Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 23 năm học 2012

Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 23 năm học 2012

TUẦN 23

 Thứ 2 ngày 20 tháng 02 năm 2012

Tập đọc

BÁC SĨ SÓI

I.Mục đích, yêu cầu:

- Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài.Nghỉ hơi đúng chỗ.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.

- Tăng cường kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. (Trả lời được CH 1, 2, 3, 5).

- HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (CH4).

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần dạy 23 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Thứ 2 ngày 20 tháng 02 năm 2012
Tập đọc
BÁC SĨ SÓI
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài.Nghỉ hơi đúng chỗ.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc....
- Tăng cường kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. (Trả lời được CH 1, 2, 3, 5).
- HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (CH4).
II. Đồ dùng dạy - học: 
Tranh minh họa 
III.Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
A. Bài cũ: 
2 em đọc bài: Cò và Cuốc, trả lời câu hỏi trong bài. 
B.Bài mới: 
* Giới thiệu chủ điểm và học bài:
* Luyện đọc:
GV đọc mẫu cả bài chú ý phân biệt rõ giọng người kẻ và giọng của các nhân vật trong bài. 
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
1. Đọc từng câu:
HS nối tiếp nhau đọc các câu trong bài. Luyện phát âm 1 số từ khó: cuống lên, bình tĩnh, bác sĩ, toan xông lên, khoác lên người, lễ phép, rỏ dãi....
2. Đọc từng đoạn trước lớp:
3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài. Hướng dẫn đọc 1 số câu dài:
Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo khoác choàng lên người, /một chiéc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//
Sói mừng rơn,/ mon men lại phía sau, /định lừa miếng/ đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.//
HS đọc từ chú giải ở cuối bài, GV giải thích thêm: thèm rỏ dãi( nghĩ đến món ăn ngon mà thèm đến nỗi nước bọt trong miệng ứa ra); nhón nhón chân (hơi nhấc cao gót, chỉ có đầu ngón chân chạm đất).
3. Đọc từng đoạn trong nhóm.
Sinh hoạt nhóm 3 mỗi em đọc 1 đoạn trong bài.
Thi đọc giữa các nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1 - 2).
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
GV chia lớp thành nhiều nhóm. Các nhóm đọc thầm truyện trao đổi thảo luận trả lời 5 câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm lần lượt trả lời trước lớp từng câu hỏi:
+ Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? (thèm rỏ dãi)
HS nói lại nghĩa của từ thèm rỏ dãi.
+ Sói đã làm gì để lừa Ngựa? (giả làm bác sĩ)
+ Ngựa đã bình tĩnh giả như thế nào? (biết mưu của Sói, nó giả vờ đau ở chân nhờ Sói giúp). 
+ Tả cảnh Sói bị Ngựa đá?
+ Chọn tên khác cho truyện.
VD: Anh Ngựa thông minh. Sói và Ngựa,......
4. Luyện đọc:
2 - 3 nhóm tự đọc phân vai theo các nhân vật trong truyện. 
4.Củng cố dặn dò: 
Về nhà tập kể chuyện: “Bác sĩ Sói”.
-----------------------------------***------------------------------------
 Đạo đức
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (T1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
- Biết xử lý một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- HS khá, giỏi biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
- Tôn trọng từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện ĐT.
- Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện ĐT.
II. Tài liệu và phương tiện: 
· Đồ chơi ĐT.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sách vở của HS
· Khi cần đến sự giúp đỡ của người khác, cần phải làm gì ?
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
* Mục tiêu: Giúp HS biết biểu hiện về 1 cuộc nói chuyện ĐT lịch sự.
* Cách tiến hành: 
· GV mời 2 HS lên đóng vai 2 bạn đang nói chuyện ĐT .
· Đàm thoại .
* Kết luận: Khi nhận và gọi ĐT, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
 Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
* Mục tiêu: HS biết và xếp các câu hội thoại 1 cách hợp lí.
* Cách tiến hành:
· GV viết các câu trong đoạn hội thoại nào đó lên 4 tấm bìa. Mỗi câu viết vào 1 tấm bìa. 
· GV mời 4 HS cầm 4 tấm bìa đứng hàng ngang và lần lượt đọc to. Sau đó yêu cầu 1 HS lên sắp xếp vị trí các tấm bìa cho hợp lí.
* Kết luận:Về cách sắp xếp đúng nhất. 
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm .
* Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì khi nhận và gọi ĐT.
* Cách tiến hành: 
· HS thảo luận nhóm theo câu hỏi/ SGV.
· đại diện từng nhóm trình bày.
* Kết luận: SGV.
4. Hoạt động cuối: 
Củng cố – dặn dò.
Khi nhận và gọi ĐT em cần làm gì ?.
-----------------------------------------------***------------------------------------------------Toán
SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA - THƯƠNG
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nhận biếtđược số bị chia, số chia, thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia. 
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 
HS đọc thuộc bảng chia 2. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu tên gọi các thành phần và kết quả phép chia
* Giới thiệu phép chia 6 : 2
HS tìm kết quả phép chia 6 : 2 = 3
HS đọc: 6 chia 2 bằng 3.
GV chỉ từng số trong phép chia, nêu tên gọi.
 6 	: 2	 = 3
 ( Số bị chia) (Số chia) (Thương)
* GV nêu rõ thuật ngữ:” thương”.
Kết quả của phép chia (3) gọi là thương.
Thương là kết quả của phép chia.
HS nêu ví dụ về phép chia và gọi tên từng thành phần.
2. Thực hành:
+ Bài tập 1: 
HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở.
+ Bài tập 2: 
HS làm vào vở.
Hướng dẫn HS ở mỗi cặp của phép nhân và phép chia tìm kết quả của phép tính và viết vào, ví dụ:
 2 x 3 = 6 
 6 : 2 = 3
+ Bài tập 3:
Hướng dẫn từ 1 phép nhân (2 x 4 = 8 có thể lập được 2 phép chia tương ứng). 
	8 : 2 = 4
 2 x 4 = 8 
 8 : 4 = 2 
HS làm bài.
3.Củng cố dặn dò: 
Nắm được tên gọi các thành phần phép chia.
Về nhà:Làm bài tập ở VBT.
 -----------------------------------***------------------------------------
Chiều Đ/C Bông dạy thay
 -----------------------------------***------------------------------------ 
 Thứ ba ngày 21tháng 02 năm 2012 
 Đ/C Vân dạy thay
 -----------------------------------***-------------------------- 
 Thứ tư ngày 22 tháng 02 năm 2012 
 Thể dục
ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG HAI TAY CHỐNG HÔNG, DANG TAY - TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
A/ Mục tiêu : 
ªÔn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang). Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác. Học trò chơi “Kết bạn” Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
B/ Địa điểm :
- Sân bãi vệ sinh, đảm bảo an toàn nơi tập. Một còi để tổ chức trò chơi. Vạch kẻ để tập bài tập RLTTCB.
C/ Lên lớp: 
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70 - 80 m sau đó chuyển thành đi thường hướng vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ và hít thở sâu 5 - 6 lần.
- Đứng tại chỗ xoay đầu gối xoay hông, xoay cổ chân. 
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung (1 lần mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp). Trò chơi: “Tự chọn”
2. Phần cơ bản:
- Ôn đi theo vạch kẻ thường hai tay chống hông (2 - 4 lần)
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 2 lần 10 m 
- Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa giải thích để HS tập theo; kết hợp cho một vài HS làm đẹp ra làm mẫu. GV và lớp nhận xét. - Từ lần 2 - lần 4 cán sự làm mẫu, nếu HS sai có thể cho dừng lại để uốn nắn và xen kẽ cho nhận xét.
* Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang: 2 lần 10 m – 15. 
- Khi dạy hướng dẫn như trên và giáo viên nên sử dụng khẩu lệnh để HS thống nhất thực hiện động tác.
* Trò chơi : “Kết bạn”
- GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi lấy một tổ làm mẫu theo đội hình hàng dọc khi học sinh đã nắm vững được cách chơi thì cho chuyển về độihình 2 - 4 hàng dọc . GV hô kết 2, kết 3. 
3. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 -4 hàng dọc vỗ tay và hát.
Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
- Nhảy thả lỏng (6 - 10 lần)
- Giáo viên hệ thống bài học 
 ----------------------------------***--------------------------------------
Tập đọc
NỘI QUY ĐẢO KHỈ
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ rành mạch được từng điều trong bản nội quy.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ khó: nội quy, du lịch, bảo tồn, quản lí. Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy. (Trả lời CH1, 2).
- HS khá, giỏi trả lời được CH3.
II.Đồ dùng dạy - học:
 Bảng phụ viết 2 điều nội quy để HS luyện đọc, bảng nội quy của nhà trường.
III.Các hoạt động dạy - học: 
A.Bài cũ: 
3em đọc phân vai bài “Bác sĩ Sói”.
B.Bài mới:
1. iới thiệu:
2. yện đọc:
GV đọc mẫu toàn bài giọng đọc rõ ràng rành rẽ từng mục.
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. từng câu kết hợp luyện đọc từ khó.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu, chú ý các từ ngữ: than quan, khành khạch, khoái chí, trêu chọc, bảo tồn.....
b. Đọc từng đoạn: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Có thể chia bài thành 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu giọng đọc hào hứng, ngạc nhiên.
+ Đoạn 2: còn lại đọc rõ, rành rẽ từng mục.GV mở bảng phụ viết sẵn nội quy và hướng dẫn HS đọc:
A. //Mua vé tham quan trước khi lên đảo.//
B.// Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.//
HS tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải cuối bài.
c.Đọc từng đoạn trong nhóm.
HS sinh hoạt nhóm 2 và đọc từng đoạn trong nhóm sau đó thi đọc trước lớp.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 + Nội quy đảo Khỉ có mấy điều?
 + Em hiểu những điều quy định trên như thế nào?
Cho học sinh từng bàn điểm danh theo thứ tự từ 1 đến 4 ứng với 4 điều quy định, sau đó cho học sinh phát biểu điều ứng với số của mình. Lớp nhận xét bổ sung:
Điều 1: Ai cũng phải mua vé khi lên đảo.
Điều 2: Không trêu chọc thú, nếu chọc chúng sẽ rất nguy hiểm làm chúng tức giận lồng lộn trong chuồng....
Điều 3: Có thể cho thú ăn nhưng không ăn những đồ lạ vì có thể làm chúng mắc bệnh.
Điều 4: Không vứt rác khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định để đảo luôn sạch đẹp... 
+ Vì sao khi đọc xong nội quy Khỉ Nâu lại khoái chí? (Vì bản nội quy này bảo vệ loài khỉ)
- Tổ chức cho HS chơi. Mời 3 HS đóng 3 vai: người dẫn truỵên, vai cậu bé, vai bác bảo vệ. 
4. Luyện đọc lại: 
2 - 3 cặp thi đọc.
5. Củng cố dặn dò:
Giới thiệu nội quy của nhà trường.
Dặn: về hỏi bố mẹ, người thân về các loài thú để làm bài tập.
-------------------------------------***------------------------------------
 Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ MUÔNG THÚ
ĐẶT VÀ TLCH NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: như thế nào? (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh phóng to các loài chim và các ... ành này sang cành khác và bóc vỏ ăn một cách ngon lành .Em muốn mình góp tiếng nói nhỏ vào việc bảo vệ các loài thú quý .
III. Tổng kết : 
Nhận xét dặn dò. 
-------------------------------------***--------------------------------------
Tiết 2: 
LUYỆN TOÁN
I.Yêu cầu: 
Giúp HS rèn thêm kĩ năng phép chia và giải toán có liên quan đến phép chia.
II. Lên lớp:
1. Ôn bài 
Gọi tất cả HS trong lớp đọc thuộc lòng bảng chia 2 và bảng chia 3, mõi em 2 phép tính và nối tiếp nhau.
Làm bảng con:
 2 x 4 = 	 2 x 5 = 
 8 : 2 = 10 : 2 = 
 8 : 4 = 	 10 : 5 = 
Gọi tên các thành phần trong phép nhân và phép chia 
2. Làm bài tập: 
+ Bài 1: Số?
 Số bị chia	 16	 8	 9	 21	 14	 20	 27	 30
 Số chia	 2	 2	 3	 3	 2	 2	 3	 2
 Thương	
 Yêu cầu HS dựa vào bảng chia 2 và 3 để điền vào. 
+ Bài 2: Cô có 18 quyển vở, cô thưởng cho 3 bạn HS xuất sắc. Hỏi mỗi bạn có mấy quyển vở?
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài và giải vào vở.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Cả lớp làm bài, gọi 1 HS làm bài trên bảng 
Lớp cùng chữa bài. 
+ Bài 3: (Dành cho HS giỏi).
 Bác Loan có 17 lít dầu.Bác cho cô Liên 2 lít, còn lại bác rót vào các can, mỗi can 3 lít. Hỏi số dầu còn lại rót được mấy can ?
HS suy nghĩ và làm vào vở, lớp nhận xét và chữa bài.
III. Tổng kết và dặn dò: 
GV nhận xét giờ học và dặn HS về nhà xem lại các dạng BT đã làm.
-------------------------------------***-------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I.Mục đích - yêu cầu: 
- Đánh giá tình hình học tập và các hoạt động trong tuần học vừa qua.
- Nêu biện pháp khắc phục, kế hoach tùân tiếp theo.
II. Nội dung sinh hoạt:
A.GV nêu yêu cầu: 
* GV đánh giá nền nếp học tập 
- Vệ sinh lớp:Làm vệ sinh lớp chưa được sạch sẽ.
- Chuyên cần
Một số em vẫn còn đi học muộn: ...................................... 
- Trật tự giờ học:nền nếp chưa tốt còn nói chuyện riêng nhiều.Những em còn nói chuyện riêng: ............................................
- Bài tập - bài làm ở nhà: Làm đầy đủ.
- Vẫn còn tình trạng quên sách vở khi đi học.
Bình bầu hạnh kiểm........................................................................................................ 
B. Kế hoạch tuần tới:
Tăng cường kiểm tra bài tập ở nhà,thi đua học tốt dành nhiều điểm cao chào mừng ngày 8 - 3.
Tổ chức thi Viết chữ đẹp ở lớp để chọn những bạn có chữ viết đẹp có kế hoạch bỗi dưỡng cho các em dự thi Chữ viết đẹp của trường.
Sinh hoạt văn nghệ.
-------------------------------------------------***-------------------------------------------------
Tiết 3: Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ - TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I. Yêu cầu: 
Trên cơ sở những kiến thức đã học, bỗi dưỡng cho những HS có năng khiếu Tiếng Việt làm quen với những dạng bài tập có yêu cầu cao hơn. 
II. Các hoạt động học:
GV nêu yêu cầu của tiết học hôm nay.
1. Luyện về tiếng từ có âm đầu là r/d /gi, dấu hỏi và dấu ngã:
Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép với các tiếng đã cho sau đây: 
riêng: riêng lẻ, ở riêng, giêng:
dơi: rơi:
dạ:	 rạ:
rẻ:	 rẽ:
mở:	 mỡ:
củ:	 cũ:
2. Làm bài tập có liên quan đến cụm từ: như thế nào?
+ Trả lời mỗi câu hỏi sau và viết chỗ chấm:
Con thỏ chạy nhanh như thế nào?
Con gấu có dáng đi như thế nào?
Con hổ trông như thế nào?
+ Dùng cụm từ như thế nào để đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong các câu sau và viết vào chỗ chấm:
Con ngựa phi nhanh như bay.
Con cáo rất khôn ng
Con khỉ khôn gần như người.
HS suy nghĩ và làm vào vở, đọc bài và lớp chữa bài.
III. Tổng kết: Nhận xét giờ học. 
 -----------------------------------***-----------------------------------------
Thứ ba ngày 21tháng 02 năm 2012 
Toán: 
BẢNG CHIA 3
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Lập được bảng chia 3.
- Nhớ được bảng chia 3.
- Biết giải bài toán có một phép chia (Trong bảng chia 3). 
II.Đồ dùng dạy - học:
Các tấm bìa có 3 chấm tròn.
III.Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: 
HS làm bảng con:
 2 x 3 = 6 : 2 = 
Gọi tên các thành phần trong phép nhân và chia trên
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu phép chia 3
* Ôn tập phép nhân 3
GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn
Hỏi:Mỗi tấm có 3 chấm tròn, 4 tấm có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
HS trả lời rồi viết ra: 3 x 4 = 12. Có 12 chấm tròn
* Hình thành phép chia 3:
Tên các tấm bìa có 12 chấm tròn.Mỗi tấm có 3 chấm. Hỏi có bao nhiêu tấm?
HS trả lời rồi viết: 12: 3 = 4.Có 4 tấm
* Nhận xét:
Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 12: 3 = 4
2. Lập bảng chia 3: Dựa vào bảng nhân3 HS lập bảng chia 3với các chấm tròn 
HS học thuộc bảng chia 3
3. Thực hành:
+ Bài tập 1:Tính nhẩm
Hướng dẫn HS gắn phép nhân với phép chia tương ứng khi HS chưa thuộc phép chia 
+ Bài tập 2:HS thực hiện phép chia 24 : 3.Trình bày lời giải
Bài giải
Số HS trong mỗi tổ là:
24 : 3 = 8 (HS)
Đáp số: 8 HS
+ Bài tập 3:
Ôn lại: “Lấy số bị chia chia cho số chia được thương”
 Số bị chia 	12	21	27	30	3	15	24	18
 Số chia	 3	 3	 3	 3	3	 3	 3	 3
 Thương	
4. Dặn dò:
Học thuộc bảng chia 3. Làm bài tập ở VBT
------------------------------------***------------------------------------
Kể chuyện
BÁC SĨ SÓI
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kĩ năng nói: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của chuyện.
HS khá, giỏi biết phận vai để dựng lại câu chuyện (BT2).
- Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ trong SGK
III.Các hoạt động dạy - học: 
A.Bài cũ: 
4 HS kể 4 đoạn câu chuyện: “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” 1 HS kế lại toàn bộ câu chuyện. 
B.Bài mới: * Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn kể chuyện:
1. Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
HS nêu yêu cầu, lớp quan sát từng tranh minh hoạ. GViên treo tranh phóng to lên bảng hướng dẫn HS tóm tắt các sự việc vẽ trong tranh:
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì? (Ngựa đang gặm cỏ, Sói thèm rỏ dãi thịt Ngựa).
+ ở tranh 2 Sói thay đổi như thế nào?
+ Tranh 3 vẽ cảnh gì? (Sói ngon ngọt mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón chân chuẩn bị đá Sói).
+ Tranh 4 vẽ cảnh gì? (Ngựa tung vó đã một cú trời giáng, Sói bật ngữa, 4 cẳng huơ huơ giữa trời, mũ văng ra...)
HS nhìn tranh kể 4 đoạn câu chuyện trong nhóm.
Thi kể giữa các nhóm theo hình thức:
Mỗi nhóm 4 HS nối tiếp nhau kể trước lớp và 4 HS đại diện 4 nhóm kể lại 4 đoạn của truyện. 
Lớp và GV nhận xét.
2. Phân vai dựng lại câu chuyện.
Mỗi nhóm kể lại câu chuyện theo vai người dãn truyện, Ngựa, Sói. 
3 HS đại diện 3 nhóm dựng lại câu chuyện. Lớp lập ra ban giám khảo chấm và tổng kết.
3.Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét giờ học.Về nhà tập kể lại câu chuyện.
 --------------------------------***-------------------------------------
 Chính tả
BÁC SĨ SÓI
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bay đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói. 
- Làm được BT2 a, b hoặc BT 3a,b.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài chính tả và bài tập 2b.
Vở bài tập tiếng Việt
III.Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ: 
HS tìm viết 6 tiếng bắt đầu bằng r, gi, d.
B.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn tập chép:
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
GV đọc bài chính tả, 2 HS đọc lại. 
Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ Tìm tên riêng trong đoạn chép.
+ Lời của Sói được đặt trong dấu gì?
+ HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai: chữa, giúp, trời giáng...
HS chép vào vở:
Chấm chữa bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu và chọn bài 2. Gọi 2 HS lên làm trên bảng, lớp làm vở. Chữa bài:
Ước mong, khăn ướt , lần lượt, cái lựơc.
+ Bài 3: HS làm bài 3.
GV kẻ bảng 3 phần mời 3 nhóm HS lên bảng làm theo hình thức tiếp nối. Chữa bài và tổng kết. 
GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
3.Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Về nhà luyện viết lại những từ viết sai.
-------------------------------------***----------------------------------------
CHIỀU
Tiết 1: Luyện đọc
 BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu
HS luyện đọc bài bác sĩ Sói.
HS đọc đúng, diễn cảm bài.
Biết đọc theo cách phân vai ,đọc đúng giọng các nhân vật.
II. Các hoạt động dạy học
1. Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp từng câu
+ GV theo dõi – hướng dẫn HS đọc đúng các từ các em còn phát âm sai.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
+ GV theo dõi HD cho HS đọc các câu dài khó đọc
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm
Các nhóm cử đại diện thi đọc
GV và cả lớp theo dõi – nhận xét
2. Luyện đọc theo cách phân vai các nhân vật
* HS luyện đọc trong nhóm: HS tự phân vai luyện đọc trong nhóm.
GV chú ý nhắc HS thể hiện đúng giọng các nhân vật.
- Các nhóm thi đọc trước lớp
GV cùng cả lớp nhận xét – Chấm điểm thi đua
3. Cả lớp đọc ĐT toàn bài
* Dặn dò: HS luyện đọc lại bài
Tiết 2: Luyện viết : BÁC SĨ SÓI
I. Mục tiêu
HS luyện viết đoạn 1 bài bác sĩ Sói.
HS viết đúng, chính xác. 
Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
II. Các hoạt động dạy học
1. GV đọc đoạn cần viết cho HS nghe
- Gọi 2 HS đọc lại
2. HD HS tìm hiểu nội dung đoạn
+ Sói đã làm gì để đánh lừa ngựa?
( Sói giả làm bác sĩ để đánh lừa Ngựa)
HS tìm những từ dễ viết sai: thèm rõ dải, Ngựa, giả làm bác sĩ ...
HS luyện viết các từ đó vào bảng con.
3. GV đọc cho HS viết
HS luyện viết vào vở.
HS viết xong GV đọc cho HS dò bài.
4. GV chấm bài – nhận xét
* Dặn dò: HS về nhà luyện viết lại bài.
 -------------------------------------***----------------------------------------
Tiết 3: Luyện Toán BỒI DƯỠNG TOÁN NÂNG CAO
I. Mục tiêu
Trên cơ sở những kiến thức đã học,HS làm các bài tập với yêu cầu cao hơn.
II. Các hoạt động dạy học:
GV nêu yêu cầu cuat tiết học 
1. Hướng dẫn HS ôn bài:
HS đọc lại bảng chia 2 và chia 3 
2. HS làm bài tập 
+ Bài 1: Tính:
12: 6 + 74 = 
Hướng dẫn HS làm theo 2 bước vào bảng con 
HS tính 12: 6 bằng mấy rồi lấy kết quả đó cộng với 74
 12: 6 + 74 = 2 + 74
 = 76
61 - 14 : 2 =	 100 - 21: 3 = 	
32 + 18 : 3 = 	 27: 3 + 72 =
+ Bài 2: Số ?
32 -......: 4 = 29
Hướng dẫn HS tính nhẩm 32 trừ đi mấy bằng 29, rồi tính xem số nào chia cho 4 thì được kết quả.
54 + 21:...... = 61	12: 3 +.....= 21
 8 + .....: 2 = 18	30: 3 -......= 9
+ Bài 3:
 Bác Loan có 17 lít dầu.Bác cho cô Liên 2 lít, còn lại bác rót vào các can, mỗi can 3 lít. Hỏi số dầu còn lại rót được mấy can ?
HS suy nghĩ và làm vào vở, lớp nhận xét và chữa bài.
III. Tổng kết:
 Nhận xét giờ học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc