
- Mẫu máy bay phản lực, giấy thủ công, quy trình gấp máy bay.
III. hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực.
2. Bài mới:
(3). Học sinh thực hành gấp máy bay phản lực.
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện theo thao tác gấp máy bay phản lực đã học ở tiết 1.
a. Giới thiệu bài.
- Hướng dẫn thực hành qua 2 bước.
*Lưu ý: Các đường gấp miết cho phẳng.
+Bước 1: Gấp tạo mũi và thân cánh máy bay.
+Bước 2: Tạo máy bay PL và sử dụng.
-Cho học sinh thực hành qua 2 bước.
- HS thực hành gấp tên lửa.
*Lưu ý: Các đường gấp miết cho phẳng.
- GV quan sát, uốn nắn những HS chưa biết gấp.
- Hướng dẫn trang trí lên máy bay. Vẽ ngôi sao 5 cánh.
- HS tự trang trí lên sản phẩm của mình.
- Viết chữ VN lên 2 cánh máy bay.
- GV chọn 1 số sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 GV t/c cho HS thi phóng máy bay.
- HS thi phóng máy bay.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
 Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011.
 Buổi sáng: Tập đọc.
Tiết 12 : trên chiếc bè.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Làng gần, núi xa, bãi lầy, bái phục, âu yếm, lăng xăng, hoan nghênh.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Nắm được nghĩa của các từ mới: Ngao du thiên hạ, bèo sen, bái phục, lăng xăng.
 - Hiểu nội dung bài: Tả chuyến du lịch thú vị trên "sông" của đôi bạn: Dế Mèn và Dế trũi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh các con vật trong bài.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần luyện đọc.
III. hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc: Bím tóc đuôi sam TLCH
- Qua chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê, điểm nào đáng khen
- HS trả lời.
2. Bài mới:
(1) Giới thiệu bài: Bài đọc trích từ tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phưu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, 1 tác phẩm mà thiếu nhi Việt Nam rất yêu thích.
(2) Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài:
- Học sinh nghe
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp: Hướng dẫn đọc đoạn (trên bảng phụ).
- Đọc nối tiếp.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc theo nhóm 3 
+ Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- GV & HS bình chọn, nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
(3) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- 1 em đọc đoạn 1, 2.
- 1 em đọc câu hỏi.
- Dế Mèn và dễ Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?
- Hai bạn ghép ba, bốn lá bèo sen lại thành 1 chiếc bè đi trên sông.
- Dòng sông với 2 chú bé có thể chỉ là một dòng nước nhỏ.
- Đọc 2 câu đầu của đoạn 3.
- Đọc câu hỏi 2.
- Trên đường đi đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ?
- Nước sông trong vắt, cỏ cây, làng gần, núi xa hiện ra luôn mới mẻ
Câu hỏi 3:- Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế.
- Đọc đoạn còn lại
- Đọc câu hỏi.
- Các con vật mà hai chú gặp trong chuyến du lịch trên sông đều tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh hai chú dế.
- Gọng vó: Bái phục nhìn theo.
- Cua kềnh: Âu yếu ngó theo.
- Săn sát: Lăng xang cố bơi theo.
(4) Luyện đọc lại.
- HS thi đọc lại bài.
- 1 số em thi đọc lại bài văn
- GV và cả lớp bình chọn người đọc hay.
(5). Củng cố dặn dò.
+Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị ?
- Gặp nhiều cảnh đẹp dọc đường, mở mang hiểu biết, được bạn bè hoan nghênh yêu mến.
+Về nhà đọc chuyện: Dế mèn phưu lưu ký.
Toán.
Tiết 18: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS: Củng cố và rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng dạng 9+5; 29+5; 49+25 (cộng qua 10, có nhớ, dạng tính viết).
 - Củng cố kỹ năng so sánh số, kỹ năng giải toán có lời văn (toán đơn liên quan đến phép cộng).
 - Bước  ... iết số thích hợp vào ô trống theo mẫu.
Số hạng
9
29
9
49
59
- Lấy số hạng cộng số hạng.
Số hạng
6
18
23
27
29
- HS thực hiện.
Tổng 
15
47
43
76
88
- Nêu kết quả của bài toán.
Bài 3:
- 1 em đọc đề bài.
- Hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán
- 1 em lên bảng làm bài tập.
- Lớp làm vào vở
- Nhận xét bài của bạn.
Tóm tắt:
Lớp 2A: 29 HS
Lớp 2B: 25 HS
Cả 2 lớp:  HS?
Bài giải:
Số học sinh cả 2 lớp là:
29 + 25 = 54 (HS)
ĐS: 54 HS
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thứ , ngày tháng năm 200
Thứ , ngày tháng năm 200
Tập viết
Tiết :
Chữ hoa C
I. Mục tiêu, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng viết chữ:
- Biết viết các chữ hoa C theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết ứng dụng cụm từ, chia ngọt sẻ bùi cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa C đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ li.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Viết chữ B – Bạn
Cả lớp viết bảng con.
- Nhắc câu ứng dụng đã viết ở giờ trước ?
- Viết chữ ứng dụng: Bạn
- Bạn bè sum họp
- Cả lớp viết bảng con.
- Kiểm tra vở tập viết ở nhà.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ C
- GV giới thiệu chữ mẫu
- HS quan sát
- Chữ C cao mấy li ?
- 5 li
- Gồm mấy nét là những nét nào ?
- Một nét là nét kết hợp của 2 nét cơ bản: Cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- GV hướng dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu
- Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành dòng xoắn ở đầu chữ; phân cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
b. HS viết bảng con
- HS viết chữ C 2 lượt
3. Viết cụm từ ứng dụng:
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng: Chia sẻ ngọt bùi
- Em hiểu cụm từ trên như thế nào ?
- Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, sung sướng cùng hưởng, khổ cực cùng chịu.
b. Quan sát bảng phụ nhận xét:
- HS quan sát nhận xét.
- Các chữ cao 1 li là những chữ nào?
+ Các chữ cao 1 li: i, a, n, o, e u
- Chữ cao 2,5 li là những chữ nào?
+ Các chữ cao 2,5 li: C, h, g, b.
- Chữ nào có độ cao 1,25 li ?
+ Các chữ cao 1,25 li: s
- Chữ nào có độ cao 1,5 li ?
+ Các chữ cao 1,5 li: t
- Nêu vị trí của các dấu thanh ?
Dấu nặng đặt dưới chữ o, dấu huyền đặt trên u, dấu hỏi đặt trên chữ e.
- GV viết mẫu chữ: Chia
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- Cả lớp viết bảng con chữ: Chia
4. Hướng dẫn HS viết vở:
- HS viết theo yêu cầu của GV.
- GV uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS, quan sát HS viết.
5. Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5, 7 bài nhận xét.
6. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
Tập đọc
Tiết 12:
 Mít làm thơ (Tiếp theo)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ, la lên, nuốt chửng, hét toáng
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ; ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật (Biết Tuốt, Mít).
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: Cá chuối, nuốt chửng, chễ giễu.
- Nắm được diễn biến tiếp theo của câu chuyện ( đã học ở tuần 2): Vì yêu bạn bè, Mít tập làm thơ tặng bạn. Nhưng thơ của Mít mới làm, còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm.
- Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua những vần thơ ngộ nghĩnh của Mít và sự hiểu lầm của bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong SGK
- Bảng phụ viết các từ ngữ câu văn cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: "Trên chiếc bè"
- 2 học sinh đọc.
- Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị ?
- Gặp nhiều cảnh đẹp dọc đường mở mang hiểu biết, bạn bèkhâm phục.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
 2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi HS đọc.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó ?
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài này có thể chia thành mấy đoạn ?
- 4 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến cá chuối
- Đoạn 2: Tiếp đến xem nào
- Đoạn 3:  ngộ nhỡ.
- Đoạn 4: Còn lại
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi.
- 1 HS đọc câu trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
(Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài, ĐT-CN).
e. Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn, bài).
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu 1:
- Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ như thế nào ?
- HS đọc câu thơ trong SGK
Câu 2:
- HS đọc đoạn 4:
- Phản ứng của từng bạn như thế nào khi nghe những câu thơ Mít tặng.
- Cả ba cùng hét toáng lên doạ không chơi với Mít nữa. 
- Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít ?
- Vì các bạn cho rằng Mít viết toàn những lời không có thật để chế giễu trêu chọc họ.
Câu 3:
 - Hãy nói vài câu bênh vực cho Mít?
- Mít không định chế giễu các bạn. Lỗi tại Mít mới học làm thơ, tưởng làm thơ chỉ cần các tiếng vần với nhau là được.
3. Luyện đọc lại:
- Trong bài có những vai nào ?
- Người dẫn chuyện, Mít, Biết Tuốt
- HS đọc phân vai.
5. Củng cố dặn dò.
- Em có thích Mít không ? vì sao ?
- HS trả lời.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét chung tiết học.
Toán
Tiết 19:
 cộng với một số: 8 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8+5 từ đó lập và thuộc các công thức 8 cộng với một số (cộng qua 10).
- Chuẩn bị cho cơ sở thực hiện phép cộng dạng 28+5, 38+25.
II. Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính, bảng gài.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét nêu cách đặt tính.
49 + 36
89 + 9
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép cộng 8+5:
- Có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- HS thao tác trên que tính.
- HS nói lại cách làm.
(Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính.
- GV hướng dẫn HS đặt tính, tính .
8
5
13
Viết 3 thẳng cột với 8 và 5 ( cột đơn vị)
- Chữ số 1 ở cột chục.
b. Hướng dẫn HS lập bảng 8 cộng với một số.
- Hướng dẫn HS lập các công thức và học thuộc.
8+3=11
8+4=12
8+5=13
8+6=14
8+7=15
8+8=16
8+9=17
c. Thực hành.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài trong SGKs
- HS nêu miệng
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
- Cả lớp làm bảng con.
8
8
8
3
7
9
11
15
17
- Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 
- HS nêu lại.
Bài 3: Tính nhẩm
- 1 HS nêu cách tính nhẩm.
- GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm
- Cả lớp làm bài trong SGK
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét 
8+5 =13
8+2+3=13
9+5 =14
9+1+4=15
8+6 =14
8+2+4=14
9+8 =17
9+1+7=17
8+9 =17
8+2+7=17
9+6 =15
9+1+5=15
Bài 4: 
- 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán.
Tóm tắt:
Hà có : 8 tem
Mai có : 7 tem
 Cả hai bạn:tem ?
Bài giải:
Cả hai bạn có số tem là:
8 + 7 = 15 (tem)
ĐS: 15 tem
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng 8 cộng với một số.
 Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết :
Âm nhạc
Học hát bài: xoè hoa
I. Mục tiêu:
Biết: Xoè Hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
- Hát đúng giai điệu lời ca.
- Hát đều giọng, hát êm ái, nhẹ nhàng.
- HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
II. giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS hát bài: Thật là hay
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
Dạy bài hát: "Xoè hoa"
a. Giáo viên giới thiệu bài hát:
b. Giáo viên hát mẫu
- HS nghe
c. Đọc lời ca:
- GV viên dạy hát từng câu.
- HS hát từng câu.
- Hát cả bài.
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- GV vừa hát vừa gõ theo phách.
- HS thực hiện theo giáo viên
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo nhịp
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca.
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x x x x
4. Củng cố, dặn dò
 - Cho cả lớp hát lại toàn bài.
 - Về nhà tập hát thuộc lời ca.
Tập làm văn
Tiết 4:
Cảm ơn – xin lỗi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời cảm ơn xin lỗi, phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết nói 3, 4 về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
2. Rèn kĩ năng viết.
- Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT3.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS đọc bài tập 1, sắp xếp lại thứ tự các tranh. Dựa theo tranh kể lại câu chuyện "Gọi bạn".
- 1 HS kể chuyện.
- 2, 3 HS đọc danh sách, một nhóm trong tổ học tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Miệng
- Nói lời cảm ơn
- HS thảo luận nhóm 2
a. Với bạn cho đi chung áo mưa 
- Cảm ơn bản !
- Mình cảm ơn bạn !
b. Với cô giáo cho mượn sách
- Em cảm ơn cô ạ !
c. Với em bé nhặt hộ chiếc bút 
- Chị (anh) cảm ơn em 
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện nhóm 2
a. Với người bạn bị em lỡ giẫm vào chân.
- Ôi, xin lỗi cậu.
b. Với mẹ vì em quên làm việc mẹ dặn
- Ôi, con xin lỗi mẹ.
c. Với cụ già bị em va phải 
- Cháu xin lỗi cụ
Bài 3: (Miệng)
- GV nêu yêu cầu 
- HS quan sát tranh.
- Kể lại sự việc trong mỗi tranh (nhớ dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp).
- Tranh 1: Bạn gái được mẹ (cô, bác, dì) cho một con gấu bông, bạn cảm ơn mẹ.
- Cảm ơn mẹ (con cảm ơn mẹ ạ !)
- Bạn trai làm vỡ lọ hoa
- Xin lỗi mẹ (con xin lỗi mẹ ạ !)
Bài 4: Viết
- GV nêu yêu cầu bài.
- Nhớ lại những điều em đã học hoặc bạn em đã kể khi làm bài, viết lại.
- HS làm bài vào vở.
- Nhiều HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét góp ý.
- GV chấm 4, 5 bài viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, tiết học.
- Thực hành những điều đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 lop 2.doc