Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- HS nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình

2. Kĩ năng

- Nêu được vì sao cần phải bảo quản đồ dùng gia đình

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Hình thành phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SGK

 

docx 28 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm
SHDC: THAM GIA KẾT NỐI “VÒNG TAY YÊU THƯƠNG”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- HS được tham gia trực tiếp vào hoạt động Kết nối “Vòng ta yêu thương” bằng việc làm phù hợp như: góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,tặng các bạn vùng khó khăn. 
2. Kĩ năng
- Có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện bản thân và tham gia phong trào bằng những hành động, việc làm cụ thể.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia kết nối “Vòng tay yêu thương”. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(5p)
- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
2. Khám phá :(34p)
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- Nhà trường tổ chức cho HS tham gia hoạt động Kết nối “Vòng tay yêu thương” với một số hoạt động sau: 
+ Đại diện nhà trường tổng kết và nhận xét về việc hưởng ứng, mức độ tích cực tham gia hoạt động Kết nối “Vòng tay yêu thương” của HS toàn trường.
+ GV tổ chức cho HS tập hợp những món quà đã chuẩn bị để gửi tặng các bạn HS vùng khó khăn. GV hướng dẫn HS để riêng quà theo từng phân loại: quần áo, sách vở, đồ dùng học tập. 
+ Đại diện nhà trường khen ngợi, khuyến khích những cá nhân tập thể lớp tích cực tham gia hoạt động. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS ổn định tổ chức, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS chỉnh đốn trang phục. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán 
NGÀY - GIỜ, GIỜ - PHÚT (Tiết 2)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức
- HS đọc được giờ trên đồng hồ khi kim dài (kim phút) chỉ số 3 và số 6.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng hợp tác
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS nghe đọc bài thơ Đồng hồ quả lắc
- Gv dẫn dắt vào bài học
Hs nghe
2. Khám phá: (15p)
* GV cho HS quan sát tranh đầu tiên:
+ Nam vẽ cảnh mặt trời mọc vào lúc mấy giờ? (GV cùng lúc sử dụng mô hình đồng hồ)
+ Vì sao em biết đó là buổi sáng?
+ Nêu vị trí của kim giờ, kim phút khi đồng hồ chỉ 5 giờ 15 phút ?
- GV nêu: Khi kim phút chỉ số 3 thì đây chính là khoảng thời gian 15 phút nên khi kim giờ chỉ vào số 5 và kim phút chỉ vào số 3 ta sẽ đọc là 5 giờ 15 phút.
- HS quan sát
+ Nam vẽ cảnh mặt trời vào lúc 5 giờ 15 phút sáng.
+ Kim giờ chỉ số 5, kim phút chỉ số 3.
-2-3 HS đọc giờ trên đồng hồ
- GV quay đồng hồ đến 7 giờ 15 phút sáng, 8 giờ 15 phút sáng và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ.
- GV yêu cầu HS quay đồng hồ vào lúc 9 giờ 15 phút sáng.
+Vào lúc 9 giờ 15 phút sáng em làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
* GV cho HS quan sát tranh thứ hai:
+ Mai vẽ cảnh mặt trời lặn vào lúc mấy giờ? 
+Vì sao em biết đó là buổi chiều?
+ Nêu vị trí của kim giờ, kim phút khi đồng hồ chỉ 5 giờ 30 phút ?
-..
- Nhận xét, tuyên dương.
3.. Hoạt động: (19p)
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?” 
- GV gọi HS nêu mỗi bạn trong tranh làm gì lúc mấy giờ?
- Em căn cứ vào đâu để biết đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV hướng dẫn mẫu: 
 + Gọi HS đọc giờ ở đồng hồ đầu tiên
 + 10 giờ 30 phút đêm còn gọi là mấy giờ ?
- GV cho HS chơi Trò chơi tiếp sức
- GV nêu luật chơi, cách chơi
- GV tổng kết TC, yêu cầu HS giải thích cách nối 2 đồng hồ cùng chỉ thời gian.
- Đánh giá, nhận xét qua Trò chơi.
Bài 3: Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Bài tập này nói về bạn nào ?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để nói về việc làm của bạn Nam tương ứng với các mốc thời gian đã cho.
- GV liên hệ giáo dục HS qua những việc làm của bạn Nam.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Nhận xét giờ học.
-HS quay đồng hồ theo yêu cầu của GV.
+ HS trả lời
- HS quan sát tranh
- 2 -3 HS trả lời
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
+ Việt học bài lúc 8 giờ 15 phút sáng..
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS chơi Trò chơi tiếp sức
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Bạn Nam
- HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Thể dục (GVBM)
Tiết 4+5: Tiếng Việt
Đọc: CÁNH CỦA NHỚ BÀ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức 
- Hiểu nội dung bài: Cảm xúc về nỗi nhớ về người bà của mình
2. Kĩ năng 
- Đọc đúng , rõ ràng văn bản thơ (Cánh cửa nhớ bà ) và hiểu nội dung bài Bước đầu biết đọc đúng ngắt nghỉ phù hợp nội dung đoạn thơ
3. Hình thành và phát triển phẩm chất 
- Có tình cảm quý mến người thân, nỗi nhớ kỉ niệm về bà, khi bà không còn; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ. Biết chia sẻ trải nghiệm,suy nghĩ, cảm xúc về tình yêu thương bạ nhỏ với ông bà và gười thân
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em thấy những ai trong bức tranh?
+ Hai bà cháu đang làm gì ở đâu?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Đọc văn bản. (25p)
- GV đọc mẫu: giọng chậm, thể hiện sự nhớ nhung tiếc nuối 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)theo 3 khổ thơ
+ Đoạn 1: Khổ thơ thứ nhất: lúc em còn nhỏ
+ Đoạn 2: Khổ thứ 2 mỗi năm em lớn lên
+ Đoạn 3: Còn lại. Lúc em trưởng thành
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: then, thấp bé, cắm cúi, ô trời, khôn nguôi
- Luyện đọc tách khổ thơ:
 Ngày /cháu còn/ thấp bé
Cánh cửa/ có hai then
Cháu /chỉ cài then dưới
Nhờ/ bà cài then trên
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm ba.
3. Trả lời câu hỏi. (10p)
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.124.
1-Ngày cháu còn nhỏ ai thường cài then trên của cánh cửa?
2-Vì sao khi cháu lớn bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
3-Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự của khổ thơ trong bài?
4-Câu thơ nào nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4.Luyện đọc lại. (20p)
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
5.Luyện tập theo văn bản đọc. (19p)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 3 VBTTV/tr.65.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124.
- HDHS thực hiện nhóm 4.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 4,5 VBTTV/tr.65.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
6. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì? Sau bài học em thấy mình cần làm gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 2, nối tiếp tìm từ chỉ hoạt động: cài, đẩy, về
- 4-5 nhóm lên bảng.
-Nối tiếp đại diện các nhóm HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Tiếng Việt
Viết: CHỮ HOA Ô, Ơ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết viết chữ viết hoa Ô, Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng
- Viết đúng câu ứng dựng: Ông bà xum vầy cùng con cháu
3. Hình thành và phát triển phẩm chất 
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
 ... HS
1. Khởi động: (5p)
 -YC HS nêu nhanh những việc mình đã làm để giúp bố, mẹ
2.Luyện viết đoạn văn. (34p)
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Bạn nhỏ và ông đang đi đâu?bạn thể hiện tình cảm với ông như thế nào?
+ Bạn gái đang làm gì cùng bố?ở đâu?
Bà và em bé đang cùng nhau làm gì? Có vui vẻ không?
Em bé và mẹ đang cùng nhau làm gì? ở đâu? Trước mặt có những gì?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:Viết 3-5 câu kể về việc em đã làm cùng người thân
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
*Em đã cùng người thân làm những việc gì? Khi nào?
*Em đã cùng người thân làm việc đó như thế nào?
*Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó cùng người thân
- YC HS thực hành viết vào bài 6 VBT tr.67
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu nhanh những việc mình đã làm để giúp bố, mẹ
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
.................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 2: Tiếng Việt
ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức 
- Tim ddocj một bài thơ hoặc câu chuyeenjveef tình cảm của ông bà và cháu
2. Kĩ năng
- Rèn KN đọc 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất 
	- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
 - YC HS nêu nhanh những việc mình đã làm để giúp đỡ ông bà
2.Đọc mở rộng. (34p)
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về tình cảm ông bà và cháu
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện tình cảm ông bà và cháu
- HS chia sẻ theo nhóm 4.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (T 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hệ thống nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa. 
2. Kĩ năng
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
 3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(5p)
- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 2)
2. Luyện tập, vận dụng(25p)
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”
Bước 1: Làm việc nhóm 6 
- GV hướng dẫn HS: Mỗi nhóm chọn thích mua sắm ở chợ hoặc siêu thị và tìm những lí do tại sao nhóm lại thích mua hàng ở đó. 
Ví dụ: 
+ Tôi thích mua sắm ở chợ vì thực phẩm ở chợ vừa rẻ vừa tươi.
+ Tôi thích mua sắm ở siêu thị vì đến siêu thị có thể mua được nhiều thứ. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi hai nhóm lên bảng: một nhóm thích mua sắm ở chợ và một nhóm thích mua sắm ở siêu thị.
- GV hướng dẫn HS: hai nhóm tranh luận, lần lượt đưa ra lí do vì sao thích mua sắm ở chợ và siêu thị.
- GV yêu cầu các HS khác theo dõi, cổ vũ và nhận xét phần tranh luận của hai nhóm chơi.
- GV hoàn thiện phần tranh luận của hai nhóm và cùng cả lớp bình chọn cho nhóm có lập luận thuyết phục hơn. 
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
Bước 1: Làm việc nhóm 4
- GV yêu cầu các nhóm quan sát các tình huống 1 và 2, thảo luận, trả lời câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn điều gì trong từng tình huống? Vì sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. 
- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS lắng nghe 
- HS chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”.
- Các nhóm lên chơi theo HD của GV
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. 
- HS trình bày: 
+ Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn không nên đưa đồ ...
- Tình huống 2: Em sẽ khuyên các bạn phải ngồi ngay ngắn ....
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ, XEM LỊCH (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết xem tháng 11, tháng 5, tháng 6
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất 
- Yêu thích môn học
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Phát triển năng lực quan sát 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS nghe đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi
2. Hoạt động: (34p)
Bài 1: xem tờ lịch tháng 12/2022 và TLCH
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS nêu miệng KQ
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Xem tờ lịch tháng 5 dưới đây rồ TLCH
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS nêu miệng KQ
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Xem lịch và TLCH
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS nêu miệng KQ
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học
- HS nghe đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS tự thực hiện và nêu kết quả
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT LỚP
ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ EM VỚI CỘNG ĐỒNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- HS chia sẻ được cảm xúc của mình sau khi thực hiện những việc làm ý nghĩa trong chủ đề Em với cộng đồng.
2. Kĩ năng
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
 3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Hiểu được ý nghĩa của những việc làm trong chủ đề Em với cộng đồng. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT HĐTN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nhận xét trong tuần 16(5p)
- GV nhận xét
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong, trang phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân 
* Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
2.Phương hướng tuần 17(5p)
- Thực hiện dạy tuần 17, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
3. Cùng nhau chia sẻ(19p)
 (1) Làm việc nhóm:
- GV tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Em có cảm xúc gì sau khi thực hiện những việc làm ý nghĩa trong chủ đề Em với cộng đồng?
+ Chia sẻ về một hoạt động mà em thích nhất trong chủ đề.
(2) Làm việc cả lớp:
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung thảo luận trên.
- GV tổng kết và nhận xét về mức độ tích cực tham gia hoạt động của HS.
4. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. 
- HS thực hiện. 
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2022_2023.docx