HỌC VẦN
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Giúp học sinh biết ổn định các nề nếp, bước đầu học sinh biết đến trường học phải 78ucó tổ chức, có nề nếp. Biết chấp hành các nề nếp theo quy định.
2) Kĩ năng:
- Tập thực hiện theo nề nếp lớp.
3) Thái độ:
- Có ý thức chấp hành tốt các nề nếp.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên: Các nội quy lớp học
TUẦN 1 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010 HỌC VẦN ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: Giúp học sinh biết ổn định các nề nếp, bước đầu học sinh biết đến trường học phải 78ucó tổ chức, có nề nếp. Biết chấp hành các nề nếp theo quy định. 2) Kĩ năng: Tập thực hiện theo nề nếp lớp. 3) Thái độ: Có ý thức chấp hành tốt các nề nếp. II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo viên: Các nội quy lớp học III.Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1: * Hoạt động 1: (20 Phút) - Giáo viên hướng dẫn học sinh bình chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó. - Phân tổ và vị trí chổ ngồi cho tổ và từng em. * Hoạt động 2:(25 Phút) Giáo viên phổ biến các nề nếp khi đến trường. ( Thời gian đi học, chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp, đọc 5 điều Bác Hồ dạy. Hát đầu giờ, chào cô giáo, giữ trật tự trong giờ học, giữ vệ sinh lớp, trường, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập...) *********************************** Tiết 2: - Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.(35 Phút) -Nhắc nhở các em còn thiếu, chưa đạt yêu cầu về chuẩn bị tiếp. * Hướng dẫn cách sử dụng bộ thực hành tiếng việt. *Củng cố - dặn dò:(10 Phút) - Dặn dò học sinh về nhà tiếp tục chuẩn bị các điều kiện học tập đầy đủ, để bước vào năm học mới được tốt. Học sinh tự bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó. Học sinh nghe để thực hiện. ******************************* Học sinh chú ý nghe nhận xét nhắc nhở của giáo viên. - Tập cách sử dụng bộ thực hành TV *********************************************************************** TOÁN: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Tạo được không khí vui vẻ trong lớp, học sinh biết tự giới thiệu về mình. - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán. 2) Kĩ năng: - Biết sử dụng đồ dùng học toán, tham gia các hoạt động trong giờ học toán. 3) Thái độ: - Yêu thích học môn toán, biết giữ gìn đồ dùng học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa toán 1, bộ thực hành dạy học toán - Học sinh: Bộ thực hành học toán, sách giáo khoa toán 1. III. Các hoạt dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: (20phút) - Tạo không khí vui vẻ trong việc học. * Hoạt động 2:(3phút) - Giới thiệu sách giáo khoa toán1. - Giáo viên giới thiệu. * Hoạt động 3: (10 phút) - Hướng dẫn làm quen với một số hoạt động học toán ở lớp 1. - Quan sát ở tranh trong sách giáo khoa, trả lời nội dung từng tranh, tranh nào chỉ hoạt động học sinh. * Kết luận: - Muốn học toán giỏi phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ... * Hoạt động 4: (9 phút) - Giáo viên giới thiệu bộ đồ dùng học toán1. - Giới thiệu từng đồ dùng, tác dụng của từng đồ dùng. Cách mở, đóng và giữ gìn hộp đồ dùng. * Củng cố: ( 3 phút) - Đưa một số đồ dùng học toán. -Nhận xét giờ học.Dặn dò chuẩn bị bài sau. - Từng học sinh tự giới thiệu về mình. Quan sát. - Mở sách giáo khoa toán 1. Quan sát tranh. Thảo luận - trả lời. Học sinh lắng nghe. - Lắng nghe. - Học sinh đem từng đồ dùng ra quan sát. Sắp xếp đồ dùng vào hộp theo hướng dẫn của giáo viên. - Một số em nói tên các đồ dùng đó. ********************************************************************** ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biét tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. 2) Kĩ năng: - Biết tự giới thiệu về tên mình, những điều mình thích. 3) Thái độ: Vui vẻ, phấn khởi, tự hào khi được vào học lớp 1. Biết yêu quí bạn bè, thầy cô, trường lớp. * Phát triển HS khá, giỏi: Biết về quyền bổn phận của em là được đi học và phải học tập tốt. - Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. II. Đồ dùng dạy – học: * Giáo viên: Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế quyền trẻ em, các bài hát. * Học sinh: Vở bài tập đạo đức 1. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động: (5 phút) B. Dạy bài mới: (30 phút) Giới thiệu để các em biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Giới thiệu về trường, lớp, tên thầy cô giáo,một số bạn bè trong lớp. 1.Hoạt động 1: Bài tập - Học sinh tự giới thiệu tên của mình, những diều mình thích trước lớp. - Nhận xét tuyên dương. - Thấy được niềm tự hào khi giới thiệu tên mình với các bạn. * Kết luận: - Vào lớp1 em sẽ có nhiều bạn mới, cô giáo mới, được học nhiều điều mới lạ. Các em phải tự hào khi được đi học, phải cố gắng học giỏi, chăm ngoan... * Củng cố, dặn dò: - Hát về trường, lớp. - Lắng nghe - Nói tên trường, lớp, thầy cô giáo, bạn bè. - Lần lượt tự giới thiệu tên mình, những điều mình thích. * Nói về quyền bổn phận của em là được đi học và phải học tập thật tốt.Tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.(HS khá, giỏi) *********************************************************************** Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010 HỌC VẦN: CÁC NÉT CƠ BẢN I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Làm quen với môn tiếng việt, nhận biết được các nét cơ bản. 2) Kĩ năng: - Đọc được các nét cơ bản. - Rèn luyện cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng 3) Thái độ: Yêu thích môn Tiếng việt II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo viên: Mẫu các nét cơ bản. Học sinh: Bảng con, phấn. III.Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (5 phút) - Nhận xét 2. Giới thiệu bài . Các nét cơ bản (20 phút) - Giới thiệu lần lượt từng nét: Nét ngang, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược. - Hướng dẫn cách viết từng nét.(20 phút) ************************************** Tiết2: 3. Giới thiệu các nét cơ bản (tiếp theo).(20 phút) GT lần lượt các nét: nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín,nét khuyết trên, nét khuyết dưới. Hướng dẫn cách viết từng nét.(15 phút) - Nhận xét, uốn nắn. * Củng cố: (5 phút) - Đọc lại các nét cơ bản Nhận xét, dặn dò chuẩn bị tiết sau. - Tổ trưởng kiểm tra báo cáo Quan sát nhận xét Đọc các nét cơ bản cá nhân,cả lớp. - Viết bảng con, đọc bảng con. ******************************* - Quan sát nhận xét Đọc các nét cơ bản cá nhân,cả lớp. Viết bảng con, đọc bảng con. - Một số em đọc, cả lớp đồng thanh một lần. *********************************************************************** TOÁN NHIỀU HƠN - ÍT HƠN I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Học sinh biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật, biết sử dụng các từ “ nhiều hơn” " ít hơn", để so sánh các nhóm đồ vật. 2) Kĩ năng: - Biết so sánh từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh chính xác. 3) Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc khi học toán. II. Đồ dùng dạy – học: * Giáo viên: Một số nhóm đồ vật như trong sgk 1. * Học sinh: Bộ thực hành học toán, cốc, thìa,. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) H: Em hãy kể lại một số đồ dùng học toán? * HOẠT ĐỘNG 1: (20phút) So sánh số lượng cốc và thìa. Hướng dẫn học sinh cách so sánh Đặt mỗi thìa vào mỗi cốc thì có 1 cốc không có thìa. Nhận xét: - Đặt cốc vào thìa thấy không có đủ thìa để đặt với cốc. Nhận xét * HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút) Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ so sánh số lượng các đồ vật trong hình vẽ. - Rút ra nhận xét. * Củng cố, dặn dò:(10 phút) * Trò chơi đoán nhanh - Nêu cách chơi, luật chơi - Nhận xét, dặn dò: - Trả lời. - Học sinh thao tác trên đồ dùng thực tế. Nhận xét : " số cốc nhiều hơn số thìa". Vài học sinh nhắc lại câu nói đó. Học sinh lên thao tác. Nhận xét: " số thìa ít hơn số cốc". - Vài học sinh nhắc lại câu nói đó. - Quan sát tranh trong sgk so sánh số lượng và rút ra nhận xét " số chai ít hơn số nút chai" và ngược lại. Số Thỏ nhiều hơn số cà rốt. - Học sinh tham gia trò chơi. Thứ tư ngày 18 tháng 8 năm 2010 HỌC VẦN BÀI 1 : e I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Nhận biết được chữ và âm e. -Trả lời 2, 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk. 2) Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng nói, đọc đúng. 3) Thái độ: - Giáo dục học sinh biết yêu thích môn Tiếng việt. * Phát triển học sinh khá giỏi luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong sgk. II. Đồ dùng dạy – học: Giáo viên: Bảng có kẻ ô ly để viết chữ e , tranh minh hoạ. Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, phấn, bộ thực hành môn Tiếng việt. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1: * HOẠT ĐỘNG 1:(5 phút) Giới thiệu tranh. - Yêu cầu học sinh đọc to tên gọi các sự vật trong tranh. - Rút ra âm e. * HOẠT ĐỘNG 2: (40 phút) Dạy chữ ghi âm e. Nhận diện chữ e. Phát âm mẫu. - Viết chữ trên bảng lớp( hướng dẫn quy trình viết chữ e). - Quan sát học sinh - chỉnh sửa. - Quan sát ở tranh trong sách giáo khoa, trả lời nội dung từng tranh, tranh nào chỉ hoạt động học sinh. ************************************ Tiết 2: * HOẠT ĐỘNG 3: (40 phút) Luyện đọc. Chỉ bảng cho học sinh đọc lại. Luyện viết: Tô chữ e trong vở tiếng việt 1. Luyện nói: Hướng dẫn học sinh nói theo chủ đề các bức tranh trong sgk. Bức tranh vẽ gì ? các bạn trong tranh đang làm gì? * HOẠT ĐỘNG 4: (5 phút) Củng cố - dặn dò. - Đọc lại âm và chữ e. - Về nhà xem trước bài 2. - Quan sát tranh - Nêu tên gọi sự vật: Bé, xe, ve, me... - Giống nhau: đều có e - Học sinh nhận diện. - Phát âm theo giáo viên. - Viết bảng con. -Quan sát tranh trả lời. ********************************* Đọc bài trên bảng lớp. Cá nhân, nhóm, lớp. Tô chữ e trong vở TV 1. Nói đúng theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên. * Trả lời (HS khá, giỏi) - Đọc lại bài trên bảng, sgk. *********************************************************************** TOÁN: HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên. 2) Kĩ năng: - Nhận ra nói đúng tên hình vuông hình tròn. 3) Thái độ: -Yêu thích học môn toán. II. Đồ dùng dạy – học:: Giáo viên: Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa, có kích thước, màu sắc, khác nhau. Học sinh: Bộ thực hành học toán, các hình vuông, tròn. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Đưa một số nhóm đồ vật có số lượng khác nhau HOẠT ĐỘNG 1:(15 phút) Giới thiệu hình vuông và hình tròn. - Đưa các tấm bìa có hình vuông và hình tròn lên và nói. Đây là hình vuông, hình tròn. HOẠT ĐỘNG 2: (20 phút) Thực hành. BT1: Tô màu: Yêu cầu học sinh làm bt1 vào pbt Giáo viên chỉnh sữa giúp hs chậm. BT2: Tô màu : BT3: Tô màu hình vuông và hình tròn. - Chấm 1 số bài, nhận xét. *Củng cố-dặn dò:(5 phút) *Trò chơi: Nhận diện hình. - Phổ biến cách chơi. *Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà. - So sánh sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn trả lời. Quan sát giáo viên đưa hình bằng vật thật. Rút ra nhận xét hình vuông, hình tròn. - Tô màu hình vuông, hình tròn. - Hình vuông tô màu vàng, hình tròn màu đỏ. Tô màu hình tròn: đỏ. Thực hành - Tham gia chơi. ********************************************************************* THỦ CÔNG GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công. 2) Kĩ năng: - Nói đúng tên các dụng cụ (Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) 3) Thái độ: - Yêu thích,giữ gìn đồ dùng học tập môn thủ công. *Phát triển học sinh khá, giỏi: Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: Giấy báo, hoạ báo, giấy vở học sinh, lá cây II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Các dụng cụ học thủ công Học sinh: Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoat động của học sinh 1. Khởi động:(5 phút) 2. Giới thiệu về môn học (30 phút) - Giới thiệu các loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công. + Thước kẻ có vạch + Bút chì để kẻ, vẽ + Kéo để cắt giấy + Hồ dán để dán sản phẩm Nhận xét dặn dò. - Hát, múa Quan sát từng đồ vật, lấy xếp lên bàn Nói tên từng dụng cụ Thứ năm ngày 19 tháng 8 năm 2010 HỌCVẦN BÀI 2 b I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: Nhận biết được chữ và âm b Đọc được tiếng be. Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. 2) Kĩ năng: - Luyện kĩ năng đọc,viết âm và chữ b, tiếng be. 3)Thái độ: - Giáo dục học sinh biết yêu thích tiết học. II. Đồ dùng dạy – học: Giáo viên: Bảng có ô ly , tranh minh hoạ các tiếng bé, bê, bóng, bà. Học sinh: Sgk, bộ thực hành tiếng việt. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoat động của học sinh *HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút) *HOẠT ĐỘNG 2: (40 phút)Dạy bài mới. Chữ ghi âm b. Nhận diện chữ b. Ghép chữ và phát âm. + Giáo viên đặt câu hỏi để rút ra tiếng be. + Hướng dẫn phát âm. + Phân tích tiếng be. + " Âm gì đứng trước, âm gì đứng sau". Hướng dẫn viết trên bảng lớp. Viết mẫu lên bảng lớp. Hướng dẫn qui trình độ cao. Nhận xét, chỉnh sửa. Tiết 2 HOẠT ĐỘNG 3: (40 phút)Luyện tập Luyện đọc. - Luyện viết: hướng dẫn tô chữ b, be trong vở TV1. Luyện nói : Giới thiệu tranh minh hoạ - đặt câu hỏi- học sinh rút ra nội dung tranh. So sánh sự giống nhau, khác nhau của các bức tranh. HOẠT ĐỘNG 4: (5 phút) Củng cố - dặn dò. Đọc lại bài trên bảng, sgk. Tìm tiếng có âm vưà học b. Đọc chữ e trên bảng, sgk. Viết chữ e ( cả lớp). - Quan sát nhận diện. - Trả lời câu hỏi: Đã có âm b ghép thêm âm e ta được tiếng be. Đánh vần bờ-e- be. Đọc trơn be. B đứng trước, e đứng sau. - Quan sát giáo viên viết mẫu. Viết bảng con. - Đọc bài trênbảng. Cá nhân, cả lớp. Tô chữ b, be vào vở Tv. - Quan sát tranh, thảo luận nội dung tranh. - Trả lời câu hỏi của Gv. Giống: Tất cả đều học Khác: các loài - công việc. - Đọc bài bảng + sgk. - Tìm tiếng. TOÁN: HÌNH TAM GIÁC I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: Nhận biết được hình tam giác, nói dúng tên hình. 2) kĩ năng: - Luyện nói đúng tên hình tam giác. 3) Thái độ: - Yêu thích tiết học toán, biết giữ gìn đồ dùng học toán. II. Đồ dùng dạy – học: Giáo viên: Một số hình tam giác bằng bìa, bằng gỗ có kích thước, màu sắc, khác nhau. Học sinh: Một số hình tam giác. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoat động của học sinh HOẠT ĐỘNG 1:(5 phút) Kiểm tra bài cũ: - Đưa một số hình vuông, hình tròn. HOẠT ĐỘNG 2:(15 phút) Dạy bài mới. - Giới thiệu hình tam giác. Giáo viên đưa mẫu vật -> yêu cầu học sinh nhận ra đó là hình tam giác. Quan sát hình tam giác trong sgk. nhận xét. HOẠT ĐỘNG 3: (15 phút) Thực hành xếp hình. Hướng dẫn học sinh dùng các hình vuông, tam giác, để xếp lại các hình như trong sgk.. *Củng cố, dặn dò. HOẠT ĐỘNG 4: (10 phút) Trò chơi. Tìm hình nhanh các hình vuông, hình tam giác, hình tròn rồi gắn lên bảng. Giáo viên nhận xét - tuyên dương.. Dặn dò: về nhà tìm các vật thật có hình tam giác. Quan sát nói đúng tên hình. Quan sát mẫu vật. Nhận xét đó là hình tam giác. Quan sát tranh vẽ sgk nhận xét. Học sinh chỉ vào hình tam giác nói: đây là hình tam giác. Vài học sinh nhắc lại. - Xếp hình. Nhận xét Tham gia chơi 3 nhóm. Thi đua. - Tham gia chơi. Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010 HỌC VẦN BÀI 3: DẤU SẮC I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc ( / ). Đọc được: bé Trả lời 2, 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk. 2) Kĩ năng: Luyện kĩ năng đọc, viết đúng dấu và thanh sắc, tiếng bé. 3) Thái độ: Yêu thích học môn tiếng việt. II. Đồ dùng dạy – học: Giáo viên: Các vật tựa hình dấu sắc, tranh minh hoạ, mẫu vật, các tiếng: bé, cá, chuối, chó, khế.... Học sinh: Bộ thực hành tiếng việt. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoat động của học sinh Tiết 1: HOẠT ĐỘNG 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ Giáo viên nhận xét từng phần. Tuyên dương. HOẠT ĐỘNG 2: (40 phút) Dạy dấu thanh sắc /. Nhận diện dấu sắc/. Đưa mẫu vật dấu / có trong bộ đồ dùng Tv, hoặc vật tương tự. Ghép chữ và phát âm. Giáo viên ghép mẫu tiếng bé trên bảng lớp. + Giáo viên phát âm mẫu: bờ-e -be - sắc - bé. Hướng dẫn viết dấu / trên bảng Viết mẫu - hướng dẫn qui trình. *********************************** Tiết 2 HOẠT ĐỘNG 3: (40 phút) Luyện tập Luyện đọc. Luyện viết: Hướng dẫn tô chữ be, bé trong vở TV1. Luyện nói : Theo tranh sgk. đặt câu hỏi HOẠT ĐỘNG 4: (5 phút) Củng cố - dặn dò. Chỉ bảng, sgk học sinh đọc lại. Tìm tiếng có chứa thanh / trong sách báo... Hướng dẫn làm BTTV. Xem trước bài 4. Đọc bài trên bảng b, be. Viết bảng: be. ( 2 em viết bảng lớp, cả lớp bảng con). Quan sát, nhận xét. - Quan sát gv ghép. - Nhận xét -Phát âm - cá nhân - lớp. - Viết vào bảng con chữ bé. ******************************* Đọc bài trên bảng lớp, sgk. Tô be, bé vào vở Tv. Học sinh quan sát tranh. Trả lời câu hỏi của gv. đọc tên bài bài luyện nói. đọc lại bài trên bảng , sgk. - Tìm tiếng có thanh /. - Làm vở BTTV. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 1 : CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: -Nhận ra ba phần chính của cơ thể: Đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. 2) Kĩ năng: - Nói đúng ba bộ phận chính của cơ thể đầu, mình, chân, tay,. 3)Thái độ: Rèn thói quen yêu thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt. * Phát triển học sinh khá, giỏi: Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể. II. Đồ dùng dạy - học: Giáo viên: Các hình trong bài 1 sgk Học sinh: III. Các hoạt động dạy – dạy: Hoạt động của giáo viên Hoat động của học sinh HOẠT ĐỘNG 1:(15 phút) Quan sát tranh trong sgk. Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở trang 4 sgk - theo cặp - cùng thảo luận. Kết luận cơ thể người có 3 bộ phận: đầu, mình, tay chân. * Em hãy chỉ ra phần bên phải và phần bên trái của cơ thể em? HOẠT ĐỘNG 2:(10 phút) Quan sát tranh BT1 Hướng dẫn học sinh quan sát các tranh trong BT1 của sgk. Nêu nội dung từng tranh. Hoạt động cả lớp... HOẠT ĐỘNG 3: (10 phút) Tập thể dục Hướng dẫn học sinh tập bài thể dục giữa tiết. Củng cố - dặn dò: - Buổi sáng ngủ dậy thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ. Quan sát tranh. Thảo luận nội dung tranh. - Lên trả lời các bộ phận cơ thể của chúng ta (đầu, mình, tay chân) *Trả lời (HS khá, giỏi) Quan sát tranh. Nhận xét nội dung tranh. Thực hiện nhóm 2 em. Cả lớp cùng trả lời câu hỏi. Học sinh tập bài thể dục giữa tiết theo hướng dẫn của gv. Hoạt động tập thể : SINH HOẠT CUỐI TUẦN 1 I. Mục tiêu : - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua .Giúp học sinh thấy được những ưu, khuyết để có hướng phấn đấu, khắc phục. - Đề ra nhiệm vụ và phương hướng cho tuần tới ( Tuần 02 ) II. Các hoạt động trên lớp : 1. Giới thiệu tiết sinh hoạt . 2. Tổ chức nhận xét , đánh giá các hoạt động tuần qua . - GV tổng kết lại theo các mặt sau : Về hoạt động học tập, nề nếp lớp học, công tác vệ sinh lớp học, công tác chuyên cần - Tuyên dương, nhắc nhở một số em. 3. Nhiệm vụ và phương hướng tuần 02 : - Duy trì các nề nếp cũ. - Tham gia các hoạt động khác do trường và Đội phát động. III. Tổng kết - dặn dò . - Tổ chức cho hs thi hát. *********************************************************************
Tài liệu đính kèm: