Giáo án Tiếng việt tuần 33 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A

Giáo án Tiếng việt tuần 33 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A

TẬP ĐỌC

BÓP NÁT QUẢ CAM

TUẦN 33 TIẾT 97+98

A-Mục đích yêu cầu:

-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

-Bước đầu biết phân biệt lời người kể chuyện và lời của nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới: nguyên, ngang ngược,

-Hiểu ý nghĩa truyện: ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn

-HS yếu: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

* GDKNS:

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản than.

- Đảm nhận trách nhiệm.

- Kiên định.

 

docx 16 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt tuần 33 - Trường Tiểu học Phong Thạnh A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
BÓP NÁT QUẢ CAM
TUẦN 33 TIẾT 97+98
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Bước đầu biết phân biệt lời người kể chuyện và lời của nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới: nguyên, ngang ngược,
-Hiểu ý nghĩa truyện: ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn
-HS yếu: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
* GDKNS:
- Tự nhận thức.
- Xác định giá trị bản than.
- Đảm nhận trách nhiệm. 
- Kiên định.
B-Các hoạt động dạy học: Tiết 1
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Bóp nát quả cam.
Nhận xét-Ghi điểm.
II-Hoạt động 2 (70 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài thơ “Lượm” viết về một chú bé làm liên lạc đưa thư qua các mặt trận trong thời kỳ cả dân tộc ta chiến đấu chống thực dân Pháp.
 2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
-Gọi HS đọc từng câu đến hết.
-Luyện đọc từ khó: thuyền rồng, liều chết, lời khen, giả vờ, xâm chiếm, cưỡi cổ, mượn đường 
-Hướng dẫn cách đọc. 
-Gọi HS đọc từng đoạn đến hết.
à Rút từ mới: Nguyên, ngang ngược,
 -Hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Hướng dẫn đọc toàn bài.
Tiết 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
-Thấy sứ giặc ngang ngược thái độ của Trần Quốc Toản ntn?
-Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
-Quốc Toản nóng lòng gặp vua ntn?
-Vì sao sau khi tâu vua “ xin đánh ”Quốc Toản lại tự đặt thanh gươm lên gáy?
-Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quí?
-Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? 
4-Luyện đọc lại:
-Hướng dẫn HS đọc theo lối phân vai.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò.
-Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
-Về nhà luyện đọc lại, trả lời câu hỏi-Nhận xét.
HS đọc lại.
Nối tiếp.
Cá nhân, đồng thanh.
Nối tiếp.
Giải thích.
Theo nhóm(HS yếu đọc nhiều).
Đoạn (cá nhân)
Đồng thanh.
Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
Vô cùng căm giận.
Để nói 2 tiếng “ xin đánh”.
Đợi vua từ sáng đến trưa xuống thuyền.
Vì câu xô lính gác tự ý xông vào nơi họptrị tội.
Vua thấy Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
Vì bị vua xem như trẻ con, lại căm giận kẻ thù
4 nhóm.
Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước.
CHÍNH TẢ
BÓP NÁT QUẢ CAM
TUẦN 33 TIẾT 65
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe, viết chính xác, trình bày đúng một đoạn tóm tắt truyện “ Bóp nát quả cam ”.
-Viết đúng một số tiếng có âm đầu s/x, iê/i.
-HS yếu: Có thể cho tập chép. 
B-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: lặng ngắt, núi non, lao công.
-Nhận xét-Ghi điểm. 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài à Ghi. 
2-Hướng dẫn nghe, viết:
-GV đọc bài chính tả.
+Những chữ nào trong bài viết hoa?
+Viết đúng: giặc, Quốc Toản, liều chết, quả cam, căm giận, nghiến,
-GV đọc từng câu đến hết.
3-Chấm, chữa bài:
-Hướng dẫn HS dò lỗi.
-Chấm bài: 5-7 bài.
4-Hướng dẫn HS làm BT:
-BT 1a/63: Hướng dẫn HS làm:
+Đông sao, vắng sao
+làm sao?...Nó xòe 
+xuống,xáo,xáo,xáo
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố - Dặn dò. 
-Cho HS viết lại: nghiến răng, xiết chặt, xòe cánh.trời nắng.
-Về nhà luyện viết thêm-Nhận xét.
Bảng con, bảng lớp (3 HS).
2 HS đọc lại.
Quốc Toản, Vua,
Bảng con.
Viết vào vở. HS yếu tập chép.
Đổi vở dò lỗi.
Làm vở.
Làm bảng.
Nhận xét .
Tự chấm.
Bảng.
KỂ CHUYỆN
BÓP NÁT QUẢ CAM
TUẦN 33 TIẾT 33
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong truyện.
-Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn câu chuyện “bóp nát quả cam”, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
-Biết theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét đúng lời kể của bạn.
-HS yếu: kể lại được từng đoạn câu chuyện “Bóp nát quả cam”.
B-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1 (35 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài à Ghi. 
2-Hướng dẫn kể chuyện:
-Sắp xếp lại thứ tự các tranh.
-Gọi HS đọc y/c – HDHS quan sát tranh.
-HDHS thảo luận xếp theo thứ tự tranh.
-Thứ tự các tranh: 2, 1, 4, 3.
-Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-HDHS kể nối tiếp.
-Gọi HS kể.
-Nhận xét.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố - Dặn dò. 
-Khen những HS kể hay.
-Về nhà kể lại câu chuyện-Nhận xét.
Quan sát nhóm.
Thảo luận (2HS)
Đại diện trả lời.
Theo nhóm.
Đại diện kể. Nhận xét 
TẬP ĐỌC
LƯỢM
TUẦN 33 TIẾT 99
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trôi toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ thể 4 chữ. Biết đọc thơ với giọng nhí nhảnh, vui tươi.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: loắt choắt, cái xắc,
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh đáng yêu và dũng cảm. Học thuộc lòng bài thơ.
-HS yếu: Đọc trôi toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
B-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Bóp nát quả cam.
-Nhận xét-Ghi điểm. 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài thơ “Lượm”, viết về một chú bé làm liên lạc đưa thư qua các mặt trận trong thời kỳ cả dân tộc ta chiến đấu chống thực dân Pháp à Ghi.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
-Gọi HS đọc từng dòng đến hết.
-Luyện đọc từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh
-Hướng dẫn cách đọc.
-Gọi HS đọc từng đoạn đến hết.
à Rút từ mới: loắt choắt, cái xắc,
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đọc toàn bài.
3-Tìm hiểu bài:
-Tìm những nét ngộ nghĩnh đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu?
-Lượm làm nhiệm vụ gì?
-Lượm dũng cảm ntn?
-Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
4-Hướng dẫn học thuộc lòng:
Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò.
-Qua bài thơ em thấy Lượm là một người ntn?
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi-Nhận xét.
Đọc và trả lời câu hỏi (2 HS).
Nghe.
Nối tiếp.
Cá nhân, đồng thanh.
Nối tiếp.
Giải thích.
HS đọc nhóm (HS yếu đọc nhiều).
Cá nhân.
Đồng thanh.
Chú bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt
Liên lạc, chuyển thư ở mặt trận.
Không sợ hiểm nguy, vụt qua mặt trận bất chấp đạn giặc bay vèo vèo
HS trả lời.
Cá nhân, đồng thanh.
Ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA V
TUẦN 33 TIẾT 33
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: Rèn kỹ năng viết chữ:
-Biết viết chữ hoa V theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
-Biết viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ, viết chữ đúng mẫu, đẹp.
-Viết đúng kiểu chữ, khoảng cách giữa các chữ, đều nét, nối chữ đúng quy định và viết đẹp.
-HS yếu: Biết viết chữ hoa V theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
B-Đồ dùng dạy học: 
Mẫu chữ viết hoa V. Viết sẵn cụm từ ứng dụng.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết chư hoa Q, Quân.
-Nhận xét-Ghi điểm. 
Bảng lớp, bảng con (2 HS).
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết chữ hoa Y à ghi bảng. 
2-Hướng dẫn viết chữ hoa: 
-GV gắn chữ mẫu
-Chữ hoa V cao mấy ô li?
-Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét móc 2 đầu, 1 nét cong phải và 1 nét cong dưới nhỏ.
Quan sát.
5 ô li.
-Hướng dẫn cách viết.
Quan sát.
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
Quan sát.
-Hướng dẫn HS viết bảng con.
Bảng con.
3-Hướng dẫn HS viết chữ Việt:
-Cho HS quan sát và phân tích cấu tạo, độ cao, cách đặt dấu và các nét nối.
Cá nhân. 
-GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
-Nhận xét.
Quan sát. 
Bảng con.
4-Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng:
-Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
-Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng.
-Giải nghĩa cụm từ ứng dụng.
-Hướng dẫn HS quan sát và phân tích cấu tạo của câu ứng dụng về độ cao, cách đặt dấu thanh và khoảng cách giữa các con chữ
-GV viết mẫu.
HS đọc.
Cá nhân.
4 nhóm. Đại diện trả lời. Nhận xét.
Quan sát.
5-Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
Hướng dẫn HS viết theo thứ tự:
-1dòng chữ V cỡ vừa.
-1dòng chữ V cỡ nhỏ.
-1dòng chữ Việt cỡ vừa.
-1 dòng chữ Việt cỡ nhỏ.
-1 dòng câu ứng dụng.
HS viết vở.
6-Chấm bài: 5-7 bài. Nhận xét.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò
-Cho HS viết lại chữ V, Việt.
Bảng (HS yếu)
-Về nhà luyện viết thêm – Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
TUẦN 33 TIẾT 33
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. 
-Rèn kỹ năng đặt câu: biết đặt câu với những từ tìm được.
-HS yếu: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. 
B-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 1/60.
Nhận xét-Ghi điểm. 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học à Ghi.
2-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/64: Hướng dẫn HS làm:
1. Công nhân. 2. Công an. 3. Nông dân. 
4. Bác sĩ. 5. Lái xe. 6. Bán hàng.
-BT 2/64: Hướng dẫn HS làm:
Giáo viên, bộ đội, kỹ sư, thợ mộc, thợ xây, thợ máy, y tá, phi công, thợ rèn,
-BT 3/64: Hướng dẫn HS làm:
Gạch các từ: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
-BT 4/64: Hướng dẫn HS làm:
Trần Quốc Toản là một thiếu niên rất anh hùng.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò:
-Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết?
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
Miệng (2 HS).
Làm miệng.
Nhận xét.
2 nhóm – Đại diện làm (HS yếu). Nhận xét.
2 nhóm làm. Bảng lớp. Nhận xét. Làm vở.
Làm vở, làm bảng. Nhận xét. Tự chấm vở.
HS tìm.
CHÍNH TẢ
LƯỢM
TUẦN 33 TIẾT 66
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Nghe, viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm”.
-Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc âm chính dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: s/x; i/iê.
-HS yếu: Có thể cho tập chép.
B-Đồ dùng dạy học: Ghi sẵn BT.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: lao xao, xòe cánh, hiền dịu, 
Nhận xét-Ghi điểm. 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài à Ghi. 
2-Hướng dẫn nghe viết:
-GV đọc bài chính tả.
+Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ?
+Mỗi chữ đầu dòng viết ntn?
-Luyện viết đúng: loắt choắt, xắc, thoăn thoắt, nghênh nghênh, lệch, huýt, chích,
-GV đọc từng dòng thơ đến hết.
-GV đọc lại.
3-Chấm, chữa bài:
-Hướng dẫn HS dò lỗi.
-Chấm bài: 5-7 bài.
4-Hướng dẫn HS làm BT:
-BT 1a/65: Hướng dẫn HS làm:
Hoa sen, xen kẽ
Ngày xưa, say sưa
Cư xử, lịch sử
-BT 2b/65: Thi tìm nhanh các tiếng chỉ khác nhau ở âm giữavần i hay iê.
VD: nàng tiên – lòng tin
Lúa chiêm – chim sâu
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố - Dặn dò. 
-Cho HS viết lại: loắt choắt, huýt sáo, say sưa, lịc sử.
-Về nhà luyện viết thêm-Nhận xét.
Bảng con, bảng lớp (3 HS).
2 HS đọc lại.
4 chữ.
Viết hoa.
Bảng con.
HS viết vào vở (HS yếu tập chép).
HS dò.
Đổi vở chấm.
Làm vở, làm bảng. Nhận xét, bổ sung. Tự chấm vở.
Làm nhóm. 2 nhóm đại diện làm. Nhận xét, bổ sung.
Bảng.
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
TUẦN 33 TIẾT 33
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Biết đáp lại lời an ủi.
-Biết viết một đoạn kể một việc làm tốt của em hoặc bạn em.
-HS yếu: Biết đáp lời an ủi.
* GDKNS:
- Giao tiếp: Ứng xử văn hóa.
- Lắng nghe tích cực.
B-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 1/62.
Nhận xét-Ghi điểm.
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học à Ghi. 
2-Hướng dẫn làm BT:
-BT 1/65: Hướng dẫn HS làm:
a) Dạ em cảm ơn cô.
b) Cảm ơn bạn đã an ủi mình.
c) Cháu cảm ơn bà.
-BT 2/66: 
Giải thích yêu cầu của bài.
Hướng dẫn HS nói miệng.
Hướng dẫn HS làm vở.
VD: Mấy hôm nay, mẹ sốt cao. Bố đi mời bác sĩ đến nhà khám bệnh cho mẹ. Còn em thì rót nước cho mẹ uống thuốc. Nhờ sự chăm sóc của cả nhà, hôm nay mẹ đã đỡ.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố - Dặn dò.
-Gọi HS đọc lại BT 2.
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
Miệng (2 HS).
Từng cặp HS thực hành đối thoại trước lớp. Nhận xét.
Cá nhân.
Viết vở.
Gọi HS đọc bài của mình. Nhận xét.
Cá nhân.
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
TUẦN 33 TIẾT 33
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục tiêu:
-Cho HS biết được bảo vệ môi trường là nhiệm vụ không của riêng ai, mà phải là của tất cả mọi người trong XH.
-Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
-Bảo vệ môi trường đem lại lợi ích gì?
-Có ý thức bảo vệ mô trường?
B-Đồ dùng dạy học: 4 phiếu thảo luận.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS đọc bài “Ra đường”.
-Luật lệ giao thông.
-Nhận xét.
II-Hoạt động 2: Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học à Ghi. 
2-Thảo luận nhóm: 
-Muốn cho trường lớp sạch đẹp em làm gì?
-Muốn cho đường làng sạch đẹp em làm gì?
-Mỗi người chúng ta phải làm gì để môi trường trong sạch?
-Khi nuôi gia súc, gia cầm trong nhà ta phải làm gì?
-GV chốt ý: Muốn cho môi trường sạch đẹp thì mỗi người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường và sống theo nếp sống văn minh.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò. 
-Bảo vệ môi trường mang lại lợi ích gì?
-Em đã làm gì để góp phần giữ vệ sinh môi trường?
-Về nhà thực hiện theo bài học-Nhận xét. 
Cá nhân.
4 nhóm.
Đại diện báo cáo.
HS trả lời.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
TUẦN 33 TIẾT 33
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục tiêu:
-Khái quát về hình dạng, đặc điểm của mặt trăng và các vì sao.
-HS yếu: Khái quát về hình dạng, đặc điểm của mặt trăng và các vì sao.
B-Đồ dùng dạy học: hình vẽ trong SGK/68, 69. Giấy vẽ, bút màu.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (3 phút): kiểm tra bài cũ: trả lời câu hỏi:
-Hàng ngày mặt trời mọc lúc nào? và lặn lúc nào?
-Mặt trời mọc phương nào? và lặn phương nào?
-Nhận xét.
II-Hoạt động 2 (27 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học à Ghi.
2-Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trờ co 1mặt Trăng và các vì sao.
-Bước 1: Làm việc cá nhân.
Yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu tròi có mặt trăng và các vì sao.
-Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Gọi HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho các bạn quan sát.
Từ các hình vẽ yêu cầu HS nói những gì các em biết về mặt trăng.
+Tại sao em vẽ mặt trăng như vậy?
+Theo các em mặt trăng có hình gì?
+Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn?
+Em đã dùng màu gì để tô màu cho mặt trăng?
+Ánh sáng mặt trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời?
-Cho HS quan sát các hình trong SGK và đọc các lời ghi chú giải.
*Kết luận: SGV/92.
3-Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao.
-Tạo sao em vẽ ngôi sao như vậy?
-Những ngôi sao có tỏa sáng không?
-Hướng dẫn HS quan sát hình SGK.
*Kết luận: SGV/92.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò. 
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
HS trả lời (2 HS).
Nhận xét.
HS vẽ theo trí tưởng tượng của mình.
Quan sát.
HS trả lời.
Hình tròn.
15, 16.
HS trả lời.
Mát hơn.
HS trả lời.
Có.
Quan sát.
THỦ CÔNG
LÀM CON BƯỚM (Tiếp theo)
TUẦN 33 TIẾT 33
Ngày soạn:Ngày dạy:.
A-Mục tiêu:
-HS biết cách làm con bướm bằng giấy.
-Làm được con bướm.
-Thích làm đồ chơi. Yêu thích sản phẩm lao động của mình.
B-Chuẩn bị: 
-Mẫu con bướm làm bằng giấy.
-Quy trình làm com bướm bằng giấy. 
-Giấy màu, kéo, hồ, thước
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Gọi HS nhắc lại các bước làm com bướm bằng giấy. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Nhận xét.
II-Hoạt động 2 ( 27 phút): Bài mới. 
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài à Ghi. 
2-Hướng dẫn HS thực hành làm con bướm:
-Gọi HS nhắc lại quy trình làm con bướm:
+Bước 1: Cắt giấy.
+Bước 2: Gấp cánh bướm.
+Bước 3: Buộc thân bướm.
+Bước 4: Làm râu bướm.
-Tổ chức cho HS thực hành.
-GV giúp đỡ những HS còn yếu.
-GV phát giấy khổ to cho 4 nhóm HS trưng bày sản phẩm.
-Tổ chức trưng bày sản phẩm.
-Đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 3 (3 phút): Củng cố-Dặn dò. 
-Gọi HS nêu lại các bước làm con bướm bằng giấy.
-Về nhà tập làm lại - Nhận xét. 
HS nhắc lại.
Thực hành nhóm.
Theo nhóm.
Tuyên dương nhóm đẹp.
HS nêu.
ÔN LUYỆN
TUẦN 33 TIẾT 1
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I.Mục tiêu:
 Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về các con vật sông ở dưới nước. Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.
II. Chuẩn bị :
Vở bài tập tiếng việt 2 tập 2.
III. Hoạt động Dạy – Học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ:
Trả lời miệng bài tập 4
H. Vì sao Sơn Tinh lấy được Mỵ Nương ?
H. Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
H. Vì sao nước ta có nạn lụt?
GV nhận xét.
Bài mới:
GV hướng dẫn HS làm bài
Bài 1.
_ Treo bức tranh về các loài cá.
GV nhận xét và chữa bài.
Bài 2
GV treo tranh
Bài 3.
HS làm bài trong vở BT tiếng việt 
GV nhận xét
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học
Ba HS trả lời miệng bài tập 4.
_ Sơn Tinh đến trước Thủy tinh nên layys được Mỵ Nương.
_ Vỳ Thủy tinh đến sau không lấy được Mỵ Nương Nên dâng nước đánh Sơn Tinh.
 Vỳ Thủy Tinh đâng nước trả thù Sơn Tinh.
HS đọc tên các loài cá trong tranh.
Tìm cá ở nước ngọt, cá ở nước mặn
Cá nước mặn(cá biển )
Cá nước ngọt(cá ở sông,hồ,ao)
Cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục
Cá mè, cá chép, cá trê, cá quả (cá chuối)
HS đọc yêu cầu của bài, đọc tên các con vật có trong tranh.
_ tôm, sứa, ba ba.
_ Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
2 HS đọc lại
_ Về nhà kể lại cho người thân nghe các con vật đã học ngày hôm nay.
ÔN LUYỆN
TUẦN 33 TIẾT 2
Ngày soạn:Ngày dạy:.
I.Yêu cầucần đạt :
Ôn luyện cho HS đọc thành thạo bài : Cá sấu sợ cá mập. Luyện cách ngắt nghĩ sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
II. Đồ dùng dạy học:
 SGK
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài Sông Hương
GV nhận xét 
Bài mới:
+ GV đọc mẫu toàn bài
Lưu ý:
Giọng người kể: Đọc khẩn trương, nhịp dồn dập.
Giọng người khách: lo lắng, bồn chồn.
Giọng ông chủ: Quả quyết, ôn tồn.
+ Luyện đọc đoạn
H. Bài tập đọc có máy đoạn ?
Các đoạn phân chia như thế nào ?
GV theo dõi và giúp đỡ số HS đọc yếu.
Cũng cố, dặn dò:
Gv nhận xét giờ học
4HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
HS theo giỏi và đọc thầm theo.
Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn.
Đoạn 1: Có mộtcó cá sấu
Đoạn 2: Một số rất sợ cá mập
Đoạn 3 Phần còn lại.
HS đọc bài nối tiếp nhau
Đọc đồng thanh.
 Thị đọc cá nhân 
Chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
 Về nhà kể lại truyện và đọc lại các bài tập đọc, chuẩn bị kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTIENG VIET T33.docx