Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 30

Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 30

Tập đọc:(Tiết 88,89)

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

Thời gian:40-42/1T

I. Mục đích – yêu cầu:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

- Đọc trơn cả bài.

- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu và ở câu dài.

- Đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.

- Biết phân biệt lời người kể và lời nhân vật.

- Tình yêu đối với Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa .

- Bút chì màu.

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 30 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 06 tháng 04 năm 2009
Tập đọc:(Tiết 88,89)
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
Thời gian:40’-42’/1T
I. Mục đích – yêu cầu:
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Đọc trơn cả bài.
Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu và ở câu dài.
Đọc đúng các câu hỏi, câu cảm...
Biết phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
Tình yêu đối với Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa .
Bút chì màu.
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động:	
Tiết 1
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ (5’): Cậu bé và cây si già
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Qua câu chuyện, em hiểu cây si muốn nói với bạn nhỏ điều gì?
2. Hoạt động dạy bài mới:
 Giới thiệu (1’):
Hôm nay các em sẽ tập đọc truyện “Ai ngoan sẽ được thưởng”
Câu chuyện kể về Bác Hồ, về sự quan tâm của Bác với thiếu nhi và về một bạn thiếu nhi thật thà, dũng cảm nhận lỗi với Bác.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu, tóm nội dung: Bác Hồ rất quan tâm, chăm sóc thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
- Học sinh khá đạc - lớp đọc thầm.
- Luyện đọc câu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu đến hết bài.
- Đọc bài.
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
- Một học sinh đọc cả bài.
- Nêu từ cần luyện đọc.
- quây quanh, non nớt, tắm rửa, vang lên, mắng phạt, vòng rộng, khắp lượt, trìu mến.
- Nêu từ mới.
- Học sinh nêu và đọc phần chú giải trong SGK.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- Đoạn 1.
- Học sinh đọc đoạn 1 + TLCH.
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại NĐ?
- Bác Hồ đi thăm những nơi trong trại nhi đồng: phòng nghủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa ,,,.
- Giáo viên đưa bảng phụ.
- Học sinh trao đổi, thực hành luyện đọc đoạn.
- Bác đi giữa đoàn học sinh,/ tay dắt hai em nhỏ nhất.// Mắt Bác sáng,/ da Bác hồng hào.// Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn,/ nhà bếp, nơi tắm rửa...//
Tiết 2
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Đoạn 2.
- Học sinh đọc đoạn 2 + TLCH.
- Bác Hồ hỏi học sinh những gì?
- Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không? Các cô có mắng phạt các cháu không? 
- Bác Hồ cho các cháu quà gì?
- Bác Hồ cho các cháu ăn kẹo.
- Các bạn nhỏ đề nghị Bác chia kẹo cho ai?
- Cho người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Học sinh trao đổi, thực hành luyện đọc đoạn văn sau:
- Đoạn 3:
- Học sinh đọc đoạn 3 + TLCH.
- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo của Bác?
- Vì bạn tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
- Vì Tộ thật thà dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan.
* Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Từng nhóm học sinh đọc phân vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, 1 học sinh, Tộ, cả lớp (đóng vai học sinh trại nhi đồng TLCH của Bác).
* Hoạt động 5: Củng cố
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào.
- Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm mới xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
- Học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
 3. Hoạt động cuối cùng:
Nhận xét tiết học.
CBB: Xem truyền hình.
***
Toán:(Tiết 146)
KI - LÔ - MÉT
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được:
Tên gọi, ký hiệu của đơn vị km, có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng km.
Quan hệ giữa km và m.
Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đơn vị là km.
Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km).
Tính chính xác.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên:
Kiểm tra bài cũ (5’): Mét
1m = ... dm	1m = ... cm (học sinh nêu miệng).
Học sinh sửa bài 4.
	Cột cờ cao: 10m
	Bút chì dài: 19cm
	Cây dừa cao: 10m
	Chú Tư cao: 165cm
Giáo viên nhận xét. 
2. Hoạt động dạy bài mới:
 Giới thiệu bài mới (1’):
Hôm nay học đơn vị đo kilômét..
* Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômet
- Để đo những vật có kích thước nhỏ ta đo bằng đơn vị nào?
- cm, dm.
- Vật có kích thước dài hơn như lớp học, cửa lớp ta dùng đơn vị gì?
- m.
- Để đo quãng đường từ TPHCM đến Vũng Tàu ta có thể đo bằng mét được không?
- Không.
- Vì vậy ta dùng một đơn vị đo lớn hơn là kilômét.
- Kilômét viết tắt là km. 1km = 1000m.
- Học sinh nhắc.
Học sinh đọc.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Điền số vào chỗ chấm.
1km = 1000m 68m + 27m 90m
1m = 100cm 9m + 4m 1km
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh đọc.
- Giáo viên vẽ lại hình lên bảng để hướng dẫn học sinh. 
- Nhìn hình vẽ, đọc độ dài quãng đường.
AB: 18km
BC: 35km
CD: 47km
- Để tính quãng đường từ A đến B dài  km?
- Lấy quãng đường AB dài là18km.
- Còn từ Bđến C dài hơn quãng đường từ B đến A là km?
- Lấy quãng đường BC trừ quãng đường AB:
35km – 18 km = 17km
- Quãng đường từ C đến B ngắn hơn quãng đường từ C đến D là  km?
- Lấy quãng đường CD trừ quãng đường BC
47km - 35km = 12km
- Học sinh làm - sửa bài.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh nhìn bản đồ vẽ trong sách và điền:
HN - H: 688km
HN - ĐN: 791km
ĐN- TPHCM:935km
- Học sinh sửa bài.
3. Hoạt động cuối cùng:
- Học sinh treo bản đồ (như SGK) cho 2 nhóm thi đua điền.
- Lạng Sơn, Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội?
- Cao Bằng, Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội?
- Quãng đường nào dài hơn: HN - Vinh hay Vinh - Huế?
- Quãng đường nào ngắn hơn: HN - Vinh hay Cao Bằng - HN?
- Giáo viên nhận xét. 
***
Mĩ thuật: (Tiết 30)
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Thời gian:35’-37’
I.MỤC TIÊU
 - Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường. 
 - Học sinh biết cách vẽ tranh.
- Học sinh vẽ được tranh về vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh đẹp về vệ sinh môi trường.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Tranh, ảnh về môi trường, tranh phong cảnh của các hoạ sĩ.
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ.
 - Bút chì màu, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động đầu tiên:
- Cho học sinh hát.
 Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong.
H. Chữ như thế nào là chữ nét thanh nét đậm?
H. Những nét nào là nét thanh, những nét nào là nét đậm?
2. Hoạt động dạy bài mới:
Bài mới.
 - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
* Mục tiêu: Giúp học sinh
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài môi trường và gợi ý cho học sinh nhận thấy.
H. Tranh này có những hình ảnh gì?
H. Môi trường sống xung quanh ta có những hình ảnh nào?
H. Để cho môi trường xung quanh được trong lành chúng ta phải làm gì?
H. Để bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của ai?
H. Để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta phải làm gì?
H. Em hãy kể một số hoạt động nhằm bảo vệ môi trường xung quanh?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình, ảnh về các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.
- Giáo viên gợi ý thêm: - Môi trường xanh, sạch đẹp rất cần cho cuộc sống con người,...
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để giữ gìn, bảo vệ môi trường như gom rác làm vệ sinh ngõ xóm, làm sạch nguồn nước, trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắn động vật quý hiếm,...
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
* Mục tiêu: Giúp học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh trên bảng.
- Tìm, chọn nội dung phù hợp với khả năng.
- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung trong một hoạt đông cụ thể nào đó như đang làm vệ sinh, chống bão lụt hay đang trồng cây,...
- Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính.
 - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng
 màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi sáng thể hiệân được nội dung của tranh môi trường.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo
 một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát, tham khảo thêm
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: Giúp học sinh
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở.
- Tìm hình chính cho bức tranh, có các hoạt động để bảo vệ môi trường.
- Tìm hình phụ, cần chú ý không sử dụng nhiều chi tiết nhỏ.
- Vẽ hình rõ đặc điểm.
- Chú ý đến hình dáng chung của hình chính. 
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
+ Muốn màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào pha màu nhiều hay ít.
+ Tô màu kín hình đều và đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: Giúp học sinh
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
H. Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn ra ở đâu?
H. Màu của bạn tô đã đều và rõ nội dung chưa?
H. Trong tranh này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp.
- Học sinh tìm hiểu nội dung.
- Hình ảnh cây cối, nhà cửa.
- Như đồi, núi, sông nước và những con đường, những cánh đồng.
- Bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch và đẹp.
- Nhiệm vụ của tất cả mọi người.
 ... n, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.
* Hoạt động 3: Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề
* Bước 1: Hoạt động nhóm.
- Học sinh nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm.
- Giáo viên phát cho các nhóm phiếu thảo luận.
- Hình thức thảo luận: Học sinh dán các bức tranh vẽ mà các em sưu tầm được vào phiếu.
- Yêu cầu: Quan sát tranh trong SGK và hoàn thanh nội dung vào bảng.
Hình số
Tên cây
Nơi sống
Ích lợi
Những cây khác có cùng nơi sống mà em biết
Phiếu 1: Quan sát tranh trong SGK và hoàn thanh nội dung vào bảng
Phiếu 2: Quan sát tranh trong SGK (trang 63) và hoàn thanh nội dung vào bảng
Nơi sống
Con vật ở hình số
Tên con vật
Ích lợi
Các con khác ở cùng nơi sống mà em biết
Sống trên cạn 
Sống dưới nước
Sống trên không
Vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu: Gọi lần lượt từng nhóm trình bày.
- Lần lượt các nhóm học sinh trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
* Hoạt động 4: Bảo vệ các loài cây, con vật
- Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?
(Giải thích: Tuyệt chủng)
- Cá nhân học sinh giơ tay trả lời.
(1 - 2 học sinh).
- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau:
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
1.Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
2. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
- Yêu cầu: Học sinh trình bày.
- Cá nhân học sinh trình bày.
3. Hoạt động cuối cùng:
Yêu cầu học sinh nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
Yêu cầu học sinh về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.
***	
Thứ sáu ngày 10 tháng 04 năm 2009
Thể dục: (Tiết 60)
TÂNG CẦU – TRÒ CHƠI “TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH”
Thời gian:35’-37’
I . MỤC TIÊU :- Ô n Tâng cầu . Yêu cầu nâng cao thành tích tâng cầu( Lâu hơn ) 
- Ô n tung bòng vào đích . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 
- Địa điểm : Trên sân trường và nơi tập vệ sinh an toàn 
- Phương tiện : 1 cái cói và 8 quả bóng và 2 cái xô 
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP : 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
GÍAO VIÊN
HỌC SINH
1. Phân mở đầu : 
- Phổ biến ND & YC 
- Ô n lại bài thể dục 
2. Phần cơ bản : 
- Tâng cầu 
- Tung bóng vào đích 
3. Phần kết thúc – Hệ thống lại bài học 
1 phút 
4-6 phút 
8-10 phút 
8-10 phút 
2 phút 
* GV phổ biến nôi dung vàyêu cầu bài học 
- Cho cả lớp khởi động các khớp của cơ thể và sau đó chạy nhẹ tại chỗ vài lần , đồng thời hít thở sâu 
- Cho cả lớp ôn lại các động tác bài thể dục : Vuơn thở , tay , chân , toàn thân và nhảy 
+ Cho lóp trưởng điều khiển ( Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp ) . GV theo dõi và uốn nắn những em sai và sau đó cho các em sai tập lại 
* Ô n “ tâng cầu “:
- GV nêu yêu cầu bài học hôm nay cần đạt thành tích cao hơn ( ít cho cầu rơi ) , sau đó cho HS đếm 1-2 sau đó những em có cùng số làm 1 cặp và giãn hàng thành 2 hàng ngang theo cặp khoảng cách 3-4 m 2 và cho các em tâng cầu 
- GV theo dõi và động viên các em không cho cầu rơi , sau đó nhận xét tuyên dương những em không cho cầu rơi 
*Trò chơi “ Túng bòng vào đích “ 
- GV ổn định lớp lại thành 4 nhóm và cho các em nêu lại các tung bóng vào đích 
- GV cho các nhóm thi đua tung bóng vào đích và sau đó kiểm tra số bòng của từng nhóm 
- GV sơ kết trò chơi và tuyên dương 
- GV ổn định lờp thành 4 hàng và cho hít thở sâu và buông thả lỏng người 
+ Hôm nay ta học bài gì ? Ô n lại những động tác nào trong bài TD ? Tâng cầu ta chú ý điều gì ? Tung bòng vào đích ta cần mục đích nào ? 
- Dặn dò : Về nhà tập lại các động tác bài TD và tập tung bóng . NXTH 
- HS khởi động 
- HS tập các động tác 
-Cho HS nêu mục đích tâng cầu 
- 2 HS tâng cầu qua lại 
- HS nêu mục đích tung bóng vào đích 
- Nhóm thi đua và tuyên dương 
- HS trả lời 
***
Tập làm văn: (Tiết 30)
NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nghe - hiểu: Nghe mẫu chuyện “Qua suối”. Nhớ và trả lời được 4 câu về nội dung chuyện. Hiểu: Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác lo kê lại hòn đá để người đi sau khỏi ngã.
2. Rèn kỹ năng viết: Trả lời đúng một câu hỏi về nội dung câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa truyện.
VBT.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ 4’: 
Gọi 2 học sinh kể lại chuyện: “Sự tích hoa dạ lan hương”.
Giáo viên hỏi về nội dung truyện.
Giáo viên nhận xét chấm điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới 1’: Giáo viên nêu mục đích - yêu cầu bài.
* Hoạt động 1: Làm bài tập
Bài 1: miệng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu và đọc 4 câu hỏi.
- Giáo viên treo tranh minh họa.
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên kể câu chuyện: Qua suối.
- Học sinh lắng nghe + quan sát tranh.
- Giáo viên treo 4 câu hỏi - nêu lần lượt các câu.
a) Bác Hồ và các chiến sĩ đi đâu?
- Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác.
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
- Anh chiến sĩ sẩy chân ngã vì một hòn đá bị kênh.
c) Khi biết điều đó Bác bảo anh làm gì?
- Bác bảo anh kê hòn đá lại để người khác không bị ngã nữa khi qua suối.
d) Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ?
- Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác còn cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã nữa.
* Hoạt động 2: Viết
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào VBT.
- Học sinh làm bài.
- Giáo viên kiểm tra vở.
- Chấm một số tập.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (4’)
- Hỏi: Qua mẩu chuyện, em rút ra bài học gì cho mình?
- Học sinh nêu ý kiến:
+ Quan tâm đến mọi người xung quanh.
+ Biết sống vì người khác.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về kể câu chuyện cho người thân nghe.
***
Toán: (Tiết 150)
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
Thời gian:35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết cách đặt tính cộng, rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc. 
Học sinh làm đúng - thành thạo các phép tính.
II. Chuẩn bị:
Các hình vuông to, nhỏ, các hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ 4’: Viết số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị.
Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 3, 4.
Chấm một số vở.
Nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới (1’): Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
* Hoạt động 1: Cộng các số có 3 chữ số
- Giáo viên ghi: 326 + 253 =?
- Giáo viên thể hiện bằng đồ dùng trực quan.
- Học sinh thể hiện đồ dùng theo 2 số 326 và 253.
- Giáo viên yêu cầu học sinh gộp các ô vuông lại, ta được kết quả là tổng.
- Học sinh thực hiện.
- Hỏi: Tổng này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Học sinh nêu có 5 trăm, 7 chục và 9 đơn vị
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phép tính: Viết 326, xuống dòng viết dấu cộng ở giữa 2 dòng. Viết số thứ hai (253) dưới số thứ nhất. Sao cho các hàng thẳng nhau. Kẻ vạch ngang dưới số thứ hai.
- Học sinh thực hiện theo giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn cộng: Cộng từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng dơn vị.
 326 * Hàng đơn vị: 6 cộng 3 bằng 9, 
+ 55 viết 9.
 579 * Hàng chục: 2 cộng 5 bằng 7, 
	 viết 7.
	 * Hàng trăm: 3 cộng 2 bằng 5,
	 viết 5.
- Học sinh thực hiện lại bằng bảng con.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu qui tắc:
- 1 học sinh nêu:
+ Em đặt tính như thế nào để cộng? 
+ Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
+ Em tính ra sao?
+ Tính: cộng từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng đơn vị.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Giáo viên viết 1 phép tính lên bảng, hướng dẫn học sinh làm.
 326 * 2 cộng 5 bằng 7, viết 7.
+ 55 * 3 cộng 5 bằng 8, viết 8.
	 * Hạ 7 xuống, viết 7.
- Học sinh thực hiện các bài còn lại.
- 2 học sinh lên bảng sửa:
	524	622	452
+ 173	 + 350	 + 526
	697	972	978
- Nhận xét. 
Bài 2: Đặt tính và tính.
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh tự thực hiện bài này.
- Học sinh tự làm bài + 2 em sửa.
	724	806	263
+ 215	 + 172	 + 720
	939	978	983
* Hoạt động 3: Củng cố
Bài 3: Tính nhẩm.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên có thể nêu phép tính - gọi học sinh nêu kết quả.
- Học sinh tiến hành, chỉ định bạn khác trả lời: VD: 800 + 100 = ?
	600 + 200 = ?
	500 + 500 = ?
- Nhận xét. 
 3. Hoạt động cuối cùng:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị: Luyện tập.
***
Âm nhạc: (Tiết 30)
BẮC KIM THANG
(GV chuyên nhạc dạy)
***
SINH HOẠT TẬP THỂ:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ:
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
 - Phong trào: Tham gia tốt các phong trào của trường, lớp.
 Công tác tuần tới:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Học bài và làm bài đầy đủ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ hai hàng tuần.
***

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc