Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Tuần 7

Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Tuần 7

A / Mục tiêu :

 - Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những công việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà , cha mẹ . ( Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà)

 - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. (Tự giác tích cực tham gia làm những công việc nhà giúp đỡ ông bà , bố mẹ phù hợp với khả năng.) .

 - DHSKT: Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm những công việc làm vệ sinh cá nhân, quét nhà lau bàn ghế để đỡ đần cha mẹ.

 B/ Chuẩn bị : - Nội dung bài thơ : “Khi mẹ vắng nhà “ Trần Đăng Khoa . Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 ở tiết 2 . Một số câu hỏi cho hoạt động 2 tiết 2 .

C/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 34 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH KHỐI 2 TUẦN7
Năm học: 2010 - 2011
Từ ngày 4 / 10 / 2010 đến ngày 8 / 10 / 2010
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2
Sáng
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Toán 
Tập đọc 
Tập đọc
Chăm làm việc nhà (T1)
Luyện tập
Người thầy cũ (T1)
 // (T2)
Chiều
Phụ đạo học sinh yếu
3
sáng
1
2
3
4
Toán
TD /C tả
KC ? TD
LT Việt
Ki - lô - gam
ĐT vươn thở, tay, chân, lườn, bụng& TT, nhảy của bài TDPTC
 Người thầy cũ 
LĐ: Người thầy cũ 
Chiều
1
2
3
TNXH
Chính tả 
L Toán
An uống đầy đủ
TC: Người thầy cũ 
Luyện :Ki - lô - gam
4
Sáng
Cô Quyên dạy
Chiều
Sinh hoạt chuyên môn
5
Sáng
1
2
3
4
5
Toán
ÂN/ MT
Tập viết
TC / C tả
LT Việt
6 cộng với một số 6 + 5
Ôn bài hát Múa vui
Chữ hoa E , Ê
Gấp thuyền phẳng đáy không mui (T1)
LĐ: Thời khóa biểu
Chiều
Trang trí lớp học
6
Sáng
1
2
3
4
5
TL văn
MT/ TD
C tả/ TC
L Toán
HĐNG
Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thờ khóa biểu.
Vẽ tranh đề tài em đi học.
(Nghe – Viết) Cô giáo lớp em
Luyện: 6 cộng với một số 6 + 5 
An toàn giao thông bài 2 ( T2)
Chiều
1
2
3
Toán
LT Việt
HĐTT
26 + 5
LTLV: Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thờ khóa biểu.
SH Lớp
 Soạn ngày 2/ 10/ 2010
 Giảng thứ 2/ 4/ 10/ 2010
Tiết 2: Đạo đức 	
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
A / Mục tiêu :
 - Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những công việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà , cha mẹ . ( Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà)
 - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. (Tự giác tích cực tham gia làm những công việc nhà giúp đỡ ông bà , bố mẹ phù hợp với khả năng.) .
 - DHSKT: Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm những công việc làm vệ sinh cá nhân, quét nhà lau bàn ghế để đỡ đần cha mẹ.
 B/ Chuẩn bị : - Nội dung bài thơ : “Khi mẹ vắng nhà “ Trần Đăng Khoa . Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 ở tiết 2 . Một số câu hỏi cho hoạt động 2 tiết 2 . 
C/ Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Bài cũ: Như thế nào là gọn gàng ngăn nắp?
- Em đã sắp xếp bàn học của mình như thế nào?
 2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Phân tích bài thơ khi mẹ vắng nhà. 
- Đọc diễn cảm bài thơ :”Khi mẹ vắng nhà” .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi đã ghi trong phiếu thảo luận .
- Bạn nhỏ làm gì khi mẹ vắng nhà ?
- Thông qua những công việc bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ ?
- Theo em mẹ bạn sẽ nghĩ gì khi các công việc bạn nhỏ đã làm ?
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung 
* Kết luận : - Bạn nhỏ làm các công việc nhà vì bạn nhỏ thương mẹ , muốn chia sẻ nỗi vất vả đối với mẹ . Việc làm của bạn nhỏ mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ . Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập .
* Hoạt động 2 : Trò chơi “Đoán xem tôi đang làm gì. 
- Mời 2 đội mỗi đội 5 em .
- Phổ biến cách chơi : - Lượt 1 . Đội 1 cử một bạn làm một việc bất kì . Đội kia có nhiệm vụ quan sát sau đó nói xem đội bạn đang làm việc gì . Nếu nói đúng thì được ghi 5 điểm .
Lượt 2 ngược lại cứ như thế cho đến hết 5 bạn .
- Đội nào ghi được nhiều điểm hơn là chiến thắng .
-Kết luận : Chúng ta cần làm các công việc nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
* Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân 
- Yêu cầu một số em lên kể về những công việc nhà mà em đã tham gia.
- Nhận xét tổng kết ý kiến học sinh .
* Kết luận : Ở nhà các em nên giúp đỡ ông bà cha mẹ làm các công việc phù hợp với khả năng của bản thân mình .
 * Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học 
- 2 Em trả lời
 - Lắng nghe giáo viên đọc .
- Một em đọc lại bài thơ .
-Thảo luận trả lời các câu hỏi .
-Luộc khoai , giã gạo , thổi cơm , nhổ cỏ , quét sân và quét cổng .. .
- Muốn thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của mình .
- Mẹ khen bạn và cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi .
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
 -Lớp chia ra 2 đội để tham gia trò chơi .
-Lần lượt các đội cử đại diện lên tham gia trò chơi. 
-Đội khác theo dõi và nhận xét .
- Cứ như thế cho đến hết lượt đội nào được nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
- Ba em nhắc lại kết luận .
- Lần lựơt một số em lên kể trước lớp . 
-Nhận xét ý kiến và bổ sung bạn xem bạn làm những công việc đó đã phù hợp với khả năng chưa 
- Nhiều em nhắc lại ghi nhớ .
-Về nhà thực hành bài học.
Tiết 3: Toán 	 	 LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu :
Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Làm bài tập 2, bài 3, bài 4
HSKT: đọc viết các số tự nhiên từ 1 đến 20.
 C/ Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
- Phát cho mỗi em một phiếu học tập đã ghi sẵn bài giải và các phép tính như sách giáo khoa .
- Yêu cầu học sinh ghi Đ hay ghi S trước các phép tính .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta củng cố về dạng toán ít hơn và nhiều hơn .
 b) Luyện tập :
-Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp và làm bài vào vở .
- Gọi hai em đọc chữa bài .
- Tại sao em biết trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao ?
- Mời một em lên bảng thực hiện phần b .
-Tại sao em vẽ thêm hai ngôi sao ?
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Kém hơn nghĩa là thế nào ? 
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Nhận xét bài làm ghi điểm cho học sinh.
Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề.
-Yêu cầu lớp làm tương tự bài 2 
-Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi ?
- Vậy tuổi em kém tuổi anh mấy tuổi ?
- Vậy : bài toán 2 và bài 3 là hai bài toán ngược của nhau .
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời một em lên chữa bài .
Tóm tắt
 Tòa nhà thứ nhất : 16 tầng
 Tòa nhà thứ hai ít hơn tòa nhà thứ nhất : 4 tầng Tòa nhà thứ hai : ...tầng ?
HSKT: Đọc các số từ 1 đến 20 và ngược lại
- Nhận xét bài làm của học sinh .
 c) Củng cố - Dặn do:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai em lên bảng mỗi em thực hiện một yêu cầu của giáo viên .
- Tính lại và tự điền S hay Đ trước các ý .
-Vài em nhắc lại đề bài.
- Một em đọc đề bài.
- Thảo luận theo cặp 
- Trong hình tròn có 5 ngôi sao trong hình vuông có 7 ngôi sao trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao . Trong hình tròn có ít hơn trong hình vuông 2 ngôi sao .
- Vì 7 - 5 = 2 
- Vẽ vào hình tròn trên bảng 2 ngôi sao .
- Vì 5 + 2 = 7 
-Một em đọc đề bài .
-Kém hơn nghĩa là ít hơn .
- Dạng toán ít hơn .
Bài giải
Tuổi của em là :
 16 - 5 = 11 ( tuổi )
 Đ/ S : 11 tuổi
- Đọc đề .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Anh hơn em 5 tuổi 
- Em kém anh 5 tuổi .
Bài giải
Số tuổi anh là :
 11 + 5 = 16 ( tuổi )
 Đ/ S : 16 tuổi .
- Một em đọc đề bài 
-Một em lên bảng sửa bài .
Bài giải 
Số tầng tòa nhà thứ hai là :
16 - 4 = 12 ( tầng )
 Đ/ S : 12 tầng 
- Nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập 
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
 Tiết 4,5: Tập đọc 	
	NGƯỜI THẦY CŨ 
A/ Mục tiêu : 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc to rõ ràng lời các nhân vật trong bài . 
 -Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. ( trả lời được các câu hỏi ở trong SGK. )
 HSKT : Xem tranh nghe các bạn đọc, đọc theo các từ kho đọc.
B / Chuẩn bị 
 -Tranh ảnh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ:
Kiểm tra 2 HS đọc và trả lời câu hỏi nội dung.
 a) Phần giới thiệu :
- Treo tranh và hỏi học sinh : Tranh vẽ ai ?Họ đang làm gì?
-Để biết các nhân vật trong tranh nói gì . Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Người thầy cũ ” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện .
- Gọi một em đọc lại .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học ở các tiết trước .
- Yêu cầu đọc từng câu .
- Luyện đọc các từ thường đọc sai.
* Hướng dẫn ngắt giọng :-Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
* Thi đọc; -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh: -Yêu cầu đọc đồng thanh bài c) Tìm hiểu nội dung đoạn 1 
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi :
 -Bố Dũng đến trường làm gì ? 
- Bố Dũng làm nghề gì ?
- Gọi một em đọc đoạn 2 .
- Khi gặp thầy giáo cũ bố Dũng thể hiện sự kính trọng người thầy giáo cũ như thế nào ? 
-Giải nghĩa từ “ lễ phép “
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy giáo ?
- Thầy giáo đã nói gì với cậu học trò năm xưa trèo qua cửa sổ ?
* Vì sao thầy chỉ nhắc nhớ mà không phạt cậu học trò đó chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn 3 Tiết 2
 d) Luyện đọc đoạn 3 .
- Mời một em đọc đoạn 3 .
-Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về ?
Xúc động có nghĩa là gì ?
- Vì sao Dũng xúc động khi bố ra về ?
- Tìm từ gần nghĩa với từ “ lễ phép “?
- Đặt câu với các từ tìm được ?
* Luyện đọc lại truyện :
-Hướng dẫn đọc theo vai .Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em .
- Chú ý giọng đọc từng nhân vật .
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
- Đối với mỗi một chúng ta cần đối xữ với thầy cô, bố mẹ,.. phải như thế nào?
- Lễ phép với mọi người ta sẽ được gì?
 g) Củng cố dặn dò : 
 -Qua bài tập này em học được đức tính gì?
-Của ai ? 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Hai em đọc bài Mục lục sách trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ thầy giáo , chú bộ đội , bạn học sinh họ đang nói chuyện với nhau .
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Một em đọc lại 
- Đọc nối tiếp từng câu ho đến hết bài.
-Rèn đọc các từ như : cổng trường , lễ phép, nhộn nhịp , xúc động , hình phạt 
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu lần 2
- Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi / từ phía cổng trường / bỗng xuất hiện một ... p thực hiện vào vở .
-Một em giải bài .
Bài giải 
 Số kg gạo nếp mẹ mua là :
26 - 16 = 10 ( kg)
 Đ/S : 10 kg 
- Một em đọc đề bài .
- Lớp thực hiện vào vở .
-Một em giải bài .
Bài giải
Số kg Ngỗng cân nặng là :
 2 + 3 = 5 ( kg)
 Đ/S : 5 kg 
- Lớp nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
 Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2007 
Thể dục 	ĐỘNG TÁC NHẢY - TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ “ 
A/ Mục tiêu: 
- Ôn 6 động tác đã học .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác đúng thứ tự . Học động tác nhảy . Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng .
- Học trò chơi “ Bịt mắt bắt dê “. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
B/ Địa điểm phương tiện :
- Sân bãi vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn nơi tập . 
- Chuẩn bị còi và 2 khăn cho trò chơi “ Bịt mắt bắt dê “
C/ Lên lớp : 
Nội dung và phương pháp dạy học
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp .
- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn . 
* Ôn 6 động tác một lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp : Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình hàng ngang để ôn .
* Trò chơi do giáo viên tự chọn .
2.Phần cơ bản 
* Động tác Nhảy (4 - 5 lần )
-Lần 1 GV nêu tên động tác , sau đó vừa giải thích vừa làm mẫu với nhịp độ chậm để học sinh bắt chước ( 2 x 8 nhịp ) Lần 3 -4 GV chỉ hô không làm mẫu . Xen kẽ nhận xét và chỉ dẫn thêm . Lần 5 Cho lớp thi xem tổ nào có nhiều người tập đúng , đẹp nhất . GV và cả lớp cùng quan sát nhận xét đánh giá .
- Ôn lại 3 động tác Bụng , Toàn Thân ; Nhảy .( 1 lần )
- Yêu cầu cả lớp ôn lại lần lượt 3 động tác 1 lần mỗi động tác 
 2 x 8 nhịp . Do GV hoặc do cán sự điều khiển . Xen kẽ giáo viên nhận xét học có thể chia tổ tập luyện 
* Trò chơi : “ Bịt mắt bắt dê “ 
-GV nêu tên trò chơi , chọn 1 hoặc 2 em lên đóng vai dê lạc đàn và 1 em đóng người đi tìm giải thích cách chơi và cho 3 em chơi thử . Khi thấy các em đã biết cách chơi GV dùng còi cho dừng lại và tuyên bố chơi chính thức . Lần lượt cho từng đội chơi.
3.Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát .
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát 
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
-Giáo viên hệ thống bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh . 
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
-Dặn tập lại động tác vừa học
Luyện từ và câu 	MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC MÔN HỌC - TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG 
A/ Mục tiêu:
 - Kể được tên các môn học ở lớp . Bước đầu làm quen với từ chỉ hoạt động .
- Nói được câu có từ chỉ hoạt động . Tìm được từ chỉ hoạt động thích hợp để đặt câu.
B/ Chuẩn bị :
- Tranh minh họa bài tập 2. Bảng gài , thẻ từ .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ : 
- Gọi 3 em lên bảng đặt câu hỏi cho các bộ phận đựoc gạch chân . 
- Nhận xét ghi điểm từng em .
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ . 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta học về “Mở rộng vốn từ các môn học - Làm quen với từ chỉ hoạt động” .
 b)Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài tập 1 : 
- Treo thời khóa biểu của lớp và yêu cầu đọc .
- Kể tên những môn học chính thức lớp mình ?
Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2 
- Treo bức tranh và hỏi :
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Bạn gái đang làm gì ?
- Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào ?
- Bức tranh 2 ?
- Bức tranh 3 ?
-Bức tranh 4 ? 
- Viết các từ học sinh nêu lên bảng 
Bài 3 -Mời một em đọc bài tập 
 -Yêu cầu một em làm mẫu , sau đó cho thực hành theo cặp và đọc bài làm trước lớp .
- Gọi một số cặp học sinh lên trình bày .
- Yêu cầu nhận xét bài bạn .
-Chữa bài và cho ghi vào vở .
Bài 4 -Mời một em đọc yêu cầu bài tập 
 -Viết nội dung bài lên bảng theo 2 cột.
-Phát thẻ từ cho nhóm học sinh .
-Thẻ từ ghi các từ chỉ hoạt động khác nhau trong đó có 3 đáp án đúng .
-Chữa bài và cho ghi vào vở .
 c) Củng cố - Dặn do
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới 
- 3 HS : - Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân như sau : - Bạn Nam là học sinh lớp 2.
- Bài hát em thích nhất là bài hát Cho con
- Em không nghịch bẩn đâu .
- Nhắc lại tựa bài 
-Một em đọc thành tiếng lớp đọc thầm theo .
- Tiếng Việt , Toán , Đạo đức , Tự nhiên và xã hội , Nghệ thuật .
- Đọc đề bài .
- Quan sát và trả lời câu hỏi .
- Tranh vẽ một bạn gái .
- Bạn đang học bài .
-Đọc .
Bức tranh 2: Viết ( hoặc ) làm bài .
- Bức tranh3 : Nghe ( hoăc ) giảng bài .
- Bức tranh 4 : Nói , trò chuyện ....
- Một em đọc bài tập 3 
- Hai em ngồi gần nhau quan sát và tìm từ chỉ hoạt động rồi viết ra tờ giấy .
- Lần lượt từng cặp lên trình bày : 
- Bé đang đọc sách / Bạn trai đang viết bài . / 
- Nam nghe bố giảng giải / Hai bạn trò chuyện.
- Thực hành ghi vào vở .
- Một em đọc bài tập 4 
- Hai nhóm hoạt động , tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng .
-Các từ cần điền lần lượt là :dạy, giảng, khuyên
- Ghi câu đúng vào vở .
-Hai em nêu lại nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại .
Thủ công 	GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY, KHÔNG MUI (T1 )
A/ Mục tiêu :
- Học sinh biết gấp thuyền phẳng đáy, không mui . Gấp đuợc thuyền phẳng đáy không mui . HS hứng thú và yêu thích gấp thuyền .
B/ Chuẩn bị :
- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui được gấp bằng giấy thủ công khổ A4 . Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cu:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học tập làm “ Thuyền phẳng đáy không mui “
 b) Khai thác:
*Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét . 
-Cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui và đặt câu hỏi về hình dáng , màu sắc , các phần thuyền phẳng đáy không mui . Gợi ý cho học sinh nắm được tác dụng , hình dạng , màu sắc vật liệu làm thuyền trong thực tế 
- Mở dần mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui từng bước cho đến hình dạng ban đầu là tờ giấy hình chữ nhật . Sau đó lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi thành thuyền phẳng đáy không mui như mẫu , nêu câu hỏi về các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui từ đó cho nhận xét về cách gấp thuyền phẳng đáy không mui . GV nhận xét câu trả lời .
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu . 
 Bước 1 : -gấp các nếp gấp cách đều 
- Gấp đôi tờ giấy HCN theo chiều dọc được H2 miết theo chiều gấp cho phẳng 
-Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở H2 được H3 . Lật H3 ra mặt sau , gấp đôi như mặt trước .
Bước 2 :- Gấp tạo thân và mũi thuyền
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H4 tương tự gấp theo đường dấu gấp để được H5 . Lật H5 ra mặt sau gấp 2 lần giống như H4 , H5 được H6 .Tương tự gấp theo đường dấu gấp H6 để được H7 . Lật mặt sau hình 7gấp giống như mặt trước được H8
*Bước 3 :- Tạo thuyền phẳng đáy không mui 
- Lắch hai ngón tay cái vào trong 2 mép giấy , các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài , lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền . Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền phẳng đáy không mui H9 .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui cả lớp quan sát . Sau khi nhận xét uốn nắn các thao tác gấp . 
-GV tổ chức cho các em tập gấp thử thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp 
 c) Củng cố - Dặn do:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Lớp quan sát và nêu nhận xét về các phần thuyền phẳng đáy không mui .
- Thực hành làm theo giáo viên .
-Bước 1 và 2 : 
-Gấp tạo mũi và và thân thuyền phẳng đáy không mui . 
 H1
H2
 H3
- Bước 3 : Tạo thân và mui thuyền phẳng đáy không mui .
 H5
 H4
 H6
 H7 H8
 H9
- Lớp quan sát và nhận xét .
- Các nhóm thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui theo các bước để tạo thành máy bay đuôi rời theo hướng dẫn của giáo viên .
-Hai em nêu nội dung các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui .
 -Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp thuyền tt .
 Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2007
Thể dục 	
	ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN - ĐI ĐỀU
A/ Mục tiêu:
- Học động tác Toàn Thân .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng .Ôn đi đều theo 2 - 4 hàng dọc . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và đúng nhịp . 
B/ Địa điểm phương tiện :
- Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi .
C/ Lên lớp : 
Nội dung và phương pháp dạy học
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
-Xoay các khớp cổ tay , cánh tay , hông , đầu gối .
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc 60 m
- Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu .
- Trò chơi ( do giáo viên chọn ) . 
2. Phần cơ bản :
* Ôn lại 5 động tác đã học .( 2 lần )
- Yêu cầu cả lớp ôn lại lần lượt 5 động tác 2 lần mỗi động tác 
 2 x 8 nhịp theo đội hình 4 hàng ngang . Lần 1 do GV điều khiển lần 2 -4 do cán sự điều khiển . 
* Học động tác Toàn Thân ( 4 -5 lần )
-Lần 1: GV nêu tên động tác, sau đó vừa giải thích vừa làm mẫu với nhịp độ chậm để học sinh bắt chước ( 2 x 8 nhịp ) Lần 2 - 3 GV chỉ hô không làm mẫu . Xen kẽ nhận xét và chỉ dẫn thêm . Lần 4: Cho lớp thi xem tổ nào có nhiều người tập đúng , đẹp nhất . GV và cả lớp cùng quan sát nhận xét đánh giá .
* Ôn lại 6 động tác đã học .( 2 lần )
- Yêu cầu cả lớp ôn lại lần lượt 6động tác 2 lần mỗi động tác 
 2 x 8 nhịp . Lần 1 do GV điều khiển lần 2 do cán sự điều khiển. - Xen kẽ giáo viên nhận xét học có thể chia tổ tập luyện 
* Đi đều 2 -4 hàng dọc
3.Phần kết thúc:
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
-Giáo viên hệ thống bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh . 
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- Về nhà tập động tác vừa học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 2 Tuan 7 CKTKN ca ngay.doc