Giáo án Lớp 2 tuần 2 (6)

Giáo án Lớp 2 tuần 2 (6)

Tập đọc

TIẾT 1 : PHẦN THƯỞNG

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Hiểu nghĩa các từ mới và các từ quan trọng : bí mật , sáng kiến , lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng .

- Nắm được đặc điểm, tính cách của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện .

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Đề cao lòng tốt , khuyến khích HS làm việc tốt .

 2. Kỹ năng :

- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ mới : Trực nhật , lặng yên , trao , bàn tán

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .

 3. Thái độ :

- Giáo dục HS biết quan tâm giúp đỡ ngừơi khác .

 

doc 43 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1217Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 2 (6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2
Thứ hai , ngày 13 tháng 9 năm 2004
Tập đọc
TIẾT 1 : PHẦN THƯỞNG
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : 
- Hiểu nghĩa các từ mới và các từ quan trọng : bí mật , sáng kiến , lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng .
- Nắm được đặc điểm, tính cách của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện .
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Đề cao lòng tốt , khuyến khích HS làm việc tốt . 
 2. Kỹ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ mới : Trực nhật , lặng yên , trao , bàn tán
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .
 3. Thái độ : 
- Giáo dục HS biết quan tâm giúp đỡ ngừơi khác .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : Tranh , SGK .
 - HS : SGK .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động ( 1’) hát
2. Bài cũ : (4’) Ngày hôm qua đâu rồi ? 
4 HS đọc thuộc lòng + TLCH .
- Bạn nhỏ hỏi bố điều gì ? 
- Kết quả học tập hằng ngày của em được giữ lại ở đâu ? 
 Nhận xét .
3. Giới thiệu : (1’) 
Treo tranh .
- Bạn gái trong tranh tên là Na. Na học chưa giỏi nhưng cuối năm lại được 1 phần thưởng đặc biệt. Đó là phần thưởng gì? Truyện đọc này muốn nói với em điều gì? Chúng ta hãy cùng đọc truyện 
4. Phát triển các hoạt động : ( 70’ ) 
 * Hoạt động 1 : Luyện đọc .
 + MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài ; ngắt nghỉ hơi đúng . Hiểu nghĩa từ .
 + PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành, tiếp sức.
 Đọc mẫu : Giọng nhẹ nhàng , cảm động .
a) Đọc từng câu .
- Nêu từ cần luyện đọc .
Hướng dẫn đọc câu : 
- Một buổi sáng , / vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm . //
- Đây là phần thưởng / cả lớp đề nghị tặng bạn Na . //
- Đỏ bừng mặt , / cô bé đứng dậy / bước lên bục . //
- Nêu từ chú thích . GV giải thích thêm những từ HS chưa hiểu (nếu có) .
b) Đọc từng đoạn trước lớp .
c) Đọc từng đoạn trong nhóm . 
d) Thi đọc giữa các nhóm .
 Cho các nhóm trao đổi cử đại diện thi đọc .
Nhận xét , tuyên dương nhóm , cá nhân đọc hay .
đ) Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 3 ) .
 HS đọc bài + TLCH .
 Hoạt động lớp , cá nhân .
1 HS đọc , lớp đọc thầm .
 HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
 HS nêu : Trực nhật , lạêng yên , bàn tán , trao , túm tụm .
 HS luyện đọc từ khó .
 HS luyện đọc câu .
 HS đọc từ chú thích .
 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
 Nhóm 3 HS đọc , nhóm nhận xét , sửa chữa .
Đại diện các nhóm thi đọc : Từng đoạn , cả bài ( CN , ĐT ) . 
 Lớp nhận xét .
TIẾT 2 : PHẦN THƯỞNG .
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài .
 + MT : Giúp HS nắm nội dung bài đọc .
+ PP : Đàm thoại , động não, giảng giải , vấn đáp , thực hành , thảo luận . 
- Câu chuyện này nói về ai ? 
- Bạn ấy có đức tính gì ? 
- Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na ? 
=> Na sẵn sàng giúp đỡ bạn , sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn .
- Theo em , điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì ?
 Cho HS trao đổi để trả lời câu 3 .
=> Na xứng đáng được thưởng , vì có tấm lòng tốt . Trong trường học , phần thưởng có nhiều loại : Thưởng cho HS học giỏi , thưởng cho HS có đạo đức tốt , thưởng cho HS tích cực tham gia lao động văn nghệ ,  
- Khi Na được phần thưởng , những ai vui mừng ? Vui mừng như thế nào ? 
=> Tất cả đều vui mừng khi thấy Na làm được nhiều việc tốt .
 * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại .
+ MT : Giúp HS bước dầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng , tình cảm .
 + PP : Đàm thọai , thực hành .
 Cho các nhóm trao đổi , cử đại diện thi đọc . GV nhắc các em chú ý giọng đọc nhẹ nhàng , cảm động .
 Nhận xét .
5. Củng cố – Dặn dò : (4’)
 Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài .
Em học được điều gì ở bạn Na? 
- Em thấy việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na các tác dụng gì ? 
=> GV nhận xét : Qua câu chuyện muốn khuyên chúng ta học tập ở bạn Na lòng tốt , hay giúp đỡ mọi ngừơi . Chúng ta cũng cần biểu dương , khuyến khích những bạn HS làm việc tốt .
 GV nhận xét tiết học . Khen ngợi những em đọc tốt , hiểu bài . 
 Y/c HS về nhà đọc kĩ lại câu chuyện , đọc trước nội dung gợi ý , xem tranh minh hoạ trong tiết kể chuyện để chuẩn bị cho việc kể lại câu chuyện theo tranh .
 Hoạt động lớp , cá nhân, nhóm .
- Nói về 1 bạn nữ HS tên Na .
- Tốt bụng , hay giúp đỡ bạn bè .
HS nêu .
- Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người .
2 HS ngồi gần nhau trao đổi và trình bày : 
- Na xứng đáng được thưởng , vì người tốt cần được thưởng .
- Na xứng đáng được thưởng , vì cần khuyến khích lòng tốt .
- Na chưa xứng đáng được thưởng , vì Na học chưa giỏi .
- HS thảo luận nhóm trả lời. Na vui mừng : đến mức tưởng là nghe nhầm , đỏ bừng mặt .
- Cô giáo và các bạn vui mừng : vỗ tay vang dậy .
- Mẹ vui mừng : khóc đỏ hoe cả mắt . 
 Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm .
 4 nhóm HS trao đổi thi đọc lại câu chuyện .
Lớp nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất .
- Biết giúp đỡ mọi người, luôn quan tâm đến người khác
 Nhiều HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của mình . 
Toán
LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : Giúp HS.
- Củng cố về việc nhận biết độ dài 1dm , quan hệ giữa dm và cm .
- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế .
 2. Kĩ năng : 
- Ước lượng chính xác , sử dụng đơn vị đo thành thạo .
- Nắm chắc và thực hành được 2 đơn vị đo cm và dm .
 3. Thái độ : Tính cẩn thận , yêu thích môn học .
II.CHUẨN BỊ : 
 - GV : Bảng nỉ , bộ số. 
- HS : Vở BT , ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động : ( 1’) Hát .
2. Bài cũ : ( 4’) Luyện tập . 
 Cho HS nêu miệng : 
- 30cm bằng mấy đêximet ? 
- 7dm bằng mấy xăngtimet ?
- 1dm bằng mấy xăngtimet ? 
- 10cm bằng mấy đêximet ?
 Cho HS lên đo đoạn thẳng dài 3dm .
 GV nhận xét .
3. Giới thiệu : ( 1’) à Ghi tựa .
4. Phát triển các hoạt động : (30’) 
 * Hoạt động 1 : Nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa cm và dm .
+ MT : Giúp HS nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa cm và dm .
+ PP : Luyện tập , thực hành, động não. 
Bài 1: 
Cho HS nêu y/c .
- Để biết đoạn thẳng dài bao nhiêu dm ta làm sao ? 
Bài 2 : 
Y/c HS tìm trên thước vạch chỉ 2dm và dùng phấn đánh dấu .
- 2dm bằng bao nhiêu xăngtimet ? (y/c HS nhìn trên thước trả lời) 
Y/c HS viết kết quả vào vở .
Trò chơi : Tính nhanh .
Cách chơi : 2 dãy , mỗi dãy cử 4 bạn tham gia thi điền số ứng với đơn vị đo theo hình thức tiếp sức .
 * Hoạt động 2 :Tập ước lượng độ dài 
+ MT : Giúp HS. Tập ước lượng độ dài.
+ PP : Luyện tập , thực hành, thi đua .
Bài 3 :
Cho HS nêu y/c .
- Muốn điền đúng ta phải làm gì ? 
 Lưu ý : Khi đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và ngược lại . 
 Cho HS làm bài . 
 Gọi HS sửa bài sau đó nhận xét .
Bài 4 :
Y/c đọc đề bài .
- Muốn điền đúng ta phải ước lượng số đo của các vật , của người được đưa ra . Chẳng hạn bút chì dài 16  , muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút chì với 1dm và thấy bút chì dài 16cm , không phải 16dm .
 Cho HS sửa bài .
 GV nhận xét chốt ý :Bút chì dài 16cm , gang tay của mẹ dài 2dm , 1 bước chân của Khoa dài 30cm , bé Phương cao 12dm .
5. Củng cố , dăn dò : (4’) 
 Ch 2 HS ngồi gần nhau thực hành cùng đo chiều dài của cạnh bàn , cạnh ghế , quyển vở .
Biểu dương cá nhân HS học tập tốt , động viên , khuyến khích cá nhân HS còn chưa tích cực .
- Về nhà làm bài 2 .
- Chuẩn bị : Số bị trừ – Số trử – Hiệu .
- 30cm = 3dm .
- 7dm = 70cm .
- 1dm = 10cm .
- 10cm = 1dm .
 HS thực hành đo .
 Hoạt động lớp , cá nhân, nhóm .
- Quan sát số ghi trên thước để ghi độ dài của đoạn thẳng .
HS làm bài , sửa bài miệng .
 HS thao tác , 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau .
- 2dm = 20cm .
HS làm bài .
HS tham gia trò chơi . Sửa bài 
Hoạt động lớp , nhóm , cá nhân .
- Suy nghĩ và đổi các số đo từ dm sang cm hoặc ngược lại. 
HS đọc bài làm , chẳng hạn : 2dm bằng 20cm ; 30cm bằng 3dm . . .
Quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng . Sau đó làm vào vở . 2 HS ngồi cạnh nhau có thể thảo luận với nhau .
HS đọc bài làm :Bút chì dài 16cm , gang tay của mẹ dài 2dm , 1 bước chân của Khoa dài 30cm , bé Phương cao 12dm .
Đạo đức
HỌC TẬP , SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ – Tiết 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Giúp HS nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập , sinh hoạt đúng giờ.
- Lập được thời gian biểu hợp lý.
2. Kỹ năng :
- Rèn tính tự lập theo học tập và sinh hoạt đúng giờ.
3. Thái độ : 
- Đồng tình với các bạn biết học tập , sinh hoạt đúng giờ .
II.CHUẨN BỊ :
 - GV : Bìa 3 màu (đỏ , xanh , trắng)
 - HS : SGK , bảng thời gian biểu.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động của Thầy 
 Hoạt động của Trò 
1. Khởi động : (1’) Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) Học tập , sinh hoạt đúng giờ.
-Để học tập sinh hoạt đúng giờ ta làm gì
-Câu thành ngữ nói về việc học tập sinh hoạt đúng giờ?
 Nhận xét.
3. Giới thiệu bài : (1’) 
- Học tiết 2 của bài : sinh hoạt, học tập đúng giờ.
4. Phát triển các hoạt động : (29’) 
 * Hoạt động 1 : Thực hành .
 + MT : Tạo cơ hội để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
+ PP : Thực hành, động na ...  làm kiểm tra. 
-Hát 
-HS sửa bài à nhận xét.
-Hoạt động lớp , cá nhân .
-HS đọc yêu cầu bài toán.
-HS sửa bài nhận xét.
-HS nêu yêu cầu bài toán.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
HS trả lời.
HS nêu yêu cầu của bài toán.
-HS làm bài vào vở.
-2HS lên bảng thi đua làm vào vở.
Tập viết
CHỮ HOA : 
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được cấu tạo âm Ă, : Nét 1 là nét móc ngược trái, nhưng hơi nghiêng bên phải. Nét 2 là nát móc phải. Nét 3 là nét lượn ngang.
-Dấu phụ chữ Ă : nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh A.
-Dấu phụ chữ Â là dấu mũ.
2. Kỹ năng : Biết cách viết chữ Ă, Â theo cỡ vừa và nhỏ và viết tử ứng dụng. 
 Aên chậm nhai kĩ.
3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ : 
GV : Mẫu chữ Ă, Â, bảng phụ viết sẵn chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li : Aên chậm nhai kĩ.
HS : Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
1.Khởi động : (1’)
2.Bài cũ : (4’) chữ Hoa A
 Gọi 4 HS lên viết vào bảng lớp à nhận xét.
3.Giới thiệu : (2’)à Ghi bảng 
 Tiết học hôm nay ta sẽ học viết âm Ă,Â.à ghi bảng.
4.Phát triển các hoạt động. (25’)
* Hoạt động1: HS viết chữ hoa.
 + MT : Giúp HS viếùt chữ hoa.Ă,Â.
 + PP : Quan sát phân tích.
 GV : Cho HS quan sát chữ mẫu.
-Chữ Ă, có điểm gì giống và khác nhau ?
-Các dấu trông như thế nào ?
GV: Dấu phụ trên chữ Ă là một nét cong dưới,nằm chính giữa đỉnh A.
 Dấu phụ trên đỉnh  gồm hai nét thẳng xiên nối nhau, trông như một chiếc nón úp xuống chính giữa đỉnh A gọi là dấu mũ.
GV viết chữ Ă, lên bảng .
* Hoạt động 2: Viết cụm từ ứng dụng.
 + MT : Viết được cụm từ ứng dụng.
 + PP : Quan sát , thực hành.
GV gọi HS đọc cụm từ :
Aên chậm nhai kĩ.
- Em hiểu cụm từ trên như thế nào ? (Khuyên ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng.)
-HS quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ.
-Tìm những chữ có độ cao 2,5 li ?
-Những chữ có độ cao 1 li ?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) là chữ o.
Lưu ý : Đặt dấu thanh trên và dưới chữ I & â
GV viết mẫu chữ trên dòng kẻ lưu ý điểm cuối chữ Ă nối liền chữ bắt đầu chữ n.
* Hoạt động 3 : HS viết vào vở tập viết
+ MT : HS viết vào vở.
+ PP : Quan sát ,thực hành.
-HS viết vào vở 1 dòng hai chữ Ă, cỡ vừa , cỡ nhỏ.
-Viết 1 dòng cỡ vừa Ă cỡ nhỏ.
-Viết 2 dòng cụm từ ứng dụng.
5. Củng cố – dặn dò : (2’)
GV chấm một số bài nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài 3.
hát
-HS lên bảng viết.
-Hoạt động cá nhân, lớp.
-Viét như chữ A & có dấu phụ.
-HS nêu.
-HS lặp lại.
-HS viết.
Hoạt động cá nhân, lớp.
à Ă, h, k.
à n, c, â, m, a, i.
HS quan sát.
-Hoạt động lớp.
-HS aiết vào vở.
RÈN CHỮ
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Viết đúng đoạn 2 của bài :Phần thưởng
2.Kỹ năng : Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận.
II.NỘI DUNG ÔN :
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
1.Viết rèn chữ :
GV đọc đoạn viết.
Nêu từ khó
GV cho lớp nhìn sách viết bài.
à GV thu vở chấm nhận xét.
2.Làm bài tập : thi tìm tiếng.
-Dãy A tìm tiếng bắt đầu bằng ch, tr.
-Dãy B tìm tiếng có thanh hỏi (hoặc thanh ngã) đoạn vừa chép.
à GV nhận xét tuyên duơng dãy thắng.
-Một HS đọc, lớp đồng thanh.
-HS nêu : bàn tán, buổi sáng,túm tụm.
-HS viết vào bảng con
-HS viết vào vở, soát lỗi.
-HS nêu yêu cầu.
-HS tham gia tìm.
à Dãy nào nhanh đúng thắng.
Mĩ thuật
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANHTHIẾU NHI.
I.MỤC TIÊU:
Kiến thức :
HS làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam & và thiếu nhi quốc tế.
Kỹ năng :
Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh & cách vẽ màu.
Thái độ: 
Giúp HS hiểu được tình cảm bạn bè qua tranh.
II.CHUẨN BỊ :
GV : Tranh in trong vở vẽ 2, ĐDDH.
HS: Sưu tầm một số tranh thiếu nhi.(báo, sách)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
1.Khởi động :(1’)
2.Bài cũ : (3’)
GV nhận xét bài vẽ của HS.
3. Giới thiệu: (2’)
 GV cho HS xem một vài bức tranh thiếu nhi Viẹât Nam cũng như thiếu nhi quốc tế rất thích vẽ tranh và vẽ đẹp những bức tranh đẹp.à ghi bảng.
4.Phát triển các hoạt động :(25’)
* Hoạt động 1 : Xem tranh
+ MT : HS quan sát suy nghĩ & trả lời câu hỏi các bức tranh đã xem.
+ PP : Quan sát , động não, vấn đáp.
GV cho HS xem tranh đôi bạn.
-Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
-Em tả những màu được tả trong tranh ?
Em có thích bức tranh đó không vì sao ?
GV bổ sung :
 Tranh vẽ bằng bút dạ & sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn, cảnh vật xung quanh rất phong phú.
 -Hai bạn đang đọc sách.
 -Màu sắc trong tranh phối hợp rất hài hoà.
* Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá.
+ MT : Giúp HS biết quan sát nhận xét đánh giá nội dung bức tranh.
+ PP : Quan sát , phân tích, vấn đáp, giảng giải.
-GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về nội dung bức tranh. Và phân tich những nét đẹp của bức tranh đó.
GV nhận xét :
-Tinh thần thái độ học tâp của lớp.
-Khen ngợi một số học sinh có ý kiến phát biểu.
5.Dặn dò – củng cố (2’)
 Sưu tầm một số tranh & nhận xét về nội dung tranh đó.
Chuẩn bị : Vẽ lá cây. 
hát
Hoạt động lớp, nhóm.
HS trả lời.
HSnx, GV nhận xét.
HS nghe và quan sát.
HS trả lời.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Rút kinh nghiệm : 
..
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2004 
ÔN TOÁN 
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Củng cố cho HS về phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.ôn tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
2.Kỹ năng : Rèn kỹ năng làm tính đúng qua các bài tập.
Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học toán rèn tính cẩn thận.
II.NỘI DUNG:
Bài 1 : Tính có đặt tính.
45-12 78- 46 89-12
97-12 89-55 87-27
- HS nêu cách thực hiện.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính hiệu, biết :
Số bị trừ là 79, số trừ là 25
Số bị trừ là 98, số trừ là 24
Số bị trừ là 89, số trừ là 45.
-GV yêu cầu HS làm bài
Bài 3 : Một sợi dây dài 39dm. Mẹ cắt bớt 45 cm. Hỏi sợi dây còn lại mấy cm?
GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
Bài toán cho gì, bài toán hỏi gì?
Nêu cách thưc hiện.Cho HS làm bài.
-HS làm bài sửa bài.
-Gọi 3 HS lên bảng sửa bài-> các bạn khác làm vào vở lớp.
-1 HS đọc yêu cầu bài toán.
-HS trả lời, HS nhận xét.
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2004
ÔN TOÁN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại phép trừ các số tròn chục, và phép trừ không nhớ.
2.Kỹ năng : HS vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập.
3.Thái độ : Tính cẩn thận.
II.NỘI DUNG:
Bài 1: Tính theo mẫu :
80 – 20 – 10 90 – 30 – 40
80 – 30 90 – 70
-HS làm vào vở.
Bài 2 : Điền dấu : , =
 80 - 50 80 – 20
 90 – 60 50 – 30
 100 – 40 60 – 40.
Gọi 3 HS lên bảng thi đua.
Bài 3 : Một đoạn thẳng dài 99dm, nếu cắt đi 77cm. Hỏi đoạn thẳng đó còn lại mấy cm ?
-GV yêu cầu HS nêu đề toán, phân tích đề toán.
-Bài toán cho gì ? Bài toán hỏi gì ?
GV yêu cầu HS làm vào vở.
HS nêu yêu cầu bài toán -> HS làm bài.
Gọi HS đọc yêu cầu bài toán sau đó HS thi đua làm vào vở.à HS sửa bài nậhn xét.
1 HS đọc đề 
HS trả lời nhận xét 
HS làm bài vào vở. 
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại từ ngữ về học tập, dấu chấm hỏi.
2.Kỹ năng : HS vận dụng giải đúng các bài tập.
3.Thái độ : Yêu thích tiếng Việt.
II.NỘI DUNG:
Bài 1 : Tìm các từ có thể ghép được với tiếng : (học ; chăm)
GV yêu cầu HS nêu miệng.
HS làm vào vở.
Bài 2 : Sắp xếp các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành câu mới.
-Thầy cô giáo rất thương yêu học sinh.
-Na là người bạn tốt bụng của Tuấn.
à GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 
Bài 3 : Đặt dấu câu gì cuối mỗi câu sau – Nhà em ở đâu 
- Bố mẹ em tên là gì 
- Năm nay em mấy tuổi 
à GV cho HS làm bài vào vở.
-
-học giỏi, học ngoan, họcnhanh
-chăm chỉ, chăm làm, chăm ngoan.
à HS sửa bài bằng thẻ Đ,S.
HS nêu miệng à sửa bài nhận xét.
- HS làm bài vào vở, sửa bài nhận xét.
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2004.
ÔN CHÍNH TẢ
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :Giúp HS viết đúng bài Mít làm thơ đoạn “Hai từ có hoàn thành”
2. Kỹ năng : Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
3.Thái độ :Tính cẩn thận.
II.NỘI DUNG:
Viết chính tả :
-GV đọc đoạn viết.
-Nêu từ khó viết.
-GV đọc cho HS viết bài cho đến hết.
GV thu vở chấm, nhận xét.
Làm bài tập : Tìm các tiếng trong bài có dấu sắc và dấu huyền.
 GV nhận xét tuyên dãy thắng. 
-Một HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
-HS nêu :phé, cáo –gáo, cuối.
HS viết vào bảng con.
HS nêu yêu cầu
HS tham gia tìm, dãy nào tìm nhanh dãy đó thắng. 
ÔN TOÁN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại phép tính cộng trừ các số trong phạm vi 100.
2.Kỹ năng : Vận dụng giải đúng các bài tập.
3.Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận.
II.NỘI DUNG:
Bài 1 : Viết các số 
a) Từ 80 đến 90 : ..
b) Tròn chục và bé hơn 80
GV yêu cầu HS làm miệng.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
42+27 55+44 66+ 12 90+20
-GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính, rồi tính.à làm bài vào vở.
Bài 3 : Mẹ may 55 cái áo, chị may 24 cái áo. Hỏi cả mẹ và chị may được mấy cái áo ?
-HS đọc đề phân tích nội dung bài toán.
à HS làm bài vào vở.
-HS nêu yêu cầu bài toán-> HS làm miệng.
-HS đặt tính nêu cách tính.
HS làm bài vào vở.
-HS đọc đề , gọi 1 em tóm tắt, 1 em lên bảng giải.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 2(1).doc