TậP ĐọC - Kể CHUYệN
NGƯờI LIÊN LạC NHỏ
I. Mục đích, yêu cầu
A Tập đọc
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, tráo trưng, nắng sớm.Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài ( ông Ké, Nùng, Tây đồn thầy mo, mong manh).
Hiểu nội dung truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
Tuần 14 Thứ hai ngày tháng năm2006 TậP ĐọC - Kể CHUYệN NGƯờI LIÊN LạC NHỏ I. Mục đích, yêu cầu A Tập đọc 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, tráo trưng, nắng sớm...Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài ( ông Ké, Nùng, Tây đồn thầy mo, mong manh). Hiểu nội dung truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. B. Kể chuyện 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện. HS kể lại được toàn bộ câu chuyên Người liên lạcnhỏ, giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện.. 2. Rèn kỹ năng nghe. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Ba HS đọc bài Cửa Tùng, Trả lời câu hỏi nội dung bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học. 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp, GV kết hợp nhắc các em đọc đúng một số câu văn có lời các nhân vật.... Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2 - Một HS đọc đoạn 3 - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? Cách đi đường của hai bác cháu thế nào? Ba HS nối tiếp đọc đoạn 2, 3, 4. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời: Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? 4. Luyện đọc lại GV đọc diễn cảm đoạn 3, hướng dẫn HS đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn gặc, Kim Đồng. Sau đó một vài nhóm thi đọc. Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện. HS kể toàn bộ câu chuyện . 2. Hướng dẫn kể toàn bộ truyện theo ttranh. - HS quan sát 4 tranh minh hoạ. - Một HS khá giỏi kể mẫu theo tranh đoạn 1. GV nhận xét, nhắc cả lớp chú ý: có thể kể theo 3 cách. - Từng cặp HS tập kể - Bốn HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh -Một HS kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò Qua câu chuyện này em thấy Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào? GV nhận xét giờ học. Yêu cầu về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện. ------------------------------- TOáN LUYệN TậP I. Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố cách so sánh các khối lượng. - Củng cố các phép tính với số đo số lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn. - Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật. II. Các hoạt động dạy học GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm chữa bài. Bài tập 1: HS tự làm. Năm HS đọc kết quả so sánh. Bài tập 2: Một HS lên bảng trình bày bài giải: Bài giải 4 gói kẹo cân nặng là: 130 x 4 = 520 (g) Số gam bánh và kẹo mẹ đã mua là: 520 + 175 = 695 (g) Đáp số : 695 gam Bài 3: Bài giải 1kg = 1000g Số đường còn lại là: 1000 - 400 = 600 (g) Số đường trong mỗi túi là: 600 : 4 = 150 (g) Đáp số : 150 gam Bài tập 4 : GV cho HS dùng cân để cân một số đồ dùng của HS như ; hộp bút, cặp sách ... III. Củng cố, dặn dò ---------------------------------------- Tự NHIÊN Và Xã HộI TỉNH (THàNH PHố) NƠI BạN ĐANG SốNG I. Mục đích, yêu cầu Sau bài học HS biết: - Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố) - Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Làm việc với SGK HS làm việc theo nhóm : - GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát từng hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được. GV có thể đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình. HS các nhóm lên trình bày, một em kể vài tên cơ quan. GV kêt luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân. Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh của tỉnh Hà Tĩnh? HS thảo luận nhóm. Các nhóm thi kể trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, GV kết luận. ----------------------------------------------- Buổi chiều LUYệN TIếNG VIệT LUYệN Từ Và CÂU TUầN 12, 13 I. Mục tiêu Luyện tập từ ngữ chỉ hoạt động, trang thái. Biện pháp só sánh. Luyện tập về từ địa phương, dấu chấm hỏi, dấu chấm than II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập HS làm vào vở bài tập 2 trang 98, 99 bài tập1, 3 trang 107, 108 GV theo dõi nhắc HS đọc kỹ yêu cầu bài tập, HS làm bài tập vào vở luyện tiếng Việt, GV theo dói hường dẫn thêm cho HS. Chấm một số bài, chũa bài: Bài tập 2 trang 98: a, Chân trâu (đi) - đập đất b, Tàu (cau) - tay ai vẫy c, Xuồng con - đàn con nằm quanh bụng mẹ Xuồng con (húc húc) - đòi bú tý Bài tập 1 trang 107: Hai tổ thi đua viết các từ vào hai cột. Từ dùng ở miền Bắc Từ dùng ở miền Nam Bài tập 3 Hai HS lên bảng điền dấu câu. Hai HS nối tiếp đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng các dấu câu. III. Củng cố, dặn dò Khen những HS làm bài tốt. ------------------------------------------ HƯớNG DẫN THựC HàNH LUYệN VIếT : VàM Cỏ ĐÔNG I. Mục đích, yêu cầu HS nghe - viết chính xác bài thơ Vàm Cỏ Đông. Biết cách trình bày bài thơ 7 chữ: Tên bài văn viết ngay ngắn cân đối giữa trang vở, chữ đầu câu viết hoa lùi vào 2 ô. Viết đúng các từ khó : sông Hồng, phe phẩy, sữa mẹ ăm ắp... II. Các hoạt động dạy học 1, GV giới thiệu bài viết 2, Hướng dẫn HS nghe - viết. GV đọc bài thơ, HS đọc thầm theo. Hai HS đọc bài thơ trước lớp. Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao? HS viết một số tiếng khó vào vở nháp: sông Hồng, phe phẩy, sữa mẹ ăm ắp... GV nhắc HS cách trình bày bài thơ 76 chữ. GV đọc bài, HS viết vào vở. GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải. HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi. GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi. III. Tổng kết, dặn dò. Tuyên dương những HS viết bài có nhiều tiến bộ. -------------------------------------- Thứ ba ngày tháng năm2006 THể DụC ÛN CáC ĐộNG TáC CủA BàI THể DụC PHáT TRIểN CHUNG I. Mục đích, yêu cầu - Ôn bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện dộng tác tương đối chính xác. - Chơi trò "Đua ngựa". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. II. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân. Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh 2. Phần cơ bản - Ôn bài thể dục phát triển chung. Tập theo đội hình 3 hàng ngang GV cho cả lớp ôn 8 động tác 2 - 3 lần, mỗi lần liên hoàn 2 lần/ 8 nhịp, hô liên tục hết động tác này đến động tác khác, trước mỗi động tác GV nêu tên động tác đó. Chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác cho HS. - Chia tổ luyện tập. - GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhỡ kết hợp sữa chữa động tác sai cho HS. Trong tổ các bạn thay nhau hô cho các bạn tập. - Các tổ lần lướt biểu diễn. *Trò chơi "Đua ngựa" GV cho HS khởi động kĩ các khớp, GV điều khiển trò chơi, yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết. 3. Phần kết thúc Đứng tại chỗ hát. Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài. ------------------------------------------ TOáN BảNG CHIA 9 I. Mục tiêu: Giúp HS: Dựa vào bảng nhân 9 để lập được bảng chia 9 và học thuộc bảng chia 9. Biết dùng bảng chia 9 trong luyện tập thực hành. II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa mỗi tấm có 9 chấm tròn. III. Các hoạt động dạy học 1. Hướng dẫn HS lập bảng chia 9. Nguyên tắc chung của lập bảng chia 9 là dựa vào bảng nhân 9 - Cho HS lấy 1 tấm bìa (có 9 chấm tròn) GV hỏi: "9 lấy một lần bằng mấy?", viết lên bảng 9 x 1 = 9. GV chỉ vào tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi: "Lấy 9 chia thành các nhóm mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được mấy nhóm?" (1 nhóm) GV ghi: 9 : 9 = 1 HS đọc: 9 nhân 1 bằng 9; 9 chia 9 bằng 1 - Cho HS lấy hai tấm bìa, hỏi: 9 lấy 2 lần bằng mấy? Lấy 18 chia thành các nhóm mỗi nhóm 9 thì được mấy nhóm? GV ghi: 9 x 2 = 18; 18 : 9 = 2 HS đọc 9 nhân 2 bằng 18; 18 chia 9 bằng 2. - Làm tương tự đối với 9 x 3 = 27 và 27 : 9 = 3, rồi hướng dẫn tượng tự với các trường hợp tiếp theo. - Khi đã có bảng chia 9, GV nên dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp HS ghi nhớ ngay bảng chia 9 trong tiết học. 2. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài. Bài 1, 2: Hướng dẫn HS tính nhẩm rồi ghi kết quả. Bài 3, 4 : HS lần lượt tóm tắt bài toán rối trình bày bài giải. Khi chữa hai bài này GV nên để hai bài giải ở trên bảng để cho HS nêu nhận xét về đặc điểm từng bài toán và từng bài giải của HS. Bài 3 có nội dung "Chia thành phần bằng nhau". Bài 4 có nội dung "Chia theo nhóm" Chú ý : Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong bài giải bài tập 3 bài tập 4. III. Củng cố, dặn dò ------------------------------------------------ CHíNH Tả NGƯờI LIÊN LạC NHỏ I. Mục đích, yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Người liên lạc nhỏ Biết viết hoa các tên riêng : Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng xứ sở. Làm đúng phân biệt các cặp vần dễ lẫn (au/âu), âm đầu (l/n), âm giữa vần (i/iê) II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: GV cho hai HS làm lại bài tập 1 (tiết trước) B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả GV đọc bài Người liên lạc nhỏ Hai HS đọc lại bài văn, cả lớp theo dõi SGK. Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào được viết hoa? Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết như thế nào? HS đọc lại đoạn viết chính tả, viết ra nháp những chữ HS dễ viết sai. - GV ... NHI QUốC Tế I. Mục tiêu 1. HS biết được:Trẻ em có quyền được tự do giao kết bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. - Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 2, HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 3, HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Phân tích thông tin GV chia nhóm thảo luận bài tập 1 - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận chung: (SGV). Hoạt động 2: Du lịch thế giới HS đóng vai trẻ em một số nước như: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung quốc, Nhật Bản ... Ra chào và múa hát, giới thiệu đôi nét về văn hoá của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó với sự giúp đỡ của GV. Thảo luận cả lớp: Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em ở các nước có những điểm gì giống nhau? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì? Hoạt động 3: Thảo luận nhóm GV chia nhóm, Yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. Các nhóm thảo luận Đại diện các nhóm lên trình bày. GV kết luận. Hướng dẫn thực hành: Sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài báo, ... về hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi quốc tế và thiếu nhi Việt Nam. ------------------------------------------------ HOạT ĐộNG TậP THể SINH HOạT LớP I. Mục tiêu: Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục. II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu tiêu chí đánh giá - Đảm bảo sỉ số - Chậm, vắng - Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật. - Các hoạt động Đội Sao... - Trang phục HS - Nề nếp ăn, ngủ... Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân. GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc. 2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 15: - Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ. - Vệ sinh nhặt rác ở sân trường. TậP ĐọC CHõ BáNH KHúC CủA Gì TÔI I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: long lanh, xôi nếp, chõ bánh khúc, giã nhỏ... - Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả (nhấn ở các từ gợi tả, gợi cảm...) 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ ngữ trong bài; nắm được nội dung bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ đẹp hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam. Hiểu được ý nghĩa: chõ bánh khúc thơm ngon của người dì - sản phẩm từ đồng quê - khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Ba HS học thuộc lòng bài Vẽ quê hương, trả lời câu hỏi: Vì sao bức tranh quê hương bạn nhỏ vẽ lại rất đẹp? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu, GV sửa lỗi phát âm sai (nếu có) - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GV kết hợp nhắc HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Giúp HS hiểu các từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Tác giả tả cây rau khúc như thế nào? HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc? HS đọc thầm toàn bài, trả lời: Vì sao tác giả không quên được hương vị của chiếc bánh khúc quê hương? 4. Luyện đọc lại Hai HS nối tiếp nhau đọc hết bài. Ba, bốn HS thi đọc đoạn văn miêu tả mình thích. Một HS đọc cả bài. III. Củng cố, dặn dò Em hiểu gì qua bài đọc hôm nay? Về nhà đọc lại bài văn. TậP ĐọC - Kể CHUYệN NắNG PHƯƠNG NAM I. Mục đích, yêu cầu A Tập đọc 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ ngữ có âm vần, thanh HS dễ viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sững lạ, vui lắm, sửng sốt, xoắn xuýt... Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện, lời nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài. Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện. Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai niền Bắc - Nam qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ niền Bắc. B. Kể chuyện 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật. 2. Rèn kỹ năng mghe. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Ba HS đọc bài Chõ bánh khúc của gì tôi, trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả không sao quên được hương vị của chiếc bánh khúc quê hương? B. Bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học. 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp, GV kết hợp nhắc các em đọc đúng các câu hỏi và câu kể. Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm. Ba HS đọc 3 đoạn của bài; một HS đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: Truyện có những bạn nhỏ nào? HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào? HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì? HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: Phương nghĩ ra sáng kiến gì? HS trao đổi trong nhóm trả lời: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân? Một HS đọc yêu cầu 5 trong SGK (chọn một tên khác cho chuyện: ...) chú ý: cả 3 tên truyện đều đúng. Điều quan trọng là khi chọn tên, mỗi em cần nêu lí do vì sao em chọn cho truyện tên a, b hay c. 4. Luyện đọc lại HS chia nhóm (mỗi nhóm 4 em) , tự phân các vai thi đọc toàn truyện theo vai. Ba nhóm thi đọc toàn truyện theo vai. Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và đọc từng đoạn của câu chuyên Nắng phương Nam. 2. Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện. Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - Một HS đọc yêu cầu của đề bài - GV mở bảng phụ đã viết sẵn các ý tóm tắt, mời một HS đọc - Từng HS tập kể. - Ba HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của câu chuyện. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò Một HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. Khen những HS đọc bài tốt. --------------------------- TUầN 5 TậP ĐọC CHõ BáNH KHúC CủA Gì TÔI I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: long lanh, xôi nếp, chõ bánh khúc, giã nhỏ... - Bước đầu biết đọc đúng giọng văn miêu tả( nhấn ở các từ gợi tả, gợi cảm...) 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ ngữ trong bài; nắm được nội dung bài tả nét đẹp của cây rau khúc, vẻ đẹp hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam. Hiểu được ý nghĩa: chõ bánh khúc thơm ngon của người dì- sản phẩm từ đồng quê- khiến tác giả thêm gắn bó với quê hương. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Ba HS học thuộc lòng bài Vẽ quê hương, trả lời câu hỏi: Vì sao bức tranh quê hương bạn nhỏ vẽ lại rất đẹp? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu, GV sửa lỗi phát âm sai ( nếu có) - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GV kết hợp nhắc HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Giúp HS hiểu cấc từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Tác giả tả cây rau khúc như thế nào? HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc? HS đọc thầm toàn bài , trả lời: Vì sao tác giả không quên được hương vị của chiếc bánh khúc quê hương? 4. Luyện đọc lại Hai HS nối tiếp nhau đọc hết bài. Ba, bốn HS thi đọc đoạn văn miêu tả mình thích. Một HS đọc cả bài. III. Củng cố, dặn dò Em hiểu gì qua bài đọc hôm nay? Về nhà đọc lại bài văn. ---------------------------------------- TậP ĐọC Bộ ĐộI Về LàNG I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộn ràng, bịn rịn, hớn hở, xôn xao... Biết đọc vắt dòng (liền hơi) một số dòng thơ cho trọn vẹn ý. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu Hiểu được nghĩa các từ khó trong bài: bịn rịn, đơn sơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Ba HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Hai Bà Trưng, trả lời câu hỏi nội dung bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a, GV đọc mẫu Hỏi: Nghe cô đọc các em thấy cách nghỉ hơi ở cuối dòng một số câu thơ có gì đặc biệt? (GV hướng dẫn đọc liền hơi một số câu thơ). b, GV hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ: Mỗi HS đọc 2 dòng thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm sai cho các em. - Đọc từng khổ thơ trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trong bài, kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng. Giúp HS nắm đựơc nghĩa các từ chú giải cuối bài - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. HS đọc thầm toàn bài trả lời: Tìm những hình ảnh thể hiện không khi tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về làng? Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội? GV: theo em, vì sao dân thương yêu bộ đội như vậy? Bài thơ giúp em hiểu diều gì? 4. Học thuộc lòng bài thơ. Một HS đọc toàn bài thơ GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá dần. Thi đua đọc thuộc lòng trước lớp. IV. Củng cố, dặn dò Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. ---------------------------------------
Tài liệu đính kèm: