Giáo án lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2010 - 2011

Giáo án lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2010 - 2011

TẬP ĐỌC (Tiết 49 + 50)

TÌM NGỌC

Thời gian dự kiến : 80 phút

A. MỤC TIÊU :

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.

- Hiểu nội dung : Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thoongminh, thực sự là bạn của con người (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sgk). Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.

B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC :

- Giáo viên : Tranh bài Tìm ngọc, bảng phụ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :

Tiết 1 (40 phút)

1. Bài cũ: Kiểm tra 3 học sinh bài : Thời gian biểu.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài.

b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1 → Học sinh theo dõi Sgk/138.

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu :

+ Lần 1 : Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 câu, giáo viên theo dõi, sửa sai cá nhân.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 2 - Tuần 17 - năm học 2010 - 2011
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010
TẬP ĐỌC (Tiết 49 + 50)
TÌM NGỌC
Thời gian dự kiến : 80 phút
A. MỤC TIÊU : 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.
- Hiểu nội dung : Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thoongminh, thực sự là bạn của con người (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sgk). Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC :
- Giáo viên : Tranh bài Tìm ngọc, bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
Tiết 1 (40 phút)
1. Bài cũ: Kiểm tra 3 học sinh bài : Thời gian biểu. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài. 
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1 → Học sinh theo dõi Sgk/138.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu : 
+ Lần 1 : Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1 câu, giáo viên theo dõi, sửa sai cá nhân. 
+ Lần 2 : Học sinh đọc nối tiếp câu đến hết bài → Giáo viên đưa ra các từ khó : chàng trai, rắn, Long Vương, ngoạm, toan rỉa,... → Giáo viên hướng dẫn luyện đọc → đọc cá nhân → đồng thanh.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn :
+ Lần 1: 6 học sinh đọc nối tiếp 6 đoạn → Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ Sgk/139.
+ Lần 2: 6 học sinh đọc nối tiếp 6 đoạn → Giáo viên đưa ra 1 số câu, đoạn cần hướng dẫn :
* Xưa/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương//
*Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.//
- Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4,5.
Tiết 2 (40 phút)
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Sgk/139.
* Câu 1: Học sinh đọc thầm Đ1, trình bày ý kiến (Chàng cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương. Long Vương tặng chàng viên ngọc). KNS (2)
* Câu 2 : Học sinh đọc thầm đoạn 2, TLCH (Người thợ kim hoàn). KNS (2)
* Câu 3 : Học sinh thảo luận nhóm 2, trình bày ý kiến (Mèo bắt chuột đi tìm ngọc; Mèo và Chó rình bên sông...Mèo chạ tới ngoạm ngọc; Mèo nằm phơi chết...Quạ van lạy, trả lại ngọc). KNS (1),(2).
* Câu 4 : Học sinh đọc thầm đoạn 4, suy nghĩ phát biểu (thông minh, tình nghĩa...) KNS (4).
* Câu 5 : Học sinh đọc thầm đoạn 5, TLCH (Bé mau lành là nhờ Cún Bông).
c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại .
- GV hướng dẫn luyện đọc toàn bài : giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, khẩn trương, hồi hộp.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2. 
- Học sinh luyện đọc theo phân vai → Giáo viên - học sinh nhận xét.
- 1 học sinh đọc toàn bài → Giáo viên - học sinh nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? ( Chó và mèo là các con vật nuôi có tình có nghĩa, thông minh...). KNS (5)
* Bổ sung : ................................................................................................
...................................................................................................................
TOÁN (Tiết 81)
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên : bảng phụ, bộ toán.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
1. Bài cũ : Học sinh lên bảng làm bài tập về nhà 3/Sgk 81.
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/82.
* Bài 1: Tính nhẩm :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh nhẩm và làm với hình thức mời.
- Giáo viên sửa bài.
9 + 7 = 16 
8 + 4 = 12 
6 + 5 = 11 
2 + 9 = 11 
7 + 9 = 16
4 + 8 = 12
5 + 6 = 11
9 + 2 = 11
16 - 9 = 7
12 - 8 = 4
11 - 5 = 5
11 - 2 = 9
16 - 7 = 9
12 - 4 = 8
11 - 5 = 6
11 - 9 = 2
* Bài 2: Đặt tính rồi tính :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 2 em làm bảng phụ. 
- Giáo viên sửa bài : 
a)
38 + 42
47 + 35
36 + 64
+
38
+
47
+
36
42
35
64
80
82
100
b)
81 - 27
63 - 18
100 - 42
-
81
-
63
-
100
25
18
42
56
45
58
- Học sinh nêu cách đặt và tính.
* Bài 3 : Số ? : 
- Học sinh đọc yêu cầu → Học sinh làm vở cột 1 (a, c); học sinh khá giỏi làm thêm cột 2 (b, d).
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách làm : 9 cộng 1 bằng 10, viết vào ô trống 10; lấy 10 cộng 7 bằng 17, viết 17 vào ô trống; 
* Bài 4 : Giải toán : 
- Học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? (Lớp 2A trồng được 48 cây, lớp 2B trồng được nhiều hơn 12 cây).
+ Bài toán hỏi gì ? (Lớp 2B trồng được bao nhiêu cây ?).
- Cả lớp làm vở → 1 em lên bảng làm.
Bài giải :
Số cây lớp 2B trồng được là :
48 + 12 = 60 (cây)
Đáp số : 60 cây
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu dạng toán : Bài toán về nhiều hơn.
3.Củng cố, dặn dò : 
- Bài tập về nhà : 5/Sgk 82.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về phép cộng và phép trừ (TT).
* Bổ sung : ................................................................................................
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010
KỂ CHUYỆN (Tiết 17)
TÌM NGỌC
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh khá - giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên : Đồ dùng sắm vai, tranh bài tập 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
1. Bài cũ : 3 HS kể lại từng đoạn câu chuyện Con chó nhà hành xóm.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh kể chuyện Sgk/140.
1. Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Tìm ngọc :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 6 tranh Sgk/ 140, nhớ lại từng đoạn câu chuyện.
+ Tranh 1:Long Vương tặng chàng viên ngọc quý. 
+ Tranh 2:Người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc quý.
+ Tranh 3: Chuột đã tìm lại viên ngọc quý.
+ Tranh 4: Mèo ngoạm được ngọc rồi biến mất.
+ Tranh 5: Quạ sà xuống đớp ngọc rồi bay lên cao.
+ Tranh 6: Chàng trai nhận lại ngọc từ hai con vật thông minh.
- Học sinh kể chuyện trong nhóm 4 → Đại diện nhóm thi kể.
- HS cùng GV nhận xét bạn kể, tuyên dương bạn kể tốt, giọng tự nhiên.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện (K- G).
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- 6 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện → 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Khuyến khích, động viên các học sinh trong lớp mạnh dạn, tự tin tham gia kể chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện và kể cho người thân nghe.
* Bổ sung:.
CHÍNH TẢ (Tiết 33)
Nghe viết : TÌM NGỌC
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyên Tìm ngọc.
- Làm được bài tập 2, BT (3) b.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
1. Bài cũ : 
- Giáo viên nhận xét bài chính tả Trâu ơi! 
- Học sinh viết từ sai vào bảng : ruộng, quản công, trâu ăn. 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- 2 học sinh đọc đoạn chính tả.
- Giáo viên nêu câu hỏi nội dung đoạn viết: Mèo và Chó là những con vật như thế nào? (thông minh, tình nghĩa).
- Giáo viên giúp học sinh nhận xét:
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào? (viết hoa, lùi vào một ô).
+ Những chữ nào trong bài viết hoa? (Chó, Mèo, Long Vương, chữ đầu câu).
- Giáo viên - học sinh đưa ra các từ ngữ khó trong bài: buồn, Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa → Giáo viên gạch chân các từ dễ lẫn lộn.
- Học sinh viết bảng con các từ ngữ khó .
- Học sinh nhắc lại cách trình bày bài chính tả.
- Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.
- Giáo viên đọc học sinh chép bài vào vở chính tả.
- Học sinh đọc thầm lại bài chính tả để soát lỗi. 
- Giáo viên chấm bài 5 → 7 em → Giáo viên nhận xét.
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/140 + 141.
* Bài 2c : Điền vào chỗ trống ui hay uy ?:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài nhóm đôi vào phiếu học nhóm.
- Giáo viên - học sinh nhận xét, sửa bài :
+ Chàng trai xuống thủy cung, được Long Vương tặng viên ngọc quý.
+ Mất ngọc, chàng trai ngậm ngùi. Chó và mèo an ủi chủ.
+ Chuột chui vào tủ, lấy viên ngọc cho Mèo. Chó và mèo vui lắm.
* Bài 3 a: Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ. 
- Giáo viên sửa bài: rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm
3. Củng cố, dặn dò:
- Rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả, đều và đẹp .
* Bổ sung:............................................................................................
.............................................................................................................
TOÁN (Tiết 82)
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU : 
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên : Bảng phụ, bộ toán.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
1. Bài cũ: 
- Học sinh làm bài tập về nhà Sgk/82.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/83.
* Bài 1: Tính nhẩm :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh nhẩm và làm bài với hình thức mời.
- Giáo viên sửa bài :
12 - 6 = 6 
6 + 6 = 12
17 - 9 = 8
5 + 7 = 12
9 + 9 = 18
13 - 5 = 8
8 + 8 = 16
13 - 8 = 5
14 - 7 = 7
8 + 7 = 15
11 - 8 = 3
2 + 9 = 11
17 - 8 = 9
16 - 8 = 8
4 + 7 = 11
12 - 6 = 6
* Bài 2: Đặt tính rồi tính :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở → 2 em làm bảng phụ. 
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách đặt và tính.
a)
68 + 27
56 + 44
82 - 48
+
68
+
56
-
82
27
44
48
95
100
34
b)
90 - 32
71 - 25
100 - 7
-
90
-
71
-
100
32
25
7
48
46
93
* Bài 3 : Số ? 
- Học sinh đọc yêu cầu → Học sinh làm vở cột 1 (a, c); học sinh khá giỏi làm thêm cột 2 (b, d).
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách làm : 17 trừ 3 bằng 14, viết vào ô trống 14; lấy 14 trừ 6 bằng 8, viết 8 vào ô trống.
* Bài 4 : Giải toán : 
- Học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ? (Thùng lớn đựng được 60l nước; thùng bé đựng ít hơn thùng lớn 22l nước).
+ Bài toán hỏi gì ? (Thùng bé đựng được bao nhiê ... tập Sgk/85.
* Bài 1 : Mỗi hình dưới đây là hình gì ?
- Giáo viên đưa ra các hình treo bảng
- Học sinh suy nghĩ phát biểu.
- Giáo viên sửa bài: 
+ Hình a : là hình tam giác. 	+ Hình d : là hình vuông.
+ Hình b : là hình tứ giác. 	+ Hình e : là hình chữ nhật.
+ Hình c : là hình tứ giác. 	+ Hình g : là hình vuông.
* Bài 2 : Vẽ đoạn thẳng : 
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh vẽ vào vở.
- 2 em làm bảng lớp.
- Giáo viên sửa bài : 
B
A
a) Vẽ đoạn thẳng 8cm :
A
B
b) Vẽ đoạn thẳng 1dm :
Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu :
- Học sinh đọc bài toán → Học sinh vẽ vào vở.
- 1 em làm bảng phụ.
Giáo viên sửa bài : Học sinh nêu cách vẽ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bài tập về nhà : Bài 3 Sgk/ 85
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về đo lường.
* Bổ sung:..................
THỂ DỤC (Tiết 34)
TRÒ CHƠI : VÒNG TRÒN VÀ BỎ KHĂN
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. MỤC TIÊU :
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
Trên sân trường, còi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐLVĐ
BPTC
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
4 - 6 phút
1 - 2 phút
4 hàng dọc
- Xoay các khớp
1- 2 phút
4 hàng dọc
- Đi thường và hít thở sâu.
1 - 2 phút
vòng tròn
2. Phần cơ bản
24 phút
* Trò chơi : Vòng tròn.
12 phút
Cả lớp
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi:
1 phút
+ Học sinh điểm số theo chu kì 1 - 2. 
2 phút
+ Học sinh tập nhảy chuyển đội hình.
3 phút
- HS tiến hành chơi thử → chơi thật.
6 phút
Cả lớp
* Trò chơi : Bỏ khăn
12 phút
Cả lớp
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi:
1phút
- Học sinh nêu lại cách chơi và luật chơi. 
2 phút
- Học sinh tiến hành chơi thử
1 → 2 lần
Một tổ
- Học sinh tiến hành chơi thật.
6 phút
Cả lớp
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương.
1 phút
Cả lớp
3. Phần kết thúc
5 phút
- Đi đều và hát
3 - 4 phút
- Cúi người thả lỏng.
5 - 6 lần
4 hàng dọc
- Nhảy thả lỏng.
5 - 6 lần
hàng ngang
- Giáo viên hệ thống bài.
1 phút
hàng dọc
- Giao bài tập về nhà
1 phút
hàng dọc
* Bổ sung : 
Thứ sáu, ngày 17 tháng 12 năm 2010
CHÍNH TẢ (Tiết 34)
Tập chép : GÀ "TỈ TÊ" VỚI GÀ
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu.
- Làm được bài tập 2 hoặc bài tập (3) a.
B. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC :
- Giáo viên : Bảng phụ 
- Học sinh: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng việt. 
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ : 
- Giáo viên nhận xét bài chính tả Con chó nhà hàng xóm.
- Học sinh viết bảng con các từ : nuôi, Cún Bông, quấn quýt
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tập chép.
- Giáo đọc 1 lần đoạn văn đã chép trên bảng phụ → Cả lớp lắng nghe.
- Học sinh đọc bài : 2 → 3 em.
- Giáo viên nêu câu hỏi về nội dung :
+ Đoạn văn nói điều gì ? (Cách gà mẹ báo tin cho con biết : "Không có gì nguy hiểm", "lại đây mau các con, có mồi ngon lắm").
+ Trong đoạn văn những câu nào là lời của gà mẹ nói với gà con ? ("cúc.. cúc... cúc". "Lại đây mau...").
+ Dùng dấu câu nào để ghi lại lời gà mẹ ? (dấu hai chấm và ngoặc kép).
- Giáo viên - học sinh đưa các từ dễ viết sai: thong thả, dắt, kiếm mồi, nguy hiểm
- Học sinh viết bảng con các từ ngữ khó 
- Học sinh chép bài vào vở.
- Học sinh đổi vở soát lỗi.
- Giáo viên chấm bài 5 → 7 em.
* Giáo viên nhận xét chung bài viết.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Skg/145.
* Bài 2 : Điền vào chố trống ao hay au ?
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trao đổi nhóm 4 làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên sửa bài: Thứ tự: Sau; gạo; sáo; xao; rào; báo; mau; chào.
* Bài 3a : Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài vào vở → 2 học sinh làm bảng.
- Giáo viên sửa bài : 
bánh rán , con gián, dán giấy.
dành dụm, tranh giành, rành mạch.
3. Củng cố, dặn dò:
- Rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả, đều và đẹp .
* Bổ sung:............................................................................................
.............................................................................................................
TẬP LÀM VĂN (Tiết 17)
NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ. LẬP THỜI GIAN BIỂU
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
1. Mục tiêu bài học :
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2).
- Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3).
2. Giáo dục kỹ năng sống :
- Kiểm soát cảm xúc (1).
- Quản lý thời gian (2).
- Lắng nghe tích cực (3).
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Giáo viên : Bảng phụ, tranh bài 1.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ : 
- 2 học sinh đọc tin nhắn của mình. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/146.
* Bài 1 : Đọc lời bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh.
- Giáo viên giải nghĩa : lời của cậu con trai thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú (Ôi ! Quyển sách đẹp quá !); lòng biết ơn với mẹ (Con cảm ơn mẹ.).
- Học sinh trao đổi nhóm đôi đóng vai theo hai nhân vật.
- 2 -:- 3 nhóm đọc lại lời cậu con trai thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú và lòng biết ơn.
- Giáo viên khen những học sinh đọc tốt. 
- KNS (1).
* Bài 2 : Bố đi công tác về, tặng em một gói quà. Mở gói quà ra, em rất ngạc nhiên và thích thú khi thấy một cái vỏ ốc biển rất to và đẹp. Em nói như thế nào để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú ấy?
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi đóng vai bố và con.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên, học sinh nhận xét, sửa bài → khen học sinh có cách nói hay. VD: Ôi ! Con ốc biển đẹp quá ! Con xin cảm ơn bố!
 Sao con ốc đẹp vậy ! Con cảm ơn bố !
- KNS (3), (1).
* Bài 3 : Dựa vào mẩu chuyện sau, em hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đọc thầm lại thời gian biểu buổi tối của bạn Phương Thảo SGK/ 132.
- Học sinh viết bài vào vở → 1 học sinh làm bảng phụ. 
- Giáo viên, học sinh nhận xét, sửa bài → khen học sinh biết lập thời gian biểu.
THỜI GIAN BIỂU SÁNG CHỦ NHẬT CỦA BẠN HÀ
6 giờ 30 -:- 7 giờ 00	Ngủ dậy, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt 
7 giờ 00 -:- 7 giờ 15	Ăn sáng
7 giờ 15 -:- 7 giờ 30	Mặc quần áo
7 giờ 30 -:- 10 giờ 00	Tới trường dự lễ sơ kết học kì 
10 giờ	Về nhà, sang thăm ông bà
- KNS (2).
3. Củng cố, dặn dò:
- Tự lập thời gian biểu và thực hiện
* Bổ sung : ..........................................................................................
..........................................................................................................
TOÁN (Tiết 85)
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
Thời gian dự kiến : 40 phút
A. MỤC TIÊU :
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
II. ĐỒ DUNG DẠY - HỌC : 
- Giáo viên: Bảng phụ, đồng hồ, tờ lịch, cân. 
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài tập về nhà : Bài Bài 3 Sgk/ 85.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Hướng dẫn học sinh làm bài tập Sgk/81.
* Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh suy nghĩ trao đổi phát biểu nối tiếp.
- Giáo viên sửa bài : 
+ Con vịt cân nặng 3kg.
+ Gói đường cân nặng 4kg.
+ Lan cân nặng 30kg.
* Bài 2 : Xem lịch rồi cho biết :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi 3 tháng 10, 11, 12
- Học sinh suy nghĩ phát biểu.
- Học sinh làm bài vào vở ý a, b. Học sinh K - G làm thêm ý c (có 4 ngày, chủ nhật, 4 ngày thứ bảy. em được nghỉ 8 ngày).
- Giáo viên sửa bài: 
a. Tháng 10 có 31 ngày. Có 4 ngày chủ nhật. Đó là các ngày 5, 12, 19 và 26.
b. Tháng 11 có 30 ngày. Có 5 ngày chủ nhật. Có 4 ngày thứ năm.
* Bài 3 : Xem lịch ở bài 2 rồi cho biết :
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh suy nghĩ phát biểu ý a. Học sinh K - G làm thêm ý b, c (b. ngày 20 tháng 11 là ngày thứ năm; ngày 30 tháng 11 là ngày chủ nhật; b. ngày 19 tháng 12 là ngày thứ sáu; ngày 30 tháng 12 là ngày thứ ba).
- 1 em làm bảng phụ → Giáo viên sửa bài : 
+ Là thứ tư.
+ Là thứ sáu.
* Bài 4 : 
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh xem hình, tranh vẽ của bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên sửa bài : 
+ Các bạn chào cờ lúc 7 giờ sáng.
+ Các bạn tập thể dục lúc 9 giờ sáng.
- Học sinh nêu lại cách đọc giờ trên đồng hồ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về giải toán.
* Bổ sung: ...........................................................................................
.............................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ (Tuần 17)
GIÁO DỤC CHỦ ĐIỂM THÁNG: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. NHẬN XÉT TUẦN QUA :
1. Về nề nếp, tác phong :
- Học sinh thực hiện khá tốt nội quy, nề nếp của trường.
- Học sinh mặc sạch sẽ gọn gàng, chấp hành đồng phục thể dục tốt. 
- Học sinh mang băng tên đầy đủ, học sinh nam cắt tóc ngắn.
 2. Thể dục, vệ sinh :
- Học sinh ra xếp hàng thể dục nhanh, hô đáp khẩu hiệu tốt. 
- Học sinh tham gia múa sân trường, tuy nhiên động tác chưa đẹp.
- Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp : Đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định, biết dội nước sạch sẽ.
- Giờ chơi học sinh biết nhặt rác bỏ vào sọt rác.
3. Về học tập :
- Học sinh học bài và làm bài đầy đủ.
- Học sinh để quên sách vở ở nhà: Tuấn, Trân, Vương
- Học sinh đọc bài còn chậm, còn đánh vần : Ninh, Hương.
- Trong giờ học chăm chú nghe giảng, vẫn còn có học sinh nói chuyện Ninh, Tuấn, Đạt, Khoa.
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 17:
- Tiếp tục thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
- Học bài và làm bài khi đến lớp.
- Tích cực ôn tập thi lần 2.
- Trong giờ học chăm chú nghe giảng, tích cực xây dựng bài.
- Rèn thêm chữ viết, tập đọc, tập viết, cách viết đoạn văn.
- Chấp hành đồng phục thể dục của trường.
- Học sinh biết giữ gìn vệ sinh lớp, trường, tiết kiệm điện, nước.
III. SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM :
- Giáo viên nói sơ lược về ngày thành lập QĐND Việt Nam.
- Học sinh hát các bài hát về anh bộ đội Cụ Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY TUAN 17.doc