Buổi sáng:
TẬP ĐỌC: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON( 2TIẾT)
A. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Búng càng ( nhìn ) trân trân, nắc nơm, mài chèo, bánh lái, quẹo, .
- Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
TUẦN 26 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 Buổi sáng: TẬP ĐỌC: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON( 2TIẾT) A. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. - Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Búng càng ( nhìn ) trân trân, nắc nơm, mài chèo, bánh lái, quẹo,. - Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK C. Các hoạt động dạy học: TIẾT1 I. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh đọc bài: “ Bé nhìn biển” trả lời các câu hỏi SGK. * Giáo viên nhận xét ghi điểm II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Học sinh xem tranh minh hoạ: Giáo viên giới thiệu: Truyện Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau là một câu chuyện rất thú vị. Chúng ta hãy đọc truyện xem tình bạn của chúng được bắt đầu và trở nên thắm thiết như thế nào ? 2. Luyện đọc: 2.1 Giáo viên đọc mẫu toàn bài 2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu * Luyện phát âm từ khó: tràn tràn, lượn, nắc nơm, ngoắt quẹo, uốn đuôi, phục lăn. b. Đọc từng đoạn trước lớp - Gọi học sinh đọc chú giải - Yêu cầu học sinh đọc đoạn - Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng + Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nói lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn. c. Đọc từng đoạn trong nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: TIẾT 2 Câu 1: Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ? - Tôm Càng gặp một con vật lạ thân đẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Câu 2: Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ? - Bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở. Câu 3: Đuôi và vẩy Cá Con có lợi ích gì ? Phục lăn: Rất khâm phục Áo giáp: Bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể. + Đuôi: Vừa là mái chèo, vừa là bánh lái. + Vẩy: Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau. Câu 4: Kể lại việc làm Tôm Càng cứu Cá Con?( Nhóm A,B) - Học sinh nối tiếp nhau kể lại hành động của Tôm Càng cứu bạn. Câu 5: Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ? - Tôm Càng thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xia, lo lắng, hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là người bạn rất đáng tin cậy. - Nhắc học sinh đọc lướt các đoạn 2,3,4 để tìm cho đủ các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng. 4. Luyện đọc lại: HS thi đọc từng đoạn, GV ghi điểm. 5. Củng cố - dặn dò: - Em học được ở nhân vật Tôm Càng điều gì ? - Yêu quý bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn. * Nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện. TOÁN: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian: Thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian. Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. B. Chuẩn bị: Mô hình đồng hồ. C. Lên lớp: I. Bài cũ: Quay kim đồng hồ chỉ: 7 giờ, 7 giờ 15 phút, 7 giờ 30 phút. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài1: Xem giờ. 1 hs nêu yêu cầu bài tập. Gv gắn lần lượt từng tranh lên bảng - gắn đồng hồ. Hs thảo luận theo nhóm bàn. Vài nhóm nêu miệng kết quả. 1 hs gắn đồng hồ ứng với tranh. Bài 2: Giải toán. Gv nêu yêu cầu và từng câu hỏi – hs thi đua trả lời. Tuyên dương những em trả lời nhanh, đúng. Bài 3 : Điền giờ hoặc phút vào chỗ chấm.(Nhóm A, B) 1 hs nêu yêu cầu bài tập. Gv nêu từng câu hỏi – hs thi đua trả lời. 3. Củng cố, dặn dò: - Điền đ/s: Nếu kim ngắn chỉ giữa số 3 và số 4 còn kim dài chỉ số 6. a. 6 giờ 30 phút c. 6 giờ 15 phút b. 3 giờ 15 phút d. 3 giờ rưỡi Về làm bài tập vở bài tập (tr40) Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010 TOÁN: TÌM SỐ BỊ CHIA A. Mục tiêu: Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Biết cách trình bày bài toán giải dạng này. Hs cẩn thận, sáng tạo, độc lập suy nghĩ. B. Chuẩn bị: 6 tấm bìa hình vuông. C. Lên lớp: I. Bài cũ: Tìm X: X + 5 = 10 X x 5 = 10 II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn quan hệ giữa phép nhân và phép chia: Gv vừa nói vừa gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng. - Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông ? (3ô vuông) Làm cách nào để được 3 ô vuông. Gv viết: 6 : 2 = 3 Hs nhắc lại: số bị chia là 6, số chia là 2, thương là 3 SBC SC T - Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có mấy ô vuông ? (6 ô vuông) Gv viết: 3 x 2 = 6 Tất cả có 6 ô vuông, ta có thể viết: 6 = 3 x 2 Nhận xét: 6 : 2 = 3 6 = 3 x 2 Số bị chia Số chia Thương Số bị chia bằng thương nhân với số chia. 3. Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết: a. Gv nêu: có phép chia: X : 2 = 5 Số X là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5. Dựa vào nhận xét trên, ta làm như sau: Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia). Vậy X = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5 Trình bày: X : 2 = 5 X = 5 x 2 X = 10 b. Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. Hs nhắc lại cách tìm số bị chia. 4. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm. Gv nêu từng cột, yêu cầu hs nhẩm. Hs lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia từng cột. Bài 2 : Tìm X. Hs làm bảng con – gv nhận xét từng bài. * Chốt: Cách tìm – cách trình bày theo mẫu đã học. Bài 3: Bài toán. 1 em đọc đề toán - lớp đọc thầm. Gv tóm tắt: 5 kẹo 5 kẹo 5 kẹo Gv hướng dẫn: - Bài toán hỏi gì ? (có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo) - Bài toán cho biết gì ? (có 3 em, mỗi em 5 cái kẹo) Gọi số kẹo là X, ta có: X : 3 = 5. Từ đó hs chọn phép tính đúng: 5 x 3 = Hs giải vở - gv thu chấm bài 8 em. 1 hs lên chữa bài. * GV kết luận: Lời giải dựa vào câu hỏi bài toán. Phép tính đưa về dạng tìm số bị chia để chọn. Đáp số kèm đúng tên đơn vị. 5. Củng cố, dặn dò: Một số em nhắc lại quy tắc tìm số bị chia. Gv nhắc lại cách tìm và cách trình bày. Về làm các bài tập vở bài tập (tr41). KỂ CHUYỆN: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON A. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh, kể lại từng đoạn câu chuyện: “ Tôm Càng và Cá Con” - Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện một cách tự nhiên 2. Rèn kĩ năng nghe: - Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể nối tiếp lời bạn. B. Đồ dùng dạy học: - 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” * Giáo viên nhận xét II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện: 2.1 Kể từng đoạn theo tranh - Hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh trong SGK + Tranh 1: Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau. + Tranh 2: Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem. + Tranh 3: Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác kịp thời cứu bạn + Tranh 4: Cá Con biết tài của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. * Nhận xét bình chọn nhóm kể hay. 2.2 Phân vai dựng lại câu chuyện hướng dẫn các nhóm tự phân vai dựng lại câu chuyện. * Lưu ý: Học sinh thể hiện đúng điệu bộ giọng nói của từng nhân vật. - Giáo viên công bố điểm, tuyên dương những học sinh và nhóm học sinh kể chuyện hay, tự nhiên. 3. Củng cố - dặn dò * Nhận xét tiết học. - Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. CHÍNH TẢ: VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI A. Mục đích yêu cầu: - Chép lại chính xác truyện vui: “ Vì sao cá không biết nói “ - Viết số một số tiếng có âm đầu r/d hoặc có vần ưt/ưc. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép mẫu chuyện: “ Vì sao cá không biết nói” C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng - Cả lớp viết bảng con các từ sau: con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp. * Giáo viên nhận xét II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ chép lại đoạn truyện vui: “ Vì sao Cá không biết nói” sau đó làm các bài tập phân biệt r/d ; ưt/ưc. 2. Hướng dẫn tập chép: 2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc mẫu chuyện - Việt hỏi anh điều gì ? - Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ? - Lân chê em hỏi ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước. Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật. Nhưng có lẽ cá cũng có cách trao đổi riêng với bầy đàn * Hướng dẫn cách trình bày - Câu chuyện có mấy câu ? - Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào ? - Trong bài những chữ nào viết hoa ? Vì sao ? * Hướng dẫn viết từ khó: say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng. 2.2 Giáo viên đọc học sinh chép bài vào vở. 2.3 Chấm chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2b: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - 1 học sinh lên bảng làm. Sân hãy rực vàng Rủ nhau thức dậy - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn chữa bài 4. Củng cố - dặn dò: - Theo em vì sao cá không biết nói ? ( Vì nó là loài vật ) - Cá giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của nó * Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại chuyện và chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2010 TẬP ĐỌC: SÔNG HƯƠNG A. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi ở chữ có dấu câu và chỗ cần tách ý, gây ấn tượng trong những câu dài. - Biết đọc bài với giọng tả thong thả, nhẹ nhàng. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó: sắc độ, đặc ân, êm đềm. - Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương qua cách miêu tả của tác giả. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài: “ Tôm Càng và Cá Con “ II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Thành Phố Huế là kinh đô cũ của nước ta, có rất nhiều cảnh đẹp. Bài tập đọc hôm nay sẽ giới thiệu một trong những cảnh đẹp độc đáo và nổi tiếng của Huế. Cảnh Sông Hương. 2. Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu * Luyện phát âm: phong cảnh, phượng vĩ, bãi ngô, thảm cỏ, đỏ rực, dải lụa, ửng hồng. b. Đọc từng đoạn trước lớp - Gọi học sinh đọc chú giải * Hướng dẫn đọc: + Bao trùm lên cả bức tranh,/ là một màu xanh/ ... Thực hành: Bài 1: Tính chu vi hình tam giác. 1 hs nêu yêu cầu – GV chép bài mẫu – HS nhận xét. 2 em trình bày bảng lớp - lớp làm vở nháp. Chữa bài – nhận xét. Bài 2: Tính chu vi hình tứ giác. 1 hs nêu yêu cầu - lớp tự giải vào vở 2 hs thi đua chữa bài. Gv chấm bài 1 số em. Bài 3: Đo và tính chu vi hình tam giác.(Nhóm A, B) 1 hs nêu yêu cầu bài tập - lớp tự giải vào vở. Gọi lần lượt 2 hs lên bảng làm. * Chốt cho hs có 2 cách trình bày phép tính (vì có 3 cạnh bằng nhau nên có thể chuyển thành phép nhân) 4. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại cách tính chu vi tam giác, tứ giác. LTVC: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - DẤU PHẨY A. Mục đích yêu cầu: - Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt; kể tên một số loài vật sống dưới nước. - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy. - Giáo dục HS ý thức học tập tốt. B. Đồ dùng dạy học: - 2 bộ thẻ từ, mỗi bộ ghi tên 8 loài cá trong bài tập 1 SGK C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng HS1: Viết từ ngữ có tiếng biển HS2: Đặt câu cho bộ phận được gạch dưới các câu sau: Đêm qua cây đổ vì gió to Bạn Ly học yếu vì bạn ấy không chăm học. * Giáo viên nhận xét II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: * Bài tập 1: - Giáo viên treo tranh minh hoạ 8 loài cá phóng to, giới thiệu tên từng loại. - Cả lớp quan sát - Lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài - Thảo luận nhóm đôi nói tên các loài cá - Yêu cầu 2 nhóm học sinh gắn nhanh tên từng loài cá. + Cá nước mặn: cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục. + Cá nước ngọt: cá mè, cá chép, cá trê, cá quả. * Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên gắn tranh minh hoạ lên bảng - Học sinh quan sát tranh minh hoạ rồi tự viết qua giấy nháp tên của chúng ( tôm, sứa, ba ba ) - Cho học sinh viết tên nhiều loài vật qua trò chơi tiếp sức. - 4 nhóm học sinh lên bảng thi tiếp sức mỗi em viết nhanh tên một con vật sống dưới nước. - Cá diếc, cá rô, ốc, sư tử biển, hải cẩu, ốc tôm, cua, hến, ba ba, rùa, cá mực, cá thu, cá chim, cá hồi, cá sấu, lợn biển, sứa,. * Bài tập 3: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Cả lớp làm bài vào vở. - 1 học sinh lên bảng sửa bài. - Trong đoạn văn trên chỉ có câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy. * Giáo viên nhận xét - Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều, càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. 3. Củng cố - dặn dò: * Nhận xét tiết học * Nhắc học sinh chú ý dùng dấu phẩy khi viết câu Thứ sáu ngày12 tháng 3 năm 2010 TOÁN: LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc. Nhận biết và tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Giáo dục hs tính cẩn thận. B. Lên lớp: I. Bài cũ: Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ta làm như thế nào ? 2 hs tính: + Chu vi tam giác biết: 3dm, 4dm, 6dm. + Chu vi tứ giác: 5cm, 7cm, 8cm, 6cm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Nối các điểm để được.(Nhóm A, B) 1 hs nêu yêu cầu. Gv chấm sẵn lên bảng các điểm. 3 hs đại diện 3 nhóm lên thực hiện yêu cầu. Lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận: Có thể vẽ được 4 đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. Chỉ vẽ được 1 tam giác và 1 tứ giác. Bài 2: Tính chu hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh: 1 hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. Cả lớp làm nháp – 1 hs trình bày bảng lớp. Lớp nhận xét – vài em nhắc lại cách tính. Bài 3: Bài toán. Hs đọc đề bài - Tự giải vào vở. Bài 4: Bài toán. Cho hs thực hiện như bài 3. Khuyến khích hs đưa về phép nhân cho tiện: a. 3 x 4 = 12 (cm) b. 3 x 4 = 12 (cm) GV chấm, chữa bài: Gv chấm bài 8 em. 3 em lên bảng chữa bài. * Kết luận: Cách tính, cách trình bày. Có thể vận dụng bảng nhân nếu độ dài các cạnh bằng nhau. 3. Củng cố, dặn dò: Tính chu vi tam giác biết: 5dm, 30cm, 4dm. Có 2 bạn làm như sau - bạn nào làm đúng – sai ? Lan: 5 + 30 + 4 = 39 (dm) Hoa: đổi 30cm = 3dm: 5 + 3 + 4 = 12 (dm). Về làm bài tập vở bài tập. TẬP VIẾT: CHỮ HOA: X A. Mục đích yêu cầu: - Biết viết chữ X theo cỡ chữ vừa và nhỏ - Biết viết ứng dụng cụm từ: Xuôi chèo mát mái theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. B. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ X đặt trong khung chữ - Vở tập viết C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng viết – Cả lớp viết bảng con từ: V , Vượt * Giáo viên nhận xét. II. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn tập viết: 2.1 Hướng dẫn viết chữ hoa - Chữ X cao mấy li ? - Chữ X gồm mấy nét ? Là những nét nào ? * Hướng dẫn cách viết: + Nét 1: ĐB trên ĐK5 viết nét móc 2 đầu bên trái, DB giữa ĐK1 với ĐK2 + Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết nét xiên ( lượn ) từ trái sang phải, từ dưới lên trên, DB trên ĐK 6 + Nét 3: Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong DB ở ĐK2 - Giáo viên viết mẫu - Yêu cầu học sinh viết bóng - Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - Gọi 1 học sinh đọc cụm từ ứng dụng - Em hiểu cụm từ:“Xuôi chèo mát mái” nghĩa là gì ? - Cụm từ: “ Xuôi chèo mát mái” có mấy chữ ? Là những chữ nào ? - Những chữ nào có độ cao 2,5 li - Các chữ còn lại cao mấy li ? - Yêu cầu học sinh viết chữ: “ Xuôi ” vào bảng con. 4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết: * Chấm bài, nhận xét - Chữ X cao 5 li - Chữ X gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản đó là 2 nét móc hai đầu và một nét xiên. - Học sinh quan sát lắng nghe. - Học sinh viết bóng - Học sinh viết bảng con - Xuôi chèo mát mái - Gặp nhiều thuận lợi - Có 4 chữ - X, h - Chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li. - Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 5. Củng cố - dặn dò: * Nhận xét tiết học * Về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết. CHÍNH TẢ: SÔNG HƯƠNG A. Mục đích yêu cầu: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Sông Hương” - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r / d / gi có vần ưt/ưc. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng viết 6 từ có chứa vần ưc / ưt. - Cả lớp viết bảng con. * Giáo viên nhận xét ghi điểm II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế. Hôm nay lớp mình sẽ viết một đoạn trong bài: “ Sông Hương” và làm các bài tập chính tả phân biệt r / d / gi có vần ưc/ưc. 2. Hướng dẫn viết chính tả: - Giáo viên đọc bài chính tả - Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào ? - Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của Sông Hương vào thời điểm nào ? - Hướng dẫn học sinh luyện viết bảng con. - Giáo viên đọc bài - Chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2b: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở: sức khoẻ, sứt mẻ cắt đứt, đạo đức nức nở, nứt nẻ. Bài 3a: - Gọi 1 học sinh đọc đề. - Trái với hay - Tờ mỏng, dùng để viết chữ lên 4. Củng cố - dặn dò: * Nhận xét tiết học * Về nhà tự làm bài tập 2a, 3b. TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý - TẢ NGẮN VỀ BIỂN A. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: Tiếp tục rèn luyện cách đáp lời đồng ý trong một tình huống giao tiếp. 2. Rèn kĩ năng viết: Trả lời câu hỏi về biển. 3. Giáo dục HS ý thức học tập tốt. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ cảnh biển. C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: 2 cặp học sinh thực hành đóng vai theo 2 tình huống sau: * Tình huống 1: HS 1 hỏi mượn HS 2 một cuốn truyện. HS2 nói lời đồng ý. HS1 đáp lời đồng ý của bạn. * Tình huống 2: HS1 đề nghị HS2 giúp mình một việc HS2 nói lời đồng ý. HS1 đáp lại * Giáo viên nhận xét II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và các tình huống trong bài - Yêu cầu học sinh thực hành đóng vai a. Cháu cảm ơn bác. b. Cháu cảm ơn cô ạ ! c. Nhanh lên nhé ! Tớ chờ đấy ! Bài tập 2: - Học sinh mở SGK/67 xem lại BT3 - Một số học sinh nói lại những câu trả lời của mình. - Nhắc học sinh chọn viết theo 1 trong 2 cách. * Cách 1: Trả lời lần lượt từng câu hỏi * Cách 2: Dựa vào 4 câu hỏi gợi ý viết liền mạch các câu trả lời để tạo thành một đoạn văn. - Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm khi mặt trời đang lên. - Sóng biển xanh nhấp nhô. - Trên mặt biển có tàu, thuyền lướt sóng. - Trên bầu trời có những đám màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi. 3. Củng cố - dặn dò. * Nhận xét tiết học. * Nhắc học sinh thực hành đáp lời đồng ý. Sinh ho¹t: LỚP I. Môc ®Ých, yªu cÇu: - Häc sinh biÕt ®îc nh÷ng u khuyÕt ®iÓm cña m×nh trong tuÇn tõ ®ã kh¾c phôc vµ thùc hiÖn tèt h¬n. - Gi¸o dôc c¸c em cã ý thøc trong giê sinh ho¹t, ®oµn kÕt vµ lu«n cã tinh thÇn gióp ®ì b¹n. II.TiÕn hµnh sinh ho¹t: 1. Sinh ho¹t v¨n nghÖ. 2. Néi dung sinh ho¹t. * Líp trëng nhËn xÐt sao. * GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸ chung. NÒ nÕp: S¸ch vë t¬ng ®èi ®Çy ®ñ, s¹ch ®Ñp. §å dïng häc tËp kh¸ ®ñ. VÒ häc tËp: Mét sè em ch¨m chØ, ngoan ngo·n, siªng ph¸t biÓu nh em Thảo, Vy, Long,... VÖ sinh th©n thÓ: S¹ch sÏ, gän gµng. *Tån t¹i: Mét sè em ®äc, viÕt yÕu cÇn cè g¾ng h¬n: em Nguyên, Quang Qúy, Sơn. * .B×nh bÇu c¸ nh©n vµ lớp ®iÓn h×nh. * KÕ ho¹ch tuÇn tíi: Dùa trªn kÕ ho¹ch cña nhµ trêng vµ liªn ®éi. a. Häc tËp: - Häc vµ lµm bµi cò tríc khi ®Õn líp. - C¸c b¹n häc sinh giái kÌm c¸c b¹n häc sinh yÕu häc bµi. - Trong giê häc chó ý nghe gi¶ng, ph¸t biÓu x©y dùng bµi. b. NÒ nÕp: - Thùc hiÖn tèt néi quy cña trêng vµ líp ®Ò ra. - §i häc ®óng giê, nghØ häc cã giÊy xin phÐp, mang ®ång phôc quÇn xanh, ¸o tr¾ng vµo c¸c ngµy thø 2, 3, 4 hµng tuÇn. - Ca móa h¸t tËp thÓ dôc vµ xÕp hµng ra vµo líp nghiªm tóc. - VÖ sinh líp häc vµ vÖ sinh c¸ nh©n s¹ch sÏ, lµm vÖ sinh ë khu vùc quy ®Þnh. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: