Giáo án khối 2 môn Toán - Luyện tập (Làm quen với cân đồng hồ và tập cân với cân đồng hồ)

Giáo án khối 2 môn Toán - Luyện tập (Làm quen với cân đồng hồ và tập cân với cân đồng hồ)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS

- Làm quen với cân đồng hồ và tập cân với cân đồng hồ.

- Làm tính và giải toán kèm theo đơn vị kilogam.

2. Kỹ năng:

- Cân được thành thạo trên cân đồng hồ.

- Tính toán nhanh, chính xác.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, ham học.

II. Chuẩn bị

- Cân đồng hồ

- Túi gạo, túi đường và 1 chồng vở.

III. Các hoạt động

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 2 môn Toán - Luyện tập (Làm quen với cân đồng hồ và tập cân với cân đồng hồ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Từ Đức	Thứ tư , ngày 19 tháng 10 năm 2005
Lớp : 22	Toán 
GV : Đỗ Thị Bé Hải.	 Luyện tập 	
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS
Làm quen với cân đồng hồ và tập cân với cân đồng hồ.
Làm tính và giải toán kèm theo đơn vị kilogam.
Kỹ năng: 
Cân được thành thạo trên cân đồng hồ.
Tính toán nhanh, chính xác.
Thái độ: 
Tính cẩn thận, ham học.
II. Chuẩn bị
Cân đồng hồ
Túi gạo, túi đường và 1 chồng vở. 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’) Hát
2. Bài cũ (2’) Kilogam
Kể tên đơn vị đo khối lượng vừa học.
Nêu cách viết tắt của kg.
GV đọc , học sinh viết các số : 1 kg, 9 kg, 10kg.
GV viết 3kg, 20 kg, 24 kg, học sinh đọc .
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Để củng cố về đơn vị đo kilogam, hôm nay chúng ta sẽ luyện tập.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Giới thiệu cân đồng hồ
Ÿ Mục tiêu: Làm quen với cân đồng hồ
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành
GV yêu cầu học sinh quan sát chiếc cân đồng hồ.
Cân có mấy đĩa?
GV giới thiệu: cân đồng hồ gồm đĩa cân, mặt đồng hồ có 1 chiếc kim quay được và trên đó có ghi các số ứng với các vạch chia. Khi đĩa cân chưa có đồ vật thì kim chỉ số 0.
Cách cân: Đặt đồ vật lên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay, kim dừng lại tại vạch nào thì số tương ứng với vạch đó cho biết vật đặt lên đĩa cân nặng bấy nhiêu kg.
GV cho HS lần lượt lên cân.
Tháng vừa rồi , mỗi bạn đều được cân xem mình nặng bao nhiêu kg. Cô thấy lớp mình có bạn thì thừa cân, có bạn thì thiếu cân. Bây giờ cô sẽ mời một số bạn lên cân.
GV mời 3 học sinh để cân : 1 học sinh suy dinh dưỡng, 1 học sinh cân đối, 1 học sinh bị béo phì.
Mời 1 học sinh quan sát cân và đọc số kg của bạn, 1 học sinh ghi lên bảng.
GV nhận xét chung .
v Hoạt động 2: Quan sát tranh
Ÿ Mục tiêu: Nắm được biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
Ÿ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm.
GV cho HS quan sát tranh , thảo luận nhóm 4 và điền vào sau mỗi câu Đ, S.
Yêu cầu 1 nhóm làm nhanh nhất dán kết quả lên bảng.
Nhận xét vị trí của kim thăng bằng.
- Kim thăng bằng lệch về phía quả cân là đĩa cân nào nặng hơn?
- Vậy quả cam nặng hơn 1 kg là S.
Nhận xét vị trí của kim thăng bằng.
 - Kim thăng bằng lệch về phía quả bưởi là đĩa cân nào nặng hơn?
 - Quả cam nhẹ hơn 1 kg , quả bưởi nặng hơn 1 kg . Vậy thì quả nào nặng hơn?
v Hoạt động 3: Làm bảng con.
Bài 3: Lưu ý kết quả phải có tên đơn vị đi kèm.
Ÿ Mục tiêu: Làm tính có thêm đơn vị kg
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách cộng trừ số đo khối lượng.
Bài 4: Làm phiếu.
Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Để tìm số gạo nếp mẹ mua về ta phải làm sao?
Yêu cầu 1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh làm bài giải.
4. Củng cố – Dặn dò 
GV cho HS thi đua hái quả .
GV nhận xét
Chuẩn bị: 6 cộng với 1 số.
Hát .
Học sinh viết bảng con.
HS quan sát
1 túi đường nặng 1 kg
sách vở nặng 3 kg
HS quan sát, làm bài. 
Kim thăng bằng lệch về phía quả cân . 
Đĩa cân có quả cân 1 kg nặng hơn.
Kim thăng bằng lệch về phía quả bưởi. 
Đĩa cân có quả bưởi nặng hơn.
Quả bưởi nặng hơn quả cam.
3 kg + 6 kg – 4 kg = 5 kg
15 kg – 10 kg + 7 kg = 12 kg
8 kg – 4 kg + 9 kg = 13 kg
16 kg + 2 kg – 5 kg = 13 kg
Mẹ mua 26 kg vừa gạo nếp , vừa gạo tẻ.
Hỏi mẹ mua về bao nhiêu kg gạo nếp?
Lấy gạo nếp và gạo tẻ, trừ đi số gạo tẻ.
HS làm bài.
Lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan_lt.doc