Giáo án Lao động kỹ thuật Lớp 5

Giáo án Lao động kỹ thuật Lớp 5

Bài 1: VẢI SỢI HOÁ HỌC VÀ SỢI PHA

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

_ Nắm được những khái niệm cơ bản về sợi hoá học và sợi pha.

_Biết sử dụng từng loại vải một cách khoa học và hiệu quả.

Kĩ năng:

_Bước đầu có kĩ năng nhận biết các mặt hàng vải.

II.Lên lớp :

1. Ôn định tổ chức lớp

Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập

2. Bài mới:

_Giáo viên cho học sinh xem mẫu vải sợi hoá học và sợi pha và giới thiệu: có nhiều loại vải khác nhau để may quần áo và đồ dùng gia đình , trong đó vải sợi hoá học và sợi pha được sử dụng nhiều và phổ biến. Nhìn chung các loại vải thường dùng hiện nay được bắt nguồn từ sợi thiên nhiên.

_ Nguồn gốc sợi hoá học

+ Sợi hoá học là loại sợi được tổng hợp từ than đá , dầu mỏ và khí tự nhiên như sợi ni lon , políete, axetat.

_ Nguồn gốc sợi pha

 

doc 27 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lao động kỹ thuật Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 1: Vải sợi hoá học và sợi pha
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
_ Nắm được những khái niệm cơ bản về sợi hoá học và sợi pha.
_Biết sử dụng từng loại vải một cách khoa học và hiệu quả.
Kĩ năng:
_Bước đầu có kĩ năng nhận biết các mặt hàng vải.
II.Lên lớp :
1. Ôn định tổ chức lớp
Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập
2. Bài mới:
_Giáo viên cho học sinh xem mẫu vải sợi hoá học và sợi pha và giới thiệu: có nhiều loại vải khác nhau để may quần áo và đồ dùng gia đình , trong đó vải sợi hoá học và sợi pha được sử dụng nhiều và phổ biến. Nhìn chung các loại vải thường dùng hiện nay được bắt nguồn từ sợi thiên nhiên.
_ Nguồn gốc sợi hoá học 
+ Sợi hoá học là loại sợi được tổng hợp từ than đá , dầu mỏ và khí tự nhiên như sợi ni lon , políete, axetat...
_ Nguồn gốc sợi pha
+Sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ quả bông, cây gai , cây đay, tơ tằm...
_ Tính chất:
Giáo viên đưa mẫu vải rồi hỏi : 
+Em có nhận xét gì về 2 mảnh vải ?
+Nếu đốt 2 loại vải ,khi cháy có gì khác nhau?
+Độ bền của vải sợi ra sao?
_GV cho HS vò thử vải , Đốt sợi vải: quan sát kết quả đế chứng minh cho câu trả lời.
_ Sử dụng 
 Cho HS quan sát vải hoa một chiều , vải hoa dây , vải ca- rô to. Hỏi:
+Khi cắt may người ta chú ý những gì?
Tránh hoa ngược chiều, đường kẻ bị lệch nhau.
GV làm mẫu để HS thấy sự không hợp lí nếu để hoa ở 2 vạt ngược chiều nhau...
+Tại sao trên quuuần áo ở mép đường may có đường vắt sổ hoặc đốt mép ?
Mép vải vừa cắt rất dễ tưa sợi . 
III. Củng cố
GV nhắc lại và nhấn mạnh nguồn gốc và ưu nhược điểm chính của sợi hoá học và sợi pha
Tiết: 2; 3
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
 Bài 2: Thêu chữ V (2 tiết)
I Mục đích yêu cầu
_ Nắm được cách thêu chữ Vvà ứng dụng thêu nó trong trang trí sản phẫm.
_ Luyện tập cách thêu chữ V, thêu được mũi thêu chữ V đúng mẫu.
II Lên lớp
1.ổn địng tổ chức:
- Kiểm tra kiến thức cũ. Nhận xét kết quả bài trước.
- Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập , vật liệu đã dặn ở tiết trước.
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát mẫu thêu chữ V.
- Đường chỉ ở mặt phải mẫu thêu có gì đặc biệt?
(Tạo thành hình chữ V liên tiếp)
Chính vì thế người ta gọi nó là đường thêu chữ V.
- Đường chỉ ở mặt trái mẫu thêu ntn ?
(hai đường khâu thường song song với nhau)
Thêu chữ V là cách điệu làm cho 2 đường chỉ đi chéo nhau giũa 2 đường song song , tạo thành hình chữ V
- Ta thường gặp đường thêu chữ V trang trí cho những đồ dùng nào?
(quần áo ,khăn tay , yếm dãi)
- Cho HS quan sát mẫu thêu , đường hàng rào đơn , hàng rào kép, cho HS biết đó cũng là thêu chữ V nhưng được cách điệu.
Thêu chữ V cách điệu sẽ tạo được kiểu thêu rào đơn , rào kép. Thêu chữ V rào đơn , rào kép được ứng dụng để thêu trang trí đường diềm , thêu hoa lá , viền gấu áo quần, yếm daĩ ...
b, Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 
- Rút sợi vải tạo ra 2 đường dấu ( 2sợi cách nhau 3-5 mm )
- Cách thêu:
+ Bắt đầu từ trái sang phải.
+ Hướng dẫn theo từng bước như hình H1,H2,H3,H4 (trang 8 sgk ).
+GV yêu cầu 1 số HS lên bảng làm lại thao tác thêu chữ V trên bìa để cả lớp quan sát và nhận xét.
+ Hướng dẫn thêu trên vải:
Đặt ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái ở mặt phải của vải sao cho đường dấu nằm ở giữa 2 ngón này. Các ngón còn lại đặt ở mặt trái của vải. Ngón giữa kẹp chặt vải cùng ngón trỏ. Ngón đeo nhẫn và ngón út kẹp chặt vải cùng ngón cái , kéo căng vaair ở chỗ 2 đường dấu đồng thời tay phải cầm kim thêu , thao tác như hướng dẫn ở trên.
+GV yêu cầu 1 số HS lên bảng làm lại thao tác thêu chữ V trên vẩi để cả lớp quan sát và nhận xét
c, Hướng dẫn HS thực hành
- HS thực hành theo các bước thao tác đã hướng dẫn ở trên của GV.
- Nếu HS không rút được sợi có thể dùng bút để kẻ 2 đường thẳng làm dấu.
- Cuối giờ yêu cầu HS thêu được 1 số mũi thêu chữ V.
- Huướng dẫn HS thêu chữ V cách điệu: Mở rộng khoảng cách 2 đường dấu và khoảng cách 2 mũi đầu chữ V sẽ được đường thêu hàng rào. GV dùng giấy bìa , kim khâu len và len thêu hàng rào mẫu để HS quan sát.
 Lưu ý : Đường dáu là tạm thời, sau này thêu quen sẽ dùng mắt ước lượng, không cần đường dấu nữa.
III Tổng kết đánh giá:
 GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của tuừng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
IV Dặn dò:
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập để học bài thêu chữ X
Tiết: 4; 5
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
 Bài 3: Thêu chữ X ( mũi dấu nhân ) 
I Mục đích yêu cầu
- HS nắm được những điểm cơ bản về thêu dấu nhân , cách thêu mũi dấu nhân.
- Biết cách thêu mũi dấu nhân , áp dụng thêu dấu nhân vào mẫu thêu đơn giản. 
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra kiến thức cũ. Nhận xét kết quả bài trước.
- Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập , vật liệu đã dặn ở tiết trước.
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát mẫu thêu chữ X.
- Đường chỉ ở mặt phải mẫu thêu có gì đặc biệt?
( Chỉ thêu tạo thành 2 đường chéo của ô vuông )
- Đường chỉ ở mặt trái mẫu thêu ntn ?
(là những mũi ngắn liên tiếp tạo thành những đường thẳng song song với nhau)
b, Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 
- Rút sợi vải tạo ra 2 đường dấu ( 2sợi cách nhau 3-5 mm ), trường hợp vải tho dễ đếm sợi vải không cần phải rút sợi.
- Cách thêu:
+ Bắt đầu từ phải sang trái.
+ Hướng dẫn theo từng bước như hình H1,H2 (trang 9 sgk ).
+GV yêu cầu 1 số HS lên bảng làm lại thao tác thêu chữ X trên bìa để cả lớp quan sát và nhận xét.
 Lưu ý: Khi thêu trên vải , thao tác tay phải cầm kim bình thường tay trái cầm vải như sau:
Ngón trỏ đặt ở mặt trái của vải. Ngón cái và ngón giữa đạt ở mặt phải kẹp vải về 2 đầu nhằm căng mặt vải cho dễ thêu.
+GV yêu cầu 1 số HS lên bảng làm lại thao tác thêu chữ X trên vẩi để cả lớp quan sát và nhận xét
III, Hướng dẫn HS thực hành 
- HS thực hành theo các bước thao tác đã hướng dẫn ở trên của GV.
- Nếu HS không rút được sợi có thể dùng bút để kẻ 2 đường thẳng làm dấu.
- Cuối giờ yêu cầu HS thêu được 1 số mũi thêu chữ X.
.
 Lưu ý : Mũi chỉ phải đều nhau ,chụm chân chỉ, vải không nhăn.
GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của tuừng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
- Nhận xét chung tiết học.
Đánh giá tinh thần thái độ học tập của cả lớp nói chung và khen hoặc chê 1 số HS
IV Dặn dò:
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập để học bài thêu xương cá
Tiết: 6; 7; 8; 9
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
 Bài 4: Thêu xương cá 
I Mục đích yêu cầu
_ Nắm được cách thêu xương cấ, ứng dụng thêu nó trong trang trí sản phẫm.
_ Luyện tập cách thêu xương cá, thêu được mũi thêu xương cá đúng mẫu.
II Lên lớp
1.ổn địng tổ chức:
- Kiểm tra kiến thức cũ. Nhận xét kết quả bài trước.
- Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập , vật liệu đã dặn ở tiết trước.
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài:
Cho HS quan sát mẫu thêu xương cá
- Cách thêu xương cá có gì đặc biệt?
(Dựa trên 3 đường thẳng song song cách đều để tạo thành những hình giống xương cá . Chỉ thêu luôn luôn vòng qua đầu kim và nằm dưới kim.)
Chính vì thế người ta gọi nó là đường thêu xương cá.
- Ta thường gặp đường thêu xương cá trang trí cho những đồ dùng nào?
(gấu áo ,tay áo , cổ áo , áo gối, thêu các loại cành rong ...).
b, Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 
* Thêu xương cá đôn:
- Rút sợi vải tạo ra 3 đường dấu ( 2sợi cách nhau 3-5 mm ). Khoảng cách này có thể thay đổi tuỳ mẫu thêu.
- Cách thêu:
+ Bắt đầu từ phải sang trái.
+ Hướng dẫn theo từng bước như hình H1,H2, H3 (trang 11,12 sgk ).
+GV yêu cầu 1 số HS lên bảng làm lại thao tác thêu xương cá trên bìa để cả lớp quan sát và nhận xét.
+ Hướng dẫn thêu trên vải: Cách cầm vải tay trái giống như cách cầm vải thêu dấu nhân. 
+GV yêu cầu 1 số HS lên bảng làm lại thao tác thêu xương cá đơn trên vẩi để cả lớp quan sát và nhận xét
 Lưu ý: Bắt đầu thêu bao giờ cũng lên kim từ dưới lên vào đường dấu ở giữa ,từ phải sang trái ,vòng chỉ qua dưới đường kim. Khi rút kim kéo căng sợi chỉ, đưa tay phải chếch về phía trái. Tuyệt đối không kéo chếch kim về phía tay phải.
 Yêu cầu: Đường thêu thẳng , các mũi thêu đều giống nhau và có khoảng cách bằng nhau.
c, Hướng dẫn thực hành 
- HS thực hành theo các bước thao tác đã hướng dẫn ở trên của GV.
- Nếu HS không rút được sợi có thể dùng bút để kẻ 3 đường thẳng làm dấu.
- Cuối giờ yêu cầu HS thêu được 1 số mũi thêu xương cá.
 Lưu ý : Đường dáu là tạm thời, sau này thêu quen sẽ dùng mắt ước lượng, không cần đường dấu nữa.
 Rút chỉ căng quá dẫn đến vải bị nhăn
- GV động viên biểu dương HS làm tốt.
* Thêu xương cá kép:
Cho HS quan sát mẫu thêu xương cá đơn đã hoàn chỉnh và 1 mẫu thêu xương cá kép đang thêu dở. GV hỏi:
- Hãy cho biết đâu là đường xương cá đơn?
- Đường thêu này với đường xương cá đơn (chỉ mẫu ) có gì giống và khác nhau ?
Để trả lời câu hỏi đó , cô mời cả lớp theo dõi tiếp vài mũi đường thêu. (GV làm mẫu)
-Cách thêu có giống thêu xương cá đơn không ? 
( Thêu tương tự thêu xương cá đơn nhưng thêu lặp lại 2 lần trên cùng 1 hàng.)
 Thêu như vậy , người ta gọi là thêu xương cá kép.
b, Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
c, Hướng dẫn thực hành 
- HS thực hành theo các bước thao tác đã hướng dẫn ở trên của GV.
- Nếu HS không rút được sợi có thể dùng bút để kẻ 3 đường thẳng làm dấu.
- Cuối giờ yêu cầu HS thêu được 1 số mũi thêu xương cá kép.
- Hướng dẫn thao tác giống như thao tác thêu đường xương cá đơn.
III Tổng kết đánh giá:
 GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của từng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
IV Dặn dò:
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập để học bài thêu trang trí khăn tay.
Tiết: 10; 11; 12; 13
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
 Bài 5: Thêu trang trí khăn tay 
I Mục đích yêu cầu
_Cách vận dụng các mũi thêu đã học để trang trí khăn tay.
_ Rèn luyện kỹ năng thêu trang trí.
II Lên lớp
1.ổn địng tổ chức:
- Kiểm tra kiến thức cũ. Nhận xét kết quả bài trước.
- Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập , vật liệu đã dặn ở tiết trước.
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài:
 - Nêu ứng dụng thêu chữ V, thêu dấu nhân, thêu xương cá?
Ta có thể sử dụng các mũi thêu trang trí đã học để trang trí 1 chiếc khăn tay.
b, Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 
* Chọn mẫu
- Thêu khăn ở vị trí nào là đẹp và hợp lý? Nên chọn hoa to hay hoa nhỏ cho đẹp?
-Tro ... trồng. 
- Thực hiện đúngcác bước trồng cây non , trồng cây có hiệu quả.
- Rèn kĩ tình cảm yêu thích lao động .
II Chuẩn bị
 - 1 hoặc 2 cây non để trồng vào chậu , khay .
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
-Trong thực tế , có nhiều loại cây gieo trồng từ hạt cây con mọc và được chăm sóc cho đến kkkhi thu hoạch . Nhưng hầu hết các loại cây rau , hoa và 1 số loại cây khác được gieo hạt và khi cây mọc , người ta nhổ hoặc tách bầu để trồng . Ngoài ra 1 số loại cây con được trồng từ cành dâm hoặc cành chiết . Những loại cây này nếu được chăm sóc tốt , cây sẽ nhanh cho thu hoạch .
b .Nội dung bài
* Cách chọn cây con :
+Không bị sâu bệnh , thân mập , thẳng , lá xanh mượt , còn nguyên rễ .
+ Nếu là cây đánh bầu thì bầu đất phải nguyên vẹn , không bị vỡ .
* Các bước trồng cây con :
- Định vị trồng cây con trên luống theo khoảng cách quy định rồi đánh dấu .
- Đào hố để trồng cây ở vị trí đã đánh dấu .
- Đặt cây giống vào hố và vun đất vào xung quanh gốc , sau đó ấn chặt đất xung quanh gốc cho cây đứng thẳng .
- Tưới nước xung quanh gốc , tưới nhẹ để cây không bị đỏ .
* Hướng đẫn thực hành 
Chương trình giảm tải
IV Tổng kết , đánh giá
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
- Nêu cách trồng cây non .
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài 27
Tiết: 40; 41
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 19: Bón phân cho rau hoa
I Mục đích yêu cầu
- HS nắm được tác dụng của việc bón phân cho rau , hoa .
- Biết cách bón phân cho rau , hoa .
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
-Bón phân là 1 biện pháp quan trọng khi gieo trồng và chăm sóc cây .Để thấy được tác dụng của việc bón phân và biết cách bón phân , hôm nay chúng ta sẽ học bài bón phân cho rau , hoa .
b .Nội dung bài
* Tác dụng của việc bón phân cho cây :
- Bón phân là bổ xung và tăng nguồn thức ăn trong đất giúp cho cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt .
- Bón phân cho cây là yếu tố quan trọng và cần thiết .Muốn rau, hoa trồng cho thu hoạch cao và có chất lượng nhất thiết phải bón phân đầy đủ và thường xuyên .
* Các loại phân bốn và cách bón phân :
-Phân hữu cơ : Là loại phân có sẵn trong thiên nhiên như phân trâu , bò , phân bắc , phân xanh , phân lợn nước tiểu ... Phân hữu cơ dùng để bón lót . Bón phân hữu cơ có tác dụng cung cấp dần thức ăn cho cây . Phân hữu cơ rẻ tiền , dễ kiếm mà hiệu quả lại cao , cho nên cần tận dụng các nguồn phân hữu cơ để bón cho cây .
- Phân hoá học : Là loại phân được sản xuất , tổng hợp từ các hoá chất như phân đạm , lân , ka li ... Phân hoá học có tác dụng nhanh , nhất là phân đạm . Phân hoá học không có tác dụng cải tạo đất mà còn làm thoái hoá đất . Phân hoá học dùng để bón thúc vào thời kì cây cần nhiều thức ăn .
- Có thể bón phân vào rãnh giữa hàng cây , cũng có thể hoà loãng phân để tưới . Khi tưới , không tưới lên ngọn và tưới khi trời mát .
* Hướng đẫn thực hành 
Chương trình giảm tải .
IV Tổng kết , đánh giá
- Nêu tác dụng của việc bón phân .
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài 28
Tiết: 42; 43
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 20:
Lợi ích của chăn nuôi gà, một số giống gà tốt
được nuôi nhiều ở nước ta 
I Mục đích yêu cầu
- HS hiểu được ích lợi của việc chăn nuôi gà .
- Biết một số đặc điểm tốt của những giống gà đang được nuôi nhiều ở nước ta 
- Giáo dục lòng yêu thích lao động .
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Gà là vật nuôi quen thuộc gần gũi với con người . Người ta nuôi gà để lấy thịt và trứng làm thức ăn . Ngoài việc nuôi gà để lấy thịt và trứng làm thức ăn , người ta còn nuôi gà cảnh và gà chọi .
b .Nội dung bài
* ích lợi của việc chăn nuôi gà :
- GV cho HS xem tranh , ảnh về chăn nuôi gà .
+ở lớp ta , gia đình ai nuôi gà ? Nuôi gà gì ?
+ Qua việc nuôi gà ở gia đình , con thấy nuôi gà có lợi ích gì ?
(có thịt, trứng để ăn hoặc đem bán )
+ Con có thích nuôi gà và chăm sóc gà không ?
- GV cho HS xem tiếp tranh , ảnh về lợi ích của chăn nuôi gà , nêu ích lợi của việc chăn nuôi gà ?
 + Thịt gà là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao , nhiều đạm , ít mỡ .
 + Do thịt gà giàu chất dinh dưỡng , nhiều đạm , ít mỡ nên thịt gà được nhiều người ưa chuộng.
- Gà là loại động vật dễ nuôi và phát triển nhanh . Thịt và trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nen rất tốt cho sức khoẻ con người . Nuôi gà còn thu được sản phẩm phụ là lông và phân gà . Phân gà là phân bón tốt đối với 1 số cây trồng như cây ớt . Lông gà để chế biến nuôi gia súc , len , dạ ...
* Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta :
- ở gia đình con nuôi giống gà nào ?
- Hãy cho biết những giống gà nào đang được nuôi nhiều ở nước ta ?
- Phân biệt sự khác nhau giữa gà ri và gà công nghiệp ?
( gà ri dễ nuôi , có thể tự kiếm ăn , thịt thơm ngon nhưng trọng lượng nhỏ ; gà công nghiệp có trọng lượng lớn , cho nhiều thịt , nhưng thịt không ngon bằng thịt gà ri )
- Các giống gà tốt đang được nuôi nhiều ở nước ta :
+ Giống gà ri : Đây là giống gà được nuôi nhiều ở nước ta , gà ri có ưu điểm dễ nuôi , thịt thơm ngon , chắc nhưng trọng lượng nhỏ . Gà ri đẻ sớm 5 , 6 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ , mỗi năm đẻ từ 120 đến 150 quả trứng .
+ Giống gà đông cảo : Thân hình to , lông vàng nhạt hoặc hung đỏ , chân thô to xù xì , nuôi tốt có thể đạt trong lượng 4,5 kg .
+ Giống gà Lơgo : Thân hình trung bình , màu trắng , mào đỏ , đẻ nhiều trứng ,
mỗi năm đẻ từ 240 đến 270 quả trứng .
+ Giống gà Plimút (gà cú ) : Thân hình to , lông có vằn trắng , đen như lông cú, lớn nhanh .
IV Tổng kết , đánh giá
- Nêu ích lợi của việc chăn nuôi gà .
- Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài 30 .
Tiết: 44; 45
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 21: 
Phân biệt gà trống , gà mái - chọn gà tốt để nuôi 
I Mục đích yêu cầu
- HS hiểu được ích lợi của việc chọn gà giống khi chăn nuôi gà .
- Biết phân biệt gà trống , gà mái và chọn gà tốt để nuôi .
- Rèn luyện khả năng quan sát , nhận biết . 
III Lên lớp
1 Kiểm tra :
- Nêu ích lợi của việc chăn nuôi gà .
- Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
Biết phân biệt gà trống , gà mái và chọn gà tốt để nuôi là một yêu cầu kỹ thuật quan trọng trong việc chăn nuôi gà .
b .Nội dung bài
* Phân biệt gà trống , gà mái :
- Những con đầu to , chân to là gà trống . Gà mái đầu nhỏ , chân và thân hình cũng nhỏ .
* Chọn giống gà tốt để nuôi :
-Giống gà tốt là gà khoẻ mạnh , không bị bệnh , hay ăn , chóng lớn . 
- Cách chọn gà khi còn nhỏ : Chọn con nhanh nhẹn , mắt sáng , lông xù bông . Loại bỏ những con hở rốn , khèo chân , lông bết , mắt mờ , ăn ít .
- Cách chọn gà nuôi lấy thịt : Chọn những con đầu to , chân to , lông mượt , mắt sáng , hay ăn . Chọn những giống gà có khả năng tăng trọng nhanh , tầm vóc lớn như gà Đông Cảo , Gà ri lai Đông Cảo , gà cú ...
- Cách chọn gà nuôi lấy trứng : Chọn những con đầu nhỏ , mỏ quặp , lông mượt mắt sáng , hông nở. Chọn những giống gà có khả năng đẻ nhiều trứng như Gà ri gà Lơgo...
IV Tổng kết , đánh giá
- Nêu các tiêu chuẩn để chọn gà nuôi lấy thịt , lấy trứng .
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
V Dặn dò
 Chuẩn bị bài 31
Tiết: 46; 47
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 22: Thức ăn nuôi gà
I Mục đích yêu cầu
- HS hiểu được tác dụng của từng loại thức ăn nuôi gà .
- Biết cách chế biến các loại thức ăn nuôi gà .
- Giáo dục lòng yêu thích lao động .
III Lên lớp
1 Kiểm tra .
- Hãy cho biết cách phân biệt gà trống , gà mái .
- Hãy cho biết cách chọn gà tốt để nuôi.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Người ta muốn nuôi gà có hiệu quả , ngoài việc chọn giống tốt còn phải chú trọng đến thức ăn nuôi gà .
b .Nội dung bài
- Con biết những loại thức ăn nào có thể cho gà ăn ?
- Gia đình con nuôi gà , con thường cho gà ăn thức ăn gì ?
* Thức ăn bột đường : có trong hạt , củ như thóc , ngô , khoai , sắn ... Khi cho gà ăn thức ăn bột đường , người ta thường nghiền nhỏ để gà dẽ ăn . Khi cần vỗ béo người ta thường nấu chín các thức ăn bột đường , gà sẽ ăn nhiều và chóng lên cân .
* Thức ăn đạm : rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của gà . Thức ăn có chứa nhiều đạm như giun , tôm cua , ốc , cào cào , châu chấu ...
* Thức ăn khoáng :Thức ăn khoáng rất cần cho gà con , gà đang lớn và gà đẻ trứng . Chất khoáng có nhiều trong xương động vật , vỏ sò , vỏ trứng , mai mực ...Người ta bổ xung bằng cách nghiền xương , vỏ trứng , vỏ sò ... để trộn lẫn vào thức ăn cho gà .
* Thức ăn vitamin : Các loại vitamin có trong rau , quả tươi và trong các thức ăn bột đường ... Người ta trộn rau , cám vào thức ăn để tăng lượng vitamin cho gà .
* Nước : Thiếu nước 3 ngày , gà sẽ chết . Cần đặt máng nước để gà thường xuyên có nước .
- Cách chế biến thức ăn nuôi gà :
+ Cám gạo , ngô , đỗ tương . 
+ Cá hoặc tôm tép . 
+Vỏ sò , hến hoặc bột xương .
Các nguyên liệu sấy khô rồi nghiền thành bột .
- Để trộn 1kg thức ăn tổng hợp : 
+ Cám gạo ( 0,2 -0,3 kg ) 
+ Bột ngô ( 0,4 -0,5 kg ) 
+ Bột cá hoặc tôm tép ( 0,1 kg )
+Vỏ sò , hến hoặc bột xương ( 0,02kg )
+ Bột đỗ tương ( 0,18 kg )
IV Tổng kết , đánh giá
- Nêu các loại thức ăn nuôi gà .
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
V Dặn dò
Chuẩn bị bài 32
Họ và tên: Phiếu học tập môn LĐKT
Lớp: 5 
 Một số giống gà tốt được nuôi nhiều ở nước ta
Bài 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta:
- Giống gà của nước ta là:..
- Giống gà công nghiệp ( gà nhập ngoại ) là: ,,.
Bài 2: Ghi vào khung trống đặc điểm của các giống gà được nuôi nhiều ở nước ta:
STT
Tên giống gà
Đặc điểm
1
..
..
2
..
..
3
..
..
4
..
..
Bài 3: Điền vào chỗ chấm để được ý đúng phân biệt gà ri, gà công nghịêp và gà lai giữa gà ri với gà công nghiệp: 
+ Giống gà dễ nuôi có thể tự kiếm ăn, thịt thơm ngon là:
+ Giống gà cho năng suất cao nhưng thịt và trứng đều không được thơm ngon như gà ta gọi là gà:
+ Giống gà vừa có thể cho năng suất tương đối cao, vừa có điểm tương đối dễ nuôi là giống gà: ..
Bài 4: Kể thêm một số giống gà khác mà em biết:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lao_dong_ky_thuat_lop_5.doc