Giáo án lớp 2 - Tuần 26 năm 2011 - Trường TH Đức Yên

Giáo án lớp 2 - Tuần 26 năm 2011 - Trường TH Đức Yên

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc rõ ràng ,rành mạch toàn bài .Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.

- Hiểu ND: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 5.)

- HS khá giỏi trả lời được CH 4.

- Các KNS:- tự nhận thức: xác định giá trị bản thân;- ra quyết định;- thể hiện sự tự tin.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1

A.Kiểm tra bài cũ:

 + Gọi 1H/S đọc thuộc bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 + 1 HS nhắc lại nội dung của bài Voi nhà.

 + Nhận xét, cho điểm.

 

doc 24 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 26 năm 2011 - Trường TH Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chiều: (dạy bài sáng thứ 2)
Tập đọc
Tôm càng và cá con( Tiết76,77)
I.yêu cầu cần đạt:
 - Đọc rõ ràng ,rành mạch toàn bài .Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu ND: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 5.)
- HS khá giỏi trả lời được CH 4.
- Các KNS:- tự nhận thức: xác định giá trị bản thân;- ra quyết định;- thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy- học: Tiết 1
A.Kiểm tra bài cũ:
 + Gọi 1H/S đọc thuộc bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 + 1 HS nhắc lại nội dung của bài Voi nhà.
 + Nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: Giới thiệu bài đọc qua tranh.
Hoạt động1:Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu cả bài. HS lắng nghe.
b.Hướng dẫn H/S luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
*Học sinh nối tiếp đọc từng câu . 
 - GV cùng HS phát hiện từ khó để luỵên đọc đúng.Ví dụ: óng ánh, trân trân, nắc nỏm, ngoắt, quẹo,
 *H/S nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp (4 đoạn).
+Sau lần 1 GV H/D H/S ngắt, nghỉ, nhấn giọng một số câu khó
+Nối tiếp đọc từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ mới bằng nhiều cách
 GV có thể giải thích thêm từ mà H/S yêu cầu.
*Đọc từng đoạn trong nhóm.
G/V chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em. Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc.GV theo dõi, nhắc nhở.
*Các nhóm thi đọc.(Đọc cá nhân hoặc đọc đồng thanh, cả bài hay 1 đoạn).
*Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2 hoặc 1H/S đọc cả bài.
 Tiết 2
Hoạt động2:Hướng dẫn H/S tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1:Khi đang tập dưới đáy sông Tôm Càng gặp chuyện gì?(Gặp một con vật lạ, thân đẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp bạc óng ánh) 
Câu2: Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào? (...làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở...)
Câu 3: Chia thành 2 câu nhỏ:
- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?
 - Vẩy của Cá Con có ích lợi gì?
 ( HS trả lời, lớp nhận bổ sung,GV kết luận giảng bài)
Câu 4(dành cho HSKG): Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con? 
 - Nhiều HS nối tiếp nhau kể - Lớp nhận xét, GV kết luận.
Hoạt động3: Luyện đọc. GV hướng dẫn HS đọc phân vai theo nhóm 3(Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con) 
- Thi đọc gĩưa các nhóm
- Nhận xét, bổ sung.
2.Củng cố:
 Gọi 1 HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
* Hỏi:Em thích nhân vật nào trong truyện ?Vì sao?
 H/S nêu ý kiến của mình rồi giải thích.
*Hỏi: Em học được Tôm Càng điều gì? (Yêu quý bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn)
3.Dặn dò: Đọc lại bài, chuẩn bị tiết kể chuyện.
Toán
luyện tập (Tiết 127)
I.yêu cầu cần đạt:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian. 
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
- Bài tập cần làm 1, 2. 
HS khá giỏi làm thêm bài 3.
II. Đồ dùng dạy học. Mô hình đòng hồ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi HS đọc giờ trên mặt đồng hồ GV đã điều chỉnh.
 + Nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm.
2. Luyện tập: GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: Hướng dẫn HS xem tranh vẽ trong bài để trả lời từng câu hỏi của bài toán.
 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
Bài 2: HS quan sát hình vẽ và phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động:
7giờ và 7 giờ 15 phút.
 So sánh các thời điểm trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
 (HS thảo luận nhóm 2 trả lời, lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
Bài 3(dành cho HSKG):Củng cố kĩ năng sử dụng đơn vị đo thời gian(giờ, phút) và ước lượng khoảng thời gian.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà tập xem đồng hồ.
___________________________________
 Thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2011
Toán
Tìm Số bị chia( tiết 127)
I.yêu cầu cần đạt: 
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết tìm x trong các bài tập dạng :X: a = b(với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học )
- Biết giải bài toán có một phép nhân. 
 -Bài tập cần làm 1, 2, 3.
- HSKG làm thêm các bài còn lại.
II.Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa hình vuông bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động1: Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
a.GVgắn 6 ô vuông lên bảng thành hai hàng(như SGK).
- GV nêu có 6 ô vuông xếp thành hai hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông?
- HS trả lời: Có 3 ô vuông.
 - GV gợi ý để HS tự viết được: 
 6 : 2 = 3
 Số bị chia Số chia Thương
- HS nhắc lại 6 là số bị chia; 2 là số chia; 3 là thương.
b. GV nêu: Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi hai hàng có tất cả mấy ô vuông?
- HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6
- GV nêu: Tất cả có 6 ô vuông. Ta có thể viết: 6 = 3 x 2
c. Hướng dẫn HS nhận xét so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng.
 6 : 2 = 3 6 = 3 x 2
Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
Hoạt động2: Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết.
* GV nêu phép chia: x : 2 = 5
 - HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
 - Hướng dẫn HS dựa vào nhận xét trên để tìm x( số bị chia)
 - HS thảo luận nhóm, trình bày bài giải vào giấy nháp.
* Một số HS nêu cách tìm số bị chia. GV và cả lớp nhận xét chốt lại cách giải đúng.
GVghi bảng: x : 2 = 5
 x = 5 x 2
 x = 10 
Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Hoạt động3: Thực hành. 
Bài 1: Tính nhẩm( HS tự làm bài rồi chữa)
Bài 2: HS trình bày bài theo mẫu( tìm x).
- GV cho HS tự làm rồi chữa.
Bài 3: Một HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên làm vào bảng phụ.
- Treo bảng phụ chữa bài.
Hoạt động3: Củng cố- Dặn dò
- GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài.
Chính tả:
Tập chép: vì sao cá không biết nói?(Tiết 51)
I.yêu cầu cần đạt: 
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức mẫu chuyện vui.
 - Biết trình bày bài .Tốc độ khoảng 40 chữ /15 phút.(Không mắc quá 5 lỗi).
 - Làm được BT(2) a/ b .
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung bài tập chép.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra: 2 HS lên viết bảng lớp , còn lại viết vào bảng con: 
 Con trăn, cá trê, bực tức, lực sĩ...
* GV nhận xét, sữa sai. 
B. Dạy bài mới :
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết.
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị
 - GV đọc đoạn cần chép, cả lớp đọc thầm.
 - Gọi 2 HS đọc lại bài.
 - GV giúp HS nắm nội dung bài chép.
 + Việt hỏi anh điều gì?
 + Câu trả lời của Lan có gì đáng buồn?
 - HS nhận xét cách trình bày bài chép.
2.HS chép bài vào vở.
3.Chấm , chữa bài
 Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 1, 2 ở VBT.
4. Nhận xét , bổ sung.
5. Củng cố dặn dò: 
Kể chuyện
tôm càng và cá con(Tiết 26)
I. yêu cầu cần đạt:
 - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
- HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu nội dung yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện 
Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo tranh.
 - Cả lớp quan sát 4 tranh trong SGK,nói vắn tắt nội dung mỗi tranh.
 - HS kể trong nhóm từng đoạn truyện dựa vào nội dung từng tranh.
 - Các nhóm thi kể trước lớp, cả lớp nhận xét, bình chọn.
Hoạt động2:Phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện.
 - HS kể theo nhóm 4( Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con).
 - Các nhóm thi kể. .
* Bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất.
3. Củng cố , dặn dò:
 - Gọi 1 HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
 - GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
 Đạo đức:
 Lịch sự khi đến nhà người khác(Tiết 26)
I.yêu cầu cần đạt:
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
 -HS khá giỏi: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
-Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác; - Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác;- Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- VBT. đồ dùng để chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy 
 Tiết1
Hoạt động 1: Thảo luận lớp,phân tích truyện
- GV kể chuyện có kết hợp tranh minh hoạ.
- HS thảo luận lớp:
+ Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?
+ Sau khi nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào?
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
- HS trình bày trước lớp. Các bạn khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà.
Hoạt động2: Thảo luận nhóm.Làm vào VBT. 
 - Đại diẹn nhóm trình bày trước lớp.
 -.Các nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
 - HS tự liên hệ: Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào? Những việc nào còn chưa thực hiện được? Vì sao? 
Hoạt động3: Bày tỏ thái độ.
- HS làm vào VBT. Gọi HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 * Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS giải thích lý do sự đánh giá của mình. Trao đổi cả lớp.
- GV kết luận: ý kién a, d là đúng; ý kiến b, c là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự.
Hoạt động4: Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học
Chiều ( Mít tinh kỉ niệm ngày 8 – 3)
__________________________________
Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2011
Thể dục
đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang trò chơi: kết bạn(tiết 51)
I.yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Trên sân trường, chuẩn bị một còi.
III. Nội dung và phơng pháp lên lớp.
Hoạt động1: Phần mở đầu:
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối.
- Đi đều trên sân trường và hát.
- Ôn một số động tác của bài phát triển chung. 
Hoạt đông2:Phần cơ bản:
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông: (2 lần).
 - Lần 1 GV điều khiển HS làm theo.
 - Lần sau, lớp trưởng điều khiển. GV theo dõi, uốn nắn.
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang: (2 lần).
- HS  ... t) và ước lượng khoảng thời gian(Ngọc đến muộn giờ).
Bài 4: Viết giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp
 a, phút b, giờ c, giờ
Bài tập dành cho HS khá giỏi làm thêm:
1.Tìm y a, y + 5 - 15 = 95 - 9 b. 15 + y x 5 = 90 - 60
GV chấm bài, nhận xét tiết học .
Luyện tiếng việt :
 Luyện đọc:tôm càng và cá con
I. Mục đích yêu cầu.
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng(40tiếng /phút) : 
 - Đọc trơn toàn bài lưu loát, rõ ràng.Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật . 
2.Hiểu được ý nghĩa câu chuyện(Tương tự buổi sáng) 
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động1: Luyện đọc :
Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
 Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
 Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
- Các nhóm tự phân vai đọc ( Người dẫn chuyện,Tôm Càng ,Cá Con.)
- Thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
Bài 1:Kể tên các loài vật sống dưới nước có trong bài tập đọc?
Hoạt động2:Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện cho em hiểu điều gì? 
- Về nhà đọc lại chuyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Thứ 3 ngày 10 tháng 3 năm 2011
 luyện Toán
 Tìm Số bị chia 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết tìm x trong các dạng bài tập :X:a =b(Với a,b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học )
- Biết cách trình bày bài giải dạng toáncó một phép nhân. 
II. Các hoạt động dạy - học:
Họat động1:Lý thuyết 
* GV ghi: x : 2 = 5
 - HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
HS nêu: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Hoạt động2:Thực hành(trang 41)VBT 
Bài 1: Tính nhẩm( HS tự làm bài rồi chữa)
Bài 2: HS trình bày bài theo mẫu( tìm x).
 - GV cho HS tự làm rồi chữa.
Bài 3: Một HS đọc đề bài.GV ghi tóm tắt
 Mỗi xe: 5 bao
 4 xe... bao?
 - GV hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán.
Bài4:Tìm y GV hỏi: 
 - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
 - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
 - Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên làm vào bảng phụ.
 - Treo bảng phụ chữa 
Bài tập dành cho HS khá giỏi làm thêm:
1 - Lan có 5 bông hoa, Lý có gấp 5 lần số bông hoa của Lan. Hỏi Lý có tất cả bao nhiêu bông hoa?
2 - Tính nhanh
a,100 - ( 5 +5 + 5 + 5 + 5 + 5) b, 100 - ( 11 + 12 + 13 + 8 + 9 + 7)
Gvtheo dõi ,chấm chữa bài.
Luyện tiếng việt:
đáp lời đồng ý – quan sát tranh trả lời câu hỏi.
I. Mục đích yêu cầu:
.Biết đáp lại lời đồng ý trong giao tiếp thông thường .
.Quan sát tranh cảnh biển và trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh 
II. Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
 - 3 cặp học sinh đối thoại 1em nói câu hỏi phủ định , em kia đáp lời phủ định theo chủ đề bất kì .Muông thú,Sông biển. 
 - GV nhận xét cho điểm.
2- Dạy bài mới.
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
Họat động1. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 3:
 - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh để trả lời câu hỏi 
 - Lần lượt từng nhóm nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
 - Học sinh và GV bình chọn nhóm trả lời hay nhất.
 - GV chấm một số bài.
HS khá giỏi làm các bài:1( trang37) vở luyện tiếng việt
3. Củng cố: 
 + Nhận xét tiết học.
luyện viết:
bài viết:sông hương
I-Mục tiêu:
1-Nghe viết chính xác ,trình bày đúng đọan1 trong bài:Sộng Hương”
 2 -Trình bày đẹp và viết đúng khoảng cách và kiểu chữ đứng.
 3- Viết đúng độ cao con chữ.(40chữ /15 phút và không mắc quá 5 lỗi)
II-Các hoạt động dạy học :
Hoạtđộng 1 :hướng dẫn nghe viết
B1:Hướng dẫn hs chuẩn bị
- Gv đọc bài chính tả,2 hs đọc lại
- Gv giúp hs nhận xét
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?vì sao?
-Hs đọc thầm lại bài chính tả trong sgk,ghi nhớ những chữ dễ viết sai
B2:Gv đọc cho hs viết bài vào vở
Chấm ,chữa bài
Gv nhận xét giờ học.Y/c HS về nhà viết lại bài
luyện Đạo đức
 Lịch sự khi đến nhà người khác
I. Mục tiêu:
 - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
 - Biết cư xử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen.
 - HS khá giỏi:Biết được ý nghĩa của việc cư xử khi đến nhà người khác.
II.Các hoạt động dạy -
Hoạt động1: Thảo luận nhóm. 
 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 -. Các nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
*HS tự liên hệ: Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào? Những việc nào còn chưa thực hiện được? Vì sao? 
*GV kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà.
Hoạt động2: - HS làm vào VBT. Gọi HS trình bày trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
* Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS giải thích lý do sự đánh giá của mình. Trao đổi cả lớp.
Thứ 4 ngày10tháng 3 năm 2011
Tập viết
Tập viết chữ hoa:X (tiết26)
I. Mục đích yêu cầu: - Viết chữ cái viết hoa X (theo1 dòng cỡ vừa và1 dòng cỡ nhỏ).
- Viết câu ứng dụng: “Xuôi chèo mát mái”.theo cỡ nhỏ(3 lần),chữ viết rõ ràng , liền mạch và tương đối đều nét và nối chữ đúng quy định.
HS khá giỏi viết đúng cả bài	
II. Đồ dùng học tập: Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ, vở tập viết..
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
 + GV kiểm tra vở tập viết học sinh viết ở nhà.
 + Cho HS viết vào bảng con chữ “V, Vượt”.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
Hoạt động1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
* GV treo mẫu chữ hoa X lên bảng.
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ về độ cao, các nét, cách viết.
* GV viết mẫu lên bảng. HS theo dõi.
b. Hướng dẫn HS viết chữ X trên bảng con.(2, 3 lượt). 
Hoạt động2: Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng “Xuôi chèo mát mái”.
 + Gọi một HS đọc cụm từ trên, cả lớp theo dõi .
 + GV giúp HS hiểu: Gặp nhiều thuận lợi.
b. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét về độ cao,khoảng cách viết các con chữ.
Cách nối nét giữa các con chữ.
c. HS viết chữ “Xuôi”trên bảng con.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.(Theo yêu cầu ở vở tập viết).
Hoạt động4: Chấm bài, chữa lỗi.
*Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học.
Luyêntoán
luyện tập
I. Mục tiêu:
 -Biết cách tìm số bị chia chưa biết.
 - Nhận biết số bị chia ,số chia,thương.
 - Biết giải bài toán có phép chia.
II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 + Gọi 2 HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
 + Nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm
 Hoạt động 2: Thực hành .
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong VBT(trang42 )
Bài 1 : HS vận dụng cách tìm số bị chia để tìm y
 - HS làm bài, Gv theo dõi nhắc HS cách trình bày.
 - Gọi HS chữa bài.
Bài 2: GV cho HS nhắc lại cáh tìm số bị trừ, số bị chia.
 - HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Một em làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.
- GV treo bảng phụ chữa bài.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- Chọn phép tính, lời giải phù hợp rồi trình bày bài giải vào vở.
*Củng cố, dặn dò: + Nhận xét tiết học.
 + Nhắc về xem lại bài. 
Luyện tiếng việt:
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy.
I.Mục đích, yêu cầu:
 - Nhận biết được một số loài cá nước mặn ,cá nước ngọt (BT1)Kể tên các loại cá, các con vật sống dưới nước(BT2)
 - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ trống còn thiếu về dấu phẩy.(BT3)
 II. Các hoạt động dạy học:
1. Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hoàn thành bài tập.
Bài tập 2:( viết).Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ SGK, tự viết ra giấy nháp tên các con vật(tôm, sứa, ba ba)
 - HS làm bài vào giấy nháp, trình bày kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. HS chữa bài vào VBT. 
HS khá giỏi làm các bài ở VBT luyện tiếng việt ( trang41) Bài 1,2
2. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học và dặn HS tìm thêm các từ nói về sông, biển.
1 HS nhắc lại nội dung bài học
Thứ 5 ngày 11 tháng 3 năm 2011
luyện viết :
Bài viết:Sông hương.
I. Mục đích, yêu cầu:
 Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn 1 trong bài:Sông Hương theo cỡ chữ sáng tạo.
 Viết đúng độ cao con chữ.(40chữ /15 phút và không mắc quá 5 lỗi)
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Hướng dẫn HS tập chép
Họat động1. Học sinh luyện viết bài :Sông Hương.
 * GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn chính tả, gọi 2 HS đọc .
- Học sinh nhắc lại nội dung bài?
- Chữ nào trong bài cần viết hoa?. 
- Cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - Học sinh nhìn bảng viết bài vào vở.
 - GV đọc học sinh khảo bài.
Hoạt động2. Giáo viên chấm bài 
2. Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét giờ tập viết.
 Tuyên dương bài viết đúng, đẹp.
luyện Toán
Chu vi hình tam giác- chu vi hình tứ giác
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
 - Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết tính độ dài của mỗi cạnh.
II. Các hoạt động dạy học: 
Họat động1: Củng cố về chu vi hình tam giác.
 - HS nhắc lại cách tính chu vi của hình tứ giác, hình tam giác.
* GVKL: Chu vi của hình tứ giác, hình tam giác là tổng độ là của các cạnh của hình đó.
Họatđộng2: Luyện tập.(trang 43)
 - GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh cho trớc.
Bài 2: Tính chu vi của hình tứ giác có độ dài các cạnh cho trớc.
Bài 3: Yêu cầu HS đo độ dài các cạnh của hình tam giác rồ tính chu vi hình tam giácđó.
Bài tập dành cho HS khá giỏi làm thêm:
Tính chu vi hình tam giác biết độ dài mỗi cạnh là 5cm(bằng 2cách)
Gv theo dõi ,chấm chữa bài.
Hoạt động3: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
- Dặn HS học thuộc quy tắc tính . Chu vi của hình tứ giác, hình tam giác
luyện Tự nhiên xã hội.
Một số loàI cây sống dưới nước
I.Mục tiêu:
 - Nêu được ích lợi của một số cây số dưới nước.
 - HS khá giỏi:Kể tên một số cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn.
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động1: Làm việc với VBT
B1: Làm việc theo nhóm nhỏ 
B2:HS trình bày ý kiến đúng
HS,GV nhận xét.
Hoạt động2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm.
GV yêu cầu các nhóm đem vật thật và tranh ảnh ra để quan sát phân loại ghi vào phiếu học tập.
 - Các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
 - GV cả lớp nhận xét, tuyên dương các nhóm 
*.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop2.doc