Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 5

Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 5

Chiếc bút mực

SGK: 40 Thời gian: 40-42

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới.

- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh, bảng phụ.

- Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động:

1. Hoạt động đầu tiên:

a. Ổn định: 1 Hát

b. Bài cũ (5): Mít làm thơ

- 2 học sinh đọc bài và TLCH.

- Em có thích Mít không? Vì sao?

- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.

 

doc 29 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 24 tháng 09 năm 2008
Tập đọc: (Tiết 13, 14)
Chiếc bút mực
SGK: 40 Thời gian: 40’-42’
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.
Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu nghĩa các từ mới.
Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh, bảng phụ.
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:	
1. Hoạt động đầu tiên:
a. Ổn định: 1’ Hát
b. Bài cũ (5’): Mít làm thơ
2 học sinh đọc bài và TLCH.
Em có thích Mít không? Vì sao?
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu (1’):
Hôm nay, các em tập đọc bài: Chiếc bút mực.
b. Phát triển các hoạt động (30’):
Tiết 1
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh theo dõi.
+ Giọng người dẫn chuyện chậm rãi, rõ ràng.
+ Giọng Lan buồn.
+ Giọng Mai dứt khoát pha chút nuối tiếc.
+ Giọng cô giáo dịu dàng, thân mật.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu và hướng dẫn đọc từ khó: buồn, nức nở, mượn.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn và kết hợp giải nghĩa từ: hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên.
- Học sinh luyện đọc và đọc phần CT.
- Giáo viên chú ý rèn cho học sinh 1 số câu.
- Học sinh luyện đọc câu dài, khó.
+ Thế là trong lớp,/ chỉ còn mình em/ viết bút chì.//
+ Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em khá rồi.//
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Học sinh giữa các nhóm thi đua đọc với nhau.
- Lớp đọc ĐT đoạn 4.
- Học sinh đọc ĐT.
- Giáo viên nhận xét.
Tiết 2
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- Nhóm trưởng nhận phiếu giao việc.
Câu1: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.
Câu2:Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
- Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút, Lan buồn gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
Câu3:Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
- Vì nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
Cuối cùng, Mai quyết định ra sao?
- Cho Lan mượn bút.
Câu 4: Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “Cứ để bạn Lan viết trước”
Câu 5: Vì sao cô giáo khen Mai?
- Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè.
Mai là 1 cô bé tốt bụng chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực. Nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
- Giáo dục học sinh: nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
- Học sinh nêu 1 số việc làm mà em giúp đỡ bạn.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
+ Mục tiêu: Học sinh đọc đúng cả bài. Biêt đọc phân vai theo lời nhân vật.
- Giáo viên cho học sinh mỗi nhóm tự phân lời đọc và thi đọc trước lớp.
- học sinh các nhóm thi đọc với nhau.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng:(3’)
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
- Học sinh nêu.
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Học sinh nêu.
- VN: Rèn đọc lại.
- CBB
- Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Toán: (Tiết 21)
38 + 25
SGK: 21 Thời gian: 35’-37’
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
Củng cố phép tính trên số đo độ dài và giải toán.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng cộng có nhớ trong phạm vi 100.
3. Thái độ: 
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 5 bó que tính và 13 que rời, bảng gài, bảng phụ.
Học sinh: VBT, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động:
1.Hoạt động đầu tiên:
a. Ổn định: (1’) Hát
b. Bài cũ (5’): 28 + 5
1 học sinh đọc bảng cộng 8.
Học sinh sửa bài: 18	 19 19 40 29
	 + 3	 + 2 + 4 + 6 + 7
Giáo viên chấm một số vở.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu (1’):
Hôm nay, các em học làm dạng toán: 38 + 25.
b. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 38 + 2
- Giáo viên nêu đề toán: có 28 que tính thêm 25 que tính vữa. Hỏi có tất cả mấy que tính (vừa nói, vừa làm).
- Học sinh thực hiện thao tác theo giáo viên. 
- Học sinh nêu: 63.
- Giáo viên hướng dẫn: Gộp 8 que tính với 2 que tính rời thành 1 bó que tính, 3 bó với 2 bó là 5 bó, 5 bó thêm 1 bó là 6 bó. 6 bó với 3 que rời là 63 que tính.
- Học sinh theo dõi.
Vậy 38 + 25 = 63.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính.
- Học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện.
	 38
 	 + 25
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính:
 38	 * 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1.
+ 25	 * 3 + 2 = 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
- Giáo viên cho học sinh làm vào bảng con: 46 + 37, 52 + 19.
- Học sinh làm vào bảng con.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Tính.
- Lớp làm vở.
- Học sinh thi đua sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Vài học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Học sinh đọc đề.
Để tìm đoạn thẳng con kiến đi ta làm thế nào?
- Lấy độ dài đoạn AB cộng độ dài đoạn BC.
- 1 học sinh làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
3. Hoạt động cuối cùng (3’):
- Giáo viên cho học sinh thi đua làm tính nhanh.
- Giáo viên 2 dãy đại diện lên bảng thi đua.
18 + 8 ... 19 + 9
48 + 26 ... 54 + 18
- Học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét.
- VN: Xem lại bài.
- CBB: Luyện tập.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Mĩ thuật: (Tiết 5)
Nặn hoặc xé, dán, vẽ con vật.
Thời gian: 35’-37’
I. Mục tiêu:
- HS nhận bíêt được đặc điểm một số con vật, biết xé dán và vẽ con vật.
- Vẽ được con vật theo ý muốn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên 
- Tranh ảnh về một số con vật quen thuộc.
- Giấy màu, mầu vẽ.
Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy và màu vẽ
III. Hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra dụng cụ học tập
2. Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét.
- GVGT một số bài xé dán vẽ về con mèo và gợi ý để học sinh nhận biết:
	+ Tên con vật
	+ Hình dáng, đặc điểm
	+các phần chính của con vật
	+ Màu sắc của con vật
- Yêu cầu hs kể ra một vài con vật quen thuộc
Hoạt động 2: Cách xé dán, cách vẽ con vật
- Y/c hs nhớ lại hình dáng, đặc điểm và các phần chính của con vật
* Cách xé dán:
a) Chọn giấy màu
- Chọn màu làm nền
- Chọn giấy màu để xé dán hình con vật (sao cho hình rõ, nổi bật trên nền giấy).
b) Xé dán
- Xé hình con vật
- Xé phần chính trước, phần phụ sau.
- Xé hình con vật đã xé lên giấy sao cho phù hợp với khổ giấy, chú ý tạo dáng con vật sinh động.
- Dùng hồ dán từng con vật (khơng xê dịch các vị trí đã định)
* Lưu ý:
- Cĩ thể xé dán con vật nhiều màu (theo ý thích) hoặc từ một mảnh giấy (một màu).
- Cĩ thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé giấy dán cho kín hình vẽ (cĩ thể nhiều màu), nên xé dán thêm cỏ, cây, mặt trời  cho bức tranh sinh động hơn.
* Cách vẽ:
- Vẽ hình dáng con vật sao cho vừa phần giấy quy định, chú ý tạo dáng con vật sao cho sinh động. Cĩ thể vẽ thêm hoa lá người
- Vẽ màu theo ý thích (màu thay đổi cĩ đậm, cĩ nhạt).
- GV nhắc hs từ cách vẽ trên cĩ thể vẽ, xé dán các con vật khác nhau
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv quan sát cho những hs cịn lúng túng chưa biết cách làm bài về tạo dáng con vật, vẽ, xé dán.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Hs tự gt bài vẽ, tranh xé dán các con vật của mình
- Gv gợi ý hs nhận và tìm ra bài tập hồn thành tốt.
3. Hoạt động cuối cùng:	
	+ Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.
	+ Tìm và xem tranh dân gian.
Thứ năm ngày 25 tháng 09 năm 2008
Thể dục: (Tiết 9)
Chuyển đội hình hàng dọc Thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
 I. Mục tiêu: 
-Ôn 4 động tác vươn thở tay chân ,lườn ,yêu cầu thực hiện được từng động tác tương đối chính xác 
-Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại .yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
 II. Chuẩn bị:
 -Địa điểm Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập 
 - phương tiện
 III. Nội dung và phương pháp:
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh
1.Phần mở đầu:
2 .Phần cơ bản :
3. Phần kết thúc :
-Gv nhận lớp ,phổ biến nội dung yêu cầu giờ học (1-2) .
-Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp :1-2’.
Kiểm tra bài cũ .
Cho 4 hs thực hiện 4 động tác đã học .
-GV nhận xét .
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại : 2-3 lần .
-GV giải thíchđộng tác ,sau đ1 hô khẩu lệnh và chỉ hs cách nắm tay nhau di chuyển than h2 vòng tròn .cho đứng lại ( bằng khẩu lệnh ) rồi cho quay mặt vào tâm .tiếp theo ,tập chuyển về đội hình ban đầu ( tạp 2-3 lần ) gv cho dừng lại ở đội hình vòng tròn .
-Lần 1 : Gv vừa làm mẫu vừa hô nhịp .
-Lần 2:Th ... điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới 1’: 
Hôm nay, các em học TLV về: Trả lời câu hỏi - Đặt tên cho bài; Luyện tập về mục lục sách.
b. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1:
+ Mục tiêu: Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu.
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài 1.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên treo 4 tranh cho học sinh quan sát và nêu được nội dung các hình.
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi rồi trình bày.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại.
- Học sinh nhận xét.
+ Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.
+ Mình vẽ có đẹp không?
+ Vẽ lên tường làm xấu trường, lớp.
+ Hai bạn quét vôi lại bức tường cho sạch.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét, kết luận những tên hợp lý.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài viết
+ Mục tiêu: Học sinh biết soạn 1 mục lục đơn giản.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở lục lục sách TV2, tập 1 tìm tuần 6 (trang 155, 156).
- 4, 5 học sinh đọc toàn bộ nội dung tuần 6 theo hàng ngang.
- Học sinh viết vào VBT tên các bài tập đọc trong tuần 6.
- Giáo viên chấm điểm 1 số vở.
3. Hoạt động cuối cùng(3’):
VN: Tập tra mục lục sách.
CBB: Tiết 6.
Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Toán: (Tiết 25)
Luyện tập
SGK: 25 Thời gian: 35’-37’
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố cách giải toán về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải).
Rèn kĩ năng về giải toán nhiều hơn.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Hộp bút chì.
Học sinh: VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ 5’: Bài toán về nhiều hơn
Học sinh lên bảng sửa bài 3.
Giáo viên chấm 1 số vơ.
Giáo viên nhận xét chung.
2. Hoạt động dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới 1’: 
Hôm nay, các em sẽ được “Luyện tập” 1 số bài toán để củng cố các kiến thức đã học.
b. Phát triển các hoạt động 30’:
 * Hoạt động 1: Luyện tập bài 1
+ Mục tiêu: Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 1: Giáo viên nêu bài toán. 
Tóm tắt:Hộp của An có: 8 bút chì.
- Học sinh đếm lại.
 Bình có: nhiều hơn 4 bút chì.
- 2 học sinh nêu lại đề bài.
 Bình có:bút chì?
- Học sinh làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
Số bút chì trong hộp của Bình là:
8 + 4 = 12 (bút)
Đáp số: 12 bút
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài 2, 3
+ Mục tiêu: Học sinh làm chính xác theo yêu cầu BT.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Học sinh đọc đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng 2 cách:
- Học sinh theo dõi.
+ Sơ đồ đoạn thẳng.
- Học sinh làm vở.
+ Bằng lời.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
Số người cả đội 2 là:
18 + 2 = 20 (người)
Đáp số: 20 người.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh tự tóm tắt.
 Học sinh tóm tắt bài bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- 2 học sinh tóm tắt trên bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
 Số nhãn vở của Hồng có là:
12 + 2 = 13 (nhãn vở)
Đáp số: 13 nhãn vở.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng (3’)
VN: Làm bài 4.
CBB: 7 cộng với 1 số.
Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Tập viết: (Tiết 5)
Chữ D hoa
Thời gian:40’-42’
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chữ.
Viết chữ D hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh; cỡ nhỏ đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
Rèn học sinh viết đúng, đẹp. Biết trình bày bài đẹp mắt.
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu chữ, bảng phụ.
Học sinh: Vở TV.
III. Các hoạt động:
1.Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ 5’: Chữ C hoa
Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh.
2 học sinh viết bảng lớp C (cỡ nhỏ, cỡ vừa).
Giáo viên nhận xét chung.
2.Hoạt động dạy bài mới:
 a. Giới thiệu 1’:
Hôm nay, các em tập viết chữ D hoa.
b. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ D hoa
+ Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đều, đẹp con chữ D hoa.
- Giáo viên treo chữ mẫu, yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét.
- Học sinh quan sát và nêu :
+ Độ cao: 5 li.
+ D gồm 1 nét là kết hợp 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (đọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ D (vừa viết vừa nói).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết.
- Học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng
+ Mục tiêu: Học sinh viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định.
- GV giới thiệu câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh nêu ý nghĩa câu ứng dụng: Nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về câu ứng dụng.
- Chữ cao 2,5li: D, h, g.
- Khoảng cách giữa các chữ cách nhau như thế nào?
- Các chữ còn lại cao 1I.
- Giáo viên viết mẫu câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết chữ Dân.
- Học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở
+ Mục tiêu: Học sinh viết đúng nội dung bài, viết đẹp, đúng nét.
- Giáo viên cho học sinh nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- học sinh nêu.
- Giáo viên nêu nội dung viết.
- Học sinh theo dõi.
+ 1 dòng chữ D cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ D cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Dân cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Dân cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng dòng vào vở.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét. 
3. Hoạt động cuối cùng (3’):
- Giáo viên cho học sinh thi tiếp sức viết tên bạn bắt đầu bằng D.
- Học sinh thi đua.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét.
- VN: Rèn viết lại.
- CBB: Chữ Đ hoa.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Tự nhiên xã hội: (Tiết 5)
Cơ quan tiêu hóa
SGK: 12 Thời gian: 35’-37’
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.
Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh, giấy ghi tên các bộ phận của CQTH.
Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động (35’):
1. Hoạt động đầu tiên:
 Bài cũ 5’: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
Học sinh nêu những việc nên làm hằng ngày để xương và cơ phát triển tốt.
Học sinh nêu những việc không nên làm hằng ngày.
Học sinh nhận xét. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
2.Hoạt động dạy bài mới:
 a.Giới thiệu bài (1’):
Hôm nay, các em được học về: Cơ quan tiêu hóa.
 b. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên 
hình vẽ.
+ Mục tiêu: Học sinh biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đường đi của thức ăn trên sơ đồ hình vẽ.
- Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên và thảo luận.
+ Học sinh đọc chú thích và chỉ vị trí của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ.
- Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu?
- Học sinh từng cặp chỉ vào tranh để xác định vị trí các bộ phận và TLCH.
- Giáo viên cho học sinh lên bảng thi đua.
- 2 học sinh thực hiện.
HS1: Chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
HS2: Gắn tên các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Giáo viên chốt: Thức ăn vào miệng, rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non, các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.
* Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ
+ Mục tiêu: Học sinh nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa
- Quá trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa như:
- Học sinh theo dõi.
+ Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra.
+ Mật do gan tiết ra.
+ Dịch tụy do tụy tiết ra.
Ngoài ra còn có các dịch tiêu hóa khác. Nhìn vào sơ đồ ta thấy có gan, túi mật (chứa mật) và tụy -> Giáo viên vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ hình vẽ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 và nêu tên các tuyến tiêu hóa.
- học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi rồi lần lượt vừa chỉ vào hình và nêu.
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như: gan (mật), tụy, tuyến nước bọt.
- Học sinh nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng (3’)
- Cho 2 học sinh lên bảng thực fhiện.
- 1 em gắn tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
- 1 học sinh chỉ đường đi của thức ăn.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- VN: Xem lại bài
- CBB: Tiêu hóa thức ăn.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 Thứ năm ngày 09 tháng 10 năm 2003

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyet-tuan5.doc