Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 (Bản 2 cột)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.

- Biết tìm số hạng, số bị trừ.

- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 2,3,4,5

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.

 - Học sinh: sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

 

doc 45 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
CHUYỆN QUẢ BẦU
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng. Chú ý các từ: ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
3. Thái độ: Học sinh ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
* GD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương phápvà hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBHT điều hành trò chơi: Hái hoa dân chủ
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc và TLCH bài Cây và hoa bên lăng Bác.
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- GV kết nối ND bài mới: Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam: ghi tựa bài lên bảng Chuyện quả bầu.
-HS tham gia chơi
- HS bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
+ Mọi người đang chui ra từ quả bầu.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài 
Chú ý giọng đọc: 
+ Đoạn 1: giọng chậm rãi.
+ Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
+ Đoạn 3: ngạc nhiên.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa  hãy chui ra.
+ Đoạn 2: Hai vợ chồng  không còn một bóng người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Giải nghĩa từ: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to,/ khoét rỗng,/chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày,/ bảy đêm,/ rồi chui vào đó,/ bịt kín miệng gỗ bằng sắp ong,/hết hạn bảy ngày/hãy chui ra//.
+Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm/ nhưng chẳng ai tin//.
Lưu ý: 
Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+ Đặt câu với từ: sáp ong, tổ tiên.
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Học sinh chia sẻ cách đọc
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
* Mời đại diện các nhóm chia sẻ
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Con dúi là con vật gì?
- Sáp ong là gì?
- Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được?
- Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
- Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
- Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh.
- Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
- Nương là vùng đất ở đâu?
- Tổ tiên nghĩa là gì?
- Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
- Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
- Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà bạn biết?
- Giáo viên kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện?
- Cho các nhóm thi đọc truyện.
µGV kết luận...
µGD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Học sinh đọc thầm, thực hiện nhiệm vụ.
- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.
- Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.
- Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.
- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.
- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
- Là vùng đất ở trên đồi, núi.
- Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
- Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
-Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,
- Học sinh theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.
- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.
- Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./
+Thi đọc
+Bình chọn nhóm đọc tốt
- Lắng nghe, ghi nhớ vàtự hào về truyền thống  của dân tộc ta
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Gọi HS M4 đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc phù hợp cho bài văn
+ Với bài văn kể chuyện thế này, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào cho phù hợp? 
- Yêu cầu HS Luyên đọc diễn cảm đoạn 2: Các nhóm điều khiển nhóm mình luyện đọc đoạn 2 của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- 1 HS đọc - Lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm tìm ra giọng đọc của bài văn sau đó chia sẻ trước lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc đoạn
- HS đại diện 2 nhóm thi đọc trước lớp đoạn 2 (1 – 2 nhóm)
- HS nhận xét
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
- Hỏi lại tựa bài.
/?/Qua bài học, bạn biết được điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì?
/?/ Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện cho người thân nghe
-Tìm những văn bản có nội dung về chủ đề các dân tộc trên đất nước Việt Nam luyện đọc
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau Chiếc chổi tre.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
TOÁN:
TIẾT 151:ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000
(BÀI CHỌN NGOÀI)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại một số phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung các bài toán.
	- Học sinh: Bút, vở.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn: 
-ND chơi: TBHT đọc phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
245 – 233 360 – 210 468 + 110
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép cộng và phép trừ t ... ......................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................
TOÁN:
TIẾT 155: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
I . MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau :
- Thứ tự các số trong phạm vi 1000.
- So sánh các số có ba chữ số.
- Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Chu vi các hình đã học. 
2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm tính, kĩ năng tính chu vi một số hình
3.Thái độ : Yêu thích toán học
4.Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên: Đề kiểm tra.
	- Học sinh: Giấy kiểm tra.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên phát đề cho học sinh:
1. Số? 
354 ;  ;356 ;  ; 358 ;  ; 360 ;  ; .; .
2. > 257 . 300 209 . 297 
 ? 601 . 563 999 . 1000
 < 
3. Đặt tính rồi tính:
 462 + 335 ; 241 + 356
 862 - 320 ; 786 – 235
4 .Tính:
35m + 17 m = 800 kg – 300 kg =
900km – 500km = 400 cm + 4 cm =
5. Bài toán:
Đàn gà có 65 con, đàn vịt nhiều hơn đàn gà 134 con. Hỏi đàn vịt có bào nhiêu con?
6. Tính chu vi hình tam giác:
	40cm
 24cm
38cm
Giáo viên thu bài, chấm, đánh giá.
-Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra.
+Học sinh thực bài làm hiện độc lập
- Học sinh nộp bài làm.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
(Chương trình hiện hành)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời lặn. (Dựa vào Mặt Trời xác định được phương hướng ở bất cứ điạ điểm nào.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Tranh ảnh sách giáo khoa (phóng to).
	- Học sinh: Sách giáo khoa. Mỗi nhóm chuẩn bị: 5 tấm bìa, tấm 1 vẽ hình Mặt Trời và 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. 
2. pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Gv kết hợp với TBHT tổ chức T.C: Bắn tên
-Nội dung chơi:
+ Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô?
+ Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt?
- GV tổng kết và đánh giá, tuyên dương
- Giáo viên kết nối nội dung bài: Tiết trước các em đã biết về hình dạng của Mặt Trời. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời qua bài Mặt Trời và phương hướng.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
- Học sinh chủ động tha gia chơi.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời lặn. (Dựa vào Mặt Trời xác định được phương hướng ở bất cứ điạ điểm nào.
*Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Việc 1: Làm việc với sách giáo khoa: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Mục tiêu: Học sinh biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông.
Cách tiến hành:
- Giáo viên treo tranh sách giáo khoa (phóng to)
- Hỏi: 
+ Hằng ngày, Mặt Trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào?
+ Trong không gian, có mấy phương chính đó là phương nào?
+ Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?
*GV kết luận: người ta quy ước, trong không gian có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. Người ta cũng quy ước: phương Mặt Trời mọc là phương Đông, phương Mặt Trời lặn là phương Đông.
Việc 2: Trò chơi Tìm phương hướng bằng Mặt Trời: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
Mục tiêu: 
- Học sinh biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- Học sinh được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
- Giáo viên treo tranh 3 sách giáo khoa (phóng to)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Giáo viên nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời: Nếu biết phương Mặt Trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (phương Đông) thì:
 Tay trái của ta chỉ phương Tây
 Trước mặt ta là phương Bắc
 Sau lưng ta là phương Nam
Bước 3: Chơi trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời”
- Giáo viên cho học sinh ra sân chơi theo nhóm (mỗi nhóm ít nhất có 7 học sinh). Các nhóm sử dụng 5 tấm bìa để chơi.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-Thực hiện theo YC 
- Học sinh làm bài
-Học sinh cùng tương tác, chia sẻ cùng bạn
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
-...có 4 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc.
-Phương Trời mọc là phươngĐông, phương Mặt Trời lặn là phương Đông.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh chú ý.
- Học sinh chơi trò chơi.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Qua bài học, bạn có ý kiến đề xuất gì?
- GV gọi một số nhóm lên thể hiện cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
- Các nhóm khác quan sát và nhận xét.
- Giáo viên tuyên dương các nhóm làm đúng.
 - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy, hỏi:
5. HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Viết một đoạn văn ngắn kể về tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời mọc, mặt trời lặn. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài sau.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ:
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
iII. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 Dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Phê bình:
 - Tuyên dương:........................................................................................................................
 - Phê bình :................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_32.doc