Giáo án Lớp 2 tuần 19 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Giáo án Lớp 2 tuần 19 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Tiết 1

Toán

Tổng nhiều số

I. Mục tiêu:

 - Bước đầu học sinh nhận biết được tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.

 - Chuẩn bị học phép nhân.

II. Hoạt động dạy và học :

1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính tổng

a, Giáo viên viết bảng: 2 + 3 + 4=

- Học sinh đọc

- Giáo viên giới thiệu: Đây là tổng của các số hai, ba, bốn

- Học sinh nêu kết quả.

- Học sinh nêu cách tính. Đọc 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9

 

doc 20 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 19 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
 Thứ Hai, ngày 2 tháng 1 năm 2012
Sáng
Tiết 1
Toán
Tổng nhiều số
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu học sinh nhận biết được tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
 - Chuẩn bị học phép nhân.
II. Hoạt động dạy và học :
1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính tổng
a, Giáo viên viết bảng: 2 + 3 + 4=
- Học sinh đọc
- Giáo viên giới thiệu: Đây là tổng của các số hai, ba, bốn
- Học sinh nêu kết quả.
- Học sinh nêu cách tính. Đọc 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9
- Giáo viên hướng dẫn đặt tính dọc và tính: 2
 	3
	4
	9
b, Học sinh đọc phép tính thứ 2: 12 + 34 + 40 =
- Hướng dẫn thực hiện:	 12
	34
	40
	86
c, Học sinh tự hoàn thành phép cộng: 15 + 46 + 19 + 8 =
- Học sinh làm vào nháp. một học sinh lám ở bảng lớp
- Nhiều học sinh nhắc lại cách tính
HĐ2.Thực hành:
- Học sinh nêu yêu cầu từng bài
Bài 1: Làm vào bảng con.Nêu cách tính nhanh nhất
Bài 2, 3, 4 học sinh làm bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
Chấm chữa bài: Bài 2: Học sinh nêu miệng cách tính.
Bài 3: Học sinh nhìn hình vẽ nêu phép tính
Bài 4: yêu cầu gì? Viết thành tổng nhiều số hạng bằng nhau.
M: 10 = 2 + 2+ 2+ 2 + 2; 10 = 5 + 5
III. Cũng cố dặn dò:
Tiết 2-3
Tập đọc
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu: 
- Học sinh đọc trơn toàn bài toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu hỏi, giữa các cụm từ.
- Đọc đúng: sung sướng, đâm chồi, nảy lộc, tinh nghịch, bập bùng bếp lửa. Đọc đúng giọng nhân vật.
- Đọc hiểu: đâm chồi nảy lộc, tinh nghịch,đơm, bập bùng, tựu trường
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh họa.
	Bảng phụ kẻ 3 cột mùa hạ, mùa thu, mùa đông
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
HĐ1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: 
HĐ2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc
- Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: sung sướng, đâm chồi, nảy lộc, tinh nghịch, bập bùng bếp lửa
- Đọc nối tiếp câu
- Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: đâm chồi nảy lộc, tinh nghịch,đơm, bập bùng, tựu trường
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2
Tiết 2
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Bốn bà tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay?
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
- Trong bốn mùa em thích nhất mùa nào? Vì sao?
HĐ4. Luyện đọc lại:
- Đọc phân vai: Người dẫn truyện, nàng Đông, nàng Xuân, nàng Thu, nàng Hạ, và bà Đất
IV. Cũng cố dặn dò:
	Bài văn cho em biết điều gì?
Chiều
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt
KC: Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh kể lại một đoạn câu chuyện.
- Kể lại được toàn bộ nội dungcâu chuyện.
- Dựng lại câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông và Bà Đất
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2: Luyện kể chuyện 
a, Học sinh kể chuyện theo nhóm 
- Học sinh kể chuyện dựa vào tranh(Hoạt động nhóm 4)
- Đại diện một số nhóm kể lại
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV gọi một số hS lên bảng kể – lớp nhạn xét bổ sung 
c, Kể chuyện theo vai 
- Các nhóm tự phân vai kể theo nhóm 
- Một số nhóm lên bảng kể kết hợp diễn xuất 
- Lớp bình chọn nhóm kể tốt nhất 
IV.Cũng cố dặn dò:
Tiết 2
Luyện Toán
Ôn tập cộng, trừ
I. Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức về tổng, hiệu.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Củng cố kiến thức:
- Học sinh nêu cách đặt tính và tính: 13 + 52 + 29
- Muốn chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành tích ta làm thế nào?
HĐ 3. Luyện tập:
1. Đặt tớnh rồi tớnh:
38 + 42 ; 74 – 25 ; 57 + 13; 100 – 8
 2. Tỡm X:
 X + 14 = 40; 8 + x = 42; x – 17 = 25 ; 52 – x = 17
 3. Anh cõn nặng 51 kg, em nhẹ hơn anh 16 kg. Hỏi em cõn nặng bao nhiờu ki lụ gam?
4. Tìm y.
 a, y – 26 = 53 – 37 b, 62 – x = 26
5. Năm nay mẹ 32 tuổi, Bỡnh kộm mẹ 25 tuổi. Hỏi năm nay Bỡnh bao nhiờu tuổi. 
III. Cũng cố dặn dò:
Tiết 3
Tự học
 Luyện đọc : Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu: 
- Học sinh luyện đọc thành tiếng, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng giọng nhân vật.
- Nắm được nội dung bài
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Luyện đọc cá nhân:
- Đọc nối tiếp đoạn. Trả lời câu hỏi nội dung bài
- Một số học sinh đọc toàn bộ câu chuyện.
HĐ2. Luyện đọc phân vai :
- Phân vai: Nàng Xuân, nàng Đông, nàng Thu, nàng Hạ và bà Đất
- Đọc theo nhóm.Đọc đúng giọng nhân vật.
- Đại diện một số nhóm thi đọc.
III. Cũng cố dặn dò:
____________________________________________________________________
Thứ Ba, ngày 3 tháng 1 năm 2012
Sáng 
Tiết 1
Toán
Phép nhân
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau .
- Biết đọc viết cách tính kết quả phép nhân
II. Đồ dùng dạy học:
	mô hình, bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Hướng dân học sinh nhận biết về phép nhân 
a, Lấy 5 tấm bìa mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Tất cả có mấy chấm tròn?
- Muốn biết có bao nhiêu chấm tròn em làm thế nào?
 2 + 2+ 2+2+2 = 10
- Em có nhận xét gì về tổng trên? ( Mỗi số hạng đều bằng 2)
b, Hướng dẫn viết tổng thành phép nhân:
 2 + 2+ 2+2+2 = 10 là tổng có mấy số hạng?
Tổng trên có 5 số hạng ,mỗi số hạng đều bằng 2 ta chuyển thành phéo nhân
 2 x 5 = 10
Học sinh đọc . Giáo viên giải thích 2 được lấy 5 lần
HĐ2. Thực hành:
	Học sinh nêu yêu cầu từng bài
Bài 1: Học sinh quan sát hình vẽ để nhận biết:
a, 4 được lấy 2 lần tức là 4 + 4= 8
Chuyển thành phép nhân: 4 x 2 = 8 
Bài 3: một học sinh nêu yêu cầu .Cả lớp quan sát tranh nêu bài toán
- Chấm chữa bài:
Bài 1,2 : Củng cố cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
Bài 3: Dựa vào tranh vẽ viết phép nhân phù hợp	
IV. Cũng cố dặn dò:
Tiết 2
Kể chuyện
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh kể lại một đoạn câu chuyện.
- Kể lại được toàn bộ nội dungcâu chuyện.
- Dựng lại câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông và Bà Đất
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện:
a, Học sinh nêu yêu cầu bài 1: Kể lại một đoạn theo tranh:
- Học sinh nêu nội dung từng bức tranh
- Học sinh kể chuyện dựa vào tranh(Hoạt động nhóm 4)
- Đại diện một số nhóm kể lại
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Một học sinh nêu yêu cầu
- Một số học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
c, Kể chuyện
- Các nhóm tự phân vai và diễn xuất
- Một số nhómbiểu diễn
IV. Cũng cố dặn dò:
Tiết 3
Chính tả(Tập chép)
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu: 
- Học sinh tập chép đoạn “ Xuân làm chođâm chồi nảy lộc.”
- Làm đúng các bài tập có âm và dấu thanh dễ lẫn: l/n, ,/ ~
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng đã chép sẵn bài viết
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại
- Đoạn văn này ghi lại lời của ai trong câu chuyện bốn mùa?
- Bà Đát nói gì?
- Đoạn chép có những tên riêng nào? ( Xuân, Hạ, Thu, Đông)
- Tên riêng đó viết như thế nào?
- Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con: tựu trường, ấp ủ
b. Học sinh chép bài vào vở
Học sinh chép bài giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Học sinh làm bài 2, bài 3 vào vở bài tập
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ thêm
IV. Cũng cố dặn dò:
Tiết 4
Đạo đức
Trả lại của rơi
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
-Học sinh hiểu nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
-Trả lại của rơi là thật thà , được mọi người quý trọng 
-Học sinh biết trả lại của rơi khi nhặt được.
-Học sinh biết quí trọng người thật thà, không tham của rơi
* KNS : Kĩ năng xác định giá trị của bản thân ; kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ hoạt động 1
III. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Thảo luận tình huống:
- Quan sát tranh .Cho biết bức tranh vẽ gì?
- Hai bạn có thể làm gì với của rơi vừa nhặt được?
- Nếu em là bạn nhỏ em sẽ làm gì với số tiền vừa nhặt được?
Giáo viên kết luận: Nhặt được của rơi trả lại người mất
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ:
Nhóm 4: Thảo luận bài tập 2 vở bài tập
Giáo viên đọc từng ý kiến học sinh bày tỏ thái độ
Giáo viên kết luận: Nhặt được của rơi trả lại người mất điều đó không chỉ đem lại niềm vui cho họ mà còn cho cả chính mình.
Hoạt động 3: Củng cố
- Học sinh hát bài Bà Còng
- Bạn Tôm, bạn Tép có ngoan không ? Vì sao?
- Hướng dẫn thực hành: Thực hiện của rơi thì trả lại
- Sưu tầm truyện kể , thơ, bài hát, tấm gương về không tham của rơi
Chiều 
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố, ôn tập về chủ điểm : Bốn mùa. 
- HS biết dựa vào bức tranh để viết thành những câu văn ,bài văn nói về các con vật hoặc cảnh trong bức tranh đó 
II. Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: GV cho HS làm BT 1 trang 3 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán.	
	 	- Lớp nhận xét, GV bổ sung 
 HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT 2 trang 3 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán.
- HS nêu yêu cầu – HS nói về nội dung từng tranh – Lớp nhận xét bổ sung 
 - HS tự làm bài viết vào vở 
 - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
 HĐ 4: Chấm – Chữa bài 
 - GV gọi HS có bài khá tốt đọc cho lớp nghe 
 - Lớp nhận xét – GV bổ sung 
 - GV nêu một số ưu điểm, tồn tại bài làm của HS 
III. Nhận xét giờ học:
Tiết 2
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về phép nhân.
II. Hoạt động dạy học :
* HĐ 1: GV cho HS làm BT 1, 2, 3, 4 trang 7 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán.	
- HS đọc yêu cầu rồi làm 
Bài 1. Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. 
Bài 2. Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính. 
Bài 3. Tính theo mẫu :
Bài 4. Đố vui.
- HS làm GV theo dõi giúp đỡ 
* HĐ 2: HS lên bảng chữa – Lớp nhận xét 
III. Củng cố - Dặn dò:
Tiết 3
Luyện viết
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu:
- Viết đúng đoạn 2 bài chuyện bốn mùa 
- Rèn luyện chữ viết cho HS , giúp hS viết đúng mẫu đúng cỡ, trình bày đẹp 
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Nêu yêu cầu tiết học
HĐ2: Hướng dẫn HS viết bài
GV đọc bài – 2HS đọc lại 
Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
? Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? 
HĐ3: GV đọc bài HS nghe viết 
GV bao quát lớp giúp HS ngồi đúng tư thế 
HĐ3: Chấm một số bài
III. Nhận xét dặn dò
___ ... c sinh học thuộc bảng nhân
HĐ 2. Thực hành:
Học sinh lần lượt nêu yêu cầu từng bài
Cả lớp làm bài vào vở. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm
- Chấm chữa bài:
Bài 1: Học sinh nêu kết quả dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau
Bài 2: Giải
6 con gà có số chân là:
2 x6 = 12( chân)
Đáp số: 12 chân
Bài 3: Đếm thêm 2 từ 2 đến 20 rồi ghi vào ô trống.
-Nhận xét dãy số trên
IV. Cũng cố dặn dò:
Nhìn vào bảng nhân 2 em có nhận xét gì?
Tiết 3
Tập viết
Chữ hoa P
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỉ năng viết chữ hoa P theo cỡ vừa và nhỏ
- Viết đúng mẫu chữ, cở chữ ,đều nét cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn
II. Đồ dùng dạy học:
Chữ hoa P
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa
- Học sinh quan sát chữ hoa P, nhận xét
- Giáo viên viết mẫu, nêu qui trình viết
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con: P
HĐ3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn
- Học sinh quan sát , nhận xét
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Phong vào bảng con
Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm
IV. Chấm chữa bài
Tiết 4
Tự nhiên xã hội
Đường giao thông
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được 4 loại đường giao thông
- Kể tên các loại phương tiện giao thông đi trên từng loại đường.
- Nhận biết một số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
* KNS : Kĩ năng kiên định ; kĩ năng ra quyết định ; phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ sách giáo khoa trang 40 - 41
	5 tranh vẽ cảnh bầu trời, sông biển, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không
- 5 tấm thẻ ghi tên đường
- 6 biển báo, 6 tên biển báo
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- Kể tên các phương tiện giao thông mà em biết?
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát nhận biết các phương tiện giao thông
- Giáo viên treo tranh. Cả lớp quan sát
- 5 học sinh gắn biển ghi tên 5 loại đường giao thông.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Giáo viên kết luận
Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
- Học sinh làm việc theo cặp. Quan sát tranh .Trang 40, 41
+ Kể tên các loại xe đi trên đường bộ?
+ Các loại phương tiện đi trên đường sắt?
+ Hãy nói tên các loại tàu, đi trên sông trên biển mà em biết?
+ Máy bay có thể đi được bằng đường nào?
- Kể tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông có ở địa phương em?
Hoạt động 3: Trò chơi: Biển báo nói gì? 
- Một số học sinh giơ biển báo. Cả lớp đoán nhanh tên biển báo đó.
IV. Cũng cố dặn dò:
Chiều:
Tiết 1 
Âm nhạc
Gv chuyên trách dạy 
Tiết 2 
Thể dục
Gv chuyên trách dạy 
Tiết 3 
Mĩ thuật
Gv chuyên trách dạy 
____________________________________________________________________
Thứ Sáu, ngày 6 tháng 1 năm 2012
Sáng 
Tiết 1
Chính tả
Thư Trung thu
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác trình bày đúng, không mắc quá 5 lỗi chính tả đoạn thơ trong bài: Thư Trung thu
- Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc mẫu bài. Hai học sinh đọc lại.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?Vì sao?	
- Giáo viên đọc học sinh viết tiếng khó: ngoan ngoãn, tuổi, tùy, gìn giữ
- Giáo viên đọc từng dòng thơ, học sinh nghe chép bài vào vở
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập:
Học sinh làm bài 2, bài 3 vào vở bài tập
Bài 2: Chiếc là, quả na, cuộn len, cái nón
Bài 3: Các nhóm thi tiếp sức: Thi đỗ, đổ rác, giả vờ, giã gạo
III. Cũng cố dặn dò:
Tiết 2
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố việc nghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính.
- Giải toán đơn về nhân 2.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
 	- Học sinh nêu yêu cầu từng bài 
- Giáo viên hướng dẫn thêm
- Chấm chữa bài:
Bài tập 1: Học sinh nối tiếp đọc số đã điền
Bài 2: Lưu ý học sinh ghi đơn vị đo ở kết quả
Bài 3:
8 bánh có số xe đạp là:
2 x 8 = 16( bánh)
Đáp số: 16 bánh
Bài 4: Học sinh nêu các số ở trong dãy số rồi nhận xét
III. Cũng cố dặn dò:
Tiết 3
Tập làm văn
Đáp lời chào. Lời tự giới thiệu
I. Mục tiêu: 
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu
* KNS : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa ; kĩ năng lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh họa hai tình huống trong sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Cả lớp quan sát tranh vẽ. 1 học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh đọc to lời chị phụ trách
- Từng cặp đóng vai, đối đáp
- Một số cặp thể hiện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét
Bài 2: Học sinh làm việc cá nhân
Bài 3: Viết lời đáp của Nam vào vở
- Một học sinh đọc yêu cầu
- Các câu trong bài là lời của ai?
- Bài yêu cầu gì?
- Học sinh làm bài vào vở	
- Một số học sinh đọc bài. Cả lớp nhận xét
IV. Cũng cố dặn dò:
	Tuyên dương những học sinh viết tốt
Tiết 4
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét công tác tuần.
- Tuần đầu học chương trình thời khóa biểu học kì 2
- Sách vở đầy đủ, bọc , nhãn đẹp
- ý thức xây dựng bài tốt
Tuyên dương : K Linh, Khánh Huyền, Dương , Phúc, Thắng có ý thức xây dựng bài ; Anh Hằng, Mỹ chữ viết đẹp
2. Công tác tuần tới:
	- Tăng cường rèn chữ viết cho học sinh
	- Lên kế hoạch phụ đạo học sinh
	- Chấm vở sạch chữ đẹp
Chiều 
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố, ôn tập về chủ điểm : Bốn mùa. 
- HS biết dựa vào bức tranh để viết thành những câu văn ,bài văn nói về các con vật hoặc cảnh trong bức tranh đó 
II. Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: GV cho HS làm BT 1 trang 4 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán.	
	 	- Lớp nhận xét, GV bổ sung 
 HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT 2, 3 trang 5 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán.
- HS nêu yêu cầu – HS nói về nội dung từng tranh – Lớp nhận xét bổ sung 
 - HS tự làm bài viết vào vở 
 - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
 HĐ 4: Chấm – Chữa bài 
 - GV gọi HS có bài khá tốt đọc cho lớp nghe 
 - Lớp nhận xét – GV bổ sung 
 - GV nêu một số ưu điểm, tồn tại bài làm của HS 
III. Nhận xét giờ học:
Tiết 2
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về phép nhân.
II. Hoạt động dạy học :
* HĐ 1: GV cho HS làm BT 1, 2, 3, 4, 5 trang 8 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán.
- HS đọc yêu cầu rồi làm 
Bài 1. Tính nhẩm. 
Bài 2. Số. 
Bài 3. Bài giải:
Bài 4. Viết số thích hợp vào ô trống:
Bài 5. Đố vui.
- HS làm GV theo dõi giúp đỡ 
* HĐ 2: HS lên bảng chữa – Lớp nhận xét 
III. Củng cố - Dặn dò:
Tiết 3
Tự học
Đáp lời chào. Lời tự giới thiệu
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp
- Viết đúng lời đáp vào chỗ trống.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Củng cố kiến thức:
	1 học sinh đóng vai một bạn đến chơi tự giới thiệu về mình.
	Một số học sinh nói lời đáp
HĐ3. Thực hành
1. Viết l;ời đáp của em trong các trường hợp sau:
a, Em đang đứng chờ bố mẹ đến đón ở cổng.Một bạn tiến lại gần nói:
- Chào bạn.Mình là Hân học lớp 2B. Mình cùng bạn đi bộ về nhà đi.
b, - Chào em.
- Chị tên là Mai. Nhà chị mới chuyển về. Bây giờ chị em mình là hàng xóm của nhau.
III. Cũng cố dặn dò:
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết4
Thủ công
Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng
I. Mục tiêu: 
-Học sinh biết gấp trang trí thiếp chúc mừng
-Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ qui trình gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng
-Giấy kéo, giấy màu, bút chì thước
-Một số mẫu thiếp chúc mừng
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1.Giới thiệu bài: 
HĐ2.Quan sát nhận xét mẫu:
-Thiếp chúc mừng có hình gì? 
-Khi nào cần viết thiếp chúc mừng?
HĐ3. Hướng dẫn mẫu:
-Cắt gấp thiếp chúc mừng
+ Chuẩn bị một tờ giấy dài 20 ô, rộng 15 ô
Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng
-Trang trí thiếp chúc mừng
-Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm
IV.Cũng cố dặn dò:
Nhận xét sản phẩm của từng tổ
	--------******-------
Chiều 
Tiết1
Mĩ thuật
GV mĩ thuật dạy
	--------******---------
Chiều
Tiết1
Luyện toán
Bảng nhân 2. Gọi tên thừa số, tích
I. Mục tiêu: 
- Củng cố tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân
- Củng cố bảng nhân 2. Giải một số bài toán về phép nhân
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1.Cũng cố kiền thức:
-Giáo viên nêu một sốphép tính trong bảng nhân 2. Học sinh nêu kết quả 
-Giáo viên ghi 2 x 5 = 10. Học sinh nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính
HĐ2. Thực hành: 
Học sinh làm bài tập SGK
Bài 1, 2 trang 94; Bài 1, bài 2 trang 95
Bài làm thêm: Cúc, An, Bình mỗi bạn viết thư cho 2 bạn Hồng, lan.Hỏi tất cả có bao nhiêu bức thư?	
HD: Mỗi bạn viết 2 bức thư. Có 3 bạn thì số thư là bao nhiêu? Ta làm tính gì?
III.Cũng cố dặn dò:
---------******---------
Tiết2
Mĩ thuật
Vẽ tranh :Đề tài sân trường trong giờ ra chơi
I/ Mục tiêu:
HS biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường 
biết vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi theo cảm nhận riêng 
II/ Chuẩn bị tranh ảnh về hoạt động của sân trường trong giờ ra chơi 
III/ hoạt động dạy học:
	HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài 
GV cho HS xem một số tranh ảnh để HS nhận biết các hoạt động trong giờ ra chơi 
HĐ2: Cách vẽ 
Vẽ hình chính trứơc 
Vẽ các hình phụ sau để cho bài vẽ thêm sinh động 
Vẽ màu tươi sáng 
HĐ3: Thực hành 
HS vẽ GV theo dõi giúp đỡ một số em 
HĐ4: Nhận xét đánh giá 
Chọn một số bài đã hoàn thành HS nhận xét – HS tự xếp loại theo cảm nhận riêng 
IV/ Củng cố dặn dò
	---------******-------
Tiết3
Hoạt động NG
Tìm hiểu truyền thống văn hóa quê hương
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS hiểu được một số truyền thống văn hoá của quê hương 
-	Tìm hiểu về các trò chơi dân gian
-	Cho học sinh chơi một số trò chơi quen thuộc
II.Hoạt động:
	 HĐ1: GV giúp HS hiểu một só truyền thống văn hoá của quê hương 
	- Yêu quê hương đất nước, yêu con người, đoàn kết dân tộc 
	- Có tinh thần hiếu học .
HĐ2:	Nêu tên một số trò chơi mà em biết
HĐ3:Hướng dẫn chơi trò chơi kéo co, ô ăn quan
III.Cũng cố dặn dò:
---------******---------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 2 CKTKNKNS Tuan 19.doc