Giáo án các môn lớp 2 - Tuần dạy 2 (chuẩn)

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần dạy 2 (chuẩn)

 Đạo đức HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 2)

 I. Mục tiêu:

 -Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

 -Thực hiện theo đúng thời gian biểu.

 KG: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.

 II. Đồ dùng dạy học:

-GV :Phiếu 3 màu cho hoạt động 1

-HS : Vở BT đạo đức

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần dạy 2 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2
Từ ngày 26/8 đến 30/8/2013
THỨ
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Hai
26/8/2013
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Tập đọc
2
6
4
5
Học tập,sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
Luyện tập
Phần thưởng (tiết 1)
Phần thưởng (tiết 2)
Ba
27/8/2013
Toán
K.chuyện
Chính tả
7
2
3
Số bị trừ- Số trừ- Hiệu
Phần thưởng
Tập chép: Phần thưởng
Tư
28/8/2013
Tập đọc
Toán
LTVC
Thủ công
6
8
2
2
Làm việc thật là vui
Luyện tập
Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi
Gấp tên lửa ( Tiết 2 )
Năm
29/8/2013
Tập viết
Toán
TNXH
2
9
2
Chữ hoa: Ă, Â
Luyện tập chung
Bộ xương
Sáu
30/8/2013
Chính tả
Toán
TLV
SHL
4
10
2
Nghe viết: Làm việc thật là vui
Luyện tập chung
Chào hỏi. Tự giới thiệu
Tuần 2
 Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013
 Đạo đức HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 -Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
 -Thực hiện theo đúng thời gian biểu.
 KG: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
 II. Đồ dùng dạy học: 
-GV :Phiếu 3 màu cho hoạt động 1
-HS : Vở BT đạo đức
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Làm hai việc cùng một lúc có phải là học tập sinh hoạt đúng giờ không ?Vì sao?
 GV nhận xét, ñaùnh giaù
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp và ghi đề bài. 
2. Giảng bài:
Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp
 * Mục tiêu :Tạo cơ hội để HS được bày tỏ y kiến thái độ của mình về lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ 
* Cách tiến hành:
- Làm việc cả lớp .
- GV phát bìa màu cho HS và nói qui định chọn màu, màu đỏ là tán thành, màu xanh là không tán thành, màu trắng là không biết
 -GV đọc từng ý kiến a, b, c, d
* Kết luận :Ý a là sai, ý b là đúng, ý c là sai, ý d là đúng.
 Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và học tập của bản thân em
Hoạt động 2:Hành động cần làm
 * Mục tiêu : Giúp HS tự nhận biết thêm về ích lợicủa học tập đúng giờ cách thức để thực hiện học tập sinh hoạt đúng giờ
* Cách tiến hành : 
- Hoạt động 4 nhóm 
- GV phát câu hỏi cho các nhóm tự ghi kết quả ra giấy
- Hoạt động cả lớp
* Kết luận : Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn thoải mái hơn.Vì vậy việc học tập sinh hoạt đúng giờ là việc cần thiết
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
 * Mục tiêu : Giúp HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu 
* Cách tiến hành :
- Thảo luận cặp đôi
 Hai bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình đã hợp lí chưa ? Đã thực hiện như thế nào ? Có làm đủ các việc đã đề ra chưa.
- Hoạt động cả lớp 
* Kết luận : Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em .Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc học tập có kết quả và đảm bảo sức khỏe 
* Kết luận chung : Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo cho sức khỏe học hành mau tiến bộ 
3.Củng cố – Dặn dò:
- Giáo dục HS cần học tập sinh hoạt đúng giờ -- - GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS thực hành tốt bài học.
- HS trả lời
- HS chọn màu giơ biều thị thái độ của mình
- Các nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Lợi ích khi học tập đúng giờ. 
+ Nhóm 2:Lợi ích khi sinh hoạt đúng gời.
+ Nhóm 3: Ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ.
+ Nhóm 4: Ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS thảo luận cặp đôi 
- HS trình bày thời gian biểu trước lớp
Toán: LUYỆN TẬP
 I .Mục tiêu :
 -Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
-Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng. 
-Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
-Vẽ đựơc đoạn thẳng có độ dài 1dm.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 -GV: Thước có vạch Cm
 - HS : Thước thẳng có vạch chia từng cm 
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Ổn định: H
B Kiểm tra bài cũ:
- Goïi 2 HS làm bài 
 15dm + 3dm = 16 dm - 2 dm =
 28dm – 6dm = 9 dm + 10 dm = 
 GV nhận xét ghi ñieåm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tröïc tieáp, ghi ñeà.
2. Luyện tập
Bài 1/8 : Điền số 
 Cho HS thảo luận theo cặp 
- GV nhận xét – sửa sai 
Bài 2/8 : Tìm trên thước thẳng vạch chia 2dm 
- GV nhận xét – sửa sai 
Bài 3/8 : Điền số ?
- Gọi 3 HS len bảng làm
- GV nhận xét 
Bài 4/8 : (HSK,G) Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả.
Nhận xét 
3. Củng cố – Dặn dò: 
 1dm =  cm
 20cm =  dm
-GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS lm bi tập ở vở bi tập và chuẩn bị trước bài “Số bị trừ, số trừ, hiệu”.
- 2 HS làm bài, lớp làm bảng con.
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi
- Cá nhân trả lời 
a.10cm = 1 dcm 1dm = 10 cm
b.Vạch 1dm tại số 10
c. HS vẽ 
- HS nêu yêu cầu
a- Cá nhân tìm: tại vạch số 2
b.2dm = 20 cm
- HS nêu yêu cầu 
- 3 HS lên bảng làm
a.1dm = 10cm 3dm = 30cm 8dm = 80cm
2dm = 20 cm 5dm = 50 cm 9dm = 90cm
b.30cm = 3dm 60cm = 6dm 70cm = 7dm
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời.
 Tập đọc: 
 PHẦN THƯỞNG
 I. Mục tiêu :
 -Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài,Nghỉ hơi hợp lý sau dấu câu, cụm từ dài. 
 -Hiểu ND : câu chuyện đề cao việc tốt , khuyến khích học sinh làm điều tốt.
 -Trả lời được câu hỏi 1,2,4.
 KG: Trả lời được câu hỏi 3.
 II . Đồ dùng dạy học : 
 -GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết câu văn dài.
 III.Các hoạt động dạy học: 
	TIẾT 1
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định: H
B.Kiểm tra bài cũ:
- Bài “Tự thuật ”
 - Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà ?
 - Hãy cho biết tên địa phương em ở : Xã, Huyện ?
 GV nhận xét, ghi ñieåm. 
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giaùn tieáp và ghi đề 
2. Luyeän ñoïc
a. GV đọc mẫu .
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
 - Đọc đúng từ: sáng kiến , nửa, làm, tẩy...
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài. 
- GV hướng dẫn đọc những câu dài.
+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
+ Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
+ Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy/ bước lên bục//.
- Gọi HS đọc phần chú giải . 
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm 
* 1 HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe .
HS theo dõi 
HS đọc nối tiếp 
- HS đọc nối tiếp từng câu .
- Luyện đọc từ khó.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn .
- luyện đọc ngắt câu.
- đọc chú giải.
- Đọc theo nhóm
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Tìm hiểu bài:
- Câu chuyện kể về bạn nào?
- Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na ? 
-Các bạn đối với Na như thế nào? 
- Tại sao luôn được các bạn quý mến mà Na lại buồn? 
- Các bạn của Na đã làm gì vào giờ ra chơi? 
- Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc điều gì? (HSK,G)
- Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được phần thưởng không ?Vì sao? 
 - Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào ? 
*Nội dung:Câu chuyện nói về tấm lòng tốt của bạn Na 
3.Luyện đọc lại 
 - GV đọc lần hai 
 - Hướng dẫn cách đọc 
 -Thi đọc toàn bài 
- GV nhận xét bình chọn 
4. Củng cố – dặn dò: 
 - Em học được điều gì ở bạn Na ?
 - Giáo dục HS – Liên hệ HS
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về luyện đọc bài và chuẩn bị bài “Làm việc thật là vui ”.
+ Đọc thầm đoạn 1. 
- Kể về bạn Na.
- Gọt bút chì giúp bạn Lan, cho bạn Minh nửa cục tẩy, làm trực nhật,
- Các bạn rất quý mến Na.
- Vì Na học chưa giỏi.
+ Đọc thầm đoạn 2
- Các bạn túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm.
- Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lịng tốt của Na đối với mọi người.
+ Đọc lướt đoạn 3
-Nhiều HS trả lời, VD: Vì người tốt cần được thưởng; vì cần khuyến khích lòng tốt; chưa xứng đáng được thưởng, vì Na 
học chưa giỏi;
- Na vui mừng: tưởng nghe nhầm, đỏ bừng mặt.
- Cô giáo và các bạn vui mừng vỗ tay vang dậy.
- Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt.
- Lớp theo dõi
- Cá nhân đọc 
- Lớp nhận xét.
- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
 Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2013
 Toán : SỐ BỊ TRỪ- SỐ TRỪ – HIỆU
 I. Mục tiêu:
-Biết số bị trừ, số trừ, hiệu
-Biết thực hiện phép trừ có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải toán bằng một phép trừ.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định : H
B.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS
- Nhận xét, ghi điểm. 
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
2. Giới thiệu Số bị trừ- Số trừ- Hiệu
- GV viết phép trừ : 59 – 35 = 24
- Gọi HS đọc phép trừ. 
- GV chỉ vào từng số nêu tên gọi và viết bảng.
 59 - 35 = 24
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
 - GV viết phép trừ theo cột dọc (nêu cách đặc tính)
 59 là số bị trừ
 - 35 là số trừ 
 24 hiệu 
 - GV nêu VD : 47 – 12 = 35 và gọi HS nêu tên gọi thích hợp.
 - Chú ý: 59 – 35 cũng gọi là hiệu
3. Luyện tập
Bài 1/9 : Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu 
- GV nhận xét
Bài 2/9 Đặt tính rồi tính hiệu theo mẫu 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét , ghi điểm.
Bài 3/9 :
- GV phân tích đề
- Hướng dẫn HS làm 
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố - dặn dò
- HS nêu tên gọi thành phần kết quả của phép trừ .48 – 26 =22
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài: “Luyện tập”
- 20 dm – 10 dm =
 19 dm - 7 dm =
- Nêu thành phần tên gọi của phép cộng 11 + 6 = 17
- HS đọc
- HS nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ
- HS nêu 
- HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài, nối tiếp nhau nêu kết quả
SBT
19
90
87
59
ST
 6
30
25
50
Hiệu
13
60
62
 9
- 2HS lên bảng làm:
b/ 38 c/ 67
 - 12 - 33
 26 34
- HS đọc đề toán
- 1 HS làm bài ,lớp làm vào vở.
Giải :
Sợi dây còn lại là:
8-3=5(dm)
Đáp số : 5 dm
 Kể chuyện PHẦN THƯỞNG
 I. Mục tiêu:
 -Dựa vào tranh minh họa và gợi ý, để kể lại từng đoạn của câu chuyện.Bài tập 1,2,3
 - KG: kể toàn bộ câu chuyện(bài tập 4).
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV : Tranh minh họa SGK 
 -HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- Chuyện:Có công mài sắt , có ngày nên kim . GV nhận xét, ghi ñieåm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Trực tiếp và ghi đề
2. Hướng dẫn kể chuyện :
 GV đọc yêu cầu 
a. Kể từng đoạn theo tranh:
- GV nêu yêu cầu 
- Cho HS quan sát tranh
- GV kể mẫu 1 đoạn 
- Cho HS kể trong nhóm 
- ... hực hiện đúng yêu cầu của bài tập 2. bứơc đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái BT3.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV :Bảng phụ viết sẵn bài tập 3
HS : Vở ô li
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc :xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá 
- GV nhận xét, ghi ñieåm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp và ghi đề bài .
2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc lần 1
- Baøi chính taû naøy trích töø baøi taäp ñoïc naøo? 
- Baøi chính taû cho bieát beù laøm nhöõng vieäc gì? 
- Bài chính tả có mấy câu?
- Câu nào có nhiều dấu phẩy?
- Yeâu caàu HS vieát: quét nhà, nhặt rau, bận rộn, luôn
- GV nhận xét sửa sai
b.HS viết bài
- GV đọc lại bài
c. Chấm, chữa bài.
- Thu vở chấm bài và chữa bài.
3.Luyện tập
 Bài 2 : Thi tìm các tiếng bắt đầu bằng g hay gh theo mẫu 
- Tổ chức 2nhóm mỗi nhóm 5 HS tham gia chơi.
- GV treo bảng phụ viết quy tắt chính tả.
 Bài 3: Hãy viết tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái 
- Yêu cầu hS hoật động nhóm 4
- GV nhận xét sửa sai 
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà sửa lỗi, Chuẩn bị trước bài: “Bạn của Nai Nhỏ” .
- 2 HS ln bảng viết, lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc
- Làm việc thật là vui.
- Bé làm bài, đi học, nhặt rau, chơi với em
- 3 câu
- Câu thứ 2
- HS viết
- HS nghe viết vào vở
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện trò chơi
Viết bằng g :Gam, gã, gân,...
Viết bằng gh : ghế, ghe, ghé...
- HS đọc yêu cầu 
- HS viết bảng nhóm, gắn bảng nhóm lên bảng.
VD: Nhóm 2: Ngân, Nhi, Sơn, Thắng
- HS lắng nghe.
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
Củng cố về :
-Biết viết các số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
-Biết số hạng, tổng.
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
-Biết làm tính cộng, trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải toán bằng 1 phép tính trừ.
- Làm các BT : B1 (viết 3 số đầu) ; B2 ; B3 (làm 3 phép tính đầu) ; B4.
 II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Ổn định : H
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS 
- GV nhận xét, ghi ñieåm
C.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp và ghi đề bài .
2. Luyện tập
Bài 1/11: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Yêu cầu 2HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống
- GV nhận xét, ghi điểm
Bài 2/11:Viết số thích hợp vào ô trống : 
GV nhận xét
Bài 3/11:Tính 
 HS làm bảng con
GV nhận xét sửa sai
 Bài 4/11: (HSK,G)GV đọc đề
 Phân tích đề
 Hướng dẫn HS làm
GV nhận xét, ghi ñieåm
3.Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học . 
- Số lớn hơn 86 và bé hơn 89
- Thực hiện phép tính 21 + 57
- HS nêu yêu cầu
 - 2HS lên bảng làm:
25=20+5 62= 60+2 99=90 + 9
- HS nêu yêu cầu
HS làm vở- nêu kết quả:
a/ 
SH
30
52
9
7
SH
60
14
10
2
Tổng
90
66
19
9
b/
SBT
90
66
19
25
ST
60
52
19
15
Hiệu
30
14
 0
10
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bảng con
 48 65 94
+ 30 - 11 - 42
 18 44 52
- HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở
 Giải
 Số cam chị hái được là:
	85 – 44 = 41 (quả cam)
	Đáp số: 41 quả cam
 Tập làm văn CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu:
-Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân(BT1+2).
-Viết được một bản tự thật ngắn(BT3).
II. Đồ dùng dạy học : 
 - GV: Tranh minh họa bài tập 2
III . Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định : H
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 3
 - Viết lại nội dung mỗi tranh bằng một câu
 GV nhận xét, ghi ñieåm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp và ghi đề bài . 
 2. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1: (miệng) GV nêu yêu cầu 
- Làm việc theo cặp đôi
- Nói lời của em trong các trường hợp 
Ÿ Chào bố, mẹ để đi học
Ÿ Chào thầy,cô khi đến trường
Ÿ Chào bạn khi gặp nhau ở trường
 GV nhận xt sửa sai
 Bài 2: (miệng)GV nêu yêu cầu 
- GV đính tranh lên bảng
- Tranh vẽ những ai?
- Mít chào Bóng Nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu như thế nào?
- Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào?
- Ba bạn chào nhau và tự giới thiệu với thái độ như thế nào?
- Ngoài lời chào hỏi và giới thiệu, ba bạn còn làm gì?
- Yêu cầu 3 HS đóng vai nói lời chào và giới thiệu
 GV nhận xét sửa sai
 Bài 3: (vieát) GV nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn HS làm bài
GV nhận xét, ghi ñieåm
3. Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS thực hnh tốt việc chào hỏi có văn hóa.
- 2HS làm bài
- HS đọc yêu cầu
- HS làm việc cặp đôi
- Đại diện cặp trình bày:
+Thưa Cha(mẹ) con đi học
+Thưa thầy em mới đến
+Chào bạn Lan
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Lịch sự thân mật
- HS đóng vai trước lớp
- HS đọc yêu cầu
- Viết bản tự thuật theo mẫu 
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
An toàn giao thông
BÀI 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ.
I. MỤC TIÊU:
 - HS kể và mô tả 1 số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết. HS biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư..
 - Nhớ tên và nêu được dặc điểm của đường phố nơi em sống. Nhận biết về đường an toàn và không an toàn.
- HS thực hiện đúng quy định khi đi trên đường phố.
II.CHUẨN BỊ: 1.GV: Sử dụng tranh tranh SGK. Phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
 2. HS: Quan sát đường phố nơi em ở hoặc đường phố trước cổng trường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1.Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau “ Khi đi bộ trên đường phố, em thường đi bộ ở đâu để được an toàn?”
 - Gọi HS nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài.
 b)Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em( hoặc trường em)
*Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm chính của đường phố nơi em ở. Kể tên và mô tả 1số đường phố em thường đi qua.
*Tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em ( gộp những em đi cùng đường phố, cùng nhau đi học). Yêu cầu các nhóm thảo luận. Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi các câu hỏi gợi ý.Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Nội dung phiếu ( trang 16, 17 SGV)
- Cử đại diện nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Yêu cầu HS trả lời: Kể đúng tên phố nơi trường đóng và nơi nhà ở.Kể được các đặc điểm của đường phố như trong phiếu.
- GV nhận xét, khen các nhóm trả lời tốt, sửa chỗ chưa chính xác.
+Kết luận: Các em cần nhớ tên đường phố nơi em ở và những đặc điểm đường
(phố) em đi học.Khi đi trên đường phải cẩn thận: Đi trên vỉa hè( nếu đi bộ) quan sát kĩ khi đi trên đường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn.
* Mục tiêu: HS nhận, phân biệt được những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên đường phố.
* Tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 em giao cho mỗi nhóm một tranh trong SGK, yêu cầu HS thảo luận tranh thể hiện những hành vi, đường phố nào là an toàn và chưa an toàn.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét đánh giá ý kiến trình bày của các nhóm.
- Hỏi: -Bạn nào có nhà ở trong ngõ? Đường ngõ có vỉa hè không? Mọi người có bán hàng không? 
 - Đi lại trong ngõ cần đi như thế nào?
+Kết luận: Đường phố là nơi đi lại của mọi người.Có đường phố an toàn và đường phố chưa an toàn. Vì vậy khi đi
học, đi chơi các em nên nói bố mẹ đưa đi
và nên đi trên con đường an toàn. Nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè.
Hoạt động 3: Trò chơi nhớ tên đường phố
*Mục tiêu: Kể tên và mô tả 1 số dường phố mà các em thường đi qua.
*Tiến hành: 
- Tổ chức cho 3 đội chơi( 1 đội 4 em): Thi ghi tên đường phố mà em biết. 3 đội chơi mỗi đội lần lượt từng em lên viết không trùng lặp.( thời gian 5 phút)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá: Đội thắng là đội có nhiều tên đường phố nhất.
+Kết luận: Cần nhớ tên đường phố, phân biệt được đường an toàn và chưa an toàn. Khi đi trong ngõ cần tránh xe đạp, xe máy. Khi đi trên đường phố cần đi cùng người
lớn.
4.Củng cố: Nêu lại nội dung bài học
5.Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS thực hiện theo nội dung bài học.
- Nhận nhóm và phiếu ghi các câu hỏi gợi ý và thực hiện theo yêu cầu với thời gian 7 phút.
- Các nhóm nối tiếp nhau nêu ý kiến nhóm mình thảo luận.
- Nghe. 
- Nhận nhóm, mở SGK quan sát tranh và thảo luận với thời gian 5 phút.
- Nối tiếp nhau báo cáo:
+ Tranh1: Đường an toàn( đường 2 chiều)
+Tranh 2:Đường an toàn( đường 1 chiều)
+Tranh 3: Đường chưa an toàn( hai chiều lòng đường hẹp..)
+ Tranh 4: Đường chưa an toàn ( ngõ hẹp)
- Nối tiếp nhau báo cáo ý kiến.
- Đi sát lề đường chú ý quan sát tránh xe đạp, xe máy.
 SINH HOẠT LỚP
 (Tuần 2 )
 I. Nhận xét tuần qua :
 *Tác phong đạo đức:
 - Lớp chưa ăn mặc đồng phục, còn nói chuyện nhiều trong giờ học, còn 1 số bạn chưa chú ý khi giáo viên giảng bài
 -Đa số các em đều ngoan, lễ phép.
 * Thái độ học tập:
 - Đa số lớp có đồ dùng học tập đầy đủ, nhưng còn 02 bạn thiếu VBT Tiếng Việt
 - Còn rất nhiều bạn quên mang tập, ĐDHT đến lớp.
	- Tuyên dương những bạn đạt nhiều điểm 10 trong tuần:Phượng, Trâm.
 * Thực hiện nề nếp:
 - Khâu vệ sinh khá tốt các em bắt đầu có ý thức giữ gìn vệ sinh.
 - Lớp tập trung đầy đủ
 - Thực hiện khá tốt giờ giấc ra vào lớp.
 II. Kế hoạch tuần sau:
- Thầy cô giáo và khách vào phải chào, lớp trưởng báo cáo sĩ số đầy đủ.
- Phải có đủ sách vở và dụng cụ học tập. Sách vở phải được bao bìa và có nhãn cẩn thận. Phải bảo quản tốt sách vở và dụng cụ học tập.
Đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
-Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, nghỉ học phải có đơn xin phép.Hoặc có thể gọi điện báo cho GVCN biết khi nghỉ đột xuất.
 - Rèn chữ viết hàng ngày.
	- Nêu nề nếp học tập và hình thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp
	- Nhắc nhở hs đóng các khoản tiền quy định
	- Thông báo cho các em tham gia các khoản thu đầy đủ.
 -Nhắc HS không nói tục chửi thề, cấm gây lộn đánh nhau, cấm vẽ bậy lên tường và lên bàn ghế. Cấm những hành vi lời nói xúc phạm tới thầy cô và người lớn tuổi. Cấm bẻ cành phá cây nơi công cộng.
-Sinh hoạt ngày nghỉ lễ Quốc khánh ( 2/9) và giúp HS hiểu ý nghĩa ngày này.
-Nhắc nhở Hs tham gia trò chơi nhân ngày khai giảng năm học.
-Giáo dục ý thức phòng chống các loại dịch bệnh
DUYỆT(Ykiến góp ý)
.
 Ngày tháng năm 20..
TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 tuan 2CKTKN.doc