Giáo án Lớp 2 tuần 17 - Trường Tiểu học Thọ Lộc

Giáo án Lớp 2 tuần 17 - Trường Tiểu học Thọ Lộc

ĐẠO ĐỨC

GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. HS hiểu:

- Vì sao phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

- Cần làm gì và cần tránh những gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

 2. HS biết giữ vệ sinh nơi công cộng.

 3. Tỏ thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng.

 II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ.

- Vở bài tập đạo đức.

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1321Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 17 - Trường Tiểu học Thọ Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần17
 Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008
Đạo đức
giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
1. HS hiểu:
- Vì sao phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 2. HS biết giữ vệ sinh nơi công cộng.
 3. Tỏ thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh minh hoạ.
- Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ của Thầy
 HĐ của Trò
 A. Bài cũ: Tại sao phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
B. Bài mới: GT- Ghi đề bài
* Hoạt động 1: Quan sát tình hình trật tự, vệ sinh nơi công cộng 
MT: Giúp HS thấy được tình hình trật tự, vệ sinh nơi công cộng quen thuộc và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đó.
- GV đưa HS quan sát kĩ nơi công cộng gần trường để quan sát trật tự, vệ sinh nơi công cộng :
+ Nơi công cộng này được dùng để làm gì?
+ O nơi đây trật tự vệ sinh nơi công cộng có thực hiện tốt không?
+ Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng?
+ Mọi người cần làm gì để giữ vệ sinh nơi đây?
- GV nhận xét buổi quan sát.
- HS quan sát kĩ và trao đổi theo sự hướng dẫn của GV.
- Nơi cộng cộng này để xe cộ đi lại.
- Vệ sinh nơi đây không được sạch sẽ, còn nhiều rác đổ ra đường,...
- Mọi người chưa biết giữ vệ sinh chung.
- mọi người cần dọn dẹp vệ sinh ngay, không được bỏ giấy, rác, ..ra đường.
 * Hoạt động 2: Nêu kết quả quan sát 
MT: Giúp HS nêu và đưa ra được nguyên nhân, biện pháp thực hiện vệ sinh nơi công cộng.
- GV cho các nhóm lần lượt nêu kết quả quan sát, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có biện pháp hayđể giữ vệ sinh nơi công cộng.
- HS lần lượt nêu, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi..
GVKL: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người đều thuận lợi, môi trường trong lành có lợi cho sức khoẻ.
- HS theo dõi.
Tập đọc
tìm ngọc
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa cụm từ. 
 - Biết đọc truyện giọng kể nhẹ nhàng,tình cảm. Nhấn giọng những từ ngữ kể về tình cảm và sự thông minh của chó và mèo.
	2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ mới : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thật sự là bạn của con người.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi câu văn dài
	- Tranh minh hoạ BTĐ - SGK
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đọc bài "Thời gian biểu”. GV hỏi : Thời gian biểu giúp ta làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
 - Giới thiệu và ghi đầu bài (Dùng tranh giới thiệu).
 HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- Luyện đọc từng câu: Cho HS đọc nối tiếp GV kết hợp sửa từ khó.
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
 GV hướng dẫn đọc câu dài.
 GV cho HS đọc nối tiếp nhau đoạn trước lớp 3 lượt.
 Giúp HS hiểu nghĩa các từ phần chú giải. Hiểu nghĩa thêm từ: rắn nước.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm. 
 GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm luyện đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cho HS đọc đồng thanh 
Tiết 2:
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV tổ chức cho HS đọc thầm và đọc thành tiếng rồi trả lời câu hỏi.
Câu 1: Do đâu mà chàng trai có được viên ngọc quý?
Câu 2: Ai đánh tráo viên ngọc?
Câu3: Mèo và chó đã làm gì để lấy lại viên ngọc?
 Câu 4: Tìm trong bài những từ khen ngợi mèo và chó?
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
* GV chốt nội dung bài.
 HĐ3: Luyện đọc lại: 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Cho HS thi đọc nhóm.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn HS về tập kể chuyện chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- 4 HS đọc nối tiếp và trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát tranh, nêu bài học
- HS theo dõi bài đọc để nắm được giọng đọc, cách ngắt nghỉ câu.
- HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó: nuốt, ngoạm, toan rỉa.
- HS luyện đọc câu dài: Xưa/ có... nước/ liền...mua,/ không ngờ/ ...Long Vương.//
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi, sửa sai
- 3 nhóm thi đọc bài, các bạn lớp theo dõi bình chọn bạn đọc tốt.
- HS đọc thầm SGK, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Chàng trai cứu con rắn nước, con rắn nước ấy là con của Long Vương...tặng chàng viên ngọc.
- Một người thợ kim hoàn...
- HS trả lời tuần tự theo diễn biến.
- .. thông minh, tình nghĩa. 
- Chó và mèo là những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- HS luyện đọc trong nhóm.
-Thi đọc nhóm.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện yêu cầu VN.
Chiều: Tiết1: 
 Luyện đọc:
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc lưu loát, đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện tốt giọng đọc nhân vật trong bài “ Tìm ngọc”
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Nêu được nội dung bài : Tìm ngọc.
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- SGK .
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ(5’) 
- Gọi HS đọc bài “Tìm ngọc” 
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài (1') .
*HĐ1: Luyện đọc bài “Tìm ngọc”(15’)
- Luyện đọc trong nhóm . 
 GV theo dõi giúp đỡ HS luện đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm theo đoạn:
- GV nhận xét, đánh giá.
* HĐ2: Thi đọc phân vai (12') : 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai.
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt.
C. Củng cố, dặn dò: (2')
- Hệ thống lại nội dung bài .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Hai HS đọc và trả lời câu hỏi; lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS luyện đọc nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi góp ý .
- Đại diện nhóm cử một bạn thi đọc, cả lớp theo dõi chọn bạn đọc tốt.
- HS luyện đọc phân vai: người dẫn chuyện, chó mèo.
- HS theo dõi.
 Luyện chính tả: Tuần 17
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh 
 1. Rèn kĩ năng viết chính tả :
 - Chép chính xác một đoạn bài “Thêm sừng cho ngựa” Qua bài chính tả nắm được cách trình bày một đoạn văn có dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, chấm than, dấu hai chấm.
 - Viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn . 
	2. Làm bài tập phân biệt âm r/ d/ gi.
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập.
 - Vở luyện chính tả.
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: (2')
GV kiểm tra vở của HS.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài (1')
* HĐ1: HD học sinh viết bài(20 ') 
- GV đọc một lần đoạn Mẹ ngạc nhiên...con bò vậy.
+ Vì sao mẹ hỏi : Con vẽ con gì đây?
+ Bin định chữa bức vẽ như thế nào?
- Cho HS viết bảng con những chữ khó viết .
- GV cho HS viết bài. 
- GV chấm khoảng 15 bài và nhận xét .
* HĐ2: Làm bài tập(10’):
Bài 1: Điền r/ d/ gi:
... ừng chân, ... ừng cây, ...ấy trắng. hoa ...ấy; dạy ...ỗ.
 Bài 2 : (Dành cho HS giỏi) 
- Chọn 2 từ ở bài tập 1 rồi đặt câu.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- HS lấy vở luyện chính tả.
- Theo dõi, mở SGK
- HS theo dõi , 2 em đọc lại.
- HS trả lời.
 - Bin vẽ con ngựa nhưng lại không giống con ngựa.
- Bin định chữa lại thành con bò.
- HS viết : ngạc nhiên, chẳng, cái sừng.
- HS viết bài vào vở .
- HS làm bài rồi chữa bài.
- HS làm bài VBT, chữa bài, nhận xét.
- HS thực hiện theo nội dung bài học.
Sáng: Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Toán: Ôn tập về phép cộng và phép trừ(tiếp theo)
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Giúp HS củng cố về cộng trừ nhẩm(trong phạm vi bảng tính)và cộng trừ viết(có nhớ một lần).
 - Củng cố về giải toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
 II. Chuẩn bị đồ dùng: 
 - VBT, SGK.
 II. Hoạt động dạy - học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ:(5’). GV kiểm tra một số phép tính trong bảng cộng, trừ đã học.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
* Giới thiệu, ghi đầu bài.
* Thực hành (28’).
Bài 1: Rèn kĩ năng tính nhẩm.
- GV hướng dẫn HS làm vào VBT.
- GV cho HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Gv củng cố về cách cộng, trừ nhẩm. 
.Bài 2: Rèn kĩ năng làm tính viết.
- GV cho HS nêu các bước tính.
- GV cho HS làm , Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Cho chữ bài, nhận xét.
Bài 3: Điền số .
 - GV hướng dẫn hS điền kết quả đúng.
- GV kết hợp chấm, chữa bài, nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về kết quả của phép tính 17- 9 và 17 - 7 - 2 ?
Bài 4: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Cho làm bài, chữa bài, nhận xét.
Bài 5: Điền số cho 2 HS làm bảng lớp. lớp theo dõi nhận xét.
HS biết viết phép trừ có hiệu bằng số bị trừ
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn lại bài
- 5 HS nêu kết quả.
- HS theo dõi mở SGK.
- HS làm VBT, lần lượtnêu miệng kết quả, lớp theo dõi nhận xét.
- HS trả lời, lớp theo dõi.
- HS nêu: đặt tính, tính.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS làm vào VBT, chữa bài, nhận xét.
17 - 9 = 8 15 - 7 = 8
17 - 7 - 2 = 8 15 - 5 - 2 = 8...
- HS nêu kết quả bằng nhau...
- HS làm bài, chữa bài, nhận xét.
PT: 64 - 18 = 46(l)
+ Nhiều HS nối tiếp nhau nêu, lớp nhận xét.
5- 0 = 5, 29 - 0 = 29, 56 - 0 = 56, ...
Tiết 2:	 Chính tả: tuần 17- tiết 1 
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
 1. Chép chính xác, trình bày đúng một đoạn tóm tắt chuyện trong bài “Tìm ngọc”. 
2. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn ui/uy; r/ d/ gi.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
 - Bảng phụ viết nội dung đoạn chép.
 - HS dùng VBT
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: (5’ GV dọc cho HS viết bảng con: trâu, ngoài ruộng, quản công.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1’): 
* HĐ1: HD tập chép ( 20’)
a) HD HS chuẩn bị:
- GV treo bảng phụ đoạn chép chính tả và đọc.
+ Chữ đầu viết như thế nào?
- Cho HS viết tiếng khó: Long Vương, mưu mẹo.
b) HS viết bài (bài tập chép treo bảng)
- GV theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm, chữa bài: chấm, chữa 12 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập (12’)
Bài 1: GV hướng dẫn HS làm vào vở,
 - GV cho HS chữa bài cho lớp nhận xét bài.
Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm trên bảng lớp. Cho HS chữa bài vào vở BT
C. Củng cố, dặn dò: (2’) GV nhận xét tiết học, dặn HS viết ... chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
 Cô giáo lớp em rất nghiêm khắc.
 Bạn Nam lớp em học rất giỏi. 
 Mẹ em đang nấu cơm trong bếp.
- HS tự làm vào vở. Lần lượt gọi từng HS đọc câu của mình trước lớp , lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi, chuẩn bị bài sau.
 Luyện viết:	 Ô, Ơ - Ơn cha ơn mẹ
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng viết chữ Ô, Ơ theo cỡ vừa, cỡ nhỏ.
 - Biết viết cụm từ ứng dụng: Ơn cha ơn mẹ.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ đúng quy định cỡ nhỡ, cỡ nhỏ .
- Vở tập viết .
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:( 5’) Cho viết chữ N .
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa ( 10’):
- GV cho hs quan sát mẫu chữ Ô(Ơ) 
+ Chữ cao mấy ly ? 
+ Chữ Ô, (Ơ) gồm mấy nét ? 
- GV viết mẫu trên bảng lớp và y/c HS viết bảng con. 
- GV viết mẫu chữ Ô, Ơ, Ơn
* HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở (18' ) :
- GV hướng dẫn viết bài, hướng dẫn cầm bút, tư thế ngồi. 
* HĐ4:Chấm chữa bài (5'):
- GV. chấm nhận xét bài viết của HS .
- GV nhận xét chung toàn lớp.
- HS viết vào bảng con.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát mẫu .
- HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS viết bảng con, ba lần. 
- HS viết từ ứng dụng vào bảng con.
- HS viết theo sự hướng dẫn.
-HS 10 em chấm bài, lớp rút kinh nghiệm .
 Luyện Âm nhạc:
 Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm2006
 Toán:	ôn tập về đo lường.
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Xác định khối lượng (qua sử dụng cân).
- Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ.
- Xác định thời điểm (qua xem thời gian đúng trên đồng hồ).
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
 - GV : cân và tờ lịch.
 - HS : vở BT toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ:(1’) :
- Kiểm tra vở BT của HS.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài(1').
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập(10').
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý lại yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
* HĐ2: Chữa bài, củng cố kiến thức(20').
- GV củng cố kiến thức qua nội dung bài tập.
Bài 1: Củng cố kĩ năng xem cân.
- GV cho HS nêu miệng trước lớp.
- GV củng cố cách xem cân.
Bài 2: Củng cố kĩ năng xem lịch tháng.
- GV cho HS lên chỉ trên tờ lịch tháng 10, 11, 12.
- GV củng cố cách xem lịch tháng.
Bài 3: Rèn kĩ năng xem lịch.
- GV cho HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- GV củng cố kĩ năng xem lịch tháng .
C. Củng cố, dặn dò: (1')
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS nêu, lớp nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc nối tiếp bài tập SGK .
- HS theo dõi.
- HS làm bài độc lập và vở bài tập.
- HS lần lượt chữa bài trên bảng.
- HS theo dõi thực hiện yêu cầu của GV.
- HS nêu: a, 3 kg ; b, 4 kg ; c, 30 kg
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau lên chỉ và nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi và nêu cách xem lịch tháng.
a, ....thứ tư ; b, .....thứ năm.
 ....thứ sáu ; ......thứ bảy.
- HS theo dõi.
 Tập làm văn:	tuần 17
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
	1.Rèn kĩ năng nghe nói : Biết cách thể hiện sự ngạc nhiên thích thú.
 2. Rèn kĩ năng viết: Biết lập một thời gian biểu trong ngày.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- GV :ủTanh minh hoạ SGK.
	- HS : Vở bài tập tiếng Việt .
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: (5’)
- Cho 4 HS đọc lại bài tập2,3 tuần 16.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài.(1’)
* HĐ1: NHận xét thái độ (10’).
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV cho HS trả lời theo cặp.
- GV gọi HS nối tiếp nhau trả lời trước lớp.
- GV cùng lớp theo dõi, nhận xét.
* HĐ2: Nói lời ngạc nhiên, thích thú(10').
- Cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV cho HS nói cho nhau nghe theo cặp.
- GV gọi một số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét, sửa bài cho HS.
* HĐ3: Lập thời gian biểu (10').
- GV cho HS nêu yêu cầu đề.
- GV hướng dẫn: Đọc kĩ bài và lập thời gian biểu của bạn Hà.
- GV cho một số HS đọc bài, lớp nhận xét, GV kết hợp chấm vài bài.
C. Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, dặn HS về chuẩn bị bài sau.
 - 2 HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi , mở SGK.
- HS đọc đề bài.
- HS nói theo cặp.
- HS nối tiếp nhau nói trước lớp, lớp theo dõi nhân xét.
- HS đọc bài 2.
- HS nói lời ngạc nhiên theo nhóm đôi.
- Một số HS nói nối tiếp trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
VD: Ôi! Con ốc biển đẹp quá! To quá!
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc yêu cầu đề và làm vào VBT.
TGB
6 giờ - 6 giờ 10: Tập thể dục,...
7 giờ - 7 giờ 15: ăn sáng.
7 giờ 15 - 7 giờ 30: mặc quần áo.
7giờ30 đến trường.....
10giờ : về nhà cả nhà...
- HS chuẩn bị theo sự HD của GV.
 Chính tả: Tuần 17 - tiết 2
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
 1. Rèn kĩ năng nghe - viết: Nghe viết chính xác, trình bày đúng đẹp một đoạn trong bài "Gà tỉ tê với gà". 
 2. Tìm và viết đúng ngữ âm, vần dễ lẫn lộn au/ao, r/d/gi.
 	II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi BT3.
 - Vở bài tập TV .
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ:(5’) 
- GV yêu cầu HS viết: thuỷ chung, ngọc quí, ngậm ngùi, an ủi.
- GV nhận xét , ghi điểm .
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài (1').
* HĐ1: Hướng dẫn nghe viết; (22' )
a) HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả một lượt.
+ Đoạn văn nói điều gì?
+Trong đoạn văn những câu nào là lời nói của gà mẹ nói với gà con?
+ Dùng dấu câu nào để nói lời gà?
- Cho HS viết tiếng khó vào bảng con.
- GV hướng dẫn HS chép bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn HS.
c) GV chấm: Chấm 1/3 số bài của HS và nhận xét bài viết .
* HĐ2: Thực hành ( 8' )
Bài 1: Cho HS đọc đề bài và làm vào vở bài tập.
- Gv gọi HS chữa bài .
- GV củng vần ao/ au.
Bài 2a: GV cho HS làm VBT, 1 HS chữa bài, nhận xét. 
- GV củng cố viết từ có âm đầu là r/d/gi.
C. Củng cố, dặn dò:(1')
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học. 
- HS và bảng con, lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- 2HS đọc, lớp theo dõi.
- Cách gà mẹ báo tin cho gà con biết...
- HS nêu the bài chép trong SGK.
- Dùng dấu ngoặc kép.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở .
- HS tự sửa , rút kinh nghiệm.
- HS đọc đề rồi làm độc lập trong vở bài tập, lớp theo dõi nhận xét .
ĐA: sau, gạo, sáo, xao, rào, báo, mau, chào.
- Đọc tìm hiểu y/c đề bài .
- 1HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở, HS chữa bài nhận xét.
ĐA: bánh rán, con dán, dán giấy, 
 dành dụm, tranh giành, rành mạch
 Chiều: Tiết 1. Luyện toán.
	I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
 - Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ đã học, củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
 - Rèn kĩ năng tính viết, giải toán có lời văn.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
GV : Bảng phụ ghi BT.
HS :Vở luyện toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
Phần dành cho cả lớp:
GV đưa hệ thống bài tập hướng dẫn cho cả lớp làm, chữa bài, nhận xét:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 95 + 5 38 + 62 71 + 29 46 + 54
 35 - 28 41 - 18 75 - 16 100 - 34
 Bài 2: Tìm x.
 a, x - 23 = 56 b, 83 - x = 29 c, x + 18 = 81
 Bài 3: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 41kg gạo, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 18kg gạo. Hỏi ngày thứ hai bán được bao nhiêu kg gạo?
 B> Phần dành cho học sinh giỏi.
Bài 4: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải.
lớp 2A : 31cây .
Lớp 2B trồng ít hơn lớp 2A: 9 cây.
Lớp 2B : ?Cây. 
B> Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
Bài 3: Bài toán cho ta biết gì?
Bài toán yêu cầu tìm gì? Ta dùng phép tính nào để thực hiện?
Luyện Tập làm văn
 Luyện tập về: Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
	1.Rèn kĩ năng nghe nói : HS biết nói lời ngạc nhiên, thích thú theo tình huống.
 2. Rèn kĩ năng viết: Viết được đoạn văn ngắn kể về gia đình em.
 3. Biết tự lập được một thời gian biểu của mình.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	Vở luyện tiếng Việt .
	III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT.
GV đưa hệ thống bài tập, ghi lên bảng.
 Gọi HS đọc nội dung, nêu yêu cầu của từng bài tập.
HS nêu những thắc mắc cần được gợi ý
 - GV gợi ý theo yêu cầu của HS
 Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
 HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài, củng cố kiến thức:
 Bài 1: Nói lời ngạc nhiên, thích thú của mình theo tình huống sau:
 a/ Khi mẹ mua cho em chiếc áo mới.
 + Chà! Chiếc áo đẹp quá!
 + Ôi, chiếc áo mẹ mua ở đâu mà đẹp dữ vậy? Con rất thích!
 b/ Khi em được nhận quà của ông bà.
 + Ôi! Món quà đẹp quá, cháu rất thích!
 + Chà! Món quà mới ý nghĩa làm sao! Cháu cảm ơn ông bà! 
 c/ Khi em đạt HS giỏi.
 + Trời! Mình đạt giải thật ư!
 + Cảm ơn các bạn, mình rất mừng!
 - HS trao đổi và nói theo cặp.
 - HS nói trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
 Bài 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 4 câu) kể về gia đình em.
 Gợi ý: + Gia đình em gồm những ai? 
 + Công việc của mỗi người?
 + Tình cảm của mọi người trong gia đình như thế nào?
 Lần lượt từng HS đọc bài của mình trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
 Bài3: Hãy lập thời gian biểu về ngày chủ nhật của em.
HS lập thời gian biểu về buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.
Lần lượt gọi từng HS đọc bài của mình trước lớp. Lớp nhận xét bài của bạn. GV nhận xét chung.
+ Buổi sáng: 
+ Buổi trưa:
+ Buổi chiều:
+ Buổi tối:
* Củng cố dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét, đánh giá+ dặn dò bài sau.
 Sinh hoạt tập thể
 I, Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần17.
 - HS tự đánh giá trong nhóm về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng các nhân trong nhóm của mình.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau.
 II, Chuẩn bị:
 - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
 III, Hoạt động chính:
 1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt:
 - Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng nhóm trong tuần.
 - Nhóm trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng các nhân trong nhóm.
 - Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt.
 2. Các nhóm trưởng nhận xét từng thành viên trong nhóm mình.
 3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của nhóm trưởng.
 4.GV cho bình chọn bạn học giỏi tháng 12.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc