Giáo án Lớp 2 tuần 19 đến 23 - Trường Tiểu học Bắc Hưng

Giáo án Lớp 2 tuần 19 đến 23 - Trường Tiểu học Bắc Hưng

Tiết 1: TOÁN

Tiết 91: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

I Mục tiêu :

- Giúp HS : - Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.

- Chuẩn bị học phép nhân.

II. Các hoạt động dạy học.

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

2. Hoạt động 2: Dạy bài mới

a. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.

- GV yêu cầu HS: Tính tổng của 2 , 3 và 4

- Ghi vào bảng con

Muốn tính tổng của 2 , 3 và 4 em làm ntn ?

- Tổng của 2 , 3 và 4 là mấy ?

 

doc 89 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1275Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 19 đến 23 - Trường Tiểu học Bắc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 
Tiết 1: Toán
Tiết 91: Tổng của nhiều số
I Mục tiêu : 
Giúp HS : - Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
Chuẩn bị học phép nhân.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Dạy bài mới 
a. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
GV yêu cầu HS: Tính tổng của 2 , 3 và 4
Ghi vào bảng con
Muốn tính tổng của 2 , 3 và 4 em làm ntn ?
Tổng của 2 , 3 và 4 là mấy ?
=> Chốt: 9 là tổng 3 số hạng 2 ,3 và 4.
Lấy ví dụ tổng của 4 số ?
Yêu cầu HS đặt tính và ghi kết quả ? 
=> Chốt: Viết tổng của nhiều số theo cột dọc sao cho đv thẳng đv.....
b Thực hành tính tổng của nhiều số.
Bài 1: - HS Nêu yêu cầu.
	 - Dùng bút chì điền vào sách.
=> Chốt : Nêu cách tính ?
Bài 2: - HS Nêu yêu cầu.
	 - Đặt tính và tính vào bảng con .
=> Chốt: Cách đặt tính và tính ?
Em có nhận xét gì về số hạng ở phép tính 3 và 4.
Bài3: - HS Nêu yêu cầu.
 - Làm bài vào vở.
=> Chốt: Đặt đề toán tương ứng với phép tính và hình vẽ ?
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc.
- Một số HS tính toán chậm và nhầm lẫn.
* KP: Giáo viên quan tâm giúp đỡ cho học sinh yếu
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
Muốn tính tổng của nhiều số em làm ntn ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .
.
_______________________________
Tiết 2,3: Tập đọc
Tiết 55-56: Chuyện bốn mùa
I. Mục đích - yêu cầu 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 
- Đọc trơn cả bài, biết nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ 
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật 
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
- Hiểu ý nghĩ của câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ SGK/4
III. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
1. Mở đầu (3-5')
- GV giới thiệu chủ điểm TV 2 tập 2 
- Chủ điểm mở đầu : Bốn mùa 
2. Dạy học bải mới 
a. Giới thiệu bài (1-2')
b. Luyện đọc (33-38')
- GV đọc mẫu 
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đoạn 1
+ Câu 1+2 : đọc chậm, nghỉ hơi sau dấu phẩy. GV đọc - HS đọc.
+ Câu 3,4,5: nhấn giọng: sung sướng nhất, đọc đúng : nẩy lộc. GV đọc - HS đọc.
+ Câu 7,8: đọc đúng : nắng, trái ngọt; nhấn giọng : đơm trái ngọt, cao giọng cuối câu. GV đọc – HS đọc.
+ Câu 9: đọc đúng tinh nghịch . HS đọc.
+ Câu 10+11: nghỉ hơi đúng dấu câu, giọng nhí nhảnh, vui tươi.GV đọc - HS đọc.
+ Câu 12+13: lời dẫn trầm buồn, giọng đọc thể hiện lời chị Đông buồn. GV đọc - HS đọc.
+ Câu 15+16: đọc đúng: lửa, sàn. nghỉ hơi sau dấu phẩy. Lên giọng cuối câu. HS thể hiện. GV NX.
- Giải nghĩa từ : đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng
- Hướng dẫn đọc đoạn I: Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- GV đọc mẫu - HS đọc – GV NX cho điểm.
* Đoạn 2
+ Câu 1: đọc đúng: chuyện trò, lúc nào; ngắt hơi sau dấu phẩy. GV đọc – HS đọc.
+ Câu 6: ngắt đúng sau cụm từ: sống, về, chồi. GV đọc – HS đọc.
- Giải nghĩa từ : Tựu trường 
- HD đọc đọan 2 : đọc đúng từ khó, thể hiện giọng bà Đất vui vẻ, trầm ấm, nhấn giọng các từ gợi tả.
- GV đọc mẫu - HS đọc - NX cho điểm.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- HD đọc cả bài : phân bịệt giọng các nhân vật 
- HS đọc cả bài 
Tiết 2
Luyện đọc tiếp (7-10')
- Đọc nối đoạn 
- Đọc cả bài 
c. Tìm hiểu bài (15-17')
- Đọc thầm : Bốn nàng tiên trong chuyện tượng tưởng cho mùa nào trong năm? –( bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông)
- Tìm đọc lời của Đông nói với Xuân. Theo lời của Đông thì Xuân có gì hay?( vườn cây đâm chồi, nảy lộc) – GV ghi bảng.
- Đọc thầm lời của bà Đất. Theo lời của bà Đất thì Xuân có gì hay?(cây cối tươi tốt) – GV ghi bảng.
- Thế còn mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? HS thảo luận nhóm 2 - TL
=> Bốn mùa trong một năm, mỗi mùa đều có một sắc riêng, mùa nào cũng đẹp.
? Em thích mùa nào nhất? Vì sao?
d. Luyện đọc lại (8-12')
- HS đọc phân vai theo nhóm 
- Từng nhóm thể hiện- NX cho điểm 
3. Củng cố - dặn dò (5')
- VN luyện đọc bài - CB cho tiết Kể chuyện.
_______________________________
Tiết 4: Hoạt động tập thể
 Chào cờ toàn trường
___________________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010 
Tiết 1: Toán
Tiết 92: Phép nhân
I. Mục tiêu.
Giúp HS - Bước đầu nnhận biết phép nhântrong mối quan hệ với một tổngcác số hạng bằng nhau.
Biết đọc và viết cách tính kết quả của phép nhân
II. Đồ dùng:
- Mô hình SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 15 + 15 + 15 12 + 12 
Hoạt động 2: Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân: 12-15’
Cô có VD: 2 + 2 + 2 + 2 + 2
Kết quả bằng bao nhiêu?
10 là TP nào trong phép tính ?
Em có nhận xét gì về SH trong phép tính ?
Các SH đều bằng nhau và bằng mấy ? ( GV ghi )
Có mấy số hạng 	2 x 5 = 10
Cô sẽ chuyển tổng của 5 số hạng mới số hạng là 2
Thành phép nhân bằng cách lấy SH là 2 nhân với số các số hạng là 5 và dấu ( x ) là dấu nhân - Đọc là 2 nhân 5
Vậy 2 x 5 bằng mấy?
=> Chốt: Cô đã chuyển phép cộng trên -> phép nhân bằng cách nào ?
Tự chuyển các phép cộng ở bảng con ( phần KTBC ) -> phép nhân và nêu cách chuyển.
Cách viết nào gọn hơn ?
=> Chốt: Ta có thể chuyển tổng của các SH bằng nhau -> phép nhân bằng cách lấy SH nhân số các SH 
Hoạt động 3: Thực hành 15-17’
Bài 1:
HS nêu yêu cầu – Nêu mẫu.
- KT: Chuyể phép cộng thành phép nhân
=> Chốt: Muốn chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân em làm ntn ?
Bài 2: - HS nêu yêu cầu 
Làm bảng con
=> Chốt: Nêu cách chuyển ?
Vậy muốn chuyển....... các em cần XĐ được đâu là SH và đâu là số các số hạng.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu 
Làm bài vào vở 
Chữa, chốt
* Dự kiến sai làm HS thường mắc 
HS lẫn lộn SH và số các số hạng
* KP: Giáo viên quan tâm giúp đỡ cho học sinh yếu
* KP: Giáo viên quan tâm giúp đỡ cho học sinh yếu
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
Khi nào ta chuyển được phép cộng -> phép nhân ?
Nhận xét giờ học 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .
.
_______________________________
Tiết 2: Kể chuyện
Tiết 19: Chuyện bốn mùa
I. Mục đích - yêu cầu 
1. Rèn kỹ năng nói
- Kể lại được câu chuyện, biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung
- Dựng lại được câu chuyện theo các vai nhân vật 
2. Rèn kỹ năng nghe
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết NX, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh vẽ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Dạy học bài mới 
a. GTB (1')
b. Hướng dẫn kể chuyện 
* Hướng dẫn kể theo tranh đoạn 1 (10 - 15')
- HS đọc y/c 
- Các bức tranh trong bài tương ứng với đoạn mấy của câu chuyện?
- Quan sát tranh 1: ND tranh 1 - GV ghi lời gợi ý 
- Đông đã nói gì với Xuân? Giọng Đông nói với Xuân như thế nào?- Kể tranh 1 : 2 HS kể
- Quan sát tranh 2: Xuân đã đáp lời như thế nào? HS nêu.
- Khi nói lời của Xuân em thể hiện với giọng như thế nào ? HS kể tranh 2 
- Tranh 3,4 GV tiến hành tương tự như tranh 1,2.
- H kể nối tiếp 4 tranh theo nhóm 4
- 3- 4 nhóm trình bày - NX , cho điểm.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện (12-14')
- Khi bốn nàng tiên đang chuyện trò thì ai đã xuất hiện?
- Bà Đất đã nòi gì? giọng của bà ra sao?- HS kể lại lời bà Đất.
- Hãy kể lại toàn bộ câu chuyện : 2-3H - NX
* Dựng lại câu chuyện theo vai (10-12') 
- HS đọc yêu cầu.
- Câu chuyện có bao nhiêu NV? Giọng NV như thế nào ?
- HS kể phân vai theo nhóm 
- Thi kể phân vai theo nhóm - NX đánh giá nhóm kể hay nhất - cho điểm 
2. Củng cố - dặn dò 
- NX tiết học 
- VN kể lại chuyện cho người thân nghe.
_______________________________
Tiết 3: Chính tả tập chép
Tiết 37: Chuyện bốn mùa
I. Mục đích - Yêu cầu 
1. Chép lại chính xác 1 đoạn trong bài Chuyện bốn mùa 
- Biết viết hoa đúng các tên riêng 
2. Luyện viết đúng và nhớ cách viét những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn : n/l (?/ ~)
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng chép sẵn bài viết 
III. Các hoạt động dạy học 
1. GTB (1')
2. Hướng dẫn tập chép: 10-12’
- GV đọc bài chép 
* HD viết từ khó : Xuân - Hạ - Thu - Đông, trái ngọt, tựu trường, ghét, nảy lộc 
- HS phân tích từ khó : Đọc lại - viết bảng 
- hd cách trình bày: Đầu dòng viết hoa lùi 2 ô - Chú ý tên riêng phải viết hoa 
3.HS chép bài (13-15') 
- Chú ý H tư thế ngồi viết 
- HS đọc thầm cụm từ - chép bài vào vở 
4. Soát lỗi - chữa lỗi 2-3'
- GV đọc – HS soát lỗi.
- GV chấm bài 
5. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a (Vở)
- HS đọc y/c - làm bài vào vở 
- Chữa bài : 1H làm bảng phụ - NX - chữa 
Bài 3 (Miệng)
- HS đọc yêu cầu 
- Tìm miệng theo dãy. NX
6. Củng cố - dặn dò 
- NX vở chấm - NX tiết học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
_______________________________
Tiết 4: âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
____________________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 93: Thừa số – Tích.
I. MụC tiêu.
Giúp HS : Biết tên gọi TP và kết quả của phép nhân
Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân
II. Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa ghi sẵn: Thừa số, tích .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Mỗi bạn lấy 1 VD về phép nhân.
Hoạt động 2: Dạy bài mới 
a. GV viết: 2 x 5 = 10 - HS đọc lại phép tính 
b. GV nêu: Trong phép nhân này 2 và 5 được gọi là thừa số 10 được gọi là tích . 
– GV gắn
Cho vài HS nhắc lại .
Ghi tên gọi TP và kết quả của phép nhân ở bảng con của mình.
c. Lưu ý HS 2 x 5 cũng được gọi là tích 
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
Đọc mẫu – Dựa vào mẫu làm các phép tính còn lại.
HS nêu miệng bài làm
=> Chốt: Làm TN tìm được tích ? tính tích bằng cách nào ?
Bài 2: - HS nêu yêu cầu 
Nêu mẫu.
GV gọi ý : 6 được lấy mấy lần ?
2 lần số 6 ta có phép cộng tương ứng là gì ?
HS làm bài vào bảng con.
=> Chốt: 3 x 4 ; 4 x 3 được gọi là gì?
Nêu tên gọi từng TP trong phép tính .
Bài 3: 
HS xác địng yêu cầu.
Làm bài vào vở
Chữa, chốt.
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc 
Có thể HS nhầm tên gọi TP trong phép tính 
* KP: Giáo viên quan tâm giúp đỡ cho học sinh yếu
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò 
Nêu tên gọi TP trong phép tính nhân
* Rút kinh nghiệm sau giờ  ... g bảng chia đã học
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bảng chia 3 .
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
HS xác định yêu cầu.
Ghi kết quả tính nhẩm vào sách 
HS đổi vở kiểm tra kết quả.
=>Chốt: Các phép tính trên thuộc bảng chia nào
Đọc bảng chhia 3: 1 -> 2 em
Bài 2:
HS xác định yêu cầu.
Ghi kết quả tính nhẩm vào sách
Kiểm tra kết quả của bạn
=>Chốt: - Em có NX gì về 2 phép tính ở cùng cột ?
Các phép tính thuộc bảng nhân và chia nào ?
Bài 4:
HS đọc đề bài - GV tóm tắt lên bảng -1 Đọc lại.
Ghi phép tính giải vào bảng con.
HS trính bày bài làm ( Lời giải + Phép tính )
=> Chốt: 5 kg gạo là mấy phần của bao gạo ? Vì sao ? 
Bài 3, 5:
HS xác định yêu cầu.
Làm bài vào vở
GV cùng HS chữa bài
=> Chốt: Bài 3 : Vận dụng bảng chia nào để tìm kết quả ?
	Bài 5: Phép tính bài toán thuộc bảng chia nào ?
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc.
- Một số HS lúng túng ở bài tập số 5
*KP: Gv hướng dẫn HS làm bài
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
Đọc bảng chia 3.
Em hiểu TN là 1/3 ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
...
_________________________________
Tiết 2: Chính tả (nghe viết)
Tiết 46: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
- Làm đúng bài tập ct pbiệt l/n, ươt/ươc
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học
1- KTBC (3-5')
- H sinh luyện bảng: củi, lửa, nung nấu
2- Dạy học bài mới
a, GTB (1')
b, Hướng dẫn nghe viết: 10-12’
+ G đọc bài viết
+ Hd viết từ khó 
G đưa tiếng khó - H pt : nục nịch, nườm nượp, chưa.Mơ-nông
- H đọc lại tiếng khó, viết bảng
Hướng dẫn cách trình bày 
? Tìm những chữ được viết hoa trong bài ? Vì sao?
c. H viết bài (13-15')
- G đọc cụm từ 2-3 tiếng - H viết
d. Soát lỗi, chữa lỗi (5')
Chấm bài: 12-15 bài: NX vở chấm
h, Hướng dẫn làm bài tập (5-7’)
Bài 2a: (vở) - Đọc y/c - H làm vở
- 1H chữa bài - NX
bài 2b: VBT
Đọc y/c - điền vào VBT -> nêu chữa miệng
3. Củng cố dặn dò (3-5') - NX tiết học
- Việt Nam hoàn thành tiếp bài 2 VBT
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
____________________________________ 
Tiết 3: Đạo đức
Tiết 23: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (T1)
I. Mục tiêu 
Học sinh hiểu: 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng, rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình. 
II. Tài liệu và phương tiện 
- VBT đạo đức 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Giới thịêu bài 
2. Hoạt động 1: Thảo luận 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết biểu hiện về cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự. 
Cách tiến hành: 
- Học sinh đọc thầm mẩu hội thoại trong VBT 
- Đàm thoại 
+ Khi điện thoại reo, bạn Vinh làm gì và nói gì? 
+ Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào? 
+ Em có thích nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không? Vì sao? 
+ Em học được điều gì qua hội thoại trên? 
=> Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn. 
3. Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại 
Mục tiêu: Học sinh biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lý. 
Cách tiến hành: 
- Giáo viên viết 4 câu trong 1 mẩu hội thoại lên 4 tấm bìa. 
- Gọi 4 học sinh lên ầm mỗi em một tấm bìa - đọc 4 
câu trên tấm bìa 
- Yêu cầu học sinh sắp xếp vị trí tấm bìa cho hợp lý 
- Học sinh 2 em đối thoại với nhau 
=> Kết luận: - Cách sắp xếp đúng nhất 
- Đoạn hội thoại diễn ra khi nào? 
- Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự gọi điện thoại chưa? Vì sao? 
4. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm 
Mục tiêu: Học sinh biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại? 
Cách tiến hành: - Học sinh thảo luận: 
+ Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại? 
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là gì? 
- Từng nhóm trình bày - Các nhóm bổ sung. 
=> Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng ngắn gọn: Nhấc và đặt máy nhẹ nhàng không nói to không nói trống không. 
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng của người khác và tôn trọng chính mình. 
__________________________________________________________
 Tiết 4: Tập viết
Tiết 23: Chữ hoa T
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn kỹ năng viết chữ: biết viết chữ hoa T theo cỡ vừa và nhỏ, viết ứng dụng cụm từ "Thẳng như ruột ngựa" theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học 
- Chữ mẫu T 
- Bảng kẻ sẵn bài HD viết
- Vở mẫu GV
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC (3-5')
- H viết bảng chữ Sáo 
2. Dạy học bài mới 
a. GTB (1')
b. Hd viết chữ hoa (5')
- G đưa chữ mẫu - H quan sát 
? Chữ T hoa cao ? ly, rộng bao nhiêu ? - ? Chữ T hoa gồm bao nhiêu nét?
- G nêu quá trình viết chữ hoa
- H tô trên không - viết bảng 
c. Hd viết chữ - câu ứng dụng 
- H đọc chữ ứng dụng: Thẳng
- Chữ Thẳng gồm bao nhiêu con chữ? Độ cao các con chữ ntn?
- G nêu quá trình viết chữ Thẳng 
- H đọc câu ứng dụng : Thẳng như ruột ngựa.
? câu ứng dụng gồm bao nhiêu chữ, k/c các chữ ?
- G hd viết câu ứng dụng 
- H viết bảng con chữ Thẳng 
d. Hd viết vở (15-17') 
- H nêu y/c bài viết - G Hd viết từng dòng 
- H viết bài 
e. Chấm chữa bài 
3. Củng cố - dặn dò 
- NX vở chấm 
- NX tiết học - VN hoàn thành phần luyện thêm.
 _____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 115: Tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu.
Giúp HS : - Biết cách tìm 1 thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Biết cách trình bày bài giải.
II. Đồ dùng dạy học.
3 tấm bìa mỗi tấm 2 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: 3’
3 x = 21; x 4 = 20
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới: 13-15’
a. Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
GV nêu bài toán - gắn TQ - HS nhìn và nêu lại bài toán.
Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm như thế có mấy chấm tròn ?
GV yêu cầu HS ghi phép tính giải vào bảng con
HS nêu phép tính - GV ghi bảng.
	2 x 3 = 6
Nêu tên gọi TP, KQ phép nhân trên?
Từ phép nhân trên em hãy lập 2 phép chia tương ứng ghi vào bảng con ?
Giơ bảng - HS nêu cách lập.
=> Chốt: Vậy muốn tìm thừa số thứ nhất em làm ntn ?
Vậy muốn tìm thừa số thứ 2 em làm ntn ?
GV nêu vấn đề : Biết một thừa số và biết tích muốn tìm thừa số còn lại em làm ntn ? – Cô có VD sau.
b. Giới thiệu cách tìm thừa số chưa biết.
GV ghi VD: X x 2 = 8
x là TP nào trong phép tính ? Muốn tìm x em làm ntn ?
HS nêu - GV ghi X x 2 = 8
	 X = 8 : 2
	 X = 4
Cô có VD tiếp theo 3 x X = 15
Bài yêu cầu tìm TP nào ? - ghi cách làm vào bảng con
=> Chốt: Vậy muốn tìm TS chưa biết em làm ntn ?
GV chốt cách trình bày và cách tìm .
3. Hoạt động 3: Luyện tập: 15-17’
Bài 1: HS nêu yêu cầu
Ghi kết quả tính nhẩm vào sách
=> Chốt: Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Vận dụng mối quan hệ đó để tìm thừa số chưa biết. Chúng ta chuyển sang bài tập 2
Bài 2: HS nêu yêu cầu
GV ghi từng phép tính - HS làm bảng con.
=> Chốt: Nêu cách tìm ?
Muốn tìm TS chưa biết ta làm ntn ?
Bài 3,4: HS xác định yêu cầu
Làm bài vào vở
Chữa bài - Chốt: - Nêu cách tìm TS chưa biết ?
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc.
Có thể có HS nhầm sang tìm TP khác trong phép tính.
* KP: GV cần ghi chắc mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Muốn tìm 1 TS trong 1 tích ta làm ntn ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:  ...
_______________________________
Tiết 2: Tập làm văn 
Tiết 23: Đáp lời khẳng định, viết nội quy
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nghe nói: Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp ới tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
2. Rèn kỹ năng viết: Biết đáp lịa 1 vài điều trong NQNT
II. Đồ dùng dạy học- Nội quy của trường 
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC (3-5')
H thực hành nói - đáp lời xin lỗi trong t/h bài 2/T23
2. Dạy học bài mới
a, GTB (1')
b, Hướng dẫn làm bài tập
* bài 1 (Miệng) (8-10') - Đọc y/c : Nêu ND tranh
- Y/c Quan sát tranh- đọc thầm các lời NV
- 2H thể hiện 
? Cô bán vé đáp lại với thái độ ntn?
=> Với lời đáp trên vui vẻ, lịch sự cô làm các bạn sắt thích thú 
- Các nhóm H thực hành hỏi đáp - NX lời đáp
? Khi đáp lời KĐ em cần thể hiện ntn?
* Bài 2 (miệng) (8-10') - H đọc y/c 
- Đọc TH1 - M - Có rất nhiều cách đáp song cần thể hiện 
? Ai có cách đáp khác? Tương tự H thực hành b.c
- Từng dãy TH hỏi đáp - NX 
=> Có nhiều cách đáp lời KĐ trong từng TH cụ thể, đáp ntn cho phù hợp với từng trường hợp.
* bài 3 (10-12') - Đọc y/c 
- G treo bảng NQ của trường
- 1.2 H đọc rõ ràng, rành mạch NQ
- Y/c H tự chọn và chép vào vở BT 2,3 điều trong NQ.
Chú ý cách trình bày : Tên NQ - các điều trong NQ
- H đọc lại NQ mình chép. Vì sao em chọn chép Nq này - NX 
3. Củng cố - dặn dò 
- NX tiết học 
- Thể hiện đúng NQ nhà trường.
___________________________
Tiết 3: Thể dục
Tiết 46: Đi nhanh chuyển sang chạy
Trò chơi " Kết bạn"
I. Mục tiêu: 
- Học đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện bước chạy tương đối đúng. 
- Ôn trò chơi "Kết bạn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. 
II. Địa điểm - phương tiện: 
- Sân trường - Còi, kẻ vạch xuất phát và đích 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu 
- Giáo viên lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học 
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai. 
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc - Đi thường và hít thở sâu 
2. Phần cơ bản 
- Đi thường theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông 
- Đi thường theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang => 1 -> lần 10m
- Đi nhanh chuyển sang chạy: 2 -> 3 lần 15 -> 20m 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện 
+ Giáo viên thực hiện mẫu 
+ Học sinh thực hành 2 -> 3 lần 20m 
- Trò chơi "Kết bạn": 8 -> 10' 
Giáo viên nêu tên trò chơi - học sinh nhắc lại cách chơi - học sinh chơi 
3. Phần kết thúc 
- Một số động tác thả lỏng 
- Trò chơi "Diệt các con vật có hại" 
- Giáo viên hệ thống bài - nhận xét giờ học giao bài về nhà
____________________________________ 
Tiết 4: Mỹ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
____________________________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgoan 19-23.doc