Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp toán học: Trao đổi với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực mô hình hóa toán học: Ôn tập xếp hình.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị; số tròn chục, số tròn trăm; nhận biết và tìm được số liền trước, số liền sau. Biết lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số; xác định vị trí các số trên tia số.

 

doc 73 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 06 tháng 03 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ 
THAM GIA HOẠT ĐỘNG “LỜI NHẮN NHỦ YÊU THƯƠNG” 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù: 
- Lựa chọn các tiết mục văn nghệ (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, ) thể hiện tình cảm với người em yêu quý.
- Nói được lời nhắn nhủ yêu thương tới tất cả thành viên trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phụ kiện tham gia các hoạt động chung của trường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động: Nghi lễ chào cờ.
Mục tiêu: HS ổn định thực hiện nghi thức chào cờ.
Cách tiến hành:
- Ổn định tổ chức.
- Nghi lễ chào cờ
2. Nhận xét công tác tuần qua:
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
Cách tiến hành:
- LĐT sơ kết tuần qua, tổng kết điểm và đưa ra kế hoạch tuần sau.
- Tổng phụ trách nhận xét tình hình chung của toàn trường các mặt: phong trào, vệ sinh, nề nếp, học tập, 
- Đại diện Ban giám hiệu nhận xét.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- Tổng phụ trách giới thiệu chủ đề sinh hoạt: Tham gia hoạt động “Lời nhắn nhủ yêu thương” 
Mục tiêu: Giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động “Lời nhắn nhủ yêu thương”.
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện, thể hiện tình cảm với người mà em yêu quý.
- GV cho HS gửi lời nhắn nhủ tới các thành viên trong gia đình.
- TPT Đội cùng BGK tổng kết, nhạn xét, tuyên dương các tiết mục dự thi có đầu tư, diễn cảm xúc.
4. Củng cố- Vận dụng
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: “Tham gia giao lưu với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương”.
- Liên đội trưởng thực hiện.
- Đội nghi lễ nhà trường thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS nghe chuẩn bị tuần tới.
Thứ hai ngày 06 tháng 03 năm 2023
ĐẠO ĐỨC
Bài : TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất chủ yếu
- Nhân ái: Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết; thực hiện những việc làm để phòng tránh bị lạc nơi công cộng.
- Chăm chỉ: Biết chăm chỉ rèn luyện những hành vi chuẩn mực.
- Trách nhiệm: nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết;
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung 
 - Năng lực tự chủ và tự học: Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
2.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi :Tìm kiếm được sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cắn thiết; bước đẩu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cẩn thiết để tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu
2. Học sinh: SGK Đạo đức2, tranh/ảnh về những tình huống cần tìm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động 
Hoạt động: Chia sẻ cảm nhận.
Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận của bản thân khi gặp khó khăn, nguy hiểm ở nơi công cộng (lạc đường, lạc người thân...).
Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát tranh trong SGK Đạo đức2, trang 52 và trao đổi theo nhóm đôi:
Chuyện gì xảy ro với bạn nhỏ? (Hoặc: Bạn nhỏ trong bức tranh đang gặp chuyện gì?)
Nếu là bạn nhỏ trong tình huống trên, em cảm thấy thế nào? Em sẽ làm gì?
GV cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ thêm ý kiến của nhóm mình.
GV tổ chức cho HS chia sẻ thêm (nếu có): Các em đã khi nào đi chơi với người thân vò bị lạc chưa? Khi đó em cảm thấy thế nào? Em đõ làm gì?
GV cho HS tiếp tục trao đổi: Khi gặp những khó khân, rác rối ở nơi công cộng, em cần làm gì? (Tìm kiếm sự giúp đỡ).
GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
GV tổng kết và dẫn dắt sang hoạt động sau: Khi đi học, đi chơi và tham gia các hoạt động ở nơi công cộng, đôi khi chúng ta có thể gặp phải những rắc rối, nguy hiểm không mong muốn. Lúc đó, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? Chúng tơ cùng tìm hiểu trong buổi học hôm nay nhé!
HS quan sát tranh.
HS trao đổi nhóm đôi cùng nhau.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
HS trình bày thảo luận của nhóm.
HS trình bày ý kiến riêng của mình.
HS lắng nghe cô giảng.
Hoạt động 1 : Tim hiểu về những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng.
2.1. Mục tiêu: Nêu được những tình huống cẩn tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng và giải thích được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng khi cẩn thiết.
Tổ chức thực hiện:	^
GV chia lớp thành các nhóm 4, quan sát 4 tranh trong SGK Đọo đức 2, trang 53 và thảo luận các câu hỏi sau:
Bức tranh vẽ gì? (Các nhân vật trong tranh làm gì? Nói gì?)
Các bạn trong tranh đã gặp những khó khăn gì?
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
Gợi ý:
-Tranh 1: Một bạn nhỏ đang bị đuối nước, Bin ở trên bờ gọi người lớn đến giúp.
-Tranh 2: Một nhóm HS đi cắm trại trong rừng, một bạn trai đang đau vì bị ong đốt. Na thấy bạn như vậy thì rất hốt hoảng.
-Tranh 3: Cốm đang ở khu vui chơi và em thấy lo lắng khi có người lạ theo dõi em.
-Tranh 4:Tin đang bị kẹt ở trong thang máy.
GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi: Kể thêm một số tình huống em cần sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.
Gợi ý: Khi tập xe đạp bị ngã; bị mất đồ dùng; bị thương khi vui chơi,...
GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi với câu hỏi:
-	Vì sao em cân đến sự hỗ trợ đó?
Lưu ý: Trong trường hợp HS không trả lời được câu hỏi, GV có thể điều chỉnh hoặc sử dụng câu hỏi khác thay thế. Ví dụ: Điều gì có thể xảy ra với em nếu không có sự hỗ trợ?
1.	GV mời một số HS trình bày ý kiến của mình, những HS khác bổ sung, góp ý.
2.	GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
HS thảo luận nhóm 4
- HS cùng quan sát các bức tranh.
- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh. 
-HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.
HS kể thêm một số tình huống cần sự hổ trợ khi ở nơi công cộng.
HS thảo luận nhóm đôi tìm ra câu trả lời.
HS trình bày ý kiến của mình.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.
Mục tiêu: HS xác định được cách tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng khi cần thiết.
Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh 1,2 và 3 trong SGK Đạo đức2, trang 54 và trả lời các câu hỏi sau:
Bạn nhỏ trong tranh gặp phải chuyện gì?
Bọn nhỏ đõ làm gì?
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV cũng có thể yêu cầu mỗi nhóm trả lời một tranh.
Gợi ý:
Bạn nhỏ bị lạc với bố khi đi tham quan ở khu di tích lịch sử.
-Tranh 1: Bạn nhỏ nhận ra mình đã bị lạc với bố. Bạn nhỏ cố gắng tìm kiếm bố nhưng không thấy.
Tranh 2: Bạn nhỏ quyết định tìm bác bảo vệ nhờ giúp đỡ. Bạn nhỏ nói với bác bảo vệ và cho bác số điện thoại để bác tìm giúp bố mình. ,
-Tranh 3: Bạn nhỏ gặp được bố và hai bố con cùng cảm ơn bác bảo vệ.
Lưu ý: Nếu có điều kiện, GV có thể chuẩn bị các bộ thẻ (mỗi bộ gồm 3 thẻ tương ứng với 3 tranh trong SGK) và tổ chức cho các nhóm thi ghép tranh để xác định cách tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn nhỏ trong tình huống. Sau đó, tiếp tục cho các nhóm trình bày về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.
GV tổ chức cho HS đóng vai: Qua tìm hiểu việc làm của bạn nhỏ trong tình huống trên, em thấy mình cân làm gì khi phải tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng?
GV tổng kết câu trả lời của HS và đưa ra các bước tìm kiếm sự hỗ trợ khi cẩn thiết:
Bước 1: Xác định vấn đề mình gặp phải là gì? Mình có giải quyết được vấn đề này hay không?
Bước 2: Xác định người có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề và nói lời đề nghị để được giúp đỡ.
Bước 3:Thể hiện lòng biết ơn người đã giúp đỡ (cảm ơn người đã giúp đỡ).
GV lưu ý HS về cách thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình qua lời nói kết hợp với nét mặt, cử chỉ.
GV mời một số HS nhắc lại và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động sau.
- Thảo luận nhóm 4: 
+ HS quan sát cả 3 bức tranh, phát biểu suy nghĩ về 3 bức tranh đó cho nhau nghe.
+ Đại diện các nhóm phát biểu. 
HS nhận xét lẫn nhau.
(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của Thảo ở hình 1 Bạn nhỏ nhận ra mình đã bị lạc với bố. Bạn nhỏ cố gắng tìm kiếm bố nhưng không thấy.). 
Cho 2 cặp HS sắm vai bố và bạn nhỏ và bác bảo vệ, trình bày trước lớp, với tình huống gợi ý của GV: Trong tình huống này, em sẽ nói với bác bảo vệ như thế nào? 
Hoạt động 3. Chia sẻ (hoạt động cá nhân)
 Mục tiêu: HS biết thêm cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng.
a. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào, vì sao?
GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:
- Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn?
- Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình huống này?
- Em sẽ làm gì trong tình huống đó? v.v
GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.
HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình.
HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.
b. Kể thêm một số việc làm thể hiện tìm kiếm  ... hau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù: 
- Biết làm món quà tặng cho người phụ nữ mình yêu quý.
- Biết nói lời chúc, lời yêu thương với người phụ nữ mà em yêu quý.
- Biết tìm hiểu và tham gia giao lưu với người phụ nữ tiêu biểu của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Thiệp mẫu, giấy bìa cứng, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.
2. Học Sinh: 
- Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán, giấy bìa cứng, giấy màu, giấy A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS.
Cách tiến hành:
- GV cho HS hát múa bài “Mẹ và cô”.
- GV hỏi bài hát nhắc đến ai?
- Giáo viên giới thiệu chủ đề, bài mới.
+ Chủ đề: Yêu thương gia đình. Quý trọng phụ nữ.
+ Bài: Làm thiệp hoặc món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý.
2. Báo cáo công tác sơ kết tuần 25.
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
Cách tiến hành:
- GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 25.
- Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần.
+ Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó?
+ Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất?
+ Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào?
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 1: Chia sẻ cách làm sản phẩm
tặng người phụ nữ mà em yêu quý. 
Mục tiêu: Giúp học sinh có ý tưởng sáng tạo trong cách nghĩ ra món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh hoàn thành sản phẩm:
- Em định làm món quà gì tặng người phụ nữ mà em yêu quý?
- Để làm được món quà tặng người phụ nữ em yêu quý, em cần chuẩn bị những vật dụng gì?
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm thiệp hoặc món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý
Mục tiêu: Tổ chức cho học sinh làm thiệp hoặc món quà tặng người phụ nữ mình yêu quý.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các ý tưởng về món quà định làm tặng người phụ nữ mình yêu quý, dựa vào gợi ý:
 + Em làm món quà tặng ai? Sản phẩm đó làm như thế nào?
+ Sản phẩm này sẽ tặng vào dịp nào? Sẽ được sử dụng như thế nào? 
- GV tổ chức cho HS thực hiện làm sản phẩm, quan sát và hỗ trợ HS nếu cần.
- GV tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của mình. 
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động và yêu cầu HS mang sản phẩm về tặng và nói lời chúc, lời yêu thương với người phụ nữ em yêu quý.
- GV thông báo với HS về hoạt động “Giao lưu với người phụ nữ tiêu biểu của địa phương”, giới thiệu với HS những thông tin cơ bản về người tham gia giao lưu và yêu cầu HS tìm hiểu thêm, chuẩn bị câu hỏi với người tham gia giao lưu.
4. Phương hướng kế hoạch tuần 26.
Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau.
- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động vẽ tranh cho tuần sau. 
5. Củng cố- Vận dụng
- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt
các kế hoạch đề ra.
-Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực trong tuần qua.
- HS thể hiện múa hát.
- HS trả lời: mẹ và cô giáo.
- HS lắng nghe.
- Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục.
- HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần.
+ Tìm hiểu về quê hương mình, rừng ngập mặn Cà Mau.
+ Tìm hiểu về thiên nhiên, đất nước.
+ Chăm sóc bảo vệ cơ quan động vật.
+ Chia sẻ các hoạt động về gia đình.
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân
- Học sinh trả lời:
+Làm thiệp
+Làm bông hoa
+Vẽ tranh
+Viết thư
- Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán, giấy bìa cứng, giấy màu, giấy A4.
+ Em làm tặng bà, mẹ, cô giáo, 
+ Sản phẩm làm vẽ hình ảnh lên giấy A4, làm thiệp viết lời chúc, làm hoa từ giấy màu, 
+ Sản phẩm được tặng dịp 8/3. 
- HS thực hiện làm sản phẩm.
- HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- HS lắng nghe
- HS tìm hiểu thêm, chuẩn bị câu hỏi với người tham gia giao lưu. 
+ Bác tên gì? Đảm nhiệm công việc gì tại địa phương?
+ Bác đã đạt được những thành tích gì trong công việc của mình?
- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. chuẩn bị dụng cụ để vẽ tranh theo chủ đề.
- HS lắng nghe và thực hiện.
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
....Thứ ba ngày 07 tháng 03 năm 2023
Rèn Tiếng việt 
Từ chỉ hoạt động. Dấu chấm than
Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được từ ngữ chỉ màu sắc, điền đúng dấu chấm, dấu chấm than và đặt được câu thể hiện sự ngạc nhiên.
II. THỰC HÀNH
HS Làm VBT trang 39, 40
Bài 1: Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật, 2 gạch dưới câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng có trong đoạn văn dưới đây:
Chim nhạn reo lên:
- Ôi, có cả bướm nữa! Cậu bướm trắng kia bay đi đâu thế? 
Cá mương nói:
- Bướm đi tìm hoa đấy. Có nước về, hoa lại nở, chim lại hót vang.
- Thế cái thuyền kia chở người đi đâu vậy?
- Họ đi chợ đấy. Bạn có nghe thấy họ hát không?
- Có, vui quá bạn nhỉ! Cảm ơn bạn nhé.
  Theo Vũ Tú Nam 
Câu 2. Viết 2–3 câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trong từng tình huống sau:
a. Trước một cảnh đẹp.
b. Khi gặp lại bạn bè, người thân.
Gợi ý:
a. Trước một cảnh đẹp.
Ôi, cảnh đẹp ở đây nên thơ quá!
Ôi, cảnh sông núi hùng vĩ quá!
b. Khi gặp lại bạn bè, người thân.
Thích quá, hôm nay tớ được gặp cậu!
Ôi, lâu lắm rồi mới gặp cô chú!
Thứ tư ngày 08 tháng 03 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn viết: Rừng ngập mặn Cà Mau
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn trong bài “ Rừng ngập mặn Cà Mau ” 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
-HS làm bài vbt
Bài 1: Nghe - viết Rừng ngập mặn Cà Mau – SGK trang 61
- HS viết bài 
- HS viết bài, soát lỗi.
Bài 2: Viết tên tỉnh ( thành phố ) nơi em ở
- GV nhận xét
Thứ tư ngày 08 tháng 03 năm 2023
Rèn toán 
Các số từ 111 đến 200 ( tiết 1 )
Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
- Đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200. So sánh, xếp thứ tự các số, xác định vị trí các số (từ 111 đến 200) trên tia số.
II. TIẾN HÀNH 
HS làm VBT trang 51, 52, 53
Bài 1. Viết (theo mẫu)
Bài 2.  Nối (theo mẫu)
GV hướng dẫn: Mỗi vạch trên tia số cách đều nhau 1 đơn vị. Để điền đúng em có thể hoàn thiện các số trên trục số, sau đó nối cho chính xác.
Bài 3. Viết số vào chỗ chấm (theo mẫu)
Dãy các số cần điền là các số tự nhiên liên tiếp
+ Dãy thứ nhất: các số từ 135 đến 145 (từ phải vòng sang trái)
+ Dãy thứ hai: các số từ 173 đến 183 (từ trái vòng sang phải) 
Bài 4. Viết số vào chỗ chấm ( theo mẫu )
Bài 5. 
a) Viết số vào chỗ chấm.
b) Sắp xếp các số 167, 162, 165, 169 theo thứ tự từ lớn đến bé.
c) Tô màu vào con thỏ có số lớn nhất.
Bài 6. Nối hai hình mà nếu ghép chúng lại ta được hình vuông.
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2023
Rèn toán
Rèn: Các số có ba chữ số ( tiết 2 )
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 	- Nhận biết được các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị; số tròn chục, số tròn trăm; nhận biết và tìm được số liền trước, số liền sau. Biết lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số; xác định vị trí các số trên tia số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- HS làm bài vbt 54,55,56
Bài 1: Viết ( theo mẫu )
Bài 2: Viết số vào chỗ chấm
Bài 3: Nối ong với hoa theo mẫu
- GV cho học sinh sửa bài.
-Nhận xét bài làm của HS.
Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn: LT Thuật được việc tham gia
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thuật việc được tham gia
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- GV cho học sinh làm VBT trang 43
Bài 9: Viết 4 – 5 câu thuật lại việc trồng cây 
Gợi ý: 
	Đầu tiên em đào một cái hố nhỏ để trồng cây. Tiếp theo, em đặt bầu cây vào hố. Sau đó em và ba cùng lấp đất lại cho cây bám chắc, không bị nghiêng ngả, bật gốc. Cuối cùng em tưới nước cho cây hấp thụ các chất dinh dưỡng và lớn nhanh.
Duyệt của Tổ trưởng
Duyệt của P.HT
Ngày..thángnăm 2023
Nguyễn Thị Thanh Nga
 Ngô Thị Kim Yến
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25
(Từ ngày 06/03/2023 đến ngày 10/3/2023)
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài giảng
Thứ hai ( 06/03)
Sáng
1
SHDC
SHDC: “ Tham gia hoạt động “Lởi nhắn nhủ yêu thương ”
2
Đạo đức
Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở cộng đồng ( tiêt 1 )
3
Toán
Các số từ 111 đến 200 ( tiết 1 )
4
Nghệ thuật
 ( âm nhạc )
Lời ru yêu thương 
Chiều
1
Tiếng Việt
Quê mình đẹp nhất (tiết 1) - Đọc - Quê mình đẹp nhất
2
Tiếng Việt
Quê mình đẹp nhất (tiết 2) - Đọc - Quê mình đẹp nhất
3
TABN
Thứ ba (07/03 )
Sáng
1
Toán
Các số từ 111 đến 200 ( tiết 2 )
2
GDTC
Bài 4: Đ.tác nhảy và đ.tác điều hòa (Tiết 2)
3
Tiếng Việt
Quê mình đeẹp nhất (tiết 3) - Viết chữ hoa X, Xuân về hoa nở
4
Tiếng Việt
Quê mình đẹp nhất (tiết 4) – Từ chỉ hoạt động. Dấu chấm than. 
Chiều
1
Tiếng Anh
Lesson 5 + 6
2
Tiếng Anh
Lesson 5 + 6
3
Rèn TV
Rèn: Từ chỉ sự vật. Dấu chấm than.
Thứ tư ( 08/03)
Sáng
1
Toán
Các số có ba chữ số ( tiết 1)
2
Tiếng Việt
Tiết 1 – Đọc Rừng ngập mặn Cà Mau
3
Tiếng Việt
 Tiết 2 - Nghe – viết Rừng ngập mặn Cà Mau/Viết hoa tên địa lí; phân biệt r/d/gi,im/iêm
4
TNXH
Cơ quan hô hấp ( tiết 1 )
Chiều
1
HĐTN
Chủ đề: Yêu thương gia đình, quý trọng phụ nữ
- Chia sẻ những hoạt động chung của gia đinh
- Lập thời gian biểu hoạt động chung của các thảnh viên trong gia đình
2
RÈN TV
Rèn viết: Rừng ngập mặn Cà Mau
3
Rèn Toán
Rèn: Các số có ba chữ số ( tiết 1 )
Thứ năm ( 09/03)
Sáng
1
Tiếng Anh
Lesson 5 + 6
2
Tiếng Anh
Lesson 5 + 6
3
Nghệ thuật
 ( Mĩ thuật )
Chú hổ trong rừng ( tiết 1 )
4
Toán
Các số có ba chữ số ( tiết 2)
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiết 3- MRVT Quê hương
2
Tiếng Việt
Tiết 4 - Nói và đáp lời cảm ơn.
3
Rèn Toán
Rèn: Các số có ba chữ số ( tiết 2 )
Thứ sáu ( 10/03)
Sáng
1
GDTC
Bài: Ôn tập kiểm tra đánh gia bài tập thể dục
2
Toán
Các số có ba chữ số ( tiết 3)
3
Tiếng Việt
Tiết 5 – Luyện tập thuật được việc tham gia ( tt )
4
Tiếng Việt
Tiết 6 - Đọc một bài thơ về thiên nhiên. 
Chiều
1
TNXH
Cơ quan hô hấp ( tiết 2 )
2
HĐTN
SHL: Làm thiệp hoặc món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý
3
Rèn TV
Rèn: LT thuật được việc tham gia( tt )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2022_2023_hua_ngoc_hien.doc