I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố về từ chỉ đặc điểm.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy (tách các bộ phận cùng loại) trong các câu có nội dung đơn giản.
- HS phát triển năng lực: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
- BD cho HS các phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi trình chiếu tranh minh họa bài học.
TUẦN 35 Thứ 2 ngày 15 tháng 5 năm 2023 Tiết 2; 3: TIẾNG VIỆT Ôn tập (T1 + 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. - Củng cố kĩ năng đọc hiểu: hiểu nội dung bài đọc, nhận biết các sự việc chính trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thông qua hành động, lời nói, - Củng cố kĩ năng nói: nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn cá nhân. - Phát triển năng lực quan sát và suy luận. - Phát triển năng lực hơp tác trong thảo luận nhóm. - Có ý thức và giúp đỡ bạn trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, phiếu thăm viết sẵn tên các bài cần luyện đọc. - HS: SGK, vở BTTV III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho lớp hát bài hát. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Ôn tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: + Nêu lại tên các bài tập đọc từ tuần 30 đến tuần 34: HS thảo luận nhóm 4 kể tên các bài tập đọc đã học. + Từng học sinh bốc thăm để chọn bài đọc. - GV yêu cầu luyện đọc nhóm 4. + Từng HS trong nhóm đọc và trả lời câu hỏi của bạn cùng nhóm về bài đọc của mình. + Cả nhóm nhận xét, góp ý, báo cáo kết quả. - GV nhận xét- tuyên dương. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn chung cả lớp cách trao đổi bài đọc với bạn. - Cho HS làm việc nhóm đôi trong thời gian 10 phút, trao đổi về bài đọc mà mình thích với bạn theo câu hỏi gợi ý: + Bạn thích bài đọc nào nhất? Vì sao? + Bạn nhớ nhất hoặc thích nhất chi tiết hay nhân vật nào trong bài đọc? (Hoặc bạn thích đoạn văn, đoạn thơ nào nhất trong bài đọc?) - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - HS nhận xét. - GV nhận xét- tuyên dương các bạn trình bày tốt, có sáng tạo. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về nhà chia sẽ lại kiến thức vừa ôn với người thân. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________________ Tiết 4: TOÁN Bài 73 (T1). Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - HS củng cố kĩ năng cân đo. - Biết tính toán về độ dài, khối lượng và dung tích đã học. - Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, giáo tiếp toán học, vận dụng giải các bài toán thực tế. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bộ đồ dùng dạy Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Hát và vận động theo bài hát. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC. -Y/C hs làm bài vào vở. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của bài. + Con mèo cân nặng 4kg + Quả dưa cân nặng 2kg. ? Vì sao em lại làm được kết quả đó? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/c hs thảo luận nhóm 2 tìm ra kết quả? Gọi HS chia sẻ kết quả bài làm. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Đáp án: a) Bạn Mai lấy can 10l và can 2l được 12l nước b) Bạn Việt lấy 3 can: 2l, 3l và 5l được 10 l nước Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Y/c hs suy nghĩ tìm ra kết quả của bài toán. - Gọi HS chia sẻ kết quả bài làm. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. - GV chốt: 800kg + 200kg = 1000kg Vậy con voi cân nặng 1000kg. - GV giải thích thêm: cách cân này tương tự cách cân đĩa chúng ta đã học. Một bên là đĩa cân, một bên đĩa cân là chú voi. Bên đĩa cân kia là số đá xếp lên thuyền. Khi chúng ta mang số đá đi cân chính là số cân nặng của chú voi 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS chia sẽ với người thân bài tập 4. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . __________________________________________ Thứ 3 ngày 16 tháng 5 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 3: TIẾNG VIỆT Ôn tập (T3) I. Yêu cầu cần đạt: - Củng cố và phát triển kĩ năng đọc – hiểu bài đọc để trả lời câu hỏi liên quan. - Củng cố kĩ năng nói và viết lời an ủi, động viên phù hợp. - HS phát triển năng lực: - năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. - BD choHS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con.dọc III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS hát kết hợp vận động - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Ôn tập: *Hoạt động 1: - HS đọc bài thơ, trả lời câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu - GV chiếu tranh, HS quan sát và nêu nội dung tranh. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ trong vòng 1 phút. - Yêu cầu HS đọc lại bài và trả lời 2 câu hỏi a,b: a, Vì sao Thỏ Nâu nghỉ học? b, Các bạn bàn nhau chuyện gì? -GV gọi HS trả lời, nhận xét. GV và HS thống nhất câu trả lời đúng: a, Thỏ Nâu nghỉ học vì bạn bị ốm. b, Các bạn bàn nhau đi thăm Thỏ Nâu. - GV nêu yêu cầu mục c và hướng dẫn HS thực hành theo nhóm 4: + Con hãy đóng vai một trong số các bạn đến thăm Thỏ Nâu, nói 2-3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với Thỏ Nâu. Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn: + Từng bạn đóng vai một trong số các bạn đến thăm Thỏ Nâu và nói 2-3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn trong lớp đối với Thỏ Nâu. + Mỗi bạn nên có cách nói khác nhau. + Nhóm bình chọn ra bạn có cách nói hay nhất - GV gọi một số đại diện nhóm trình bày trước lớp. -GV nhận xét và tuyên dương những bạn có cách nói hay. -GV nêu yêu cầu d: Tưởng tượng em là bạn cùng lớp Thỏ Nâu. Vì có việc bận, em hông thể đến thăm bạn. Hãy viết lời an ủi, động viên Thỏ Nâu và nhờ các bạn chuyển giúp. -GV gọi một số HS đọc đoạn viết của mình và HS bình chọn các bạn có đoạn viết hay. -GV tuyên dương các bạn có đoạn viết hay. *Hoạt động 2: - Gọi HS đọc YC. - GV chiếu tranh - Chia lớp làm 3 nhóm. + Nhóm 1: Tìm từ chỉ sự vật + Nhóm 2: Tìm từ chỉ đặc điểm. + Nhóm 3: Tìm từ chỉ hoạt động - Trong thời gian 2 phút, mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng nhóm. Nhóm nào làm nhanh, đúng thì thắng. - GV nhận xét – chốt các đáp án đúng và nhóm giành chiến thắng. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về chia sẽ kiến thức vừa ôn với người thân. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................. __________________________________________ Tiết 4: TOÁN Bài 73 (T2). Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - HS củng cố kiến thức về độ dài(dm,m,km), thời gian(giờ, phút, ngày, tháng, năm). - Biết vận dụng kiến thức vào ước lượng độ dài, tính toán khi có đơn vị đo. - Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, giáo tiếp toán học, vận dụng giải các bài toán thực tế. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bộ đồ dùng dạy Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Hát một bài 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -Y/c HS làm bài vào SGK. - Gọi HS chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. => GV chốt đáp án HS đổi chéo vở KT bài làm của bạn: + Tranh 1: 5m + Tranh 2: 5cm. + Tranh 3: 5km + Tranh 4: 5dm Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài vào vở - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. => Chốt: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép nhân và phép chia. Đáp án: a) 35l+18l=53l; 53l-35l=18l; 53l-18l=35l 5kgx2=10kg; 10kg:2=5kg; 10kg:5=2kg c) 40m+20m=60m; 60m-20m=40m; 60m-40m=20m Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS cách làm từng ý a) Y/C HS quan sát thật kĩ các kim giờ, khi kim phút chỉ vào các số 3,6,12 để đọc đúng các giờ ở mỗi đồng hồ. b) Hướng dẫn HS cách tính ngày tuần liền sau. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Đáp án: a) A,G; B,K; C,E; D,H b) Ngày 22 tháng 3 Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Y/C HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài vào SGK. - HS chia sẻ bài làm của mình. - GV chốt Đ/A: A, Thỏ B. Sóc. C. Rùa 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về chia sẻ BT3 với người thân. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . __________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: TIẾNG VIỆT Ôn tập (T4) I. Yêu cầu cần đạt: - Tìm các từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động và sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động . - HS phát triển năng lực: - năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. - BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con.dọc III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Ôn tập: * Đặt câu với các từ ngữ đã tìm được. - Gọi HS đọc yêu cầu - GV gọi 3 HS đặt 3 câu theo mẫu trong sách. GV và cả lớp nhận xét. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đặt câu theo mẫu trong sách. - GV gọi một số HS đọc bài trước lớp. - GV nhận xét – chốt. - GV lưu ý cho HS một số cách nhận biết câu: + Câu giới thiệu thường có từ gì? VD: Đây là công viên. Công viên là nơi vui chơi của mọi người. + Câu nêu đặc điểm có các từ ngữ gì? VD: Các bạn nhỏ rất vui vẻ. Vườn hoa rực rỡ. + Câu nêu hoạt động có các từ ngữ gì? VD: Ông cụ đọc báo. Hai mẹ con chạy bộ. - GV chốt cách nhận biết từng loại câu. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GV tổng kết chung nội dung tiết học: + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .. __________________________________________ Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện đọc: Ôn tập tiết 1+2 I. Yêu cầu cần đạt: - Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đọc rõ ràng c ... ạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học : hình ảnh thời tiết, trang phục, các hoạt động trong mùa hè. - Hệ thống câu hỏi III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS âm thanh tiếng ve kêu. - Tiếng ve kêu báo hiệu mùa gì đến? - Dẫn dắt giới thiệu bài 2. Khám phá: * Hoạt động 1: - Tìm hiểu về mùa hè + Thời tiết mùa hè: - Con có hiểu biết gì về thời tiết mùa hè? ( Mùa hè thường có những kiểu thời tiết nào?) - Nhiệt độ mùa hè như thế nào? - Ánh nắng mùa hè ra sao? - Nắng nóng gay gắt con người cảm thấy thế nào? - Khi ra ngoài trời nắng phải làm gì? Vì sao? - Ngoài nắng nóng, mùa hè còn có hiện tượng thời tiết gì phổ biến? - Mưa rào là mưa thế nào? (Cô cho trẻ xem video mưa, sấm, bão) - Gió bão có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? - Trong cơn mưa rào mùa hè thường sảy ra hiện tượng gì nguy hiểm? - GV chốt: Mùa hè có thời tiết nắng, nóng, hay có mưa bão, sấm sét.. + Trang phục mùa hè - Mặc trang phục thế nào cho phù hợp trong mùa hè? - Con thấy con và các bạn trong lớp đã mặc trang phục phù hợp với mùa hè chưa? - Vì sao phải mặc áo quần phù hợp với thời tiết? - Cho trẻ quan sát một số trang phục màu hè đẹp của bạn trai, bạn gái. Cô khái quát lại: Mùa hè phải mặc trang phục mát mẻ, nhẹ nhàng để giảm bớt nóng nực, dễ vận động.. + Một số hoạt động trong mùa hè. - Mùa hè đến học sinh sẽ có kì nghỉ gì? - Cho trẻ xem tranh cắm trại hè. - Con có biết đây là hoạt động gì vào mùa hè không? - Con đã đi xem cắm trại hè chưa?Ở đó có những hoạt động gì?Con thấy thế nào? - Nghỉ hè, chúng mình được bố mẹ đưa đi chơi những đâu? - Bạn nào được đi tắm biển rồi? - Con thấy thế nào? (Cho HS quan sát tranh tắm biển) - Giáo dục HS về an toàn. - Nghỉ hè con được đi đâu nữa? * Chốt: Mùa hè là một trong 4 mùa trong năm, thời tiết mùa hè rất nắng,nóng, có nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên, con người. Mùa hè cũng là mùa có nhiều hoạt động vui và ý nghĩa với các bạn nhỏ * Mở rộng: Ngoài Thời tiết mùa hè, trang phục cho bé trong hè, hoạt động trong hè con còn biết gì về mùa hè nữa? Mở rộng cho HS: Hoa phượng đỏ tượng trưng cho mùa hè, món ăn đặc trưng của mùa hè, * Hoạt động 2: Trò chơi"Chọn trang phục mùa hè" - Phổ biến luật chơi: Mỗi bạn nhảy bật qua 3 vòng, lên chọn 1 trang phục mùa hè theo ý thích. - Cách chơi:Chia trẻ làm 2 đội xếp hàng dọc, bạn đầu hàng nhảy bật lên lấy 1 trang phục mùa hè xong chạy về cuối hàng, bạn tiếp theo mới được lên, cứ thế trong cùng 1 thời gian đội nào lấy được nhiều và đúng là đội chiến thắng. - HS chơi - Nhận xét, tuyên dương trẻ 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Cho trẻ nhẹ nhàng đi ra ngoài vừa đi vừa hát bài “ mùa hè đến. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: __________________________________________ Thứ 6 ngày 19 tháng 5 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN Bài 75 (T2). Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 1000). Phép nhân , phép chia trong bảng 2 và 5. - HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giáo tiếp toán học, năng lực lập luận toán học. II. Đồ dùng dạy học: - GV, HS: Bộ đồ dùng dạy Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS Hát và vận động theo bài hát. 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hs làm bài vào vở , 4 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. Đáp án: a) 47 + 35 = 82 526 + 147 = 673 b) 350 + 42 – 105 = 392 - 105 82 – 47 = 35 673 – 147 = 526 =287 1000 – 300 + 77 = 700 + 77 = 777 Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - GV chốt cách tính cân nặng của hai con vật. Đáp án: Con bò A và con bò C cân nặng là: 405+389=794 (kg) Đáp số:794kg Con bò B và con bò D cân nặng là: 392-358=34 (kg) Đáp số:34kg Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - HDHS thực hiện các yêu cầu: a) Có 3 hình tứ giác. b) đáp án; B. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV chốt cách tính độ dài đường gấp khúc. Đáp án: Đường đi của rùa từ A đến C dài là: 9+5=14 (m) Đáp sô: 14m Đường đi của thỏ từ A đến D dài là: 9+5+38=52 (m) Đáp sô: 52m Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV chốt cách giải toán có lời văn. Đáp án: Số cây vải ở khu vườn B là: 345-108=237 (cây) Đáp số: 237 cây 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Về chia sẽ với người thân bài tập 4; 5. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: __________________________________________ Tiết 3;4: TIẾNG VIỆT Ôn tập - Kiểm tra (Đề trường ra) __________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện viết Chữ hoa Q, V kiểu 2 I. Yêu cầu cần đạt: - Ôn lại các chữ viết hoa Q, V (kiểu 2). - Viết đúng câu ứng dựng: Quê em có dòng sông uốn quanh. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ hoa Q, V (kiểu 2). - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa Q, V. + Chữ hoa Q, V gồm mấy nét? - GVHD quy trình viết chữ hoa Q, V. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa Q, V đầu câu. + Cách nối từ Q sang u. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - HS thực hiện luyện viết chữ hoa Q, V và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS về thực hiện luyện viết chữ hoa V và câu ứng dụng trong vở ô ly. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................. __________________________________________ Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TOÁN Bài 75: Luyện tập chung - Thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 1000). Phép nhân , phép chia trong bảng 2 và 5. - HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giáo tiếp toán học, năng lực lập luận toán học. II. Đồ dùng dạy học: - GV, HS: Bộ đồ dùng dạy Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS Hát và vận động theo bài hát. 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hs làm bài vào vở , 4 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - GV chốt cách tính cân nặng của hai con vật. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - HDHS thực hiện các yêu cầu: - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hS làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV chốt cách tính độ dài đường gấp khúc. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV chốt cách giải toán có lời văn. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS về chia sẻ lại bài 4 với người thân. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . __________________________________________ Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Bài 35 (T3):SHL-SH Chủ đề: Đón mùa hè trải nghiệm I. Yêu cầu cần đạt: * Sơ kết tuần: HS có khả năng: - Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. - Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,... - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - HS nhắc lại những hoạt động trải nghiệm quan trọng trong năm. Tham gia trò chơi lớn để tạo động lực tiếp tục trải nghiệm. - Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè. - HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Những tấm bìa ghi tên các hòn đảo: Đảo Trí nhớ vô địch; Đảo Gặp gỡ: Đảo Khéo tay. - Những tấm bìa thu hoạch nhỏ − tấm hộ chiếu trải nghiệm − có ghi tên người trải nghiệm; dấu khắc để đóng dấu vào tờ bìa. - Giấy bìa để làm mũ: Một tờ giấy A0 vẽ sơ đồ 3 hòn đảo của “Quần đảo Trải nghiệm”. -Những món quà nhỏ cuối năm đủ cho tất cả HS. - HS: Sách giáo khoa, nguyên liệu từ rác tái chế và các dụng cụ thể hiện sự khéo tay, III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động Tổng kết tuần 35 - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - HS nghe phổ biến về việc chuẩn bị các hoạt động tổng kết năm học. 2. Hoạt động trải nghiệm. - GV dẫn dắt vào hoạt động. - GV mời các tổ tạo thành những con tàu lớn bằng cách HS cùng bám vào một chiếc dây hoặc ruy-băng dài. Tổ trưởng vào vai thuyền trưởng. Mỗi tổ, nhóm tự làm cho mình một chiếc mũ (có thể là mũ cướp biển, mũ ca-lô, để nhận diện đồng đội), đặt tên và khẩu hiệu cho tàu. GV phát những tờ bìa màu cho từng HS. - GV cho HS xem tờ bản đồ “Quần đảo Trải nghiệm”, giải thích nhiệm vụ của mỗi con tàu là phải đi qua 3 hòn đảo và thực hiện nhiệm vụ mà các thổ dân ở đó đưa ra. Ai thực hiện được sẽ nhận được một con dấu trong tấm hộ chiếu trải nghiệm của mình. Kết luận: Mỗi con tàu hô vang tên và khẩu hiệu của tàu mình, quyết tâm vượt qua thử thách. 3. Cam kết hành động. - HS lập kế hoạch trải nghiệm mùa hè của em. (N4) - Kế hoạch trải nghiệm mùa hè của em cùng bố mẹ. Em đi thăm ông bà và tham gia những trò chơi ở quê sau một năm học. - Em chuẩn bị quần áo đồ đạc cho chuyến đi và em rất hào hứng mong chờ ngày được về quê. - GV nhận xét giờ học. III. Điều chỉnh sau bài dạy: __________________________________________ Quảng Hòa, ngày tháng 5 năm 2023 Tổ trưởng Nguyễn Thị Liên
Tài liệu đính kèm: