Giáo án Lớp 2 tuần 15 (2)

Giáo án Lớp 2 tuần 15 (2)

Tập đọc

 HAI ANH EM

I. MỤC TIÊU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chổ , bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩa của nhân vật trong bài .

- Hiểu ND : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau , nhường nhịn nhau của hai anh em. ( Trả lời được các CH trong SGK )

GDKNS: Các kĩ năng cơ bản được GD : xác định vị trí, tự nhận thức về bản thân.Thể hiện sự cảm thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh họa bài đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 15 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15
 Thứ hai, ngày 6 tháng 12 năm 2010 
Buổi sáng: 	
Tiết 1, 2	 Tập đọc
 Hai anh em
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chổ , bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩa của nhân vật trong bài .
- Hiểu ND : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau , nhường nhịn nhau của hai anh em. ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
GDKNS: Các kĩ năng cơ bản được GD : xác định vị trí, tự nhận thức về bản thân.Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh vẽ minh họa bài đọc
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Gọi học sinh nối tiếp đọc bài: Nhắn tin
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài học: 
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc toàn bài - Hai học sinh đọc.
- Đọc nối tiếp câu - Luyện đọc từ khó: lấy lúa, rất dỗi, công bằng, ngạc nhiên, xúc động ôm chầm lấy nhau.
- Đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào?
? Người em nghĩ và đã làm gì? Người anh nghĩ gì và đã làm gì?
? Mỗi người cho thế nào là công bằng?
? Hãy nói về một câu về tình cảm của hai anh em?
4. Luyện đọc lại:
 - Luyện đọc phân vai: anh, em, người dẫn chuyện.
IV. Tổng kết dặn dò:
 ? Qua câu chuyện này em học tập được điều gì?
 ----------------------------------------------
Tiết 3 Tiếng Anh 
 Gv chuyên biệt dạy
 ---------------------------------------------- 
Tiết 4 Toán
100 trừ đi một số
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng : 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
II. Hoạt động dạy và học :
 1. Giới thiệu bài :
2. Giới thiệu phép trừ 100 trừ đi một số: 100 – 36
Giáo viên nêu phép trừ: 100 – 36
- Yêu cầu học sinh đặt tính vào nháp. Một số học sinh nêu cách đặt tính.
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện:
- 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4
- 3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6 nhớ 1
- 1 trừ 1 bằng 0
3. Giới thiệu phép trừ: 100 – 5 ( hướng dẫn thực hiện tương tự 100 – 36)
4. Thực hành :
Học sinh lần lượt nêu yêu cầu các bài tập. Giáo viên hướng dẫn mẫu theo dõi học sinh làm bài.
5. Chấm, chữa bài.
Bài 3: Gọi 1 học sinh lên bảng làm:
Bài giải
Buổi chiều bán được số lít dầu là: 
100 - 32 = 68( lít ) 
 Đáp số: 68 lít 
Bài 4. Gọi 1 số em nêu miệng kết quả.
IV. Củng cố - dặn dò:
 --------------------------------------------------
Buổi chiều:
Tiết 1	 Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc: Hai anh em
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc trơn toàn bài, rõ ràng, bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Nắm được nội dung bài: Ca ngợi tình cảm hai anh em.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện đọc :
- HS đọc - Đọc nối tiếp đoạn. Gọi một số hs đọc trước lớp.
- HS đọc đoạn theo nhóm - Kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Các nhóm luyện đọc phân vai ( nhóm 3 )
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
III. Củng cố - dặn dò:
? Em hãy nói một câu về tình cảm hai anh em
 ---------------------------------------------------
Tiết 2 Tự nhiên xã hội  
Trường học
I. Mục tiêu: 
-Nêu được tên địa chỉ và kể được một số phòng học , phòng làm việc , sân chơi , vườn trường của trường em .
- Nêu được ý nghĩa của tên trường em :tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường ,...
II. Đồ dùng:
 Hình vẽ sgk trang 32- 33.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài : 
2. Thực hành :
Hoạt động1:
Quan sát trường học và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình.
 Bước 1: Tổ chức hs đi tham quan trường học để khai thác nội dung sgk.
- Tên trường, ý nghĩa của tên trường.
- Các lớp học: tên, vị trí.
- Các phòng chức năng sân trường và vườn trường.
 Bước 2: Tổ chức học trong lớp tổng kết buổi tham quan.
 Bước 3: Đối đáp theo cặp về cảnh quan của trường 
 - Từng cặp hs nói trước lớp. HS, gv nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc với sgk.
Bước 1: Làm việc theo cặp - trả lời câu hỏi sgk.
Bước 2: Làm việc cả lớp. HS trả lời trước lớp, gv kết luận
Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch:
 - HS biết tự giới thiệu về trường học của mình.
 - Tổ chức hs tham gia trò chơi. GV theo dõi uốn nắn . 
III. Củng cố- dặn dò: 
 ---------------------------------------------------
Tiết 3 Mĩ thuật
 Gv chuyên biệt dạy
 -----------------------------------------------***---------------------------------------------------
 Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2010
 Buổi sáng:	
Tiết 1
Toán
Tìm số trừ
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết tìm x trong các bài tập dạng: a - x = b( với a,blà các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số trừ khi biết số trừ và hiệu).
- Nhận biết số trừ , số bị trừ , hiệu .
- Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết.
II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ sách giáo khoa phóng to
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 2 học sinh chữa bài : x – 24 = 46 36 + x = 68
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm số trừ
 Giáo viên nêu bài toán:
 Có 10 ô vuông bớt đi một số ô vuông còn lại 6 ô vuông. Hỏi đã bớt đi mấy ô vuông?
? Lúc đầu có mấy ô vuông?
? Phải bớt đi mấy ô vuông để được 6 ô vuông?
 Ta gọi số ô vuông chưa biết là x. 
 Ta có: 10 – x = 6 
	 x = 10 – 6
	 x = 4
 Học sinh nêu cách tìm số trừ. nhiều học sinh nhắc lại
3. Thực hành:
 Học sinh nêu yêu cầu từng bài, làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho các em.
4. Chấm chữa bài:
Bài 1: Củng cố về cách tìm số trừ
Bài 2: Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu
Bài 3: Gọi 1 em lên giải Bài giải
Số học sinh chuyển đi lớp khác là:
38 – 30 = 8 (học sinh)
 Đáp số : 8 học sinh
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học
 --------------------------------------------
Tiết2	 Kể chuyện
 Hai anh em
I. Mục tiêu: 
- kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý ( BT1); Nói lại được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng( BT2).
- HS khá giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện ( Bt3).
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	- 2 học sinh kể hoàn chỉnh bài: Câu chuyện bó đũa
	? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể theo từng phần theo gợi ý:
- học sinh nêu yêu cầu bài 1 và các gợi ý
- Học sinh dựa vào gợi ý để kể lai câu chuyện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn trước lớp.
 b. Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đường.
Học sinh nối tiếp nói theo suy nghĩ của mình.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp nhận xét.
? Câu chuyện nói lên điều gì ?
? Câu chuyện khuyên em điều gì ?
C. Tổng kết : 
 Nhận xét giờ học .
 ----------------------------------------
Tiết 3 Thể dục 
 Gv chuyên biệt dạy
 --------------------------------------
Tiết 4	 Chính tả( tập chép)
 Hai anh em
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác bài, trình bày đúng đoạn văn có lời diễn biến tả ý nghĩa nhân vật trong ngoặc kép .
- Làm được bài tập 2, bài tập 3(a).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng đã chép sẵn bài viết
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đọc 2 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết vở nháp: chắt chiu, lấp lánh, tin cậy, chắc chắn
 B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:	
Giáo viên đọc mẫu đoạn viết. 2 học sinh đọc đoạn viết .	
? Tìm câu nói lên suy nghĩ của người em? 
 ? Chữ nào được viết hoa trong đoạn văn trên?
 - Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con: nuôi, công bằng, lấy lúa .
b. Học sinh chép bài vào vở
 Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập .
IV. Củng cố - dặn dò:
 ---------------------------------------------
Buổi chiều:
Tiết 1 	Thủ công
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông 
cấm xe đi ngược chiều
I. Mục tiêu: 
- Biết gấp cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối . Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé.
- Với HS khéo tay: gấp cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.	
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ quy trình
- Mẫu biển báo giao thông chỉ lối xe đi ngược chiều.
- Giáy màu, bút chì, giấy trắng, kéo, keo, thước
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
	- Giáo viên dán mẫu lên bảng. Học sinh quan sát nhận xét
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối xe đi ngược chiều.
	+ Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô.
	+ Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô .
	+ Cắt hình chữ nhật màu khác dài 10 ô, rộng 1 ô
Bước 2: Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều : 
 + dán chân biển báo . 
 + dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô .
 + dán hình chữ nhật màu trắng ở giữa hình tròn .
- Tổ chức cho học sinh thực hành và chú ý quan sát , uốn nắn , gợi ý , giúp đỡ các em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm.
4. Củng cố - dặn dò:
 ---------------------------------------------
 Tiết 2 Luyện toán
 Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Cũng cố cách đặt tính và tính phép trừ 100 trừ đi một số
- Củng cố cách tìm số trừ chưa biết
- áp dụng để giải một số bài toán có liên quan
III. Hoạt động dạy học:
.Giới thiệu bài: 
2.Củng cố kiến thức:
- Nêu cách tìm số trừ, số bị trừ, số hạng chưa biết
- Củng cố cách đặt tính phép trừ 100 trừ đi một số
 3.Thực hành:
 Bài tập sách giáo khoa: bài 1, bài 3 trang 71, Bài 1 trang 72
 Bài làm thêm: 
Tìm số trừ biết hiệu là số lớn nhất có một chữ số .Số bị trừ là số nhỏ nhất có 3 chữ số?
- Học sinh làm bài tập. 
 Giáo viên theo dõi giúp đỡ thêm
- Chấm chữa bài
 Bài 3: 1 học sinh đọc bài giải
 Bài 1: trang 72: 3 học sinh chữa bài ở bảng :
 Bài làm thêm:
 Số lớn nhất có một chữ số là 9. hiệu là 9.
 Số nhỏ nhất có 3 chữ số là 100. Số bị trừ là 100.
 Số trừ là: 100 – 9 = 91
IV.Cũng cố dặn dò:
 Nêu cách tìm số trừ chưa biết . 
 ------------------------------------------ 
Tiết 3	 Tự học 
 Hoàn thành bài tập trong ngày 
i. Mục tiêu: 
 - Củn ... n
 Ngăn trên ít hơn  :  35 quyển
 Ngăn trên : ? quyển
Bài 4. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B ; lấy điểm C sao cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng với nhau.
 Theo dõi hs làm bài – Chấm bài- Gọi hs chữa bài.
 Lớp theo dõi bổ sung kết quả đúng.
iii . Tổng kết - dặn dò
 ---------------------------------------------------
Tiết 2
 Hướng dẫn thực hành 
 L v: bán chó
I . Mục tiêu :
- Giúp hs luyện viết đúng 1 đoạn trong bài “ Bán chó” 
- Biết trình bày bài cân đối, đẹp .Viết đúng mẫu, đúng cở.
II . hoạt động dạy học 
A. Chuẩn bị : 
 GV đọc bài viết – 2hs đọc lại ( Đoạn từ “ Chó nhà Giang đến đem cho bớt đi”.
 HS tìm hiểu bài viết .
? Đoạn viết có mấy câu?
 Những chữ nào được viết hoa .
B. Luyện viết 
- HS viết nháp những tiếng có vần khó: Chị Liên, nuôi sao cho xuể, Giang,. GV nhận xét bổ sung .
 - GV đọc bài –HS viết vào vở 
 - GV đọc lại bài – HS soát lỗi .
 Chấm - chữa bài .
III. Tổng kết – dặn dò:
 ----------------------------------------------
Tiết 3	 HĐNG	
 Đội tổ chức
------------------------------------***---------------------------------------
 Thứ sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tiết 1
 Toán 
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng trừ đã họcđể tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính .
- Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Gọi 1 số em đọc bảng trừ 11, 12, 13, 14, 15 trừ đi 1 số.
	Nhận xét, ghi điểm. 
 2. Luyện tập:
GV hướng dẫn hs làm bài tập - Học sinh nêu yêu cầu bài tập và làm bài vào vở bài tập toán. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho các em chậm.
3. Chấm chữa bài: 
Bài 3: Gọi HS lên bảng làm, củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép trừ
Bài 4: Củng cố kẻ đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng.
III. Tổng kết - dặn dò
 -------------------------------------------------------
Tiết2	 Tập làm văn
Chia vui - Kể về anh chị em
I. Mục tiêu: 
- Biết nói lời chia vui ( chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp.
- Viết một đoạn văn ngắn kể về anh chị em của mình.
*GDKNS: thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 - Gọi học sinh đọc tin nhắn của mình. Cả lớp nhận xét
 ? Khi người thân hay bạn bè gặp chuyện buồn em thường làm gì?	
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Khi người khác gặp hạnh phúc chúng ta sẽ nói gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu điều đó.
2. Hướng dẫn luyện tập:
 Bài tập 1: - Giáo viên dán tranh lên bảng.
? Bức tranh vẽ cảnh gì? ( Bạn trai cầm bó hoa tặng chị)
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài
? Chị Liên có niềm vui gì? Nam nói lời chúc mừng chị Liên như thế 	nào?
? em hãy nói lại lời chúc mừng của bạn Nam?
- Nhiều học sinh nhắc lại.
Bài 2: 2 Học sinh đọc yêu cầu: Hãy nói lời chúc mừng của em với chị Liên.
- Từng cặp nói cho nhau nghe lời của em chúc mừng của chị Liên.
- Một số học sinh nói cho cả lớp nghe lời của em chúc mừng chị Liên.
- Khen một số học sinh nói hay, gãy gọn
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu: viết 1 đoạn văn 3 – 4 câu kể về anh, chị , em 	ruột ( hoặc anh, chị , em họ) của em.
Lưu ý: Chỉ kể về một người
- Hướng dẫn học sinh kể:
? Muốn kể về một người em cần kể những gì? ( Giới thiệu về người ấy. Kể về hình dáng, tính tình người ấy. Tình cảm của em với người ấy. )
HS làm bài, GV theo dõi chung - Gọi một số học sinh đọc bài viết của mình
III. Củng cố - dặn dò:
Tuyên dương những học sinh viết tốt.
 ------------------------------------------------
Tiết 3
Đạo đức
Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp ( T 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch, đẹp .
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
- Hiểu: giữ gìn trường lớp sạch, đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. 
- Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
* GDKNS: Kĩ năng hợp tác với mọi ngời trong việc giữ gìn trờng lớp sạch đẹp. Kĩ năng đảm trách nhiệm với mọi ngời trong việc giữ gìn trờng lớp sạch, đẹp.
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : Cả lớp hát bài: Em yêu trường em
2. Hoạt động chính.
Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống.
	 Mỗi nhóm xử lý một tình huống ở bài tập 4.
	 Các nhóm lên trình bày tiểu phẩm của mình.
Thảo luận:
 ? Em thích nhân vật nào? Tại sao?
 GVKL: Vứt rác đúng nơi qui định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch đẹp trường lớp
 ? Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ có tác dụng gì.
Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đôi
Liên hệ: Em đã làm được những gì để góp phần làm sạch đẹp trường lớp.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
 ------------------------------------------------
Tiết4	 Âm nhạc
	 Gv chuyên biệt dạy 
Tiết 5
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
i. mục tiêu
 - HS nắm được những ưu điểm và tồn tại của cá nhân tổ, lớp trong tuần qua.
 - Có ý thức phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt yếu kém.
II. Nội dung
 GV đánh giá, nhận xét hoạt động tuần qua :
+ Ưu điểm: 
+ Tồn tại: 
Tuyên dương : 
Nhắc nhở, phê bình: 
iii. Kế hoạch tuần tới: 
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, sĩ số, vệ sinh, trực nhật, sinh hoạt 15 phút, ăn ngủ bán trú.... 
- Giúp các bạn chưa cố gắng học tập tiến bộ . 
- Lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân 22/ 12.
 --------------------------------------------***----------------------------------------	
 - Nề nếp học tập, vệ sinh trực nhật, sinh hoạt 15 phút tốt.
 - Tham gia các hoạt động khác tích cực.
+ Tồn tại: Một số em chưa thực sự cố gắng và tự giác trong học tập, chữ viết còn cẩu thả.
Tuyên dương : KhánhLinh, Trọng Đức , Mai Phương, Nguyên Đức ,...
Nhắc nhở, phê bình: Tùng Linh, Cảnh Đường,...
iii. Kế hoạch tuần tới: 
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập, sĩ số, vệ sinh, trực nhật, sinh hoạt 15 phút, ăn ngủ bán trú.... 
- Giúp các bạn chưa cố gắng học tập tiến bộ . 
- Lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân 22/ 12.
Hướng dẫn thực hành
Thủ công: Gấp cắt dán BBGtcấm xe đi ngược chiều
i. Mục tiêu: 
Cũng cố giúp hs biết cách gấp, cắt, dán Bbgt đúng, đẹp. 
ii. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2.Thực hành : 
- Tổ chức hs thực hành gấp, cắt, dán Bbgt
- HS nêu lại quy trình các bước gấp, cắt, dán BBGt cấm xe đi ngược chiều. 
- Hs thực hành gấp cắt dán .
– Gv theo dõi giúp đỡ hs lúng túng.
4. Trưng bày sản phẩm :
 hs trình bày sản phẩm của mình.
 – Gv lớp nhận xét đánh giá sản phẩm : đúng, đẹp, cách trang trí.
iii. Tổng kết –dặn dò :
 Khen ngợi hs có sản phẩm đẹp- dặn dò
 -------------------------------------------------
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
 Thể dục
Bài thể dục phát triển chung – t/c: vòng tròn
I. Mục tiêu:
- Thuộc bài thể dục phát triển chung, thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Biết cách chơi và tham gia trò chơi : Vòng tròn tương đối chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị khăn, còi
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 
	- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
	- HS khởi động: xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
	- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
2. Phần cơ bản:
	- Ôn bài thể dục phát triển chung: 4 –5 lần. Lớp trưởng điều khiển
	- Chơi trò chơi : Vòng tròn:
	+ Giáo viên nêu cách chơi + Cả lớp thực hiện
3. Phần kết thúc:
	- Thả lỏng người, hít thở sâu - Nhảy thả lỏng
 	- Giáo viên nhận xét giờ học
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
I. Mục tiêu: 
- Củng cố gấp cắt dán đợc biển báo giao thông chỉ lối xe đi thuận chiều.
- Gấp cắt dán đợc biển báo giao thông chỉ lối xe đi thuận chiều.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáy màu, bút chì, giấy trắng, kéo, keo, thớc
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài 
GV gọi hs nhắc lại qui trình gấp, cắt, dán bijou báo .
Gọi 1hs khác nhận xét .
2. Thực hành :
GV tổ chức cho hs thực hành theo nhóm ( 2hs )
Các nhóm thực hành – gv theo dõi hớng dẫn bổ sung .
- Đánh giá sản phẩm :
GV cùng hs đánh giá, chọn nhóm có sản phẩm đẹp , tuyên dơng trớc lớp .
III. Tổng kết - dặn dò :
Gv nhận xét chung giờ học .
Tiết1	 Hướng dẫn thực hành
Tự nhiên xã hội: Trường học
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập củng cố giúp hs biết tên trường, vị trí của trường, ý nghĩa tên 
trường của mình.
- Biết mô tả cảnh quan của trường, một số hoạt động diễn ra trong trường.
- Tự hào, yêu quý trường mình.
 II. Hoạt động dạy hoc: 
1. Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Tổ chức hs thảo luận câu hỏi : 
? Hãy nêu tên trường em đang học ? ( trường Tiểu học Trần Phú).
? Nêu ý nghĩa của tên trường ? HS nêu 
- Giáo viên chốt ý giúp hs hiểu rõ hơn về trường, về đồng chí tổng bí thư Trần Phú.
? Hãy mô tả cảnh quan của trường.( cho hs quan sát cụ thể) .
? Nêu các việc thường diễn ra trong trường .
Gv nhận xét - HS liên hệ: 
 ? Em có yêu trường mình không.
? Yêu trường em phải làm tốt những việc gì ? Nêu những việc làm cụ thể .
3. Củng cố dặn dò : 
 Nhắc nhở hs thực hiện tốt những việc làm cụ thể đã nêu.
Tiết 3	Luyện thể dục
Luyện Trò chơi : vòng tròn
i. Mục tiêu: 
- Củng cố giúp hs biết tập đúng các động tác bài thể dục phát triển chung .
- Biết chơi, trò chơi : “ Vòng tròn”.
ii. Địa điểm , phương tiện: 
- Sân trờng - Kẻ sân trò chơi.
iii. Hoạt động dạy học 
1. Phần mở đầu: Tập hợp lớp phổ biết nội dung, yêu cầu tiết học.
 Khởi động: Chạy tại chỗ, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 60 đến 80 m.
- Ôn bài thể dục phát triển chung – mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản: - Trò chơi “ Vòng tròn”: 
- HS nêu lại cách chơi. GV tổ chức cho hs chơi - gv theo dõi. 
- Hs điểm số 1- 2. Tập nhảy chuyển đội hình theo khẩu lệnh từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và ngược lại.
- Tập nhún chân tại chỗ và đếm theo nhịp .
- Nghe khẩu lệnh “ nhảy” chuyển đội hình.
- Tập đi nhún chân, vỗ tay theo nhịp, khi có lệnh “ nhảy” chuyển đội hình 
3. Phần kết thúc: Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
 Hệ thống bài, nhận xét tiết học, dặn dò. 
 ----------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15(1).doc