Giáo án Khối 2 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 2 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

 1. Kiến thức:

- Củng cố câu chuyện về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản, hiểu được nội dung câu chuyện và viết được câu về anh hùng Trần Quốc Toản

2. Năng lực - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

3. Phẩm chất

- Có tình cảm biết yêu quê hương đất nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

docx 15 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
 Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2022
	HƯỚNG DẪN HỌC	
	TOÁN	
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức:
- HS thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm (có số tròn chục) trong phạm vi 100.
- So sánh được các số trong phạm vi 100.
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực, tư duy và lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
3. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái: yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: VBT; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:3-4’
- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”: Ôn lại các bảng cộng đã học
- GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi, cả lớp tham gia trò chơi
- GV đánh giá, khen HS
? Qua trò chơi củng cố kiến thức gì đã học? 
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: 4-5’Đ/S?
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS: 
- Nhận xét bài
? Vì sao câu a em điền S?
? Vì sau câu b em điền đúng? 
? Vì sao câu d em điền S?
- Nhận xét
- Chốt: Qua bài 1 củng cố kiến thức gì đã học?
Bài 2: 5-6’
Đặt tính rồi tính
 - GV gọi HS đọc yêu cầu
- Bài có mấy yêu cầu?
- Gv yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- GV gọi HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét
- Chốt: Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? 
? Khi thực hiện phép tính ta cần lưu ý gì?
Bài 3: 6-7’
Tô màu vàng vào quả bóng ghi phép tính có kết quả bé nhất, màu tím vào quả bóng ghi phép tính có kết quả lớn nhất
- Gọi hs đọc yêu cầu
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi
- GV YC HS kiểm tra, chữa bài cho nhau.
- GV YC HS nêu cách thực hiện tính nhẩm phép cộng, trừ; cách tìm số bé nhất, số lớn nhất trong các số đã cho ở các từng quả bóng rồi so sánh các kết quả.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: 4-5’
- Gọi hs đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
? Để tính được tuổi của bà ta làm thế nào? 
- Yêu cầu hs làm bài ra vở
- Nhận xét, tuyên dương hs làm bài tốt
Chốt: Qua bài 4 củng cố kiến thức gì đã học?
Bài 5: 3-4’
- Gọi hs đọc yêu cầu 
GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS làm vở- Chấm chéo.
- GV chấm vở. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương
Chốt: Khi thực hiện biếu thức có chứa phép tính cộng, trừ ta làm thế nào? 
3. Hoạt động vận dụng:3-4’
- GV gọi HS đọc bảng cộng, bảng trừ.
- GV hướng dẫn HS cách làm. 
 - GV nhận xét, 	
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe cách chơi
-HS tham gia trò chơi
-HS lắng nghe.
- Củng cố các bảng cộng đã học
- HS đọc
- HS lắng nghe hướng dẫn
- HS làm bài vào vở
- Vì đặt tính sai nên thực hiện phép tính sai.
- Vì câu b đặt tính và thực hiện phép tính đúng
- Vì câu là phép tính trừ có nhớ khi thực hiện chưa nhớ sang hàng liền kề trước nó.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ( có nhớ).
- HS đọc
- bài có 2 yêu cầu: YC 1 là Đặt tính. YC 2 là tính
- Hs làm bài
- Hs chia sẻ bài làm trước lớp.
- Khi đặt tính ta cần lưu ý đặt các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Khi thực hiện phép tính ta luu ý nhớ sang hàng liền kề lớn hơn nó.
- Hs đọc yêu cầu
- Hs làm bài
35 + 50 = 85                          86 - 26 = 40
80 + 4 = 84                          100 - 30 = 70
Ta thấy 40 < 70 < 84 < 85
Tô màu vàng vào quả bóng ghi phép tính có kế quả bé nhất là: 86 - 26
Tô màu tím vào quả bóng ghi phép tính có kết quả lớn nhẩt là: 35 + 50
- Hs chia sẻ bài
- 1 – 2 hs đọc bài toán
- Bài toán cho biết: Trong ngày sinh nhật bà , Việt hỏi: "Bà ơi, năm nay bà bao nhiêu tuổi?". Bà nói: "Cháu tính nhé! Năm nay ông 65 tuổi, bà kém ông 6 tuổi".
Bài toán yêu cầu: Em hãy cùng Việt tính tuổi của bà.
- Để tính tuổi của bà ta lấy tuổi của ông năm nay trừ đi só tuổi mà bà kém ông ( 65 -6)
- Hs làm bài
Năm nay bà có số tuổi là:
65 - 6 = 59 (tuổi)
Đáp số: 59 tuổi
- Qua bài 4 củng cố giải bài toán có lời văn có phép trừ có nhớ
- Hs đọc yêu cầu
a, 76 + 18 - 9 = 85
 81 - 54 + 8 = 35
b, Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là: 90
Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là: 11
Hiệu của hai số trên là: 79
- Khi thực hiện biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ ta thực hiện từ trái sang phải.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) :.........................
..................................................................................................................................... 
 ************************************************
 HƯỚNG DẪN HỌC	
	TIẾNG VIỆT	
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức:
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Chuyện quả bầu
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ và năng lực văn học: trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên. 
 3. Phẩm chất: 
- Có thái độ yêu quý, tôn trọng những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 2-3’
- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng vận động theo nhạc bài hát “ 54 dân tộc anh em” 
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: 4-5’
Nhờ đâu mà hai vợ chồng trong câu chuyện thoát khỏi nạn lũ lụt? (đánh dấu P vào ô trống trước đáp án đúng)
- GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
- GV nhận xét chữa bài.
? Tại sao con dúi lại chỉ cho hai vợ chồng cách thoát khỏi nạn lũ lụt?
? Em học được điều gì từ câu chuyện Chuyện quả bầu?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: 5-6’
Viết 1 – 2 câu kể về những điều kì lạ trong câu chuyện.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
+BT yêu cầu gì?
- GV gọi 1-2 HS trả lời 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 5-6’
Câu chuyện nói về điều gì? (đánh dấu P vào ô trống trước đáp án đúng)
- GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: 4-5’
Viết tên 3 dân tộc trong bài học
- GV gọi HS đọc yêu cầu
+BT yêu cầu gì?
- GV gọi 1-2 HS trả lời 
- GV nhận xét chữa bài.
- Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết?
- Giáo viên kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
- Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5: 5-6’
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- HD học sinh đọc kĩ từ ngữ trong cột. Sau đó thử nối lần lượt từng từ ngữ trong khung ở cột A với các từ ngữ trong khung ở cột B. Cứ thế cho đến khi thấy phù hợp
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Mỗi nhóm cử 3 bạn chơi, mỗi bạn sẽ nối một từ ở cột A với một từ cột B sao cho phù hợp sau đó về đập tay với bạn của mình trong đội để bạn tiếp tục. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng và đẹp thì giành chiến thắng. 
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Hoạt động vận dụng:3-4’
- GV gọi HS đọc.
- Cho HS nêu tên các dân tộc trên đất nước VN. 
 - GV nhận xét, 	
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo.
- 1 HS đọc
-HS đọc bài tập đọc
-HS thảo luận, làm bài và trả lời: 
P
Nhờ làm theo lời khuyên của con dúi
-HS chữa bài, nhận xét.
+Hai vợ chồng người đi rừng đã bắt được con dúi, tha cho con dúi vì vậy con dúi đã báo cho hai vợ chồng sắp có lũ lụt và chỉ cho cách phòng lụt..
+ Nhiều học sinh trả lời
-HS đọc yêu cầu 
+Bài tập yêu cầu viết 1 -2 câu kể về những điều kì lạ trong câu chuyện
-Nhiều học kể:
+ Người vợ sinh ra một quả bầu
+ Một hôm đi làm về, họ nghe thấy tiếng cười bên gác bếp từ quả bầu
-HS chữa bài, nhận xét.
- 1 HS đọc
-HS đọc bài tập đọc
-HS thảo luận, làm bài và trả lời: 
P
Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên nước ta
-HS chữa bài, nhận xét.
-HS đọc yêu cầu 
+Bài tập yêu cầu viết tên 3 dân tộc trong bài học
-HS hoàn thành bảng vào VBT
+ 3 dân tộc: Ê-đê, Ba-na, Kinh
-HS chữa bài, nhận xét.
- Nhiều học sinh kể
-HS lắng nghe
- Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát
- HS hoạt động nhóm, thảo luận thống nhát câu trả lời
- 2 nhóm lên bảng chơi
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) :.........................
..................................................................................................................................... 
 ************************************************
 Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2022
	HƯỚNG DẪN HỌC	
	TOÁN	
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100; thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu cộng, trừ.
- Giải được bài toán dạng tắc nghiệm lựa chọn; giải đuợc bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
2. Năng lực 
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất:
 - Hình thành phẩm chất nhân ái 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: 2-3’
- GV cho HS hát.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: 4-5’
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS: Trong bài có 4 phần nhiệm vụ của các em sẽ thực hiện đọc kĩ bài, tính toán cẩn thận để tìm ra kết quả sau đó chọn đáp án đúng nhất để khoanh tròn.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT
- GV gọi HS nối tiếp lên bảng chữa bài
- GV gọi HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- GV hướng đãn HS hỏi: 
Vì sao câu a bạn không chọn đáp án B,C,D
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 5-6’
Viết chữ số thích hợp vào ô trống 
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV tổ chức thành trò chơi: Tiếp sức.
Cách chơi: GV gắn bảng phụ, gọi 2 đội lên bảng nối tiếp nhau nối. Đội nào làm bài xong trước và chính xác sẽ dành chiến thắng
- GV gọi HS đọc bài làm của nhóm mình
- GV chốt đáp án đúng và tuyên dương, khen thưởng đội thắng  ... ÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức:
- Củng cố câu chuyện về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản, hiểu được nội dung câu chuyện và viết được câu về anh hùng Trần Quốc Toản
2. Năng lực - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
3. Phẩm chất
- Có tình cảm biết yêu quê hương đất nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: 3-4’
- GV cho HS nêu về 1 vị anh hùng nhỏ tuổi mà em biết
- GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: 4-5’
- GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
-GV cho HS đọc lại câu
-GV nhận xét tuyên dương
Bài 2: 5-6’
Xếp các từ trong ngoặc đơn vào cột thích hợp 
-GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS hoàn thành vào giấy theo nhóm 4 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV cho hs tìm thêm những từ chỉ người và chỉ vật khác
-GV nhận xét , kết luận
Bài 3: 7-8’
Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động 
+BT yêu cầu gì ? 
- Yêu cầu HS tìm trong 3 ô chữ bên phải ô nào chứa từ chỉ hoạt động 
- Vậy chúng ta chọn đáp án nào ? 
-GV nhận xét , kết luận
 Bài 4: 6-7’
Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài đọc
- GV cho HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc : Bóp nát quả cam và làm bài
- Gọi HS đọc bài làm
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng:3-4’
Viết 1 - 2 câu về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản
-GV yêu cầu HS đọc
-Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét
+ Khi viết câu lưu ý điều gì?
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Hôm nay em học bài gì? 
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Hs đọc yêu cầu
- Hs thảo luận nhóm đôi 
- Hs đại diện nhóm trình bày 
Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam ? 
 Vì Quốc Toản căm thù quân giặc
 Vì Quốc Toản không thích cam
x
 Vì Quốc Toản ấm ức, không được vua cho dự bàn việc nước
+ Hs nhận xét bài làm của bạn
 -HS đọc yêu cầu 
-HS làm theo nhóm 4 và trình bày
+Từ ngữ chỉ người: Trần Quốc Toản, vua, lính, sứ thần
+ Từ ngữ chỉ vật : thuyền rồng, quả cam, thanh gươm
- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS TL : Ô chữ thứ 3 vì trong câu này có từ ngữ chỉ hoạt động : xô, xăm xăm xuống, gặp
- HS làm bài và trả lời :
Trần Quốc Toản xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bếp để gặp vua
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc và làm bài : 
+ Giặc Nguyên chuẩn bị xâm chiếm nước ta
+ Quốc Toản đợi gặp vua
+ Quốc Toản xô lính gác, xuống bến
+ Quốc Toản quỳ xin vua cho đánh giặc, xin chịu tội
+ Vua ban cam cho Quốc Toản
+ Quốc Toản cho mọi người xem cam quý
HS đọc đề bài
-HS làm vào vở 
1. Trần Quốc Toản là người anh hùng nhỏ tuổi.
2. Trần Quốc Toản là người yêu nước và có chí lớn.
- HS trả lời: Viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) :.........................
...................................................................................................................................
******************************************************
 Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2022
	HƯỚNG DẪN HỌC	
	TOÁN	
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức:
	- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 1000.
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm (các số tròn chục, tròn tram) trong phạm vi 1000.
- So sánh được các số trong phạm vi 1000; tìm đuợc số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.
- Giải đựơc bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 1000.
2. Năng lực:	
- Qua thực hành, luyện tập phát triển năng lực tính toán, tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác và giao tiếp, rèn tính cẩn thận.
3. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất yêu nước, yêu môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: 2-3’
- GV cho HS hát.
2. Luyện tập thực hành: 
Bài 1: 4-5’Tính nhẩm
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
? Tính nhẩm có nghiã là gì? 
- Yêu cầu HS làm VBT. 2 HS lên bảng làm
- GV gọi HS nhận xét
- GV hỏi: 
+ Em tính nhẩm như thế nào để biết 
400 + 500 = 900
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: 5-6’
Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV hỏi: Bài có mấy yêu cầu?
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT
- GV gọi HS chữa bài
- GV cho HS chia sẻ trước lớp: 
? Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? 
? Khi thực hiện phép tính ta cần lưu ý gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt lại kiến thức cách đặt tính và tính.
Bài 3: 6-7’
Nối ô trống với phép tính thích hợp 
- GV gọi HS đọc yêu cầu và lưu ý HS 
Để nối đúng ô trống với phép tính đúng ta phải thực hiện phép tính để tìm ra kết quả sau đó nối với ô trống thích hợp
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS chữa bài làm
- GV hỏi:
+ Vì sao em nối 954 – 254 với ô trống >650?
+ Vì sao e nối 193 + 300 với ô trống
 < 500?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4: 4-5’
Quan sát một số tuyến đường bộ trong hình rồi viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV gọi HS chữa bài.
? Vì sao em biết quãng đường Cao Bằng gần Hà Nội hơn Vinh? 
? Làm thế nào em biết quãng đường Đà Nẵng - Cần Thơ (qua thành phố Hồ Chí Minh) dài: 1032 km
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 5: Số? 2-3’
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS cách tính biểu đồ hình tháp
- YC HS làm bài vào vở
- Nhận xét, tuyên dương
 3. Hoạt động vận dụng:2-3’
- GV gọi HS đọc bảng cộng, bảng trừ.
- GV hướng dẫn HS cách làm. 
 - GV nhận xét, 	
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Hôm nay em học bài gì? 
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- HS hát tập thể
- HS đọc
- HS trả lời: Điền số
- Nhiều HS trả lời: Tính nhẩm có nghĩa là tính nhanh để tìm ra kết quả đúng.
- HS làm bài, chữa bài
a, 400 + 500 = 900    
 700 + 300 = 1000  
  800 + 80 = 880
b, 600 + 400 = 1000  
1000 - 600 = 400   
 1000 - 400 = 600
c, 900 - 300 = 600                             1000 - 500 = 500                         
 740 - 40 = 700
- Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính và tính
- HS làm bài
- HS chữa bài
- HS chia sẻ: 
- Khi đặt tính ta cần lưu ý đặt các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Khi thực hiện phép tính ta luu ý nhớ sang hàng liền kề lớn hơn nó.
- Hđọc
- HS trả lời:
- HS làm bài
- HS đọc bài làm
- Vì 954 – 254 = 700 > 650
- Vì 193 + 500 =693 > 50
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
- Chữa bài
a, Trong hai địa điểm Cao Bằng và Vinh thì Cao Bằng gần Hà Nội hơn.
b, Quãng đường Đà Nẵng - Cần Thơ (qua thành phố Hồ Chí Minh) dài: 1032 km
c, Quãng đường Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh dài hơn quãng đường Đà Nẵng - Vinh là: 395 km
- Vì Vì 240 km < 308 km nên Cao Bằng gần Hà Nội hơn Vinh.
- Quãng đuờng Đà Nẵng – Cần Thơ dài: 858 + 174 = 1032 (km)
- Hs đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- Hs làm bài
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) :.........................
...................................................................................................................................
******************************************************	
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (TIẾT 99)
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 33
CHIA SẺ VỀ ĐỨC TÍNH NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS biết được đức tính quan trọng của người lao động từ đó có ý thức trách nhiệm với công việc mình nhận hay được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 33: 12-13’
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 33.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
................
* Tồn tại
.
b. Phương hướng tuần 34:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm: 9-10’
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
− GV mời cả lớp ngắm lại những bông hoa mình đã viết, đọc to các từ khoá.
− GV hỏi xem HS có bổ sung thêm đức tính gì không. 
− Mở rộng: Hỏi HS về cách rèn luyện một đức tính. 
Kết luận: GV đề nghị cả lớp tìm ra những đức tính cần thiết chung cho tất cả các nghề.
b. Hoạt động nhóm: 
- GV hướng dẫn gấp máy bay giấy hoặc con thuyền giấy. Có thể gấp con hạc / chim giấy với nghĩa “chắp cánh ước mơ”. 
- GV đề nghị HS suy nghĩ về mơ ước của mình: Em mơ ước được giống ai? Làm nghề gì? Vì sao em lại thích nghề đó, thích giống người đó? 
- GV đề nghị HS viết ước mơ của mình lên sản phẩm đã gấp và dán vào tấm bìa, giấy lớn theo tổ hoặc lớp. 
- Kết luận: Cùng ngắm những ước mơ đã được dán lên và chúc nhau sẽ thực hiện được mơ ước ấy. 
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành độnm: 7-8’
- Em thích đức tính nào nhất của người thân em?
4. Vận dụng:3-4’
- GV khuyến khích HS rèn luyện theo những đức tính mà em muốn học tập ở người thân. 
- Dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Chuẩn bị bài sau.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 34.
- HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ trước lớp.
HS thực hiện.
HS chia sẻ
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) :............
.........................................................................................................................
 ******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_2_tuan_33_nam_hoc_2021_2022.docx