TOÁN
LUYỆN TẬP BẢNG NHÂN 5
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 5
- Áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép nhân và các bài tập khác có liên quan.
II. LÊN LỚP
1.Cho học sinh làm Bài tập trong sách
*Bài 1
5 x 2 = 5 x 3 = 5 x 6 =
5 x = 10 5 x = 15 5 x = 30
5 x 7 = 5 x 1= 5 x = 50
x 7 = 35 x 1 = 5 x 10 = 50
Tuần 21 Thứ hai, ngày1 tháng 2 năm 2010 Toán Luyện tập bảng nhân 5 I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 5 - áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép nhân và các bài tập khác có liên quan. II. Lên lớp 1.Cho học sinh làm Bài tập trong sách *Bài 1 5 x 2 = 5 x 3 = 5 x 6 = 5 x = 10 5 x = 15 5 x = 30 5 x 7 = 5 x 1= 5 x = 50 x 7 = 35 x 1 = 5 x 10 = 50 - Hỏi học sinh yêu cầu của bài - Học sinh làm bài vào vở - 3 học sinh lên bảng chữa bài - Gọi một học sinh đọc lại bài làm của mình - GV nhận xét cho điểm *Bài 2: Tính Mẫu: 5 x 4 – 9 = 20 – 9 = 11 a, 5 x 4 – 12 = b, 5 x 5 -15 = c, 5 x 8 – 10 = d, 5 x 9 – 37 = - Hỏi học sinh yêu cầu của bài - Gv hướng dẫn phép tính mẫu - Cho học sinh làm bài vào vở - 2 học sinh lên bảng chữa bài và nêu cách làm - Gv nhận xét cho điểm *Bài 3: Một ngôi sao có 5 cánh. Hỏi 3 ngôi sao có bao nhiêu cánh? - Học sinh đọc bài toán - Học sinh làm bài vào vở - Học sinh lên bảng chữa bài - Học sinh nhận xét bài của bạn, Gv nhận xét cho điểm *Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau Mỗi túi có : 5 kg gạo 8 túi có : kg gạo? - Học sinh nêu tóm tắt của bài - Hỏi học sinh yêu cầu của bài - Học sinh làm bài vào vở - Học sinh lên bảng chữa bài - Gọi 2 học sinh đọc lại bài làm của mình *Bài 5: Số a, 5; 10; 15; 20; ; b, 1; 6; 11; 18; ; c, 2; 7; 12; 17; ; - Hỏi học sinh yêu cầu của bài - Học sinh làm bài và chữa bài - Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình 2.Củng cố- dặn dò Tiếng Việt Ôn tâp đọc : Chim sơn ca và bông cúc trắng I. Mục tiêu : Giúp HS - Củng cố kỹ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Rèn đọc giọng phù hợp với nội dung bài. - Rèn kỹ năng đọc hiểu : Hiểu điều câu chuyện muốn nói : Hãy để cho chim được tự do ca hát bay lượn, hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. II. Các hoạt động dạy học : 1. Rèn đọc. GV cho HS đọc bài theo nhóm, cá nhân Thi đọc giữa các tổ nhóm. GV cùng HS khác nhận xét xếp thi đua. 2. Luyện tìm hiểu bài. - GV cho HS rả lời lần lượt các câu hỏi cuối bài. - HS làm bài tập 2 trong sách TV thực hành. - Nhận xét chốt bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu ND bài. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm2010 Toán Ôn đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc, giải toán I. Mục tiêu : Củng cố cho HS về : Nhận biết đặc điểm của đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc và giải toán. II. Các hoạt động dạy học : 1. GV tổ chức cho HS làm bài trong sách. Bài 1, 2 - HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. - Nhận xét chốt bài làm đúng. - Củng cố cách vẽ đường gấp khúc. Bài 3 - HS đọc đề bài, làm bài vào vở. - GV chấm 1 số bài, nhận xét tuyên dương. - Củng cố về tính độ dài đường gấp khúc. Bài 4 - HS nêu đề toán, 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét chốt lời giải đúng. - Củng cố giải toán có lời văn. 2. Củng cố, dặn dò : - Nêu ND ôn tập. - Nhận xét tiết học. Tiếng Việt Ôn từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ? I. Mục tiêu : - Mở rộng vốn từ về chim chóc. - Đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu ? II. Các hoạt động dạy học : 1. GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong sách TV Bài 1: Nối tên chim với cách đặt tên loài chimđó cho phù hợp: Chim tu hú Chim đa đa đặt tên theo tiếng kêu Chim gõ kiến Chim cú mèo Chim sâu đặt tên theo đặc điểm hình dáng Chim vành khuyên Chim bói cá Chim cuốc đặt tên theo cách kiếm ăn - HS tự làm bài vào vở. - Đọc bài làm trước lớp, nhận xét. - GV chốt bài làm đúng. - Củng cố từ ngữ về chim chóc. Bài 2:Trả lời những câu hỏi sau và viết câu trả lời vào dòng trống: Loài chim thường làm tổ ở đâu? Ngôi trường của em ở đau? Nhà em ở đâu? - HS tự làm vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. - Củng cố trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu ? Bài 3: Dùng cụm từ ở đâu để đặt câu hổi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau: Chiếc bảng đen được treo ở chính giữa bức tường đối diện với chỗ ngồi của học sinh. Trong vườn trường, mấy tốp học sinh đang vun xới cây. Chúng em đi chơi ở công viên. - HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. - Nhận xét chốt bài làm đúng. - Củng cố đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu ? 2. Nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngày 5 tháng 2 năm 2010 Toán Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Ghi nhớ các bảng nhân 2, bảng nhân 3. nhân 4, nhân 5, bằng thực hành tính và giảI bài toán. - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh. II.Lên lớp 1.Cho học sinh làm Bài tập *Bài 1:Tính nhẩm 2 x 3 = 3 x 3 = 4 x 5 = 5 x 4 = 2 x 2 = 3 x 4 = 4 x 9 = 5 x 5 = 2 x 5 = 3 x 7 = 4 x 6 = 5 x 9 = - Hỏi học sinh yêu cầu của bài - Học sinh làm bài và chữa bài - Gọi 1 số học sinh đọc bài làm bài của mình *Bài 2: Số 2 x = 8 3 x = 12 x 5 = 20 x 2 = 8 x 3 = 12 5 x = 20 - Học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh làm bài và chữa bài - Cho học sinh nêu cách làm *Bài 3: Tính a, 2 x 7 + 27 = b, 4 x 9 – 26 = c, 3 x 10 + 30 = d, 5 x 8 – 12 = - Học sinh làm bài và chữa bài - Học sinh nêu cách làm *Bài 4: Điền số vào chỗ chấm Mẫu: 6 = 2 x 3 12 = 2 x 24 = 3 x 12 = 3 x 24 = 4 x - Học sinh nêu yêu cầu của bài - Gv hướng dẫn phép tính mẫu - Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình. *Bài 5: HS lớp 2 A xếp thành 8 hàng, mỗi hàng 4 bạn. Hỏi lớp 2 A có bao nhiêu HS? - Học sinh đọc đầu bài - Hỏi học sinh yêu cầu của bài - Gọi 1 số học sinh đọc bài giải của mình - GV nhận xét cho điểm học sinh 2.Củng cố – dặn dò -Nhận xét giờ học. Âm nhạc: Ôn bài: hoa lá mùa xuân ( GV bộ môn dạy) Hoạt động tập thể Giao lưu văn nghệ: Chủ đề mùa xuân I.Mục tiêu - Tổ chức cho học sinh giao lưu văn nghệ về chủ đề mùa xuân - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích mùa xuân II.Chuẩn bị: Các bài hát, bài thơ và các bài tập đọc nói về chủ đề mùa xuân. III.Các hoạt động dạy – học. 1.ổn định tổ chức 2.Bài mới - Giáo viên giới thiệu nội dung giao lưu - Gv chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm tham gia biểu diễn văn nghệ các bài hát, múa hoặc các bài thơ văn nói về chủ đề mùa xuân. - Mỗi nhóm thảo luận chọn bài để tham gia biểu diễn. - Các nhóm lên trình bày phần biểu diễn của nhóm mình. - GV nhận xét động viên, khen ngợi những cá nhân, nhóm biểu diễn tốt. 3.Kết thúc buổi giao lưu - Nhận xét giờ học. Thứ bảy, ngày 6 tháng 2 năm 2010 Toán Luyện bảng nhân 3, 4, 5 ; thực hiện dãy tính có phép nhân và phép cộng, phép nhân và phép trừ, giải toán có lời văn I. Mục tiêu: - Tiếp tục giúp học sinh ghi nhớ các bảng nhân đã học; thực hiện dãy tính có 2 phép tính; giải toán có lời văn. II.Các hoạt động dạy học HĐ1: Ôn lại các bảng nhân đã học. - Chỉ định học sinh đọc thuộc một trong số các bảng nhân đã học. - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ truyền điện” để đọc bất kì một phép nhân nào trong số các bảng nhân đã học. HĐ2: Luyện tập Giáo viên nêu lần lượt từng bài tập -> học sinh tự làm -> chữa bài. Bài 1. Tính. 5 x 10 + 50 = 5 x 9 - 15 = 4 x 6 + 26 = 5 x 6 + 70 = 4 x 8 + 12 = 3 x 9 + 12 = 5 x 7 + 25 = 3 x 8 + 46 = Bài 2. Mỗi xe chở 4 bao gạo. Hỏi 6 xe như thế chở được bao nhiêu bao gạo? Bài 3. Nối các điểm A, B, C, D để được đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. .A .B .D .C Bài 4. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD . Biết : AB = 2 cm BC = 3 cm CD = 4 cm HĐ3: Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét chung giờ học. - Về nhà : tiếp tục học thuộc các bảng nhân đã học. Tiếng Việt Ôn đáp lời cảm ơn- Tả ngắn về loài chim I. Mục tiêu : 1. Rèn kỹ năng nói, viết đáp lại lời cảm ơn trong giao tiếp. 2. Rèn kỹ năng viết : Bước đầu biết cách tả 1 loài chim. II. Các hoạt động dạy học : 1. GV tổ chức cho HS làm bài, chữa bài. Bài 1: - HS đọc đề bài, HS thảo luận phân vai đóng vai xử lý tình huống. - Các nhóm lên báo cáo, lớp cùng GV nhận xét chốt cách xử lý đúng nhất. - Củng cố về đáp lại lời cảm ơn. Bài 2 : - HS đọc đoạn văn. - Trả lời câu hỏi và làm vào vở, 1 em lên bảng làm. - Nhận xét chốt bài làm đúng, đổi chéo bài kiểm tra. 2. Củng cố, dặn dò. - Nêu ND bài học. - Nhận xét tiết học. Hoạt động tập thể Nhận xét tuần I. Mục tiêu : Giúp HS - Nhận biết được ưu khuyết điểm trong tuần. - Kế hoạch tuần sau. - Giáo dục HS ý thức tự quản, thực hiện tốt các nề nếp của trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. II. Chuẩn bị : - GV chuẩn bị ND sinh hoạt. - HS chuẩn bị tổng hợp các mặt hoạt động trong tuần. III. Các hoạt động dạy học : 1. Nhận xét các hoạt động trong tuần. - Cán sự lớp nhận xét các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét bổ xung. - HS tổng hợp điểm các hoạt động của các tổ. - GV xếp thi đua giữa các tổ nhóm. - Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thực hiện tốt. - Phê bình tổ, cá nhân còn nhiều tồn tại. 2. Kế hoạch hoạt động tuần sau. - Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp. - Phát huy ưu điểm tuần trước, khắc phục một số tồn tại tuần qua. 3. Sinh hoạt văn nghệ. - GV tổ chức cho HS thi hát 1 số bài hát về quê hương đất nước. - GV chia nhóm, các nhóm thảo luận chọn bài. - Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét xếp thi đua. - GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS thực hiện tốt các nề nếp. ban giám hiệu kí duyệt
Tài liệu đính kèm: