Giáo án lớp 1 môn Tập đọc - Bài 29 đến bài 35

Giáo án lớp 1 môn Tập đọc - Bài 29 đến bài 35

A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.HS đọc trơn bài “Nói dối hại thân”. Luyện đọc các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.

2.Ôn vần it, uyt

_Tìm tiếng trong bài có vần it

_Tìm tiếng ngoài bài có vần it, vần uyt

3. Hiểu nội dung bài:

 Qua câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối, hiểu lời khuyên của bài: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân

B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

_Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói

_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)

 

doc 34 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tập đọc - Bài 29 đến bài 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng năm 200 
Bài 29: NÓI DỐI HẠI THÂN
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn bài “Nói dối hại thân”. Luyện đọc các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. 
2.Ôn vần it, uyt
_Tìm tiếng trong bài có vần it
_Tìm tiếng ngoài bài có vần it, vần uyt
3. Hiểu nội dung bài:
 Qua câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối, hiểu lời khuyên của bài: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói
_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
4’
1’
9’
16’
30’
2’
I.Kiểm tra bài cũ: “Đi học” 
_Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+Đường đến trường có những gì đẹp?
 Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 Cho HS xem tranh và hỏi:
+Cậu bé kêu thế nào? Các em có thấy chó sói xuất hiện không? Cậu bé kêu thế để làm gì?
 Câu chuyện “Nói dối hại thân” hôm nay sẽ giúp em có lời giải đáp các câu hỏi trên
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài:
 Chú ý thể hiện giọng đọc theo từng tình huống
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các từ ngữ: Bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng
 +Cho HS ghép từ: kêu toáng, giả vờ
*Luyện đọc câu:
_Luyện đọc từng câu theo hình thức đọc nối tiếp
 GV uốn nắn chữ sai
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Cho HS đọc theo đoạn:
+Đoạn 1: “Từ đầu  họ chẳng thấy sói đâu”
+Đoạn 2: “chú bé còn nói dối  hết bài”
_Thi đọc đoạn 1 giữa các tổ trong lớp
_Đọc cả bài: 1, 2 em
3. Ôn vần it, uyt: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần it
Vậy vần cần ôn là vần it, uyt
b) Tìm tiếng ngoài bài có:
_Vần it: ít nhiều, quả mít, mù mịt, thịt gà, thít chặt, vừa khít, khịt mũi, bưng bít, bịt bùng, bịt mắt, ụt ịt, 
_Vần uyt: quả quýt, cuống quýt, huýt còi, huýt sáo, xe buýt, 
_Điền miệng và đọc các câu ghi dưới tranh:
+Mít chín thơm nức
+Xe buýt đầy khách
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
_ Đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi:
+Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp?
_Đọc đoạn2, trả lời câu hỏi: 
+Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp không? Sự việc kết thúc thế nào?
_Đọc lại cả bài
_GV chốt: Câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối mọi người đã dẫn đến hậu quả: đàn cừu của chú bị chó sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên ta không được nói dối. Nói dối có ngày có hại đến thân
b) Luyện nói: 
_Đề tài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu
_Cách thực hiện:
Cho HS đóng vai các bạn trong tranh: cậu bé chăn cừu, 1 bé gái và 2 bé trai đóng vai các cô cậu học trò gặp chú bé chăn cừu
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Bác đưa thư” 
_HS đọc và trả lời
_Viết bảng: hương rừng, nước suối
_Theo dõi
_Phân tích- đọc
+Dùng bộ chữ để ghép
_2, 3 em đọc một câu
_Cá nhân, lớp
_Mỗi đoạn cho 2, 3 em đọc
_thịt
_ 3, 4 HS
+Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói. Nhưng họ chẳng thấy sói đâu
_3, 4 HS
+Không. Kết cục, bầy cừu của chú đã bị sói ăn thịt hết
_1, 2 HS
+1 HS nêu câu thơ tương ứng
_Cho HS thảo luận tìm lời khuyên đối với chú bé chăn cừu
_Thực hành
-SGK
+Tranh 
-Bảng lớp
-Bảng lớp
+Bảng cài
-SGK
-SGK
_SGK
Thứ , ngày tháng năm 200 
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
Bài 30: BÁC ĐƯA THƯ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn bài “Bác đưa thư”. Luyện đọc các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Luyện ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy và dấu chấm
2.Ôn vần inh, uynh
_Tìm tiếng mà em biết có vần inh, vần uynh
3. Hiểu nội dung bài:
 Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói
_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
4’
1’
9’
16’
30’
2’
I.Kiểm tra bài cũ: “Nói dối hại thân” 
_Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+Khi sói đến thật, chú kêu cứu có ai đến giúp không? Sự việc kết thúc như thế nào?
 Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
Bức tranh minh họa vẽ cảnh gì? Cảnh bác đưa thư lấy thư để trao cho Minh. Câu chuyện trên xảy ra thế nào, các em hãy đọc bài “Bác đưa thư”
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài:
 Giọng đọc vui
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép
 +Cho HS ghép từ: mừng quýnh, lễ phép
*Luyện đọc câu:
_Luyện đọc câu 1, câu 4, câu 5, câu 8 trong bài. 
_ GV uốn nắn chữ sai
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Cho HS đọc theo đoạn:
+Đoạn 1: “Từ đầu  nhễ nhại”
+Đoạn 2: “Minh chạy vội vào nhà  hết bài”
_Đọc cả bài
3. Ôn vần inh, uynh: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần inh
Vậy vần cần ôn là vần inh, uynh
b) Tìm tiếng ngoài bài có:
_Vần inh: xinh xinh, trắng tinh, tính tình, hình ảnh, một mình, ninh xươngø, cái kính, chinh chiến ,chính đáng, 
_Vần uynh: phụ huynh, huỳnh huỵch, khuỳnh tay, 
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
_ Đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi:
+Nhận được thư bố Minh muốn làm gì?
_Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
+Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh làm gì?
_Thi đọc đoạn 2
_Đọc lại cả bài
b) Luyện nói: 
_Đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư
_Cách thực hiện:
+Dựa theo tranh, từng HS đóng vai Minh, nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư
+Đóng vai: 1 em đóng vai Minh, 1 em vai bác đưa thư. Hai em thực hiện cuộc gặp gỡ ban đầu và lúc Minh mời bác đưa thư uống nước
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà kể lại trò chơi đóng vai cho bố mẹ nghe
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Làm anh” 
_HS đọc và trả lời
_Theo dõi
_Phân tích- đọc
+Dùng bộ chữ để ghép
_Mỗi câu luyện đọc 2, 3 lần 
_Cá nhân, lớp
_Mỗi đoạn cho 2, 3 em đọc
_1, 2 em
_Minh
_ 2, 3 HS
+Minh muốn chạy vào nhà khoe với mẹ
_2, 3 HS
+Minh chạy vào nhà rót nước lạnh mời bác uống
_Thi theo tổ
_1, 2 HS
+1 HS nêu câu thơ tương ứng
+Thực hiện theo cặp
+Cho nhiều cặp lên thể hiện
-Minh nói thế nào?
-Bác đưa thư trả lời ra sao?
-SGK
+Tranh 
-Bảng lớp
+Bảng cài
-SGK
-SGK
_SGK
Thứ , ngày tháng năm 200 
Bài 31: LÀM ANH
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn bài “Làm anh”. Luyện đọc các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng. Luyện đọc thơ 4 chữ
2.Ôn các vần ia, uya
_Tìm tiếng trong bài có vần ia
_Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, vần uya
3. Hiểu nội dung bài:
 Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Vẽ phóng to tranh minh hoạ bài thơ Làm anh trong SGK và tranh phần luyện nói
_Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
4’
1’
9’
16’
30’
2’
I.Kiểm tra bài cũ: “Bác đưa thư” 
_Cho HS đọc và trả lời câu hỏi:
+Minh làm gì khi thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại?
 Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
_Bức tranh minh họa vẽ cảnh gì?
 Các em đọc bài thơ “Làm anh” xem cảnh đó được nói đến trong khổ thơ nào của bài thơ
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài:
 Giọng dịu dàng, âu yếm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
_Luyện đọc các từ ngữ: làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng
 +Cho HS ghép từ: dỗ dành, dịu dàng
*Luyện đọc câu:
_Luyện đọc hai dòng thơ một 
_Luyện đọc tất cả các dòng thơ trong bài
_ GV uốn nắn chữ sai
*Luyện đọc đoạn, bài: 
_Cho HS đọc theo khổ
_Đọc cả bài
3. Ôn vần ia, uya: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần ia
Vậy vần cần ôn là vần ia, uya
b) Tìm tiếng ngoài bài có:
_Vần ia: tia chớp, tia sáng, tỉa ngô, tía: bố, đỏ tía, mỉa mai, nong nia, lia thia, lìa xa, lia lịa, khía cạnh, 
_Vần uya: đêm khuya, khuya khoắt, giấy pơ-luya
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
_ Đọc khổ thơ 1. Trả lời câu hỏi:
_Đọc khổ thơ 2, trả lời câu hỏi: 
+Anh phải làm gì khi em bé khóc?
+Anh phải làm gì khi em bé ngã?
_Đọc khổ thơ 3 và trả lời các câu hỏi:
+Anh phải làm gì khi chia quà cho em?
+Anh phải làm gì khi có đồ chơi đẹp?
_Đọc khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi:
+Muốn làm anh phải có tình cảm như thế nào đối với em bé?
_Đọc lại cả bài
b) Luyện nói: 
_Đề tài: Kể về anh (chị, em) của em
_Cách thực hiện:
 +Các nhóm HS ngồi kể với nhau về anh (chị, em) của từng em
 +GV giám sát
_Cho 1, 2 HS kể về anh (chị, em) của mình
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Người trồng na” 
_HS đọc và trả lời
_Quan sát và trả lời
_Phân tích- đọc
+Dùng bộ chữ để ghép
_ 2, 3 HS luyện đọc
_Cá nhân, lớp
_Mỗi kh ... chia ra 4 mức độ đọc trơn tiếng như sau:
+Đọc trơn tiếng, liền từ, hầu như không vấp váp chỗ nào. Biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy và dấu chấm (7, 8)
+Đọc trơn tiếng nhưng một số từ ngữ còn ngắt ngứ. Có ý thức ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu phẩy và dấu chấm (5, 6 điểm)
+Vừa đọc vừa đánh vần một số chữ khó (3, 4 điểm)
+Phần lớn các tiếng còn phải đánh vần mới đọc được (1, 2 điểm)
b) Phần trả lời câu hỏi: Trả lời ngắn, gọn, đúng với yêu cầu câu hỏi. Điểm tối đa của phần này là 2 điểm
B- Bài luyện tập1: 
1.Kiểm tra phần đọc bài “ Lăng Bác”
a) Đọc bài:
_Bài thơ có thể chia thành 2 đoạn
+Đoạn 1 (6 dòng đầu): Tả cảnh thiên nhiên xung quanh lăng Bác
+Đoạn 2 (4 dòng cuối): Tả cảm tưởng của emthiếu niên khi đi trên Quảng trường Ba Đình, trước lăng Bác (em như vẫn thấy Bác đứng trên lễ đài vẫy chào nhân dân)
b) Trả lời câu hỏi:
_Những câu thơ nào tả nắng vàng trên Quảng trường Ba Đình?
_Những câu thơ nào tả bầu trời trong trên Quảng trường Ba Đình?
_Cảm tưởng của bạn thiếu niên khi đi trên Quảng trường Ba Đình
c) Giáo viên chấm điểm
Tiết 2
2.Chép 1 bài chính tả (thường tập chép)
a) Chép bài “Quả Sồi”
_GV chép trước ở bảng phụ
b) Làm bài tập:
_Tìm tiếng trong bài:
+Có vần ăm
+Có vần ăng
_Điền chữ: r, d, hay gi
Rùa con đi chợ
Rùa con đi chợ mùa xuân
Mới đến cổng chợ bước chân sang hè
Mua xong chợ đã vãn chiều
Heo heo gió thổi cánh diều mùa thu
Mai Văn Hai
_Thu vở chấm
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị: “Bài luyện tập 2” 
_Mỗi HS đọc 1 khổ
_Mỗi HS 1 đoạn
_Nắng Ba Đình mùa thu
 Thắm vàng trên lăng Bác
_Vẫn trong vắt bầu trời
 NgàyTuyên ngôn Độc lập
_Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy
_HS chép vào vở
+nằm, ngắm
+trăng
-Bảng lớp
-Bảng lớp
Thứ , ngày tháng năm 200 
BÀI LUYỆN TẬP 2
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn cả bài “Gửi lời chào lớp Một”. Biết cách đọc các câu thơ 5 chữ
2.Hiểu nội dung bài:
 Các em học sinh chào từ biệt lớp Một để lên lớp 2. Các em chào cô giáo, chào cửa sổ, bảng đen, chào chỗ ngồi thân quen. Các em vẫn nhớ lời cô dặn và cố làm theo. Các em vui vẻ “Gửi lời chào tiến bước”
 3.Tập chép bài chính tả “Quyển sách mới” và làm 2 bài tập:
+Tìm tiếng trong bài có vần anh, ach
+Điền vần anh, ach vào chỗ trống
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng chính: Chép bài Gửi lời chào lớp Một và 2 câu hỏi
_Bảng phụ: Chép bài Quyển sách mới và 2 bài tập
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
35’
33’
2’
I.Kiểm tra bài cũ: 
 (Không kiểm tra)
II.Dạy bài mới:
Tiết 1
1.Kiểm tra phần đọc bài “ Gửi lời chào lớp Một”
a) Đọc bài:
_Bài thơ chia thành 2 đoạn, mỗi đoạn ứng 2 khổ thơ
_Cho lần lượt từng học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b) Trả lời câu hỏi:
_Chia tay lớp Một, bạn nhỏ chào ai, bạn chào những đồ vật nào trong lớp?
_Xa cô giáo, bạn nhỏ hứa điều gì?
c) Giáo viên chấm điểm
Tiết 2
2.Chép 1 bài chính tả (thường tập chép)
a) Chép bài “Quyển sách mới”
_GV chép trước ở bảng phụ
b) Làm bài tập:
_Tìm tiếng trong bài:
+Có vần anh
+Có vần ach
_Điền chữ: anh hay ach
Bà em kém mắt
Mà đi rất nhanh
Bà không nhìn sách
Mà thuộc vanh vách
Chuyện xửa chuyện xưa
Vũ Ngọc Bích
_Thu vở chấm
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị: “Bài luyện tập 3” 
_Mỗi HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi
_Chia tay lớp Một, các bạn nhỏ chào cô giáo; chào bảng đen, cửa sổ, chào chỗ ngồi thân quen
_Xa cô giáo, bạn nhỏ hứa làm theo lời cô dạy để cô luôn ở bên
_HS chép bài vào vở
_HS làm vào vở
+Hạnh, tranh
+sách
-Bảng lớp
-Bảng phụ
Thứ , ngày tháng năm 200 
BÀI LUYỆN TẬP 3
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn cả bài “Hai cậu bé và hai người bố”. Chú ý đọc lời đối thoại để người nghe nhận ra lời từng nhân vật
2.Hiểu nội dung bài:
 Bố, mẹ các em làm nhiều nghề khác nhau (như bác sĩ, trồng lúa,  ) nhưng nghề nào cũng đáng quý vì đều cần cho mọi người
 3.Tập chép bài chính tả “Xỉa cá mè” và làm 2 bài tập:
+Tìm tiếng trong bài có chữ c
+Điền vần iên, iêng hay uyên vào chỗ trống
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng chính: Chép bài “Hai cậu bé và hai người bố” và 2 câu hỏi
_Bảng phụ: Chép bài “Xỉa cá mè” và bài tập chính tả
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
35’
33’
2’
I.Kiểm tra bài cũ: 
 (Không kiểm tra)
II.Dạy bài mới:
Tiết 1
1.Kiểm tra phần đọc bài “ Hai cậu bé và hai người bố”
a) Đọc bài:
_Bài thơ chia thành 2 đoạn:
+Đoạn 1: “Từ đầu  Việt đáp”
+Đoạn 2: Phần còn lại
_Cho lần lượt từng học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b) Trả lời câu hỏi:
_Tìm tiếng có vần iêt, iêc
_Bố Việt làm gì? Bố Sơn làm gì?
c) Giáo viên chấm điểm
Tiết 2
2.Chép 1 bài chính tả (thường tập chép)
a) Chép bài “Xỉa cá mè”
_GV chép trước ở bảng phụ
* Làm bài tập:
_Tìm trong bài chữ bắt đầu bằng chữ c:
b) Bài chính tả:
_Cho HS điền vần: iên, iêng hay uyên chép vào vở
 Thuyền ngủ bãi
Bác thuyền ngủ rất lạ
Chẳng chịu trèo lên giường
Úp mặt xuống cát vàng
Nghiêng tai về phía biển
 Dương Huy
_Thu vở chấm
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị: “Bài luyện tập 4” 
_Mỗi HS đọc 1 đoạn (đọc trơn) và trả lời câu hỏi
_iêt: Việt ; iêc: việc
 _Bố Việt là nông dân. Bố Sơn là bác sĩ 
_HS chép bài vào vở
_cá
_HS làm miệng rồi ghi vào vở
-Bảng lớp
-Bảng phụ
Thứ , ngày tháng năm 200 
BÀI LUYỆN TẬP 4
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.HS đọc trơn cả bài “Mùa thu ở vùng cao”. Chú ý cách đọc các câu ngắn, biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm
2.Hiểu nội dung bài:
 Mùa thu về, trên vùng cao, đàn bò, đàn dê đi kiếm ăn, nương ngô, nương lúa sắp đến lúc thu hoạch. Người vùng cao chuẩn bị trồng đậu tương thu
 3.Tập chép bài chính tả “Ông em” và làm bài tập
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng chính: Chép bài “Mùa thu ở vùng cao” 
_Bảng phụ: Chép bài “Ông em” và bài tập điền vần
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
35’
33’
2’
I.Kiểm tra bài cũ: 
 (Không kiểm tra)
II.Dạy bài mới:
Tiết 1
1.Kiểm tra phần đọc bài “ Mùa thu ở vùng cao”
a) Đọc bài:
_Cho lần lượt từng học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b) Trả lời câu hỏi:
_Tìm tiếng trong bài
+Có vần ương
+Có vần ươc
_Tìm những câu văn tả “cảnh mùa thu” ở vùng cao”
+Bầu trời
+Những dãy núi
+Nương ngô, nương lúa
c) Giáo viên chấm điểm
Tiết 2
2.Chép 1 bài chính tả (thường tập chép)
a) Chép bài “Ông em”
_GV chép trước ở bảng phụ
b) Làm bài tập:
_Tìm trong bài chính tả những chữ bắt đầu bằng ng, ngh
_Cho HS điền vần: ươi hay uôi 
 Trăng của mỗi người
Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn: như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Lê Hồng Thiện
_Thu vở chấm
5.Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Chuẩn bị: “Kiểm tra cuối năm” 
_Mỗi HS đọc (đọc trơn) và trả lời câu hỏi
+nương, tương
+nước
+Xanh trong
+Những dãy núi dài xanh biếc
+Nương ngô vàng mượt, nương lúa vàng óng 
_HS chép bài vào vở
_ng: ngày ; ngh: nghe
_HS làm miệng rồi ghi vào vở
-Bảng lớp
-Bảng phụ
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Nhận xét của BGH
Nhận xét của TTCM
Phạm Thị Vân
MẪU ĐỀ KIỂM TRA DÙNG THAM KHẢO
KIỂM TRA CUỐI NĂM, NĂM HỌC 200 - 200 
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
BÀI KIỂM TRA ĐỌC (đọc thành tiếng)
_Hình thức: GV kiểm tra cá nhân từng HS
_Thời gian: 2, 3 phút/ 1HS
 1.Đọc bài văn sau:
Quả Sồi
Nằm dưới mặt đất ẩm thấp, Quả Sồi ngước nhìn những cành cao trên Cây Sồi già và ao ước được nằm trên đó để tắm nắng, ngắm trăng sao, sông núi.
Thế rồi, Quả Sồi đưa nó lên cành cao. Cây Sồi bảo:
_Hãy tự mọc rễ nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một cây cao như bác
2.Tìm trong bài đọc (HS cầm bài đọc, nói những tiếng tìm được)
_Những chữ có dấu hỏi
_Những chữ có dấu ngã
BÀI KIỂM TRA VIẾT
 I-PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU
Đánh dấu X vào ô trống trước câu hỏi trả lời đúng:
_Hình thức: Phôto đề bài đọc lẫn bài viết cho HS
_Thời gian: 15 phút
Quả Sồi
Nằm dưới mặt đất ẩm thấp, Quả Sồi ngước nhìn những cành cao trên Cây Sồi già và ao ước được nằm trên đó để tắm nắng, ngắm trăng sao, sông núi.
Thế rồi, Quả Sồi đưa nó lên cành cao. Cây Sồi bảo:
_Hãy tự mọc rễ nhanh lên, rồi cháu sẽ trở thành một cây cao như bác
1.Quả Sồi ao ước điều gì?
_Được cao lớn như cây Sồi
_Được nằm trên cành cao
_Trở thành cây Sồi
2.Cây Sồi khuyên Quả Sồi thế nào?
_Đừng lười biếng
_Không nên nhờ vả, làm phiền người khác
_Hãy tự mình trở thành cây để đạt được mong ước 
II- PHẦN II: CHÍNH TẢ
_Hình thức: HS cả lớp tập chép, sau đó làm bài tập điền chữ
_Thời gian: 25 phút
Tập chép:
Học sinh tập chép bài thơ “Con bướm vàng”
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Con bướm vàng
Nó vẫy cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo
Con bướm vàng
Con bướm vàng
 	Trần Đăng Khoa

Tài liệu đính kèm:

  • docTAPDOC2.doc