Giáo án Lớp 2 tuần 21 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

Giáo án Lớp 2 tuần 21 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

MÔN: TOÁN

Tiết: LUYỆN TẬP

 I. Mục tiêu

 -Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5. để tính nhẩm.

 -Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giảng.

 -Biết giải bài toán có một phép nhân.

 - Tính độ dài đường gấp khúc.

 II.Đồ dùng dạy hoc:

 III. Các hoạt động

 

doc 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 21 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ 2, 3, 4 nghỉ làm công tác khối thầy Minh dạy
 Thứ năm, ngày 21 tháng 1 năm 2010.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu
 -Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5. để tính nhẩm.
 -Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giảng.
 -Biết giải bài toán có một phép nhân.
 - Tính độ dài đường gấp khúc.
 II.Đồ dùng dạy hoc:
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Thực hành.
 Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS cùng làm bài theo mẫu, chẳng hạn:
GV viết lên bảng: 2 x 6 Cho HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện: Lấy 2 nhân với một số để được 6, tính nhẩm để có 2 x 3 = 6, viết 3 vào chỗ chấm, ta có
 2 x 3 6
 HS tự làm tiếp bài 2 rồi chữa bài.
Bài 3: Cho HS làm bài (theo mẫu ở bài 2 của bài học 98) rồi chữa bài.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV gợi ý để HS nhớ lại: Một đôi đũa có 2 chiếc đũa.
GV nhận xét 
	Bài 5: Cho HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc (tính tổng độ dài của các đọan tạo thành đường gấp khúc) rồi tự làm bài và chữa bài. Chẳng hạn:
Sau khi chữa bài, GV cho HS nhận xét để chuyển thành phép nhân:
3 + 3 + 3 = 9(cm) thành 3 x 3 = 9(cm)
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
-HS làm bài rồi chữa bài.
-HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
-HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
HS làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là:
2 x 7= 14 (chiếc đũa)
	Đáp số: 14 chiếc đũa
 Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
 Đáp số: 9cm
HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc 
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: CHIM CHÓC – ĐẶT CÂU HỎI TRẢ LỜI : Ở ĐÂU ?
 I. Mục tiêu:
 -Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp.
 -Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu?
 II.Đồ dùng dạy học:GV: Bảng thống kê từ của bài tập 1 như Vở Bài tập Tiếng Việt 2 . HS: Vở.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về thời tiết
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
Yêu cầu HS đọc mẫu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-Mở rộng: Ngoài các từ chỉ tên các loài chim đã biết ở trên, bạn nào có thể kể thêm tên các loài chim khác?
Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Có những loài chim được đặt tên theo cách kiếm ăn, theo hình dáng, theo tiếng kêu, ngoài ra còn có rất nhiều các loại chim khác.
b. Hoạt động 2: Giúp HS biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu?
Bài 2Yêu cầu HS đọc đề bài bài 2.
-Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại.
-Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
-Hỏi: Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó, ta dùng từ gì để hỏi?
-Hãy hỏi bạn bên cạnh một câu hỏi có dùng từ ở đâu?
-Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
-Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu.
-Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
-Nhận xét và cho điểm từng HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Hát
-Ghi tên các loài chim trong ngoặc vào ô trống thích hợp.
-Cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh.
-Gọi tên theo hình dáng, gọi tên theo tiếng kêu, gọi tên theo cách kiếm ăn.
-chèo bẻo, sơn ca, họa mi, sáo, chim vôi, sẻ, thiên nga, cò, vạc,
-1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
-Làm bài theo cặp.
-Một số cặp lên bảng thực hành:
- HS 1: Bông cúc trắng mọc ở đâu?
- HS 2: Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.
-Ta dùng từ “ở đâu?”
 HS 1: Bạn làm thẻ mượn sách ở đâu?
- HS 2: Mình làm thẻ mượn sách ở thư viện.
-Một số cặp HS trình bày trước lớp
-2 HS thực hành: 
- HS làm bài sau đó đọc chữa bài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ : 
GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN QUÊ HƯƠNG EM
I, Mục tiêu :
 Ghi nhớ công ơn của Đảng và hiểu về phẩm chất thành tích của những đảng viên trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
Tự hào và tin tưởng ở Đảng, càng thêm yêu và gắn bó với quê hương, đất nước,cảm phục và yêu mến các Đảng viên.
II, Chuẩn bị : Câu hỏi thảo luận .
III, Tiến hành hoạt động : 1. Khởi động ; Hát tập thể bài “Em là mầm non của Đảng” (2’) 2.Giới thiệu và tiến hành các hoạt động 
a.Hoạt động 1 : Thảo luận (10’)
 -Giáo viên cung cấp cho học sinh các tư liệu về những 	 Theo dõi 
-Đảng viên ưu tú của huyện, tỉnh đã có nhiều đóng góp 
cho sự nghiệp cách mạng ở quê hương.
-Phát câu hỏi thảo luận cho học sinh : 
“Những truyền thống nổi bật ở quê hương ?	 Thảo luận nhóm bàn
-Các Đảng viên đã có những đóng góp lớn lao gì?	 Báo cáo kết quả thảo luận 
Bạn học tập được gì ở các tấm gương Đảng viên ?” Nhóm khác nhận xét
 Kết luận : Chúng ta được học tập dưới mái trường khang
 trangsạch đẹp,được vui chơi được học hành là nhờ sự 
đóng góp lớnlao của các Đảng viên nói riêng trong sự
 nghiệp cách mạng. 
 -Vì vậy các em phải ra sức học tập thật tốt để trở thành 
người có ích cho xã hội ,góp phần xây dựng quê hương
 ngày càng giàu đẹp hơn và học tập các tấm gương Đảng 
viên .
 b.Hoạt động 2 :Chương trình văn nghệ (20’)
 Lớp phó văn thể lên điều khiển lớp chơi trò chơi văn	 Hát văn nghệ theo sự nghệ như “hát nối”, hát “liên khúc”	 điều khiển của lớp phó phó văn thể
Giáo viên theo dõi chung
IV, Kết thúc hoạt động (2’) Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh
 Thứ sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2010
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: SÂN CHIM
 I. Mục tiêu
 -Nghe và viết lại đúng, không mắc lỗi bài chính tả Sân chim (sgk) 
 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch / tr, uôt / uôc.
 II.Đồ dùng dạy học:GV: Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. HS: SGK.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Chim sơn ca và bông cúc trắng.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
-GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
-Đoạn trích nói về nội dung gì?
b. Hướng dẫn trình bày
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong bài có các dấu câu nào?
-Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
-Các chữ đầu câu viết thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
-Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d. Viết chính tả
-GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi
-GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài
-Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS. 
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2a
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập 
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Chia lớp thành 4 nhóm. 
-Yêu cầu các em trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút để ghi lại các từ, các câu đặt được theo yêu cầu của bài. . Nhóm nào tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu nhất là nhóm thắng cuộc.
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhân xét tiết học.
Hát
 -2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
 -Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim.
-Đoạn văn có 4 câu.
-Dấu chấm, dấu phẩy.
-Viết hoa và lùi vào 1 ô vuông.
Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
Tìm và nêu các chữ: làm, tổ, trứng, nói chuyện, nữa, trắng xoá, sát sông.
 -Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
-Nghe và viết lại bài.
-Soát lỗi theo lời đọc của GV.
-điền vào chỗ trống ch hay tr?
-HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sửa lại nếu bài bạn sai.
-Đọc đề bài và mẫu.
-Hoạt động theo nhóm. 
 -Các nhóm trình bày
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu
 -Thuộc bảng nhân2, 3, 4, 5.để tính nhẩm.
 -Biết thừa số , tích.
 -Biết giải bài toán bằng một phép nhân.
 II.Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung
Phát triển các hoạt động (27’)
 a.Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS nêu cách làm bài (chẳng hạn, muốn tìm tích ta lấy thừa số nhân vói với thừa số) rồi làm bài và chữa bài.
Bài 3: Cho HS nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
8 học sinh được mượn số quyển sách là:
 5 x 8 = 40 (quyển sách)	Đáp số: 40 quyển sách
b.Hoạt động 2: Thi đua. 
Bài 5: Cho HS tự đo độ dài từng đọan thẳng của mỗi đường gấp khúc và tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
GV nhận xét – Tuyên dương
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị: Phép chia.
Hát
 - HS làn bài, sửa bài
 -HS làn bài, sửa bài
 - HS làn bài, sửa bài
-HS làn bài, sửa bài
HS 2 dãy thi đua.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết:ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
 I. Mục tiêu
 - Biết đáp lại lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp đơn giản.
 - Biết viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
 II.Đồ dùng dạyhọc:
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Tả ngắn về bốn mùa.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
 -Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
-Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
-Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
-Cho một số HS đóng lại tình huống.
Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn).
-Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
-Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
-Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
Bài 3 Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim chích bông.
 -Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông?
-Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông?
Gọi 1 HS đọc yêu cầu c.
Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Hát
-2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài. HS cả lớp theo dõi.
-Bạn HS nói: Không có gì ạ.
-Vì giúp các cụ già qua đường chỉ là một việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Nói như vậy để thể hiện sự khiêm tốn, lễ độ.
-HS trình bày
 -Một số cặp HS thực hành trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ.
HS làm việc theo cặp.
+ Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng. Tuần sau mình sẽ trả.
-HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp khác (nếu có).
Một số đáp án:
b) Có gì đâu mà bạn phải cảm ơn
c) Dạ, thưa bác, không có gì đâu ạ 
-2 HS lần lượt đọc bài.
-Một số HS lần lượt trả lời .
-Viết 2, 3 câu về một loài chim con thích.
-HS tự làm bài vào vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 Tiết:CUỘC SỐNG XUNG QUANH
 I.Mục tiêu: 
 -Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
 -Mô tả được một số nghề nghiệp , cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
 II.Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK tr 45, 47.Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp.Một số tấm bìa gắn có ghi sẵn nghề nghiệp.
 III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1')
2.Bài cũ: ( 3')
3.Bài mới: (1') giới thiệu bài.
Phát triển các hoạt động (27')
 a.Hoạt động 1:Quan sát và kể tên những gì bạn nhìn thấy trong hình.
-Y/c quan sát và thảo luận nhóm kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
b.Hoạt động 2:Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
-Em nhìn thấy những người này sống ở đâu? Vùng miền nào của Tổ quốc? (miền núi, trung du hay đồng bằng)
-Yêu cầu thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người ân trong hình vẽ trên
-Từ những kết quả thảo luận trên các em rút ra được điều gì?
c.Hoạt động 3:Thi nói về nghành nghề.
-Y/c HS các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.
-Cách tính điểm:
+Nói đúng ngành nghề: 5 điểm.
+Nói sinh động về ngành nghề đó: 3 đ
+Nói sai về ngành nghề : 0 điểm.
-Cá nhân hoặc nhóm nào đạt được số điểm cao nhất thì người đó thắng cuộc.
4.Củng cố, dặn dò: (3')
-Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị phần còn lại.
-Các nhóm HS thảo luận và trình bày. Chẳng hạn:
Hình 1:Trong hình là một người phụ nữ đang dệt vải. Bên cạnh người phụ nữ có rất nhiều mảnh vải với màu sắc sặc sỡ khác nhau.
Hình 2:Trong hình là những cô gái đang đi hái chè. Sau lưng các cô gái là cái gùi nhỏ để đựng lá chè.
Hình 3: .
-HS gắn các tấm bìa cho phù hợp.
-HS thảo luận và trinh bày kết quả:
Hình 1,2:Người dân sống ở miền núi.
Hình 3,4:Người dân sống ở trung du.
Hình 5,6:Người dân sống ở đồng bằng.
Hình 7:Người dân sống ở miền biển.
-HS thảo luận nhóm và trình bày :
Hình 1:Người dân làm nghề dệt vải.
Hình 2:Người dân làm nghề hái chè.
Hình 3:Người dân trồng lúa.
Hình 4:Người dân thu hoạch cà phê.
Hình 5:Người dân làm nghề buôn bán trên sông.
-Mỗi người dân làm những ngành nghề khác nhau.
-Rút ra kết luận: ỗ người dân ở những vùng miền khác nhau làm những ngành nghề khác nhau.
-Các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.
	HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 21
 -Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 22
II Chuẩn bị: -Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 21
 -Bản kế hoạch hoạt động trong tuần thứ 22
 III.Các hoạt động chủ yếu.
 1. Giới thiệu nội dung của tiết học
a.Hoạt động 1.Đánh giá hoạt động của tuần thứ 21 : (15 phút)
-Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.Giáo viên nhận xét chung:
 * Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt.
 -Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 -Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 *Khuyết điểm: 
 b.Hoạt động 2. Triển khai hoạt động tuần 22 : ( 10 phút)
 - Tiếp tục rèn chữ để dự thi chữ viết đẹp học sinh 
 - Ôn bài và làm bài trước khi đến lớp .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp.
 - Thực hiện tốt các phong trào đội đề ra.
 - Thực hiện kiểm tra việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ
 -Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. Thi đua dạy tốt, học tốt. “ Mừng Đảng, mừng xuân” 
2. Tổng kết dặn dò (7 phút)
 - Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển.
 - Dặn dò học sinh ôn kĩ bài trước khi đến lớp
 - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
************&************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc