I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức-kĩ năng:
HS Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp. Trình bày được ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
2. Năng lực:
Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nhe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
3. Phẩm chất: Yêu quý động vật, có ý thức bảo vệ các loài động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Giáo viên: SGK, bảng phụ ghi nội dung bài
- Học sinh: sách, vở.
TUẦN 1 Ngày soạn: 07/9/2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 09 tháng 9 năm 2021 (dạy chiều lớp 2A). Tiết 1: ÔN TOÁN ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 100 I. MỤC TIÊU: Qua bài học, củng cố ôn tập cho HS: 1. Kiến thức, kĩ năng - Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 gồm các dạng bài cơ bản về: tính nhẩm, tính viết ( đặt tính rồi tính ) , thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính. 2. Phẩm chất, năng lực a. Năng lực: - Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. b. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở 2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG ND các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ A. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học) - HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm. 25’ B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập Bài1: Tính a. Mục tiêu: Hs điền được kết quả phép tính và nêu được cách nhẩm b. Bài 2: Đặt tính rồi tính Mục tiêu: Hs biết làm tính viết theo hàng dọc Bài 3: Tính a.Mục tiêu: Hs biết tính nhẩm số tròn chục, rèn kĩ năng thực hiện cộng , trừ các số tròn chục trong trường hợp có cả 2 dấu trong 1 phép tính. b. Mục tiêu: Hs biết thực hiện tính trong trường hợp có đên hai pt cộng, trừ thì tính lần lượt từ trái qua phải. - GV ghi bài 1, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chiếu slide. HS quan sát các phép tính rồi tự hoàn thành: - Chữa bài theo dãy (nối tiếp mỗi 1hs 1 phép tính ) * hs thảo luận và chia sẻ ý kiến về các phép tính phần a: + Các phép tính cộng có điểm gì giống nhau? + Các phép tính trừ có điểm gì giống nhau? + Ai có thể lấy vd về phép cộng và phép trừ tương tự như vừa làm? - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - Cách làm tương tự như phần a - Khuyến khích hs nêu cách nhẩm: - GV nhận xét, chốt ý: Để thực hiện nhẩm đúng, nhẩm nhanh các số trong phạm vi 20 chúng ta có thể đếm bớt, đếm thêm hoặc tách số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị. - GV ghi bài 2, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chữa bài bằng máy soi vở + Nêu các bước khi làm tính dọc + Gọi 2-3 hs nêu cách thực hiện + cho hs đổi chéo vở kiểm tra - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - GV nhận xét, chốt ý: Để làm dạng bài đặt tính rồi tính ta thực hiện 2 bước: B1 đặt tính.B2 tính. Khi đặt tính ta viết ST1 trước sau đó viết ST2 ở dưới thẳng hàng với ST1 sao cho hàng đv thẳng hàng đv, hàng chục thẳng hàng chục, dấu + ( - ) ở bên trái giữa hai số, kẻ ngang thay cho dấu bằng. Khi tính từ phải sang trái. Kết quả viết dưới cùng thẳng hàng. Lưu ý trường hợp pt số có 2cs + (-) với số có 1cs,đặt tính hay bị lệch hàng. - GV ghi bài 3, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chữa bài theo cặp nối tiếp + Nêu cách nhẩm 80 + 10 ? + Phép tính vừa có dấu +, vừa có cả dấu - con nhẩm ntn ? - Gv chữa bài tương tự phần a lưu ý hs không cần viết kết quả trung gian ( bước đó chỉ làm miệng) - Đọc và xác định yêu cầu bài. - làm VBT - Quan sát bài chữa và nêu ý kiến nhận xét * các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến + số tròn chục cộng với số có 1 chữ số + hàng đơn vị của số có hai chữ số giống số đứng sau dấu trừ + hs nêu vd + Đếm thêm hoặc đếm bớt + 13 + 5 nhẩm như sau: 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị, lấy 3 + 5 = 8. 8 thêm 1 chục bằng 18. Vậy 13 + 5 = 18 - Đọc và xác định yêu cầu bài. + Hs nêu + cả lớp làm vở ô li Toán + hs nêu trên 1 con tính cụ thể + hs kiểm tra vở nhau + hs lắng nghe , 1 hs nhắc lại - làm VBT + 3 cặp chữa bài + 8 chục + 1 chục = 9 chục vậy 80 + 10 = 90 + Con nhẩm theo thứ tự từ trái sang phải - làm VBT + hs nêu cụ thể cách tính khi chữa bài 5’ C. Hoạt dộng vận dụng Trò chơi: Ai nhanh ai đúng Mục tiêu: Biết vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết bài toán thực tế - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đưa ra 1 phép tính mà hs làm theo 3 cách tính viết khác nhau( sai do đặt tính lệch cột, tính sai và 1 PT đùng) - GV cho HS thảo luận nhóm ba - GV cho hs dùng thẻ ĐS nêu ý kiến - Hỏi: Vì sao PT đó con cho là sai? - GV nhận xét, khen ngợi HS. -Hs nghe phổ biến luật chơi -Hs thảo luận nhóm - Hs giơ thẻ Đ, S - Hs trả lời -Hs lắng nghe 5’ D. Củng cố - Dặn dò - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. - Hs lắng nghe ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG( nếu có) .... .. . Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC MỤC LỤC SÁCH I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách. - Năng lực riêng: + Năng lực ngôn ngữ: Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp; Biết đọc mục lục sách (MLS); hiểu tác dụng của MLS, tìm được văn bản theo MLS; Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong tiết vừa học (tốc độ đọc phù hợp với lớp 2). + Năng lực văn học: Nhận biết bài văn xuôi, thơ; Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp; Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân. 3. Phẩm chất - Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo. - Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án. - Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. - Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đối với học sinh - SGK. - Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. - Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC - PPDH chính: tổ chức HĐ. - Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động GV Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cũng giúp các em ôn lại cách đọc MLS. 2. BT1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT 1. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến (có thể là truyện, thơ, sách khoa học, truyện tranh, Truyện đọc lớp 2). - GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB. - GV nhận xét. 3. BT 2: - GV nêu YC của BT 2, chiếu lên màn hình hoặc treo lên bảng MLS minh họa trong SGK: - GV giải nghĩa từ mới: mục lục, tác giả, tác phẩm. - GV đặt câu hỏi: MLS gồm những cột nào? (Đáp án: STT – Tác giả - Tác phẩm – Trang), mời một số HS trả lời, sau đó chốt đáp án. - GV chỉ Mục lục cho cả lớp đọc theo TT hàng ngang: STT – Tác giả - Tác phẩm – Trang: 1 // (tác giả) Hà Ân // (tác phẩm) Ông Trạng thả diều // tr. 5. 2 // Vũ Cao // Em bé bên bờ sông Lai Vu // tr. 29. 3 // Đỗ Chu// Hương cô mật// tr. 64. ... - GV đặt CH, mời một số HS trả lời: + Tập truyện này có những truyện nào? + Truyện Hương cỏ mật ở trang nào? + Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả nào? + Theo em, MLS dùng để làm gì? - GV chốt đáp án: + Tập truyện này gồm những truyện Ông Trạng thả diều, Con sóng,... + Truyện Hương cỏ mật ở trang 64. + Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả Hà Ân. + MLS dùng để tìm hiểu nội dung quyển sách và tìm bài (truyện) em muốn đọc. 4. BT 3: - GV mời 1 HS đọc và xác định YC BT 3. - GV yêu cầu HS thực hiện BT. - GV mời một số HS trả lời trước lớp về một truyện/bài em đã tra được trong sách của mình. - GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án 5. BT 4: - GV nêu YC của BT 4, yêu cầu HS đọc truyện mà em vừa tìm được. - GV hướng dẫn HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách theo nhóm. GV mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau. 6. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV nhắc HS chuẩn bị bài tuần sau. - Học sinh hát 1 bài - 1 HS đọc yêu cầu BT 1. Cả lớp đọc thầm theo. - HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến. - Một vài HS giới thiệu với các bạn quyển sách của mình. VD: Tôi giới thiệu với các bạn cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí của NXB Kim Đồng. Đây là một truyện rất nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài./ Đây là cuốn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Cuốn sách có nhiều truyện rất hấp dẫn. - Cả lớp lắng nghe. - HS lắng nghe, quan sát MLS. - HS lắng nghe GV giải nghĩa từ mới. - HS lắng nghe, trả lời câu hỏi, nghe GV chốt đáp án. - Cả lớp đọc Mục lục theo hướng dẫn của GV. -1 HS đọc và xác định YC BT 3: Tra mục lục để tìm một truyện hoặc một bài trong quyển sách của em. - HS thực hiện BT. - Một số HS trả lời trước lớp về một truyện/ bài em đã tra được trong sách của mình. - HS và GV chốt đáp án. - HS nghe GV nêu YC BT, đọc truyện vừa tìm được. - HS đọc sách theo nhóm. - HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau. - HS lắng nghe, ghi nhớ chuẩn bị cho tiết học sau. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG( nếu có) .... .. . TUẦN 2 Ngày soạn: 14/9/2021 Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2021 (dạy chiều lớp 4B). Tiết 1: TOÁN Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết đọc và viết các số đến lớp triệu - Củng cố về các hàng, lớp đã học. 2. Kĩ năng - Rèn cách đọc, viết các số đến lớp triệu, cách phân tích cấu tạo số 3. Thái độ - HS có thái độ học tập tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1. - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm ... a bài, ghi tóm tắt và giải vào vở Bài giải Số tuổi của chị là: ( 36 + 8) :2 = 22 (tuổi) Số tuổi của em là: 22 – 8 = 14 (tuổi) ĐS: chị 22 tuổi; em :14 tuổi. - Học sinh trình bày bài giải - Nhận xét, sửa bài - Học sinh đọc yêu cầu của bài, tóm tắt - Học sinh làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài giải - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - HS đọc yêu cầu của bài, ghi tóm tắt và giải vào vở. HS giải ĐS: 3000kg thóc; 2200kg thóc - Học sinh nêu trước lớp - Cả lớp theo dõi Tiết 2: THỂ DỤC (GV CHUYÊN DẠY) Tiết 3: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu nội dung chính của truyện. II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng trong SGK phóng to (nếu có) để giáo viên kiểm tra bài cũ. - Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ (giáo viên và học sinh sưu tầm được), sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có) - Bảng lớp viết Đề bài. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước chúng ta kể chuyện gì? - Mời 1 hoặc 2 học sinh kể 1 hoặc 2 đọan của câu chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: - Ghi bảng: Kể chyện đã nghe, đã đọc - Giáo viên kiểm tra học sinh tìm đọc truyện ở nhà và chọn chuyện. b)Hướng dẫn học sinh kể chuyện +Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài. - Cho HS đọc đề bài. - Giáo viên gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để học sinh không kể chuyện lạc đề. - Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí. - Cho 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý (1,2,3) - Cho học sinh đọc thầm lại gợi ý 1 Giáo viên gợi ý + Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay một ước mơ viển vông, phi lí? Nói tên truyện mà em lựa chọn. - Cho học sinh đọc thầm lại gợi ý 2,3. - b) Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho học sinh thi kể chuyện trước lớp. - Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất. 3.Củng cố –Dặn dò: - Vừa rồi chúng ta kể câu chuyện gì? - Em hãy nêu cho cô nội dung và ý nghĩa câu nhuyện. -Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị chuyện tiếp theo. - HS kể chuyện. - HS lắng nghe. - Học sinh đọc đề bài. - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý (1,2,3) - Học sinh đọc thầm lại gợi ý 1 Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi - Học sinh đọc thầm lại gợi ý 2,3. - Học sinh lưu ý. - Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh thi kể chuyện trước lớp. - Cùng giáo viên nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất. Tiết 4: KHOA HỌC BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I. Mục tiêu: - Nêu được một biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, - Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. - Phân biệt được luc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. KNS: - Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh. II. Đồ dùng dạy-học: - Hình trang 32, 33 SGK. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động học học sinh A. KTBC: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. - Gọi hs lên bảng trả lời. + Hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa? + Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì? Nhận xét, chấm điểm B. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh - Y/c hs quan sát tranh /32 và trả lời: Hình nào thể hiện Hùng lúc đang khỏe, lúc bị bệnh và khi được khám bệnh? - Các em hãy quan sát các hình minh họa/32 SGK sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh - - Gọi đại diện nhóm lên kể câu chuyện của nhóm mình - Gọi nhóm khác nhận xét - Nhận xét tuyên dương * Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh *KNS: - Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. - Lúc khỏe bạn thấy thế nào? - Kể những bệnh mà em đã bị mắc? - Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào? Kết luận: Đoạn đầu của mục bạn cần biết/33SGK * Hoạt động 3: Trò chơi: "Mẹ ơi, con bị ốm!" - Các em hãy thảo luận nhóm 4 đưa ra tình huống và tập ứng xử khi bản thân bị bệnh .. Gọi các nhóm lên trình diễn - Tuyên dương nhóm có cách xử lí hay và trình diễn tốt. Kết luận: Đoạn sau mục bạn cần biết/33 - Nội dung của bài được tóm tắt trong phần Bạn cần biết/33 *KNS: - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết C. Củng cố, dặn dò: - Hãy nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Ăn uống khi bị bệnh Nhận xét tiết học - HS lần lượt lên bảng trả lời: + Cần thực hiện ăn uống sạch, hợp VS, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ VS môi trường xung quanh. + Cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. - 1 hs trả lời - Hình 2,4,9 thể hiện Hùng khỏe, hình 3,7,8 lúc bị bệnh, 1,5,6 lúc khám bệnh - Hình 1,4,8 thành câu chuyện, hình 6,7,9 thành 1 câu chuyện, hình 2,3,5 tạo 1 câu chuyện. + câu chuyện gồm các tranh: 1,4,8: Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Nhận xét - Thoải mái, dễ chịu, ăn ngon - Tiêu chảy, đau răng, nhức đầu... - Đau bụng dữ dội, đầu đau dữ dội,... - Báo ngay với bố mẹ, thầy cô giáo, người lớn. Vì người lớn biết cách giải quyết cho em - Lắng nghe - Các nhóm thảo luận, tập đóng vai trong nhóm - Về nhà Lan nói với mẹ: mẹ ơi con bị đau bụng. Người mẹ nói: Con bị tiêu chảy rồi, phải đi bác sĩ thôi. - Mai sang nhờ bác hàng xóm mua thuốc dùm. - Hs trình diễn - Lắng nghe - 3 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, ghi nhớ Ngày soạn: 27/10/2020 Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2020 (dạy chiều lớp 2A). ÔN TẬP LUYỆN ĐỌC BÀI: NGƯỜI MẸ HIỀN I. Mục tiêu - Đọc trơn toàn bài. - Biết ngắt nghỉ hơi đúng. II. Đồ dùng dạy – học SGK III. Hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Đọc bài : Bàn tay dịu dàng GV nhận xét, cho điểm 3. Bài ôn GV đọc diễn cảm một lần - Cho HS đọc từng câu - Cho HS nối tiếp đọc từng đoạn - Thi đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm GV nhận xét, cho điểm - Thi đọc cả bài GV nhận xét, cho điểm - Cả lớp đồng thanh 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc lại bài hát - 1 HS đọc bài - HS lắng nghe - Học sinh nối tiếp đọc từng câu - HS đọc đoạn - HS đọc đoạn trong nhóm HS nhận xét - Các nhóm thi đọc HS nhận xét - HS thi đọc cả bài HS nhận xét - Cả lớp đọc bài Tiết 27: TOÁN ÔN TẬP I. Mục tiêu - HS ôn lại các bảng cộng - Giải các bài toán về ít hơn và nhiều hơn II. Đồ dùng dạy – học GV: Nội dung HS: Vở, bút, II. Hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra VBT GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài ôn Bài 1: Tính 6 + 5 = 7 + 6 = 8 + 7 = 9 + 8 = 6 + 8 = 7 + 9 = 5 + 9 = 7 + 7 = 6 + 6 = Bài 2: Hùng cao 98cm, Dũng thấp hơn Hùng 11cm. Hỏi Dũng cao bao nhiêu xăng-ti-mét ? - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV nhận xét Bài 3: Nam nặng 25kg, Đông nặng hơn Nam 3kg. Hỏi Đông nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? - Bài thuộc dạng toán gì ? - GV cùng HS n hận xét 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học hát - 4 HS - Đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - Đọc yêu cầu bài tập - Hùng cao 98cm, Dũng thấp hơn 11cm - Tính chiều cao của Dũng - HS tóm tắt và làm bài vào vở - 1 HS trình bày bảng lớp - Đọc yêu cầu bài tập - Nhiều hơn - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp Tuần 9 Ngày soạn: 03/11/2020 Ngày giảng: Thứ năm ngày 05 tháng 11 năm 2020 (dạy chiều lớp 2A). TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KÌ I. Mục tiêu - Củng cố về bảng chữ cái - Củng cố về kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì ? II. Đồ dùng dạy – học GV: Nội dung HS: vở, bảng, III. Hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra VBT GV nhận xét 3. Bài ôn Bài 1: Viết lại tên các bạn Khanh, An, Dung, Minh, Nam theo thứ tự bảng chữ cái: .. - Để làm đúng bài ta cần làm gì ? - GV nhận xét Bài 2: Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì ? Con trâu . . . là bạn của nhà nông. .. .. .. .. - GV cùng cả lớp nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiêt học - Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị cho thi giữa kì hát - 3 HS - Đọc yêu cầu bài tập - Nhớ lại bảng chữ cái - HS làm vào vở, một số HS trình bày bài làm trước lớp - Đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở, một số HS trình bày bài Tiết 32: TOÁN ÔN TẬP I. Mục tiêu - Củng cố cách tìm số hạng trong một tổng II. Đồ dùng dạy – học GV: Nội dung HS: Vở, bảng, III. Hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Tìm x, biết: 9 + x = 16 GV nhận xét, cho điểm 3. Bài ôn Bài 1: Tìm x, biết: a) x + 7 = 18 b) x + 5 = 15 c) 3 + x = 27 - GV cùng cả lớp nhận xét Bài 2: Tính nhẩm: 8 + 2 = 7 + 3 = 4 + 6 = 10 – 2 = 10 – 7 = 10 – 4 = 10 – 8 = 10 – 3 = 10 – 6 = - GV nhận xét Bài 3: Vừa sách, vừa vở có 37 quyển, trong đó có 17 quyển sách. Hỏi có bao nhiêu quyển vở ? - Bài toán yêu cầu gì ? - Ta phải làm phép tính gì ? GV cùng HS nhận xét 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học hát - 1 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con - Đọc yêu cầu bài tập - Nêu cáh tìm x - HS làm vào vở, trình bày bảng lớp - Đọc yêu cầu bài tập - HS nhẩm mồm và nêu kết quả - Đọc yêu cầu bài tập - Tìm số quyển vở - Ta làm phép trừ - HS tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS trình bày bảng lớp
Tài liệu đính kèm: