Giáo án Lớp 2 tuần 30 (7)

Giáo án Lớp 2 tuần 30 (7)

Tập đọc: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG(2 Tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện .

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ(Trả lời câu hỏi 3,4,5)

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 2.

 

doc 22 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 30 (7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
 Thứ hai
 Ngày soạn:
 Ngày dạy :
Tập đọc: 	AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện .
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
- Hiểu nội dung : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ(Trả lời câu hỏi 3,4,5)
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TiÕt 1:
A.KIỂM TRA: 
- Gọi 2 HS đọc từng đoạn bài : “ Cây đa quê hương ” kết hợp trả lời các câu hỏi 
- Những từ ngữ câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu năm?.
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. BÀI MỚI: 
1.Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài .
a. Đọc từng câu :
- HS luyện đọc từng câu ( Lượt 1 )
 Luyện phát âm từ khó: quay quanh , mắng , hồng hào, mừng rỡ - HS luyện đọc từng câu ( Lượt 2 )
b. Đọc từng đoạn trước lớp :
- Gọi HS đọc chú giải .
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 1 )
Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ :
Các cháu có vui không ?
Các cháu ăn có no không ?
Các cô có mắng phạt các cháu không ?
Các cháu có đồng ý không ?
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 2 )
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét - Tuyên dương .
- Đọc đồng thanh .
TiÕt 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
Câu 1: Bác Hồ đi thăn những nơi nào trong trại nhi đồng ?
Câu 2 :
+ Bác Hồ hỏi các em thiếu nhi những gì ? 
Câu 3 : 
+ Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những 
ai ?
Câu 4: 
+ Tại sao Tộ không dám nhận kẹo ?
Câu 5 :
+ Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?
4. Luyện đọc lại :
- Yêu cầu các nhóm thi đọc lại chuyện .
- Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương 
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- GV nhận xét tiết học .
Dặn : Về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện cho gia đình nghe .
- 2 học sinh lên bảng
- HS lắng nghe .
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS phát âm cá nhân - đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc cá nhân - Tập thể .
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc theo nhóm đôi .
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn .
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần .
- Bác thăm nhà bếp, phòng ngủ,phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa. 
-Các cháu chơi có vui không?/Các cháu ăn có no không /Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không ? .
- Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho các bạn ngoan , chỉ ngoan mới được ăn kẹo 
-Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình không ngoan , chưa vâng lời cô giáo .
- Vì Tộ biết tự nhận lỗi ..
-Các nhóm tự phân vai và đọc lại truyện .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
Toán: KI LÔMÉT
I. MỤC TIÊU:
- Biết kilômét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết ký hiệu đơn vị kilômét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki- lô- mét với đơn vị mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ. 
- Làm bài1,bài 2, bài 3.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 HS lên bảng. Cả lớp vở nháp.(BT4)
- GV nhận xét chữa bài.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài kil mét.(km). 
a. GV có thể nói: "Ta đã học các đơn vị đo độ dài xăng ti mét, đề xi mét, và mét. Để đo khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị lớn hơn là ki lô mét"
- GV viết lên bảng: Ki lô met viết tắt là km.
 1 km = 1000 m.
3.Thực hành:
Bài1:Điền số?
- HS làm bài . Gọi 2 HS lên bảng . Nhận xét chữa bài.
1km =1000m 1000m = 1km
1m =10dm 10dm = 1m
1m =100cm 10cm = 1dm
Bài2: Yêu cầu gì? Nhìn vào hình vẽ trả lời câu hỏi sau:(Trên bảng)
-HS làm bài.Gọi HS nêu miệng . 
a) Quảng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômet?(...dài23km)
b) Quảng đường từ B đến D(đi qua C) dài bao nhiêu kilômet?(...dài90 km)
c) Quảng đường từ C đến A(đi qua B) dài bao nhiêu kilômet?(...dài 65 km)
. Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Nêu số đo thích hợp (theo mẫu) HS đọc bài toán . Cả lớp đọc thầm.
GV hướng dẫn HS đọc bản đồ để nhận biết các thông tin cho trên bản đồ. Ví dụ: Quãng đường từ Hà Nội đến Vinh dài 308 km.
- Sau đó gọi HS lần lượt nêu các câu trả lời. Ví dụ: "Quãng đường từ Hà Nội- Lạng Sơn dài 169 km.
- Nhận xét chữa bài
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học
Dặn: Về nhà làm BT4 và các BTở vở BT
Chính tả:( N V ): 	AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I.MỤC TIÊU:
- Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT(2)a, bài tập chính tả phân biệt : n / l. 
- GD học sinh có ý thức rèn chữ viết, ngồi viết đúng tư thế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Yêu cầu 2 HS viết các từ sau : Bình minh, phép tính, lúa chín.
* GV nhận xét .
B. BÀI MỚI:
1. Hướng dẫn chính tả :
a. Ghi nhớ nội dung bài viết :
- GV đọc đoạn văn .
Hỏi : Đoạn văn kể chuyện gì ?
 b. Hướng dẫn cách trình bày :
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Trong bài có những chữ nào phải viết
 hoa ? Vì sao ?
+ Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào ?
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
-GV đọc các từ : Bác Hồ , ùa tới , vây
quanh, hồng hào .
- GV đọc HS chép bài vào vở.
d. Chấm chữa bài :
- GV thu , chấm chữa bài .
3. Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài 2a :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài làm ở bảng của bạn, chữa bài .
Lời giải :
 Cây trúc , chúc mừng , trở lại , che chở
hồ chết .
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học . 
Dặn: Về nhà viết lại bài chính tả
- 2 em viết ở bảng lớp còn lại viết ở bảng con .
- Bác Hồ đi thăm trại thiếu nhi.
- Đoạn văn có 5 câu .
- Chữ đầu câu : Một , Vừa , Ai , Mắt 
- Viết hoa và lùi vào 1 ô .
- HS viết bảng con .
- HS nghe đọc chép bài vào vở .
- HS nộp vở theo yêu cầu .
- HS đọc đề bài trong SGK .
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở 
- HS đối chiếu , chữa lại bài .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
 Thứ ba
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Toán: MILIMÉT
I. MỤC TIÊU:
- Biết milimét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết ký hiệu đơn vị milimét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị milimét với các đơn vị đo độ dài: xăngtimét, mét.
- Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm,mm trong một số trường hợp đơn giản. 
- Làm bài1,bài 2, bài 4.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước kẻ HS với các vạch chia thành từng mm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 HS lên bảng. 1m = ...dm; 1m = cm; 1km = .. m; 1000m =...km
- GV nhận xét chữa bài.
B. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu đơn vị đo độ dài milimet(mm)
a )GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học(cm,dm,m,và km):
- GV giới thiệu tiếp: Hôm nay chúng ta học thêm một đơn vị đo độ dài kháccác đơn vị đã học, đó là milimet viết tắt mm"và viết lên bảng "mm" 
- GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi: "Độ dài 1cm, chẳng hạn từ vạch chia từ 0 đến vạch, được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?" và giới thiệu:(độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét)
- Sau đó GV giới thiệu cho HS biết độ dài của một phần chính là 1 milimet
- GV hỏi : "Qua việc quan sát được, em cho biết 1cm bằng bao nhiêu milimet?"(10mm). 
- GV viết lên bảng :1cm = 10 mm 
- GV hỏi: 1 m bằng bao nhiêu milimet?(HS trả lời 1m bằng 100cm, mà 1cm bằng 10 mm . Vậy 1 m bằng 10 trăm ilimettuwcs là 1m bằng 1000mm".
- GV viết lên bảng:1 m = 1000mm.
 - Gọi Vài HS nhắc lại: 1cm = 10 mm; 1m =1000 mm.
GV yêu cầu cả lớp xem hình vẽ trong SGK. 
- G V khẳng định lại: "Một mét bằng 100cm"
2.Thực hành:
Bài1:Điền số?
- HS làm bài . Gọi 2 HS lên bảng . Nhận xét chữa bài.
1cm =.....mm 1000mm = ...m 5 cm =...... mm
1m =.....mm 10mm =....cm 3m = ......mm
Bài 2: Yêu cầu gì? Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu milimet?
- GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ , tưởng tượng được cách đo đoạn thẳng bằng thước
có vạch chia thành từng milimet, rồi đọc số đo số đo tương ứng (bằng milimet)của mỗi đoạn thẳng. 
-HS làm bài. Gọi HS nêu miệng.Nhận xét chữa bài.
- Cho HS dùng thước đo kiểm tra lại độ dài.
Bài 4: Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp:
- HS làm bài. Gọi HS nêu miệng. Nhận xét chữa bài
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
Dặn: Về nhà làm các BT ở vở BT
Kể chuyện: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết kể lại cả câu chuyện.(BT2); 
- Kể lại đoạn cuối của câu chuyện theo lời của nhân vật Tộ(BT3) .
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể nối tiếp lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện .
- 3 tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện: “ Những quả đào ”.
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
* Giáo viên nhận xét
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện :
a. Kể lại từng đoạn theo gợi ý tranh :
- Yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý của tranh .
Tranh 1 :
 Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng . Bác đi giữa đoàn HS , nắm tay 2 em nhỏ .
Tranh 2 :
 Bác Hồ đang trò chuyện , hỏi han các HS .
Tranh 3 :
 Bác xoa đầu khen bạn Tộ ngoan , biết nhận lỗi .
- Yêu cầu các nhóm kể .
- GV cùng lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay .
b. Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn Tộ :
- GV nêu yêu cầu của bài . 
- Yêu cầu HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét .
- GV công bố điểm, tuyên dương những HS và nhóm HS kể chuyện hay, tự nhiên.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Qua câu chuyên này em học được đức tính tốt gì ở bạn Tộ ?
 - Nhận xét tiết học .
Dặn: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. 
- 2 học sinh kể lại câu chuyện theo vai ( Người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt )
- HS đọc .
- HS các nhóm quan sát tranh , trao đổi và kể lại . Các nhóm khác bổ sung .
- Các nhóm cử đại diện tham gia thi kể chuyện trước lớp.
- Nhóm cử ban giám khảo ghi điểm .
- Thật thà , dũng cảm biết nhận lỗi . 
- HS lắng nghe .
Tập đọc:	 CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ n ... để làm con bướm bằng giấy .
- Các tổ trưởng kiểm tra .
- HS lắng nghe .
- 2 em nhắc lại các quy trình gấp .
- HS quan sát, ghi nhớ .
- HS thực hành làm theo nhóm đôi .
- Các nhóm trình bày sản phẩm .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
Đạo đức: BẢO VỆ LOÀI CÓ ÍCH ( Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Kể được ích lợi của một số các loài vật quên thuộc đối với cuộc sống con người .
2. Thái độ : - Yêu quý các loài vật .
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
3. Kỹ năng :- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng đẻ bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập đạo đức 2 .
- Phiếu thảo luận nhóm .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.KIỂM TRA: 
Gọi HS hỏi :
+ Thế nào là người khuyết tật ?
+ Tại sao họ cần giúp đỡ ?
+ Em đã giúp đỡ được gì cho người bị khuyết tật ?
- GV nhận xét .
B. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách bạn Trung trong tình huống sau có thể làm :
+ Trên đường đi học Trung gặp một đám bạn cùng tường đan xúm quanh một chú gà con lạc mẹ . Bạn thì lấy que chọc vào mình gà , bạn thì thò tay kéo hai cánh gà lên đưa qua đưa lại bảo là đang tập gà bay .
+ Trong các cách trên cách nào là tốt nhất 
Kết luận : 
 - Đối với các loài vật có ích các em nên yêu thương và bảo vệ chúng , không nên trêu chọc và đánh đập chúng .
Hoạt động 2 : Kể tên và bêu ích lợi của một số loài vật .
- GV yêu cầu các em giới thiệu về một số con vật mà em đã chọn bằng cách cho cả lớp xem tranh hoặc ảnh sau đó giới thiệu tên , nơi sinh sống , lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng .
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi .
- Yêu cầu HS sử dụng tấm bìa vẽ khuôn mặt méo , cười để nhận xét hành vi của các bạn HS trong các tình huống sau :
* Tình huống 1 :
+ Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà , mỗi lần trông thấy chú gà trống nào có bộ lông đẹp Dương tìm cách nhổ lông đó .
* Tình huống 2 :
+ Nhà Hằng có nuôi con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy một bát cơm thật ngon để nó ăn .
* Tình huống 3 :
+ Nhà Hữu có nuôi một con chó và một con mèo.Chó, mèo hat cắn nhau. Mỗi lần như thế Hữu thường bảo vệ mèo bằng cách đánh cho chó một trận đòn .
* Tình huống 4 :
+ Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi . Có lần hai bạn đã dùng que trêu chọc bọn khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi kêu náo loạn cả lên .
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học .
Dặn : Các em luôn thực hành những điều đã học .
- 3 học sinh lên bảng.
- HS lắng nghe và suy nghĩ .
Bạn Trung có thể :
Cách 1 : Mặc các bạn .
Cách 2 : Đứng xem hoà theo trò 
nghịch của bạn .
Cách 3: Khuyên các bạn đừng nghịch nữa hãy thả gà con về với mẹ .
- Cách thứ ba cứu được gà con.
- HS lắng nghe .
- Một số HS trình bày .
- Cả lớp đóng góp , bổ sung .
- HS sử dụng bìa “ Mặt méo ” ,
“ Mặt cười ”
- HS giơ mặt méo . 
- HS giơ mặt cười .
- HS giơ mặt méo .
- HS giơ mặt méo .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
Thủ công: LÀM VÒNG ĐEO TAY(Tiết2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối)và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. 
- Với HS khéo tay:
- Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. các nếp gấp phẳng, Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy .
- Quy trình làm vòng đeo tay.
- Giấy màu, kéo , hồ dán .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KIỂM TRA:
- Gọi 2 học sinh lên bảng
HS1: Nêu lại quy trình làm vòng đeo tay.
HS2: 1 học sinh thực hành.
- Kiểm tra vật liệu làm vòng đeo tay .
B.BÀI MỚI:	
1. Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy .
2. Hướng dẫn thực hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm vòng đeo tay .
- GV lần lượt nhắc lại :
* Bước 1: Cắt thành các nan giấy. 
Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu nhau 
cắt thành các nan giấy rộng 1 ô.
* Bước 2: Dán nối các nan giấy .
Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dài 50 ôđến 60 ô rộng 1 ô,làm thành 2 nan khác màu như vậy .
* Bước 3 : Gấp các nan giấy .
Dán đầu của 2 nan như hình 1.
* Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay .
- Dán hai đầu sợi dây vừa gấp được vòng đeo tay bằng giấy . 
3. Thực hành :
- HS tập làm vòng đeo tay .
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm .
- Thu , nhận xét , đánh giá sản phẩm
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học .
Dặn : Tiết sau mang theo giấy màu , kéo , hồ dán để làm con bướm bằng giấy .
- Các tổ trưởng kiểm tra .
- HS lắng nghe .
- 2 em nhắc lại các quy trình gấp .
- HS quan sát, ghi nhớ .
- HS thực hành làm theo nhóm đôi .
- Các nhóm trình bày sản phẩm .
- HS lắng nghe và ghi nhớ .
 Thứ sáu
 Ngày soạn:
 Ngày dạy :
Toán: PHÉP CỘNG(KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ)các số trong phạm vi 1000
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
- Làm bài1( cột 1,2,3),bài 2(a), bài 3.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp. Viết các số thành tổng:356; 784 ; 990 
- GV nhận xét chữa bài.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Cộng các số có ba chữ số
-GV viết bảng: 326 + 253 = ?
- HS thể hiện bằng dùng trực quan
- Thể hiện số thứ nhất (HS gắn lên bảng các hình vuông to các hình chữ nhật và các ô vuông nhỏ)326.
- Thể hiện số thứ hai (HS gắn lên bảng các hình vuông to các hình chữ nhật và các ô vuông nhỏ)253.
- GV cộng hai số này, ta gộp lại (vẽ đường bao quanh cả hai hình)
- Kết quả được tổng:
- Tổng này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?(HS nêu: Tổng có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vi. GV khoanh các trăm, chục, đơn vị )
+ Đặt tính: 
- GV hướng dẫn HS đặt tính(viết từ trái sang phải):
- Viết số thứ nhất 326.
- Xuống dòng viết dấu cộng ở giữa hai dòng , xuống dòng. Viết số thứ hai:(253)
Sao cho chữ số hàng trăm thẳng hàng với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng hàng với chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị thẳng hàng với chữ số hàng đơn vi.
-Kẻ vạch ngang dưới số thứ hai.
+ Thực hiện phép tính 
- GV hướng dẫn: Cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị .
- Cộng đơn vị với đơn vị: 6 cộng 3 bằng 9(GV viết) 
- Cộng chục với chục: 2 cộng 5 bằng 7(GV viết) 
- Cộng trăm với trăm: 3 cộng 2 bằng 5(GV viết) 
+ GV hướng dẫn HS tổng kết thành quy tắc:
- Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục d ưới chục,đơn vị dưới đơn vị.
- Tính: Cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị . chục cộng chục, trăm cộng trăm.
Thực hành: 
Bài1: Yêu cầu gì? Tính;(cột 1,2,3)
 - HS làm bài.Gọi 3 HS lên bảng. 
- Nhận xét chữa bài. Gọi HS nêu lại cách tính.
Bài 2:Đặt tính rồi tính:
a) 832 + 152 257 + 321 
b) 641 + 307 963 + 23.
- HS làm bảng con. Gọi 4 HS lên bảng.
- Nhận xét chữa bài. 
Bài 3:Tính nhẩm(theo mẫu)
a) 200 + 100 = 300 500 + 100 = 600 200 + 200 = 400 
 500 + 200 = 700 300 + 100 = 400 500 + 300 = 800
 300 + 200 = 500 600 + 300 = 900 800 + 100 = 900
b) 800 + 200 = 1000 400 + 600 = 1000 500 + 500 = 1000
- HS nêu miệng. 
- Nhận xét chữa bài. 
 C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 - GV nhận xét tiết học 
Dặn: Về nhà làm BT số 2 và các bài tập ở vở BT.
Tập viết:	 	 CHỮ HOA M ( KIỂU 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết đúng chữ hoa M kiểu 2(1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ )
-Chữ và câu ứng dụng :Mắt(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Mắt sáng như sao.
 (3 lần)
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ M kiểu 2 đặt trong khung chữ.
- Vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết các chữ:
- Chữ cái A: Chữ Ao
- Cả lớp viết bảng con.
* GV nhận xét.
B. BÀI MỚI:
 1.Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn tập viết :
a. Hướng dẫn viết chữ hoa :
Hỏi :
-Chữ M cỡ vừa cao mấy li,có mấy nét? gồm những nét nào ?
b. Hướng dẫn cách viết :
Nét 1:Đặt bút trên ĐK5 viết nét móc 2 đầu bên trái DB ở ĐK2.
Nét2: Từ điểm ĐB ở nét 1,lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK 5, viết tiếp nét móc xuôi trái , ĐB ở ĐK 1.
Nét 3: Từ điểm ĐB của nét 2,lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5,viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở ĐK 2.
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
- Gọi 1 HS đọc cụm từ ứng dụng .
- Em hiểu cụm từ: “Mắt sáng như sao ” nghĩa là gì ?
-Cụm từ :“Mắt sáng như sao ”có mấy chữ ? 
- Những chữ nào cao 2,5 ly?
- Những chữ nào cao 1,5 li ?
- Những chữ nào cao 1,25?
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Yêu cầu HS viết chữ :“Mắt”vào bảng con.
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
 - Yêu cầu HS viết.
- Thu , chấm bài, nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học .
Dặn: Về nhà hoàn thành bài viết trong vở.
- 2 em viết ở bảng lớp .Cả lớp viết ở bảng con .
- Chữ M cao 5 li .
- Chữ M gồm 3 nét 1nét móc 2 đầu , một nét móc xuôi trái và 1 nét là nét kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang , cong trái .
- HS quan sát .
lll
- Cả lớp viết bảng con.
- Mắt sáng như sao 
- Mắt sáng như sao là đôi mắt to, đẹp,
tinh ranh. Đây là cụm từ thường được dùng để tả đôi mắt của Bác Hồ.
- Có 4 chữ
- M , g , h .
- t.
- s.
- Cao 1 li .
- Cả lớp viết ở bảng con 
- HS viết vào vở theo yêu cầu của GV.
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT SAO 
 I.MỤC TIÊU: 
- HS tham gia sinh ho¹t sao sôi nổi.
- Gi¸o dôc c¸c em cã ý thøc trong giê sinh ho¹t, ®oµn kÕt vµ lu«n cã tinh thÇn gióp ®ì b¹n .
 II.TIẾN HÀNH SINH HOẠT:
 1.Sinh ho¹t v¨n nghÖ.
 2.Néi dung sinh ho¹t 
- Líp trưëng nhËn xÐt sao.
- GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸ chung.
- Nh×n chung c¸c em biÕt cè g¾ng vư¬n lªn trong häc t©p, đi học đều, đúng giờ.
- VÖ sinh c¸ nh©n vµ líp häc s¹ch sÏ.
- §i häc ®óng giê, cã lµm bµi tËp tr­íc khi ®Õn líp.
- H¹n chÕ: C¸c kho¶n thu nép cßn chËm.
- Mét sè em chưa cã ý thøc häc tËp tèt.
- B×nh bÇu c¸ nh©n vµ sao ®iÓn h×nh.
 3.KÕ ho¹ch tuÇn tíi:
- Dùa vµo kÕ ho¹ch nhµ tr­êng vµ liªn ®éi.
- Thùc hiÖn tèt c¸c ho¹t ®éng cña nhµ trưêng vµ liªn ®éi ®Ò ra.
- Đăng kí tuần học tốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 30.doc