Giáo án Lớp 2 tuần 25 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

Giáo án Lớp 2 tuần 25 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

 MÔN :TẬP ĐỌC

 Tiết : SƠN TINH, THỦY TINH

 I. Mục tiêu

 -Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó .Ngắt nghỉ hơi đúngrỏ lời nhân vật trong truyện.

 -Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,

 -Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt lội.

 II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

 

doc 19 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1514Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 25 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 22010
 MÔN :TẬP ĐỌC 
 Tiết : SƠN TINH, THỦY TINH 
 I. Mục tiêu
 -Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó .Ngắt nghỉ hơi đúngrỏ lời nhân vật trong truyện. 
 -Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,
 -Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt lội. 
 II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK 
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Voi nhà.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a.Hoạt động 1: Luyện đọc 17'
a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài một lượt sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm
-Yêu cầu hs luyện đọc câu.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.
c) Luyện đọc đoạn
-Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn?
- Các đoạn được phân chia ntn?
-HS luyện đọc từng đoạn
-Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau.
-Nhận xét bổ sung.
b.Hoạt động 2: Thi đua đọc 10'
d) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Hát
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Nối tiếp nhau đọc câu
Luyện đọc từ khó.
-Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Hùng Vương  nước thẳm.
+ Đoạn 2: Hùng Vương chưa biết chọn ai  được đón dâu về.
+ Đoạn 3: Thủy Tinh đến sau  cũng chịu thua.
 -hs đọc ngắt giọng câu khó.
-Giải nghĩa từ mới.
Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
Tiết 2
Phát triển các hoạt động (30’)
a.Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 20'
-GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
-Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
-Họ là những vị thần đến từ đâu?
-Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?
-Vì sao Thủy Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh?
-Thủy Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
-Sơn Tinh đã chống lại Thủy Tinh ntn?
-Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
-Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
-Câu văn nào trong bài cho ta thấy rõ Sơn Tinh luôn luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
-Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi 4.
-Kết luận: Đây là một câu chuyện truyền thuyết, các nhân vật trong truyện như Sơn nhân dân ta xây dựng lên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật. Tuy nhiên, câu chuyện lại cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta đã chống lũ lụt rất kiên cường.
c.Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài 10'
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
-Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
Nhận xét tiết học
-HS đọc bài và trả lì câu hỏi.
-Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
-Sơn Tinh đến từ vùng non cao, còn Thủy Tinh đến từ vùng nước thẳm.
-Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
-Vì Thủy Tinh đến sau Sơn Tinh không lấy được Mị Nương.
-Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn.
-Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
-Sơn Tinh là người chiến thắng.
-Một số HS kể lại.
-Câu văn: Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi cao bấy nhiêu.
-Hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, sau đó một số HS phát biểu ý kiến.
-3 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn truyện.
- HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
MÔN: TOÁN
Tiết: MỘT PHẦN NĂM
 I. Mục tiêu : 
 -Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm viết và đọc 1/5.
 -Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
 II.Đồ dùng dạy học : GV: Các mảnh bìa hình vuông, hình chữ nhật...
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn định: (1')
2. Bài cũ (3’) Bảng chia 5
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Một phần năm
Phát triển các hoạt động (27’)
 a. Hoạt động 1: Giúp HS hiểu được “Một phần năm”Giới thiệu “Một phần năm” (1/5) 10'
-HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
-Hình vuông được chia làm 5 phần bằng nhau, trong đó một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần năm hình vuông.
-Hướng dẫn HS viết: 1/5; đọc: Một phần năm.
 *Kết luận: Chia hình vuông bằng 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/5 hình vuông.
b. Hoạt động 2: Thực hành 17'
-HS quan sát hình vẽ, tranh vẽ rồi trả lời:
Bài 1:Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.
-Đã tô màu 1/5 hình nào?
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Hình nào có 1/5 số ô vuông được tô màu?
-Ở hình nào được tô màu 1/5 số ô vuông?
-Nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài
-Hình nào đã khoanh vào 1/5 số con vịt?
-Vì sao em nói hình a đã khoanh vào 1/5 số con vịt?
 -Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi nhận biết “một phần năm” 
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Nhận xét tiết học.
-Hát
-Theo dõi thao tác của GV và phân tích bài toán, sau đó trả lời: Được một phần năm hình vuông.
-HS viết: 1/5 
-HS đọc: Một phần năm.
-HS đọc đề bài tập 1.
-Tô màu 1/5 hình A, hình D.
-HS đọc đề bài tập 2
-Tô màu 1/5 số ô vuông hình A
-Tô màu 1/5 số ô vuông ở hình C.
-HS đọc đề bài tập 3
-Hình ở phần a) có 1/5 số con vịt được khoanh vào.
-Vì hình a có tất cả 10 con vịt, chia làm 5 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có 2 con vịt, hình a có 2 con vịt được khoanh.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết : THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
 I.Mục tiêu:
 -Giúp hs củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu học kì II.
 -Trả lời được một số câu hỏi đã học.
 II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập
 III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (1')
2.Bài cũ: (3')
3.Bài mới: (1') Giới thiệu bài.
Phát triển các hoạt động (27')
a.Hoạt động 1: Hệ thống lại bài đã học
-Từ đầu học kì 2 đến nay ta hhọc được những bài nào?
-Nhận xét bổ sung.
b.Hoạt động 2: hoạt động nhóm.
 -Phát phiếu cho các nhóm trong phiếu có ghi câu hỏi:
-Khi nhặt được của rơi của bạn em phải làm gì?
-Trong trường hợp nào thì em phải nói lời yêu cầu?
-Trong trường hợp nào thì em nói lời đề nghị?
-Khi nhận và gọi điện thoại em nói thái độ ntn?...
-Nhận xét và ghi điểm.
4.Củng cố, dặn dò: (3')
-Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
-HS nêu bài đã học
-Hoạt động theo nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Các nyhóm khác nhận xét ,bổ sung.
 Thứ ba, ngày 10 tháng 3 năm 2009
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: SƠN TINH, THỦY TINH 
 I. Mục tiêu
 -Nhìn bảng và chép lại chính xác đoạn từ Hùng Vương thứ mười tám  cầu hôn công chúa trong bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 -Trình bày đúng hình thức.
 -Làm các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
 II.Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn đinh (1’)
2. Bài cũ (3’) Voi nhà.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động 
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả (20')
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
-Gọi 3 HS lần lượt đọc lại đoạn viết.
-Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
-Yêu cầu HS quan sát kĩ bài viết mẫu trên bảng và nêu cách trình bày một đoạn văn.
c) Hướng dẫn viết từ khó
-Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
 -Yêu cầu hs viết từ khó.
d) Viết chính tả
GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.
e) Soát lỗi 
g) Chấm bài 
Thu và chấm một số bài. 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10')
Bài 1.Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. 5 HS làm xong đầu tiên được tuyên dương.
 Bài 2.Chia lớp thành các nhóm nhỏ, sau đó tổ chức cho HS thi tìm từ giữa các nhóm. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng hơn thì thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Hát
-3 HS lần lượt đọc bài.
-Giới thiệu về vua Hùng Vương thứ mười tám. Ông có một người con gái xinh đẹp tuyệt vời. Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì đã có hai chàng trai đến cầu hôn.
-Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào một ô vuông.
Các chữ đứng đầu câu văn và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 -Viết các từ khó, dễ lẫn.
 -Viết bài.
 -2 HS làmbài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập .
 -HS chơi trò tìm từ.
Một số đáp án: 
+ chổi rơm, sao chổi, chi chít, chang chang, cha mẹ, chú bác, chăm chỉ, 
+ ngủ say, ngỏ lời, ngẩng đầu
 MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu
 -Học thuộc lòng bảng chia 5 .
 -Biết giải bài toán bằng một phép chia ( trong bảng chia 5)
 -Củng cố biểu tượng về 1/5
 II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Một phần năm
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động :
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập (12')
Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
10 : 5 = 2	30 : 5 = 6
 -Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
 -Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
Bài 2: Lần lượt thực hiện tính theo từng cột, 
chẳng hạn:
	5 x 2 = 10
	10 : 2 = 5
	10 : 5 = 2
-Hỏi: Một bạn nói: “Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và10 : 5 mà không cần tính”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
b.Hoạt động 2: Ap dụng bảng chia 5 để giải các bài tập có liên quan. ( 18')
 Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài
-Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
-Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia ntn?
-HS chọn phép tính và tính 35 : 5 = 7
-Trình bày: Bài giải
Số quyển vở của mỗi bạn nhận được là:
35: 5 = 7 (quyển vở)
	Đáp số: 7 quyển vở
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài 
-Hướng dẫn hs làm bài.
 -Trình bày Bài giải
Số đĩa cam là:
25 : 5 = 5 (đĩa cam)
	Đáp số: 5 đĩa cam
 Bài 5: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời:
Hình ở phần a) có 1/5 số con voi được khoanh vào.
-Nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
-1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 5
 -4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính trong bài.
-Cả lớp làm bài vào vở bài ... đồng hồ chỉ: 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút 
HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bạn nhận xét
HS làm bài rồi chữa bài
-HS trả lời câu hỏi 
HS làm bài rồi chữa bài
 Thứ sáu, ngày 5 tháng 3 năm 2010
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: BÉ NHÌN BIỂN
 I. Mục tiêu
 -Nghe và viết lại chính xác bàichính tả, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ.
 -Củng cố quy tắc chính tả ch/tr, thanh hỏi/thanh ngã.
 II. Đồ dùng dạy học:GV: Tranh vẽ minh hoạ bài thơ. Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động 
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả ( 20')
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
-GV đọc bài thơ Bé nhìn biển.
-Lần đầu tiên ra biển, bé thấy biển ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
-Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
-Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
-Giữa các khổ thơ viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
-GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
g) Chấm bài: Thu 1 số bài chấm điểm.
 -Nhận xét bài viết.
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (10')
Bài 2. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tên các loài cá bắt đầu bằng âm ch/tr
-Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3.Yêu cầu HS tư đọc đề bài và làm bài vào Vở Bài tập.
-Gọi HS đọc bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Hát
 -Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc lại bài.
-Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con.
-Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ.
-Viết hoa.
-Để cách một dòng.
-4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-HS nghe – viết.
-Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
Tên loài cá bắt đầu bằng âm ch: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch, cá chày, cá cháy , chuồn,
-Tên các loài cá bắt đầu bằng tr: cá tra, cá trắm, cá trê, cá trích, trôi,
-Suy nghĩ và làm bài.
a) chú, trường, chân
b) dễ, cổ, mũi
MÔN: TOÁN
Tiết: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
 I. Mục tiêu
-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
 -Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút; 
 -Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.
 II.Đồ dùng dạy học: GV: Mô hình đồng hồ.HS: Vở + Mô hình đồng hồ.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Giờ, phút.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Thực hành xem đồng hồ.
Phát triển các hoạt động (27’)
a.Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập (19')
Bài 1: Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. 
*Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút
 Bài 2: Trước hết HS phải đọc và hiểu các họat động và thời điểm diễn ra các họat động. Ví dụ:
-Hoạt động: “Tưới rau”
-Thời điểm: “ 5 giờ 30 phút chiều”
-Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với hoạt động.
-Trả lời câu hỏi của bài toán.
b.Hoạt động 2: Thi quay kim đồng hồ. ( 8')
 Bài 3: Thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết.
 -GV chia lớp thành các đội, Yêu cầu hs lấy mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc.
 *Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
 -Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
HS xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ.
-2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó 1 số cặp trình bày trước lớp.
-Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV.
-HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
 I. Mục tiêu
 -Biết đáp lời đồng ý trong những tình huống giao tiếp thông thường.
 -Quanh sát tranh về cảnh biển trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh..
II. Đồ dùng dạy học:GV: bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động 
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (30')
Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
-Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
-Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
-Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
-Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?
Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2. Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
-Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Sóng biển ntn?
 Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
-Hát
-1 HS đọc bài lần 1. 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2.
-Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
-Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
-Đó là lời đồng ý.
-Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ.
-Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.
-Thảo luận cặp đôi:
a) Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó ngay sau khi dùng xong./ Cảm ơn cậu. Cậu tốt quá./ Tớ cầm nhé./ 
-Tớ cảm ơn cậu nhiều./
b) Cảm ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá./
-Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có.
-Bức tranh vẽ cảnh biển.
-Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: 
MÔN: TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Tiết: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
 I.Mục tiêu: 
 -HS nêu được tên và nêu ích lợi một số cây sống trên cạn.
 -Quan sát và chỉ ra một số cây sống trên cạn .
 -Có ý thức bảo vệ cây cối, yêu thiên nhiên, đất nước.
 II.Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK tr. 52, 53. Các loại cây có ở sân trường.HS sưu tầm ảnh một số cây có ích.
 III.Hoạt động dạy học:
 1, các em sẽ tìm hiểu các loài cây sống trên cạn và thấy được ích lợi của nó .(1’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : (1')
2.Bài cũ:(3')
3.Bài mới: (1") Giới thiệu bài
a.Hoạt động 1:Quan sát cây cối ở sân trường, xung quanh trường.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ ngoài hiện trường.
 -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tên cây, đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát theo gợi ý sau:.
1.Tên cây?
2.Đó là loại cây cao cho bóng mát hay cây cho hoa, cây cỏ, cho quả,?
3.Thân cây và cành lá có gì đặc biệt?
4.Cây đó có hoa hay không?
5.Có thể nhìn thấy phần rễ cây không? Tại sao đối với những cây mọc trên cạn rễ cây có vai trò gì đặc biệt?
6.Vẽ lại cây đã quan sát được.
*Bước 2:Làm việc cả lớp.
-Gọi đại diện các nhóm lên nói tên , mô tả đặc điểm và nói ích lợi của cây mọc ở khu vực nhóm được phân công.
-Khen ngợi các nhóm có khả năng quan sát và nhận xét tốt.
b.Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
*Bước 1:Làm việc theo cặp.
GV hướng dẫn và giúp đỡ HS để nhận ra các hình.
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Gọi 1 số HS chỉ và nói tên từng cây trong mỗi hình.
GV đặt câu hỏi:
+Trong số các cây được giới thiệu trong SGK: cây nào là cây ăn quả ; cây nào cho bóng mát ; cây nào cho lương thực, thực phẩm; cây nào vừa làm thuốc và gia vị?
*Kết luận:Có rất nhiều cây sống trên cạn, chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người và động vật và ngoài ra chúng còn có nhiều lợi ích khác.
4.Củng cô, dặn dò: (3')
-Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
-Hát.
-2 hs lên bảng trả lời câu hỏi.
-N1: Quan sát cây cối ở sân trường.
-N2: Quan sát cây cối ở vườn trường.
-Nhóm trưởng phân công cho nhóm mình, dựa vào gợi ý để rút ra nhận xét.
-Đại diện nhóm lên nói tên, mô tả đặc điểm và ích lợi của cây được quan sát.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi SGK. Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình.
Hình 1: Cây mít
Hình 2: Cây phi lao
Hình 3: Cây ngô
Hình 4: Cây đu đủ
Hình 5: cây thanh long
Hình 6: Cây sả
Hình 7: Cây lạc.
-Cây ăn quả: Cây nít, đu đủ,..
-Cây lương thực: lúa, ngô, 
-Cây gia vị: Cây sả,.
-Cây làm thuốc:.
-Cây cảnh:.
-Cây cho bóng mát:.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 25
 -Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 26
 II Chuẩn bị: -Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 25 
 -Bản kế hoạch hoạt động trong tuần thứ 26
 III.Các hoạt động chủ yếu.
 1. Giới thiệu nội dung của tiết học
 a.Hoạt động 1.Đánh giá hoạt động của tuần thứ 25 : (15 phút)
 -Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.
 -Giáo viên nhận xét chung:
 *Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt.
 - Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Không có bạn nào đi muộn
 -Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 * Khuyết điểm: Bên cạnh đó vẫn còn 1 số bạn quên mang đồ dùng.
 b. Hoạt động 2. Triển khai hoạt động tuần 26 : ( 10 phút)
 -Tiếp tục rèn chữ viết đẹp học sinh để thi cấp trường.
 -Ôn bài và làm bài trước khi đến lớp .Đi học đúng giờ.
 -Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp.
 -Thực hiện tốt các phong trào đội đề ra.
 - Thực hiện kiểm tra việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. 
 - Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ
 - Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. 
 - Thi đua dạy tốt, học tốt. 
 2. Tổng kết dặn dò (5 phút)
 - Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển.
 - Dặn dò học sinh ôn kĩ bài trước khi đến lớp
 -Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
**************&********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc